Giáo án Thứ 2 - 6 Tuần 23 Lớp 3

Giáo án Thứ 2 - 6 Tuần 23 Lớp 3

Toán Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo )

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức: giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau )

2. Kĩ năng: học sinh vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác.

3. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo

II/ Chuẩn bị :

 GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập

 HS : vở bài tập Toán 3

 

doc 43 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1106Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thứ 2 - 6 Tuần 23 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 23	Thứ Hai, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .	
Tuần : 23	 Thứ Hai
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau )
Kĩ năng: học sinh vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo ) ( 1’ )
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân 1427 x 3 ( 15’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau )
Phương pháp : giảng giải, gợi mở, động não 
GV viết lên bảng phép tính : 1427 x 3 = ?
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính :
x
1427
 3
4281
3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2
3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8
3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1
3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4
Vậy 1427 nhân 3 bằng 4281
GV gọi HS nêu lại cách tính
Giáo viên nhắc lại:
+ Lần 1: nhân ở hàng đơn vị có kết quả vượt qua 10, nhớ sang lần 2.
+ Lần 2: nhân ở hàng chục rồi cộng thêm “phần nhớ”
+ Lần 3: nhân ở hàng trăm có kết quả vượt qua 10, nhớ sang lần 4
+ Lần 4: nhân ở hàng nghìn rồi cộng thêm “phần nhớ”
Hoạt động 2 : thực hành ( 18’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh áp dụng cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số vào việc giải các bài nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp : Thi đua, trò chơi
Bài 1 : tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và cho HS làm bài 
GV: ở bài này cô sẽ cho các con chơi một trò chơi mang tên: “Hạ cánh”. Trước mặt các con là sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài, có các ô trống để máy bay đậu, các con hãy thực hiện phép tính sau đó cho máy bay mang các số đáp xuống chỗ đậu thích hợp. Lưu ý các máy bay phải đậu sao cho các số thẳng cột với nhau. Bây giờ mỗi tổ cử ra 3 bạn lên thi đua qua trò chơi 
Lớp Nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét 
 Bài 2 : đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
 Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt :
Tóm tắt :
1 xe : 2715 viên gạch 
2 xe :  viên gạch?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
 Bài 4 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Hát
HS đọc.
1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào bảng con. 
Học sinh nêu :
Đầu tiên viết thừa số 1427 trước, sau đó viết thừa số 3 sao cho 3 thẳng cột với 7.
Viết dấu nhân.
Kẻ vạch ngang.
Cá nhân
HS nêu và làm bài
Lớp Nhận xét
 Học sinh nêu
HS nêu và làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu
HS đọc 
Mỗi xe chở 2715 viên gạch. 
Hỏi 2 xe như thế chở bao nhiêu viên gạch? 
HS làm bài
Cá nhân 
HS đọc 
Một khu đất hình vuông có cạnh là 1324m. 
Tính chu vi một khu đất hình vuông 
HS làm bài
Cá nhân 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập. 
Tuần : 23	 Thứ Hai
Tiết : 	 Lớp 3
Đạo đức 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS hiểu : 
Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ 
Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
Kĩ năng : Học sinh biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
Thái độ : giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất 
	II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức, tranh ảnh, phiếu học tập
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Tôn trọng khách nước ngoài ( tiết 2 )(4’)
Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết ?
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Tôn trọng đám tang ( tiết 2 )(1’ )
Hoạt động 1: kể chuyện đám tang ( 20’ ) 
Mục tiêu: học sinh biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang.
Phương pháp : quan sát, giảng giải. 
Cách tiến hành :
Giáo viên kể chuyện
Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh suy nghĩ, trả lời : 
+ Khi gặp đám tang trên phố, mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì ? 
+ Tại sao mẹ Hoàng và mọi người phải làm như thế ? 
+ Hoàng không nên làm gì khi gặp đám tang ? 
+ Theo em, chúng ta cần phải làm gì khi gặp đám tang ? Vì sao ?
Giáo viên kết luận: Tôn trọng đam tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
Hoạt động 2 : Đánh giá hành vi ( 13’ )
Mục tiêu : giúp học sinh biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang. 
Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. 
Cách tiến hành :
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và nêu yêu cầu của bài tập:
Em hãy ghi vào ô chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang. 
Chạy theo xem, chỉ trỏ
Nhường đường
Cười đùa
Ngả mũ, nón
Bóp còi xe xin đường
Luồn lách, vượt lên trước 
Giáo viên kết luận: các việc b, d là những việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang; các việc a, c, e, f là những việc không nên làm 
Hoạt động 3 : Tự liên hệ 
Mục tiêu : học sinh biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang.
Phương pháp : thực hành . 
Cách tiến hành :
Yêu cầu học sinh nêu ra một vài hành vi mà em đã chứng kiến hoặc thực hiện khi gặp đám tang và xếp vào 2 nhóm trong bản kết quả của giáo viên trên bảng. (Nhóm hành vi đúng / nhóm hành vi phải sửa đổi). 
Khen, tuyên dương những học sinh đã có hành vi đúng khi gặp đám tang. Nhắc nhở những học sinh còn chưa có hành vi đúng
Hát
Học sinh trả lời 
Học sinh lắng nghe
Học sinh trả lời câu hỏi : 
Mẹ Hoàng và một số người dừng xe lại, đứng dẹp vào lề đường. 
Để tôn trọng người đã khuất và chia buồn với người thân của họ. 
Không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang. 
Chúng ta cần tôn trọng đám tang vì khi đó ta đang đưa tiễn một người đã khuất và chia sẻ nỗi buồn với gia đình của họ
Học sinh làm bài và trình bày kết quả, giải thích lí do vì sao hành vi đó lại là đúng hoặc sai.
S
Đ
S
Đ
S
S
Học sinh nêu ra một số hành vi mà em đã chứng kiến hoặc bản thân đã thực hiện và tự xếp loại vào bảng
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Tôn trọng đám tang ( tiết 2 )
Tuần : 23	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Chính tả
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một bài thơ: chữ đầu câu viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Nghe nhạc. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc ut/uc.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 	GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước: tập dượt, dược sĩ, ướt áo, mong ước.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết 
Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Nghe nhạc ( 20’ )
Phương pháp: Vấn đáp, thực hành
