Tuần 1
Tiết 1 Tập làm văn
Bài: NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I/ Mục tiêu:
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh (BT1).
- Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2).
II/ Đồ dùng dạy - học:
- GV sưu tầm về Đội thiếu niên tiền phng Hồ Chí Minh.
- Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (phô tô đủ cho hs).
III/ Hoạt động dạy - học:
Tuần 1 Tieát 1 Taäp laøm vaên Bài: NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I/ Mục tiêu: - Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh (BT1). - Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2). II/ Đồ dùng dạy - học: - GV sưu tầm về Đội thiếu niên tiền phng Hồ Chí Minh. - Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (phô tô đủ cho hs). III/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV: Hoạt động của học sinh: 1/ Ổn định lớp: - GV cho cả lớp cùng hát 2/ Kiểm tra bài cũ: - GV đây là bài đầu tiên gv nên kiểm tra dụng cụ học tập của hs và xem hs chuẩn bị có đầy đủ chưa. 3/ Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu chủ điểm của phân môn tập làm văn và giới thiệu bài học hôm nay. b. Hướng dẫn hs làm bài tập: a. Bài tập 1: - GV đưa ra câu hỏi và tổ chức nhóm cho hs thảo luận theo câu hỏi gợi ý và giới thiệu ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và độ tuổi nhi đồng (từ 5- 9 tuổi). - Cả lớp và gv nhận xét bình chọn người am hiểu nhất, diễn đạt tự nhiên. - GV nên đưa ra thời gian để hs trong nhóm thao luận. b. Bài tập 2: - GV phát mẫu đơn cho từng hs - Giúp hs nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm các phần: + Quốc hiệu và tiêu ngữ + Cộng hòa xã hội... + Địa điểm Ngày..tháng...năm... + tên đơn + Địa chỉ gởi đơn + Họ tên, Ngày sinh, địa chỉ lớp, trường của người viết đơn + Nguyện vọng và lời hứa + Tên và chữ ký của người viết đơn. - GV và cả lớp nhận xét cách trình bày của hs. - GV thu giấy của hs về nhà chấm điểm. 4/ Củng cố: - GV: hôm nay các em học tập làm văn bài gì? - Qua bài học này các em cần nắm vững hơn khi viết đơn hoặc giấy tờ có liên quan đến bản thân. 5/ Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về xem lại bài tập 2. - Chuẩn bị: viết đơn - Cả lớp cùng hát - Nghe gv giới thiệu bài. - Vài hs đọc yêu cầu bài tập - Học sinh trao đổi câu hỏi trong nhóm. - Đại diện nhóm lên phát biểu - Nhiều hs tham gia phát biểu - HS nhận mẫu đơn và theo dõi gv hướng dẫn. Sau đó tự làm bài cá nhân. - Vài hs đọc lại bài viết, lớp theo dõi nhận xét bổ sung. - 1hs trả lời bài hôm nay. - HS lắng nghe. Tuần 2 Tieát 2 Taäp laøm vaên Bài: VIẾT ĐƠN I/ Mục tiêu: - Bước đầu viết được đơn xin vào đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu Đơn xin vào đội 9SGK tr. 9). - GV yêu cầu tất cả học sinh đọc kĩ bài Đơn xin vào Đội trước khi học bài tập làm văn. II/ Đồ dùng dạy - học: - GV viết mẫu đơn phô tô đủ phát cho từng học sinh. III/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV: Hoạt động của học sinh: 1. Ổn định lớp: - GV cho hs cả lớp cùng hát vui. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gv hỏi tiết TLV trước các em học bài gì? - GV gọi hs đọc lại mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. - GV kiểm tra vài vở viết bài ở nhà của hs ( nói về điều em biết về Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh). - GV nhận xét tiết kiểm tra. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Trong tiết TLV trước các em đã học viết mẫu đơn xin cấp thể đọc sách. Vậy tiết học hôm nay các em đựa theo mẫu Đơn xin vào Đội, mỗi em sẽ tập viết một lá đơn xin vào đội của minh. b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài tập - GV giúp hs nắm vững yêu cầu bài tập: các em cần viết mẫu đơn vào đội theo mẫu đơn trong bài tập đọc, nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn như mẫu. - GV hỏi: phần nào trong đơn phải viết theo mẫu, phần nào không nhất thiết phải viết theo mẫu? Vì sao? - GV chốt lại: + Lá đơn phải trình bày theo mẫu: Mở đầu đơn phải viết tên đội (đội thiếu niên tiền pjong Hồ Chí Minh). Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. Tên của đơn: Đơn xin.... Tên người hoặc tổ chức nhận đơn. Họ, tên, ngày , tháng, năm sinh của người viết đơn; người viết là học sinh lớp nào... Trình bày lí do viết đơn. Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng. Chữ kí và họ, tên của người viết đơn. - GV phát phiếu đã điền sẵn nội dung như SGK cho hs yêu cầu hs điền vào mẫu chỗ còn trống, gv quy định thời gian cho hs làm bài; sau thời gian gv cho hs thi đọc đơn của mình. - Cả lớp và gv nhận xét theo các tiêu chì sau: + Đơn viết có đúng mẫu không? (trình tự của lá đơn, nội dung trong đơn, bạn đã kí tên trong đơn chưa) + Cách diễn trong lá đơn (dùng từ, đặt câu) + Lá đơn viết có chân thực, thể hiện hiểu biết về đội, tình cảm của người viết và tình cảm tha thiết muốn được vào đội không? - GV cho điểm, đặt biệt khen ngợi những em viết được những lá đơn đúng là của mình. 4. Củng cố: - GV hỏi bài học hôm nay. - Qua bài học này các em sẻ vận dụng đơn này vào việc kết nạp vào đội của bản thân ở học kì II. 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài và viết hoàn chỉnh bài. - Chuẩn bị bài:kể về gia đình . điền vào giấy tờ in sẵn. - Cả lớp cùng hát vui. - 1hs trả lời bài cũ. - 3-4 hs đọc lại mẫu đơn cấp thẻ đọc sách. - HS có yêu cầu đem vở lên. - Nghe giáo viên giới thiệu bài - 1hs đọc yêu cầu bài tập - 1hs trả lời - HS nhận phiếu và tự điền vào giấy mẫu còn trống; vài hs đọc lại mẫu đơn của mình trước lớp -1hs trả lời bài học hôm nay. - HS lắng nghe. Tuần 3 Tieát 3 Taäp laøm vaên Bài:KỂ VỀ GIA ĐÌNH ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I/ Mục tiêu: - Kể được một cách đơn giản về gia đìnhvới một người bạn mới quen theo gợi ý (BT1). - Biết viết đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu (BT2). - GDMT : giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình. II/ Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ viết bài thơ Chị em. - Bảng lớp viết 2-3 lần nội dung BT2 hoặc VBT. III/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV: Hoạt động của học sinh: 1. Ổn định lớp: - Gv cho hs cả lớp cùng hát một bài hát vui. 2. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi tiết TLV trước các em học bài gì? - GV gọi hs đọc lại bài văn Đơn xin vào đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. - GV nhận xét tiết kiểm tra. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Hôm nay các em học tiết TLV kể về gia đình em cho một người bạn mới quen và viết mẫu đơn xin nghỉ học vào tờ giấy in sẵn. b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: . Bài tập 1 - GV gọi hs đọc yêu cầu bài tập - GV giúp hs nắm vững yêu cầu bài tập: kể về gia đình mình cho một nười bạn mới ( mới đến lớp, mới quen...) . Các em chỉ cần nói 5-7 câu về gia đình của em. VD: Gia đình em có những ai, làm công việc gì, tính nết thế nào? - GV gọi hs đại diện nhóm lên trình bày thảo luận kể cho nhau nghe có thể thi kể - Cả lớp và gv bình chọn người kể tốt nhất: kể đúng yêu cầu bài, lưu