I.Mục đích yêu cầu
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng,chú ý các từ ngữ : lịch, làm lửa, cây lúa, thổi nấu,bận, chảy, vẫy gió, làm lửa, thổi nấu, vui nhỏ,
_ Biết đọc bài thơ với giọng vui, khẩn trương, thể hiện sự bận rộn của mọi vật, mọi người
2.Rèn kĩ năng đọc,hiểu :
_ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài:sông Hồng, vào mùa, đánh thù.
_ Hiểu nội dung bài : Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích , đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời
3.Học thuộc lòng bài thơ
II.Chuẩn bị :
1.Giáo viên: Tranh minh hoạ bài học trong SGK
2.Học sinh : Sách giáo khoa
III.Hoạt động lên lớp:
1.Khởi động: Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ : Hai học sinh đọc lại truyện Lừa và ngựa, nói điều câu chuyện muốn khuyên các em
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TÂP ĐỌC TUẦN :7 BÀI : BẬN Ngày thực hiện : I.Mục đích yêu cầu 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng,chú ý các từ ngữ : lịch, làm lửa, cây lúa, thổi nấu,bận, chảy, vẫy gió, làm lửa, thổi nấu, vui nhỏ, _ Biết đọc bài thơ với giọng vui, khẩn trương, thể hiện sự bận rộn của mọi vật, mọi người 2.Rèn kĩ năng đọc,hiểu : _ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài:sông Hồng, vào mùa, đánh thù. _ Hiểu nội dung bài : Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích , đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời 3.Học thuộc lòng bài thơ II.Chuẩn bị : 1.Giáo viên: Tranh minh hoạ bài học trong SGK 2.Học sinh : Sách giáo khoa III.Hoạt động lên lớp: 1.Khởi động: Hát bài hát 2.Kiểm tra bài cũ : Hai học sinh đọc lại truyện Lừa và ngựa, nói điều câu chuyện muốn khuyên các em 3.Bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 10’ 15’ 10’ Giới thiệu bài:Hôm nay, các em học bài thơ: Bận. Qua bài thơ,các em sẽ thấy mọi người, mọi vật trong cộng đồng xã hội xung quanh chúng ta đều bận, cả em bé cũng bận và nhờ lao động bận rộn mà cuộc sống trở nên rất vui Hoạt động 1 :Luyện đọc phương pháp trực quan,quan sát,đàm thoại,giảng giải a)Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ b)Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. _Đọc từng dòng thơ _ Đọc từng khổ thơ trước lớp _Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ: Sông Hồng,vào mùa,đánh thù. _Đọc từng khổ thơ trong nhóm Hoạt động 2 :Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. phương pháp trực quan,quan sát,đàm thoại. _Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận việc gì? _Bé bận những việc gì ? *Giáo viên chốt lại : Mọi người, mọi vât trong cộng đồng xung quang ta đều hoạt động, đều làm việc. Sự bận rộn của mỗi người, mỗi vật làm cho cuộc đời thêm vui _Vì sao mọi người , mọi vật bận mà vui ? Hoạt động 3 :Học thuộc lòng bài thơ phương pháp đàm thoại,trực quan. _ Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ _ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng tại lớp từng khổ, cả bài thơ _ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. _Mỗi em đọc 2 dòng thơ nối tiếp nhau cho đến hết. _ Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ. _Ba nhóm đọc 3 khổ thơ. Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. _ Học sinh đọc thầm các khổ thơ 1 và 2 , trả lời các câu hỏi : _ Học sinh nói lại những việc bận của mọi vật , mọi người. _Bé bận bú, ngủ ngoan, bận chơi, tập khóc, cười, nhìn ánh sáng cũng là em bận rộn với công việc của mình, góp niềm vui nhỏ của mình vào niềm vui chung. _Một học sinh đọc thành tiếng đoạn 3 , cả lớp đọc thầm , trả lời : + Vì những công việc có ích luôn mang lại những niềm vui + Vì bận rộn luôn chân luôn tay , con người sẽ khoẻ mạnh hơn + Vì làm được việc tốt , người ta sẽ thấy hài lòng với mình _ Học sinh đọc lại _ _Học sinh thi đọc thuộc từng khổ , thơ, cả bài thơ Tranh mẫu SGK 4.Củng cố :_Giáo viên nhận xét chung tiết học 5.Dặn dò: _Bài nhà: Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ _Chuẩn bị bài: Các em nhỏ và cụ già *Các ghi nhận, lưu ý : __________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: