Giáo án Thứ 3 Tuần 26 Lớp 3

Giáo án Thứ 3 Tuần 26 Lớp 3

Thể dục Bài 51 : Nhảy dây Trò chơi :Hoàng Anh - Hoàng Yến

 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh

-Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ.Yêu cầu thuộc và biết cách thực hiện được động tác với cờ ở mức cơ bản đúng.

-Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân.Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác và nâng cao thành tích.

-Trò chơi Hoàng Anh-Hoàng Yến.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động.

 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 3 Tuần 26 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26	 Thứ Ba, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ.Yêu cầu thuộc và biết cách thực hiện được động tác với cờ ở mức cơ bản đúng.
-Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân.Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác và nâng cao thành tích.
-Trò chơi Hoàng Anh-Hoàng Yến.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động.
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi . Mỗi HS một dây nhảy 
 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
Thành vòng tròn,đi thường.bước Thôi
HS vừa đi vừa hít thở sâu
Trò chơi : Tìm những con vật bay được
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
II/ CƠ BẢN:
a.Ôn bài TD phát triển chung với cờ
GV hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
Nhận xét
b.Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân
G.viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
Nhận xét
c.Trò chơi : Hoàng Anh-Hoàng Yến
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
Thành vòng tròn,đi thườngbước Thôi
HS vừa đi vừa hít thở sâu
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
 Về nhà luyện tập bài TD và nhảy dây
 5p
 27p
9p
 9p
 9p
 4p
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình học tập
* * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
* * * * * * *
 * * * * * * *
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Tuần : 26	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Chính tả
Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong truyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn ( r/d/gi ; ên/ênh ).
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần ưt/ưc.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết 
Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong truyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử ( 20’ )
Phương pháp: Vấn đáp, thực hành
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai 
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. 
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. 
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. 
Sau mỗi câu GV hỏi : Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ )
Mục tiêu: Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn ( r/d/gi ; ên/ênh )
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
Bài tập a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.
Bài tập b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Mặt sông vẫn bập bềnh sóng vỗ.
Đến giờ đua, lệnh phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập dềnh trên mặt nước lập tức lao lên phía trước. Bên bờ sông, trống thúc tiếp, người xem la hét, cổ vũ. Các em nhỏ được bố công kênh trên vai cũng hò reo vui mừng. Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi trên mặt nước mênh mông. 
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi:
Điền vào chỗ trống ên hoặc ênh :
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tuần : 26	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
Làm quen với thống kê số liệu 
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh bước đầu làm quen với dãy số liệu.
Kĩ năng: học sinh biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập số liệu. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Làm quen với thống kê số liệu ( 1’ )
Hoạt động 1: Làm quen với dãy số liệu 
Mục tiêu: giúp học sinh biết quan sát để hình thành dãy số liệu, làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu.
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại 
Hình thành dãy số liệu
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong SGK và hỏi:
+ Hình vẽ gì ?
+ Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là bao nhiêu ?
Giáo viên giới thiệu: các số đo chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh: 122cm, 130cm, 127cm, 118cm được gọi là dãy số liệu.
Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu
Giáo viên hỏi:
+ Số 122cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 130cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 127cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 118cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Dãy số liệu này có mấy số ?
+ Hãy xếp tên các bạn học sinh theo thứ tự chiều cao từ cao đến thấp.
+ Hãy xếp tên các bạn học sinh theo thứ tự chiều cao từ thấp đến cao.
+ Chiều cao của bạn nào cao nhất ?
+ Chiều cao của bạn nào thấp nhất ?
+ Phong cao hơn Minh bao nhiêu xăng-ti-mét?
+ Những bạn nào cao hơn bạn Anh ?
+ Bạn Ngân cao hơn những bạn nào ? 
Hoạt động 2: hướng dẫn thực hành 
Mục tiêu: giúp học sinh biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập số liệu nhanh, đúng, chính xác.
Phương pháp: thực hành, thi đua 
Bài 1: 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Hãy đọc dãy số liệu của bài.
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm 
Giáo viên nhận xét.
Bài 3: 
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh quan sát hình minh hoạ bài
Cho học sinh đọc số lít dầu đựng trong 4 thùng
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm 
Giáo viên nhận xét. 
Hát
( 13’ )
Học sinh quan sát và trả lời 
Hình vẽ 4 bạn học sinh, có số đo chiều cao của 4 bạn.
Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là 122cm, 130cm, 127cm, 118cm. 
Số 122cm đứng thứ nhất trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
Số 130cm đứng thứ hai trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
Số 127cm đứng thứ ba trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
Số 118cm đứng thứ tư trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
Dãy số liệu này có 4 số 
Phong, Ngân, Anh, Minh 
Minh, Anh, Ngân, Phong 
Chiều cao của bạn Phong cao nhất
Chiều cao của bạn Minh thấp nhất
Phong cao hơn Minh 12cm
Những bạn cao hơn bạn Anh là Ngân, Phong
Bạn Ngân cao hơn bạn Anh và Minh 
( 13’ )
HS đọc 
Dãy số liệu về cân nặng của bốn con vật nuôi trong gia đình: gà, vịt, ngỗng, lợn: 2kg, 1kg, 5kg, 75kg. 
Bài toán yêu cầu dựa vào dãy số liệu trên, hãy viết tiếp vào chỗ chấm. 
Học sinh làm bài
Con lợn cân nặng 75kg
Con vịt cân nặng 1kg
Con ngỗng cân nặng 5kg
Con gà cân nặng 2kg
Con ngỗng cân nặng hơn con gà: 3kg
Con vật nặng nhất là con lợn 
Con vật nhẹ nhất là con gà 
HS đọc 
110, 220, 330, 440, 550, 660, 770, 880, 990. 
Hãy khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng. 
Học sinh làm bài
Dãy số trên có tất cả bao nhiêu số ?
10 số 
27 số 
9 số 
881 số 
Số thứ tám trong dãy số là số nào ?
3 
8 
220 
880 
HS đọc 
Học sinh quan sát 
195l, 120l, 200l, 50l 
Học sinh làm bài
Dãy số lít dầu đựng trong 4 thùng trên viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: 50l, 120l, 195l, 200l
Dựa vào dãy vừa viết, hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm:
+ Thùng 2 có nhiều hơn thùng 4 là 70l dầu và ít hơn thùng 1 là 75l dầu.
+ Cả 4 thùng có 565l dầu.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Làm quen với số liệu thống kê ( tiếp theo ). 
Tuần : 26	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Tự nhiên xã hội 
Bài 51 : Tôm, cua
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp HS biết :
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát.
Kĩ năng: Nêu ích lợi của tôm và cua. 
Thái độ: HS có ý thức bảo vệ động vật.
GDBVMT : HS biết môi trường sống của động vật, các loài động vật có lợi có hai. Nêu được cách bảo vệ môi trường sống và các động vật quý hiếm (liên hệ)
II/ Chuẩn bị:Giáo viên : các hình trong SGK trang 98, 99, sưu tầm các tranh ảnh, về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ : Côn trùng ( 4’ )
Côn trùng có mấy chân? 
Chân côn trùng có gì đặc biệt ?
Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? 
Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ?
Trên đầu côn trùng thường có gì ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Tôm và cua ( 1’ )
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm chọn một bài hát bất kì có nhắc đến con tôm hoặc con cua.
Giáo viên giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về loài tôm và cua
Ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (7’ )
Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua
Phương pháp : thảo luận, giảng giải, quan sát 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 98, 99 trong SGK và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:
Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng.
Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua
Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Tôm và cua có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp ( 7’ )
Mục tiêu: Nêu ích lợi của tôm và cua
Phương pháp: thực hành 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh thảo luận làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:
Tôm, cua sống ở đâu ?
Kể tên 1 số loài vật thuộc họ tôm
Kể tên 1 số loài vật thuộc họ cua 
Nêu ích lợi của tôm và cua
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 5 và hỏi:
+ Cô công nhân trong hình đang làm gì ?
Giáo viên giới thiệu tên các tỉnh nuôi nhiều tôm, cua: Kiên Giang, Cà Mau, Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp 
Kết luận + GDBVMT (Như ở MT): Tôm và cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. 
Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
Hát
Học sinh trình bày 
Học sinh chia thành 2 nhóm chọn bài hát.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Tôm, cua sống ở dưới nước
Tôm càng xanh, tôm rào, tôm lướt, tôm sú 
Cua bể, cua đồng
Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, làm thức ăn cho động vật và làm hàng xuất khẩu.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Cô công nhân trong hình đang chế biến tôm để xuất khẩu.
 Học sinh lắng nghe
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuần : 26	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Thủ công 
Làm lọ hoa gắn tường (tiết 2)
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường. 
Kĩ năng : Học sinh làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ : Học sinh yêu thích các sản phẩm đồ chơi do mình làm ra.
II/ Chuẩn bị :
	GV : mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát 
Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa.
Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường
Các đan nan mẫu ba màu khác nhau. 
Kéo, thủ công, bút chì.
	HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ ) 
Bài cũ: ( 4’ ) Làm lọ hoa gắn tường
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn đan đẹp.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Làm lọ hoa gắn tường ( 1’ )
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại quy trình ( 10’ )
Mục tiêu: giúp học sinh ôn lại cách làm lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại
 Giáo viên treo tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường lên bảng.
Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét và hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường
Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
Giáo viên hướng dẫn: đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24ô, rộng 16ô lên bàn, mặt màu ở trên. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa ( H. 1 )
Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1ô như gấp cái quạt ( ở lớp một ) cho đến hết tờ giấy ( H. 2, H. 3, H. 4 )
Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa ( H. 5 ). Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa.
Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V ( H. 6 )
Giáo viên lưu ý học sinh miết mạnh lại các nếp gấp.
Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
Giáo viên hướng dẫn: dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy hoặc tờ bìa dán lọ hoa.
Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát như hình 7 và dán vào tờ giấy hoặc tờ bìa.
Bề rộng của miệng lọ hoa tuỳ thuộc vào độ vát khi dán. Vì vậy, muốn miệng lọ hoa hẹp thì đặt vát ít, ngược lại muốn miệng lọ hoa rộng thì đặt vát nhiều hơn.
Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào bìa thành lọ hoa.
Giáo viên chú ý cho học sinh: dán chụm đế lọ hoa để cành hoa không bị tuột xuống khi cắm trang trí. Bố trí chỗ dán lọ hoa sao cho có chỗ để cắm hoa trang trí.
Hoạt động 2: học sinh thực hành ( 14’ )
Mục tiêu: giúp học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp: Trực quan, quan sát, thực hành 
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường.
Giáo viên nhận xét
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm. 
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. 
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
24 ô
16
 ô
3ô
Hình 1 
Hình 2 
Hình 3 
Học sinh nhắc lại 
Học sinh thực hành gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm
Mỗi nhóm trình bày sản phẩm
Nhận xét, dặn dò: ( 1’ )
Chuẩn bị : Làm lọ hoa gắn tường ( tiết 3 )
Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 3.doc