loát, chân thật. ( VD: (1) nhà tớ chỉ có bốn ngưới: bố mẹ tớ, tớ và thằng Thắng 5 tuổi. (2) bố mẹ tớ hiền lắm. (3) bố tớ làm ruộng. (4) bố chẳng lúc nào ngơi tay. (5) Mẹ tớ củng làm ruộng. (6) Nhưng lúc nhàn rỗi, mẹ khâu vá quần áo. (7) Gia đình tớ lúc nào củng vui.) . Bài tập 2 - GV nêu yêu cầu bài tập, sau đó gọi hs đọc mẫu đơn. Nói về trình tự của lá đơn: (+ Quốc hiệu và tiêu ngữ + Địa điểm và ngày, tháng, năm viết đơn +Tên của đơn + Tên ngưới nhận đơn + Họ, tên người viết đơn; người viết là HS lớp nào. + Lí do viết đơn + Lí do nghỉ hoc + Lời hứa của người viết đơn + Ý kiến và chữ ký của gia đình học sinh. + Chữ ký của HS). - Gọi hs làm bài miệng - GV phát mẫu đơn cho hs điền phần còn thiếu vào chỗ chấm - HS viết xong bài gv kiểm tra, chấm điểm vài bài của hs và nhận xét cách trình bày. 4. Củng cố: - GV hỏi bài học hôm nay. - GV nhắc hs qua bài viết đơn này các em vận dụng vào việc khi các em nghỉ học và nhớ phải có chữ ký của cha, mẹ. 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về xem lại bài và bổ sung cho hoàn chỉnh. - Chuẩn bị bài: nghe -kể: dại gì mà đổi; điền vào giấy tờ in sẵn - Cả lớp cùng hát vui. - 1hs trả lời bài cũ. - 2-3 hs đọc lại bài của mình tiết trước. - Nghe gv giới thiệu bài. - 1hs đọc yêu cầu bài tập - HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về gia đình của mình. - Vài hs lên bảng kể cho lớp cùng nghe và bổ sung. - HS theo dõi; vài em đọc mẫu đơn, nói về trình tự lá đơn - Vài hs làm miệng - Cả lớp tự làm bài cá nhân - Vài hs có nhu cầu đem vở lên cho gv kiểm tra. - 1hs trả lời bài vừa học. - HS lắng nghe. Tuần 4 Tieát 4 Taäp laøm vaên Bài: NGHE - KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I/ Mục tiêu: - Nghe - kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi (BT1). - Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo (BT2). * Các kĩ năng sống: -Giao tiếp -Tìm kiếm, xử lí thông tin * Các phương pháp – Kĩ thuật: -Thảo luận -chia sẻ -Hoàn tất một nhiệm vụ thực hành viết điện báo theo tình huống cụ thể. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa truyện Dại gì mà đổi. - Bảng lớp viết 3 câu hỏi (trong SGK) làm điểm tựa để hs kể chuyện. - Mẫu điện báo phô tô đủ phát cho từng hs. III/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV: Hoạt động của học sinh: 1. Ổn định lớp: - Gv cho hs cả lớp cùng hát vui. 2. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi tiết học trước các em học bài gì. - GV kiểm tra bài làm ở nhà của hs; bài 1-2 - HS1 Kể về gia đình mình cho bạn mới quen. - HS2 đọc đơn xin phép nghỉ học - GV nhận xét tiết kiểm tra. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Hôm nay tiết TLV các em học nghe-kể câu chuyện dại gì mà đổi và điền vào tờ giấy in sẵn (điện báo). b. Hướng dẫn HS làm bài tập. .Bài tập 1 - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập và các gợi ý. - GV kể chuyện (giọng vui, chậm rãi). Kể xong 1 lần hỏi HS theo các câu gợi ý. + Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé? + Cậu bé trả lời mẹ như thế nào? + Vì sao cậu bé nghĩ như vậy - GV kể lần 2. HS chăm chú nghe - Cuối cùng GV hỏi HS chuyện này buồn cười ở điểm nào? - GV nhận xét bình chọn bạn kể tốt đúng , hiểu chuyện nhất. . Bài tập 2 - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập - GV nhắc HS nắm nội dung điện báo và hướng dẫn HS điền đúng nội dung điện báo - GV phát phiếu đã ghi sẵn nội dung và cho HS điền vào điện báo 4. Củng cố: - GV hỏi bài học hôm nay. - Qua bài điện báo giúp các em liên lạc dể dàng với người thân khi đi xa... 