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc bài thơ cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Bài thơ kể chuyện gì ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai. Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. 
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. 
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. ... u bài : ( 1’ )
GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
+ Đọc tên riêng và câu ứng dụng
Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : 
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa Q, tập viết tên riêng Quang Trung và câu ca dao 
Quê em đồng lúa, nương dâu 
Bên đòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang 
Ghi bảng : Ôn chữ hoa : Q
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa Q, viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải 
Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ Q trên bảng
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : 
+ Chữ Q gồm những nét nào?
Cho HS viết vào bảng con
Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết T, S
Giáo viên gọi học sinh trình bày
Giáo viên viết chữ T, S hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Chữ Q hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ T, S hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng: Quang Trung
Giáo viên giới thiệu: Quang Trung là tên hiệu của Nguyễn Huệ ( 1753 – 1792 ): người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh. 
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Quang Trung là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu Q, T
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Quang Trung 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : 
Quê em đồng lúa, nương dâu 
Bên đòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang 
- GV giúp HS hiểu ý nghĩa câu thơ + GDBVMT
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
+ Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết trên bảng con chữ Quê, Bên. 
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ )
Mục tiêu : học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa Q viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : thực hành 
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ Q : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ T, S : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Quang Trung: 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu ca dao : 2 lần
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Thi đua :
Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “ Quê cha đất tổ”.
Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
Hát
Cá nhân
HS quan sát và trả lời
Các chữ hoa là: Q, T, B
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
Học sinh trả lời 
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
Trong từ ứng dụng, các chữ Q, T, g cao 2 li rưỡi, chữ u, a, n, r cao 1 li.
Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
Cá nhân
Học sinh viết bảng con
Cá nhân
- HS phát biểu
Chữ Q, g, l, B,h cao 2 li rưỡi
Chữ đ, d cao 2 li 
Chữ u, ê, e, m, ô, n, a, ư, ơ, â, o, s, i, ă, c cao 1 li 
Câu ca dao có chữ Quê, Bên được viết hoa
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc : khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái :
Lưng thẳng
Không tì ngực vào bàn
Đầu hơi cuối
Mắt cách vở 25 đến 35 cm
Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở.
Hai chân để song song, thoải mái.
HS viết vở
Cử đại diện lên thi đua 
Cả lớp viết vào bảng con
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Chuẩn bị : bài : Ôn chữ hoa : R. 
Tuần : 23	Thứ Năm, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.Yêu cầu thực hiên được động tác ở mức tương đối đúng. 
-Trò chơi Chuyển bóng tiếp sức.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi . Mỗi HS một dây nhảy , Bóng 
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ 
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
II/ CƠ BẢN:
a.Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập theo đơn vị tổ
Nhận xét
*Thi nhảy dây đồng loạt giữa các tổ
Nhận xét Tuyên dương
b.Trò chơi : Chuyển bóng tiếp sức
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
Giậm chân.giậm Đứng lại.đứng
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
 Về nhà luyện tập nhảy dây kiểu chụm 2 chân
 5p
 27p
19p
 8p
 4p
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình học tập
* * * * * * *
 * * * * * * *
* * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Tuần : 23	 Thứ Ba, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.Yêu cầu thực hiên được động tác ở mức tương đối đúng. 
-Trò chơi Chuyển bóng tiếp sức.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi . Mỗi HS một dây nhảy , Bóng 
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Luyện tập bài thể dục phát triển chung
Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp
Trò chơi : Đứng ngồi theo lệnh 
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
II/ CƠ BẢN:
a.Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập theo đơn vị tổ
Nhận xét
b.Trò chơi : Chuyển bóng tiếp sức
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
Thả lỏng:Chạy chậm theo 4 hàng dọc
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
 Về nhà luyện tập nhảy dây kiểu chụm 2 chân
 5p
1 lần
 27p
19p
 8p
 4p
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình học tập
* * * * * * *
 * * * * * * *
* * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Tuần : 23	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Tự nhiên xã hội 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết :
Mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây
Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây.
Kĩ năng : học sinh biết phân loại các lá cây sưu tầm được. 
Thái độ : HS có ý thức bảo vệ cây xanh.
II/ Chuẩn bị:Giáo viên : các hình trong SGK trang 86, 87, sưu tầm các lá cây khác nhau.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ : Rễ cây ( tiếp theo )( 4’ )
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Lá cây ( 1’ )
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (7’ )
Mục tiêu: Biết mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây
Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm:
Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 86, 87 trong SGK và kết hợp quan sát những lá cây học sinh mang đến lớp.
Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được.
Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá của một số lá cây sưu tầm được. 
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có gân lá. 
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật ( 7’ )
Mục tiêu: Biết phân loại các lá cây sưu tầm được
Cách tiến hành :
Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các lá cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau. 
Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh
Hát
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.-
 Chuẩn bị : bài 42: Khả năng kì diệu của lá cây.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23 chinh sua.doc