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. - Chuẩn bị bài: tập tổ chức cuộc họp. - Cả lớp cùng hát vui - 1hs trả lời bài cũ - 2HS lên mỗi em làm một bài - Nghe giáo viên giới thiệu bài - HS đọc yêu cầu bài tập, quan sát tranh minh họa và các gợi ý câu hỏi. - HS theo dõi và trả lời câu hỏi - Cậu bé rất nghịch. - Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu! - Cậu cho là không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm. - HS khá, giởi kể lại câu chuyện, 6,7 HS thi nhau kể câu chuyện - HS trả lời ... nhà văn lịch sự; lời bác đứng cạnh buồn rầu một cách chân thành. b. Bài tập 2 - GV gọi HS đọc yêu cầu - GV chỉ bảng lớp đã viết các gợi ý, nhắc HS. + Các em phải tưởng tượng một đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình. Khi giới thiệu về tổ mình, các em cần phải dựa vào các gợi ý a,b,c đã nêu (trong SGK) nhưng củng có thể bổ sung nội dung. + Em cần giới thiệu về các bạn trong tổ theo đầy đủ các gợi ý a,b,c giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin, nói được những điểm tốt và điểm riêng trong tính nết của mỗi bạn; những việc tốt của các bạn làm được trong tháng vừa qua. Rất đáng khen nếu lời giới thiệu của em gây ấn tượng và hấp dẫn được người nghe. - GV mời 1HS khá, giỏi làm mẫu. Tổ chức cho HS làm việc trong nhóm; sau đó gọi HS trong nhóm đại diện lên trình bày đóng vai người giới thiệu theo gợi ý. - Cả lớp và GV nhận xét bình chọn người giới thiệu chân thực- đầy đủ- gây ấn tượng nhất về các bạn trong tổ mình. D. Củng cố: - Đây là bài tập yêu cầu các em phải nói một cách chân thực , không nên nói dối.... e. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về các em có thể viết lại bài thành một bài văn ngắn. - Chuẩn bị bài: nghe -kể giấu cày; giới thiệu tổ em. - Cả lớp cùng hát vui. - 3-4 HS đọc lại thư của mình - Nghe GV giới thiệu bài - 2HS đọc yêu cầu bài, 2HS đọc câu hỏi gợi ý. - HS theo dõi GV kể chuyện và trả lời câu hỏi - Ở nhà ga. - Hai nhân vật: nhà văn già và người đứng cạnh. - Vì ông quên không mang theo kính - Phiền bác đọc giúp tôi tờ thong báo này với. - Xin lỗi. Tôi củng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành cịu mù chữ. - Người đó tưởng nhà văn củng không biết chữ như mình. - HS nhìn gợi ý bảng thi kể lại câu chuyện. - 1HS đọc yêu cầu - 1HS đọc gợi ý trên bảng lớp. - 1HS khà, giỏi làm mẫu - Các nhóm họp và thảo luận. - Đại diện nhóm lên trình bày trên bảng. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Tuần 15 Bài: NGHE-KỂ GIẤU CÀY GIỚI THIỆU VỀ TỔ EM I/ Mục đích yêu cầu: - Nghe và kể lại được câu chuyện Giấu cày (BT1). - Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ em (BT2) II/ Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa truyện trong SGK phóng to. - Đồng bạc ngày xưa (nếu có). III/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV: Hoạt động của học sinh: A. Ổn định lớp: - GV cho HS cả lớp cùng hát vui. B. Bài cũ: - GV gọi HS kể lại câu chuyện vui Tôi củng như bác và giới thiệu với các bạn trong lớp về tổ em hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. - GV nhận xét tiết kiểm tra. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Hôm nay các em kể lại câu chuyện Giấu cày và giới thiệu về tổ em. 2. Hướng dẫn HS làm bài a. Bài tập 1 - Gv nêu yêu cầu bài tập và cho HS quan sát tranh minh họa; câu hỏi gợi ý - GV kể chuyện lần 1, sau đó dừng lại hỏi: + Bác nông dân đang làm gì? + Khi được gọi về ăn cơm bác nông dân nói gì? + Vì sao bác bị vợ trách? + Khi thấy mất cày bác làm gì? - GV kể lần 2-3 sau đó gọi HS kể lại - GV khen ngợi những em nhớ truyện, kể phân biệt lời các nhân vật. - Cuối cùng GV hỏi: Chuyện này có gì đáng cười? b. Bài tập 2 - GV nêu nhiệm vụ, nhắc HS chú ý: Bài tập yêu cầu các em dựa vào BT2 tiết TLV tuần trước, viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ em. Vì vậy các em không cần viết theo giới thiệu với khách tham quan mà chỉ viết những nội dung giới thiệu các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn. - GV mời 1 HS làm mẫu; sau đó tổ chức cho cả lớp viết bài, Gv theo dõi uốn nắn giúp đỡ HS yếu - Gọi HS đọc lại bài viết của mình. - Cả lớp và GV nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh. D. Củng cố: - GV hỏi: qua câu chuyện tren các em cảm thấy buồn cười ở chổ nào? E. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Em nào chưa hoàn thành về viết cho hoàn thành. - Chuẩn bị bài: nghe-kể kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn. - Cả lớp cùng hát vui. - 2HS lên làm bài mỗi em làm một bài. - Nghe GV giới thiệu bài. - HS quan sát tranh minh họa và câu hỏi gợi ý. - Theo dõi GV kể chuyện và trả lời câu hỏi. - Bác đang cày ruộng. - Bác hét to: Để tôi giấu cái cày vào bụi đã. - Vì giấu cày mà la to như thế kẽ gian sẹ biết chổ lấy mất cày. - Nhìn trước, nhìn sau chẳng thấy ai, bác mới ghé sát tai vợ, thì thầm: Nó lấy mất cày rồi! - HS theo dõi GV kể - 1HS khá kể lại - Từng cặp HS tập kể cho nhau nghe - Vài HS nhìn gợi ý trên bảng thi kể câu chuyện - HS nhiều em phát biểu. - HS theo dõi - 1HS khá, giỏi làm mẫu. - Cả lớp tự làm bài cá nhân - 5-7 HS đọc lại bài của mình trước lớp - Nhiều HS tham gia phát biểu Tuần 16 Bài: NGHE-KỂ KÉO CÂY LÚA LÊN NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN I/ Mục đích yêu cầu: - Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên (BT1). - Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý. - GDMT : giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương. II/ Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa truyện Kéo cây lúa kên - Bảng lớp viết gợi ý kể chuyện (BT1). - Một số tranh ảnh về cảnh nông thôn (hoặc thành thị). III/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV: Hoạt động của học sinh: A. Ổn định lớp: - GV cho Hs cả lớp cùng hát vui. B. Bài cũ: - GV gọi HS lên kiểm tra bài tiết trước. Mỗi em làm một bài - GV nhận xét tiết kiểm tra. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Tiết học hôm nay các em học là nghe-kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên và nói về thành thị, nông thôn. 2. Hướng dẫn làm bài tập a. Bài tập 1 - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập - GV kể lần 1 cho Hs nghe (lời người dẫn truyện: dí dỏm, lời chàng ngốc: giọng khoe vui vẻ, hồn nhiên. Câu kết tả một cảnh tượng buồn mà khôi hài). Kể xong GV hỏi. + Truyện này có những nhân vật nào? + Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì? + Về nhà, anh chàng khoe gì với vợ? + Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao? + Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo? - GV kể lại lần 2, 3 đối với lớp HS yếu. Sau đó gọi HS kể lại câu chuyện - Cuối cùng GV hỏi: Câu chuyện buồn cười ỡ điểm nào? - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người hiểu truyện, biết kể chuyện với giọng vui, khôi hài. b. Bài tập 2 - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập; cho HS chọn đề tài mình thích (GV khuyên khích HS ở nông thôn nói về thành thị, ở thành thị nói về nông thôn). - GV(mở bảng phụ đã viết các gợi ý) giúp HS hiểu gợi ý a của bài: Các em có thể kể những điều mình biết về nông thôn (hay thành thị) nhờ một chuyến đi chơi (về thăm quê, đi tham quan...); xem một chương trình ti vi, nghe một ai đó kể chuyện.... - GV mời HS làm mẫu dựa theo câu hỏi gợi ý trên bảng, tập nói trước lớp để cả lớp nhận xét rút kinh nghiệm về nội dung và cách diễn đạt - Cả lớp và GV nhận xét bình chọn những bạn nói về nông thôn và thành thị hay nhất. D. Củng cố: - Qua bài vừa kể giúp các em hiểu thêm về thành thị hay nông thôn và làm yêu thêm về quê hương mình... E. Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà suy nghĩ thêm về nội dung, cách dien4 đạt của bài nói về thành thị hoặc nông thôn. - Chuẩn bị bài: viết về thành thị hoặc nông thôn. - Cả lớp cùng hát vui. - 1HS kể lại truyện Giấu cày; 1HS đọc bài viết giới thiệu về tổ em và các bạn. - Nghe GV giới thiệu bài - 1HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm gợi ý và quan sát tranh minh họa. - Theo dõi GV kể chuyện và trả lời câu hỏi - Chàng ngốc và vợ. - Kéo cây lúa lên cho cao hơn ruộng nhà bên - Chàng ta khoe đã kéo lúa lên cao hơn lúa ruộng bên cạnh. - Cả ruộng lúa nhà mình héo rũ. - Cây lúa bị kéo lên đức rễ, nên héo rũ. - 1HS giỏi kể lại câu chuyện. - Từng cặp HS tập kể. - 3-4 HS thi kể trước lớp - HS tham gia phát biểu. - 1HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp tự chọn chủ đề để làm bài - 1HS làm mẫu lớp theo dõi nhận xét. - Vài HS xung phong trình bày trước lớp - HS lắng nghe, ghi nhớ. Tuần 17 Bài: VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN I/ Mục đích yêu cầu: - Viết được một bức thư ngắn cho bạn (khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về nông thôn,thành thị. - GDMT : giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương. II/ Đồ dùng dạy - học: - Bảng lớp viết trình tự của lá thư: Dòng đầu thư...; Lời xưng hô với người nhận thư...; Nội dung thư.... Cuối thư: Lời chào, chữ kí và kí tên. III/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV: Hoạt động của học sinh: A. Ổn định lớp: - GV cho HS cả lớp cùng hát vui. B. Bài cũ: - GV gọi 2HS lên làm bài miệng tuần trước. Một em kể chuyện Kéo cây lúa lên; một em kể những điều mình biết về nông thôn (thành thị). GV nhận xét tiết kiểm tra. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Trong tiết TLV trước, các em đã kể miệng những điều mình biết về nông thôn (hoặc thành thị). Tiết hôm nay, các em sẽ viết những điều mình kể dưới hình thức một lá thư ngắn gửi bạn. Bài viết có yêu cầu khác bài nói và khó hơn bài nói. Chúng ta sẽ xem bạn nào viết đúng thể thức một lá thư, viết được lá thư có nội dung hấp dẫn. 2. Hướng dẫn làm bài tập - GV gọi Hs đọc yêu cầu bài tập - GV mở bảng phụ đã viết trình tự mẫu của lá thư; mời HS đọc lại - GV tổ chứ cho HS viết thư; GV nhắc HS có thể các em viết khoảng 10 câu; trình bày thư cần đúng thể thức, nội dung hợp lí - GV gọi HS đọc bài trước lớp. GV nhận xét chấm điểm một số bài. D. Củng cố: - Qua bài học này giúp cho các em hiểu thêm về thành thị, nông thôn E. Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà em nào chưa hoàn thành bài của mình về làm cho hoàn thành. - Chuẩn bị tiết sau ôn tập và kiểm tra cuối HKI - Cả lớp cùng hát vui - 2HS lên bảng kể mỗi em kể một bài. - Nghe giáo viên giới thiệu bài. - 1HS đọc yêu cầu bài tập - 2HS nói dựa theo mẫu của lá thư nói thư của mình. - HS tự viết bài cá nhân của mình - Vài HS đọc lại bài của mình trước lớp - HS lắng nghe, ghi nhớ.
Tài liệu đính kèm: