Giáo án Thứ 4 Tuần 10 Lớp 3

Giáo án Thứ 4 Tuần 10 Lớp 3

Tiết 30: TẬP ĐỌC

Bài dạy: BƯU THIẾP

I.MỤC TIÊU:

1.Đọc: -Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ khó trong bài và các từ do ánh hướng

 của phương ngữ.

 -Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

2.Hiểu:-Hiểu nghĩa các từ: Bưu thiếp, nhân dịp.

-Hiểu nội dung của bưu thiếp trong bài. Biết mục đích của bưu thiếp, cách

 viết bưu thiếp, cách ghi phong bì thư.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

*GV: -Bảng ghi sẵn nội dung của hai bưu thiếp và phong bì trong bài.

*HS: -Chuẩn bị một bưu thiếp, một phong bì. SGK, VBT.

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 4 Tuần 10 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 4 ngày 27 tháng 10 năm 2010
Tiết 30: TẬP ĐỌC 
Bài dạy: BƯU THIẾP 
I.MỤC TIÊU:
1.Đọc: -Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ khó trong bài và các từ do ánh hướng 
 của phương ngữ.
 -Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
2.Hiểu:-Hiểu nghĩa các từ: Bưu thiếp, nhân dịp.
-Hiểu nội dung của bưu thiếp trong bài. Biết mục đích của bưu thiếp, cách 
 viết bưu thiếp, cách ghi phong bì thư.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
*GV: -Bảng ghi sẵn nội dung của hai bưu thiếp và phong bì trong bài.
*HS: -Chuẩn bị một bưu thiếp, một phong bì. SGK, VBT.
III.PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải, luyện tập, nhóm .
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4’
1’
15’
5’
5’
5’
A.Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 3 hs lên bảng đọc từng đoạn trong bài: “Sáng kiến của bè Hà”
-Nhận xét cho điểm từng hs.
B.Dạy học bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đọc và tìm hiểu 2 bưư thiếp và phong bì thư.
*Ghi đề bài lên bảng.
2.Luyện đọc:
a.Đọc mẫu:
GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
b.Đọc từng bưu thiếp trước lớp:
-GV giải nghĩa từ: Nhân dịp rồi cho nhiều hs đọc bưu thiếp 1.
*Chú ý từ: Năm mới và cách ngắt giọng lời chúc.
-Tiếp tục cho hs đọc bưư thiếp 2, đọc phong bì thư trước lớp. Chú ý yêu cầu hs phát âm đúng các tiếng khó, đọc thông tin về người gửi trước, sau đó đọc thông tin về người nhận.
c.Đọc trong nhóm
d.Thi đọc:
e.Đồng thanh:
3.Tìm hiểu bài : 
-Yêu cầu hs đọc thầm trong bài.
+Bưu thiếp đầu của ai ? Gửi cho ai ?
+Bưu thiếp thứ hai của ai ? Gửi cho ai ? Gửi để làm gì ?
+Bưu thiếp dùng để làm gì ?
-Em có thế gửi bưu thiếp cho người thân vào những dịp nào ?
-Khi gửi bưu thiếp qua đường bưu điện em phải chú ý điều gì để bưu thiếp đến tay người nhận.
-Yêu cầu hs lấy bưu thiếp và phong bì đã chuan bị để thực hiện viết bưu thiếp chúc mừng ông bà.
*Chú ý: Nhắc hs viết bưu thiếp phải ngắn gọn, tỏ rõ tình cảm yêu mean, kính trọng ông bà.
4.Luyện đọc lại: 
-Gọi hs đọc bưu thiếp và phong bì.
-Nhận xét và cho điểm hs. 
5.Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò: Về nhà luyện đọc lại bài , chuẩn bị bài sau.
-Thực hiện yêu cầu của gv.
-1 hs đọc cả lớp theo dõi.
-2 đến 3 hs đọc.
 -Chúc mừng năm mới.
Nhân dịp năm mới cháu kính chúc ông bà mạnh khoẻ/ và vui nhiều.
Cháu của ông bà / 
Hoàng Ngân
-Luyện đọc bưu thiếp 2 và phong bì.
-Thực hiện đọc theo nhóm đôi.
-Cá nhân thi đọc.
-Không đồng thanh.
-Đọc thầm.
-Bưu tiếp đầu là của bạn Hoàng Ngân gửi cho ông bà để chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới.
-Bưu thiếp thứ 2 là của ông bà gửi cho Ngân để thông báo đã nhận được bưu thiếp của bạn và chúc mừng bạn nhân dịp năm mới.
-Bưu thiếp dùng để báo tin, chúc mừng, thăm hỏi, gửi qua đường bưu điện.
-Năm mới, sinh nhật, ngày lễ lớn.
-Phải ghi địa chỉ người gửi, người nhận rõ ràng, nay đủ.
-Thực hiện ghi bưu thiếp.
-Đọc bưu thiếp và phong bì của mình trước lớp.
*Bổ Sung Rút Kinh Nghiệm:
TOÁN
Tiết 48:
Bài dạy: 11 TRỪ ĐI MỘT SỐ 11 - 5 
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: -Biết cách thực hiện phép trừ 11 – 5. Lập và học thuộc bảng công thức 
 11 trừ đi một số.
2.Kĩ năng: -Vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập có liên quan.
	-Củng cố về tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
3.Thái độ: -Giáo dục các em tính cẩn thận.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
*GV: -Que tính.
*HS: -Que tính bảng con.
III.PHƯƠNG PHÁP: Qua sát, hỏi đáp, giảng giải, luyện tập, gợi mở, động não.
IV:CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4’
1’
10’
5’
15’
4’
A.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 hs lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
B.Dạy học bài mới:
1.Giới thệu bài: Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ học các phép tính trừ số dạng 11 trừ đi một số 11 – 5.
*Ghi đề bài lên bảng.
2.Giới thiệu phép trừ 11- 5:
a.Bước 1: Nêu vấn đề.
*Nêu bài toán: Có 11que tính bout đi 5 que tính, Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
-Yêu cầu hs nhắc lại bài toán.
*Hỏi: Để biết có bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
*Viết lên bảng: 11 – 5
*Bước 2: Đi tìm kết quả.
-Yêu cầu hs lấy 11 que tính, suy nghĩ và tìm cách bớt 5 que tính, sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que tính ?
-Yêu cầu hs nêu cách bớt của mình.
-Vâỵ 11 que tính bớt 5 que tính còn mấy que tính ?
*Viết lên bảng: 11 – 5 = 6.
*Bước 3: Đặt tính rồi tính.
-Yêu cầu hs lên bảng đặt tính, sau đó nêu lại cách làm bài của mình.
-Yêu cầu hs nhắc lại cách trừ.
3.Lập bảng công thức trừ 11 trừ đi một số:
-Yêu cầu hs sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng các công thức 11 trừ đi một số.
-Yêu cầu hs thông báo kết quả, gv ghi ngay lên bảng.
-Yêu cầu hs đọc đồng thanh bảng công thức,
4.Luyện tập thực hành:
*Bài 1: 
-Yêu cầu hs tự nhẩm và ghi ngay kết quả các phéo tính phần a vào vbt.
-Yêu cầu hs nhận xét bài của bạn, sau đó đưa ra kết luận về kết quả nhẩm.
-Khi biết 2 + 9 = 11 có cần tính 9 + 2 không / Vì sao ?
-Hỏi tiếp khi đã biết 9 + 2 = 11 có thế ghi ngay kết quả 11 – 9 và 11 – 2 không ? Vì sao ?
-Yêu cầu hs tự làm tiếp phần b,
-Yêu cầu hs so sánh 5 + 1 va 6.
-Yêu cầu hs so sánh 11 – 1 – 5 và 11 - 6
*Kết luận: Vì 1 + 5 = 6 nên 11 -1 – 5 bằng 11 – 6 (trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi một tổng).
-Nhận xét và cho điểm hs.
*Bài 2: Tính.
-Yêu cầu HS nêu đề bài. Tự làm bài sau đó nêu lại cách thực hiện tính 
11 – 7; 11 – 2
-Nhận xét và cho điểm hs.
*Bài 3:
-Gọi 1 HS lên đọc đề bài.
-Muốn tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ ta làm như thế nào ?
-Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
-Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của 3 phép tính trên.
-Nhận xét và cho điểm.
*Bài 4:
-Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự tóm tắt sau đó hỏi: Cho đi nghĩa là thế nào?
-Yêu cầu HS tự giải bài tập.
-Nhận xét và cho điểm.
5.Củng cố dặn dò:
-Yêu cầu hs đọc thuộc bảnh cộng.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuan bị bài sau.
-HS 1: Đặt tính và thực hiện.
30 – 8 ; 40 – 18
-HS 2: Tìm X 
 X + 14 = 60
-Nghe và phân tích đề toán.
-Đọc lại đề bài.
-Thực hiện phép trừ 11 – 5.
-Thao tác trên que tính và trả lời còn 6 que tính.
-Trả lời.
- Còn 6 que tính.
 11
	 - 5
	 6	
*Viết 11 rồi viết 5 xuống dưới
thẳng cột với 1 (đơn vị). Viết dấu 
trừ và kẻ vạch ngang.
*Trừ từ phải sang trái. 1 không trừ 
được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6. Viết 
6, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0.
-HS nhắc cách trừ .
-Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi kết quả tìm được vào bài học.
-Nối tiếp nhau thông báo kết quả của các phép tính. 
- HS học thuộc bảng công thức.
-HS làm bài: 3 HS lên bảng, mỗi HS làm 1 cột tính.
-Nhận xét bài bạn đúng/sai.Tự kiểm tra bài của mình.
-Không cần. Vì khi thay đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì tổng đó không đổi.
-Có thể ghi ngay: 11–2= 9 và 
11– 9 = 2, vì 2 và 9 là các số 
Hạng trong phép cộng 9 + 2 = 
11. Khi lấy tổng trừ số hạng này 
sẽ được số hạng kia. 
-Làm bài và báo cáo kết quả
 -Ta có 1 + 5 = 6
- -Có cùng kết quả là 5.
 -Làm bài và trả lời câu hỏi.
-Đọc đề bài.
 -Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ. 
 	 11	 11	 11
	 - 7	 - 8	 - 3
 4	 3	 8	
 -HS trả lời
- -Cho đi nghĩa là bớt đi.
 -Giải bài tập và trình bày lời giải
- 2 dãy HS thi đua.
*Bổ Sung, Rút Kinh Nghiệm:
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Tiết 10:
Bài dạy: TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG 
 DẤU CHẤM ,DẤU CHẤM HỎI 
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: -Mở rộng và hệ thống hoá cho HS vốn từ chỉ người trong gia đình, họ 
 hàng.
2.Kỹ năng: -Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu hỏi.
3.Thái độ: -Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.	 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
*GV: -4 tờ giấy roky, bút dạ (hoặc có thể chia bảng làm 4 phần bằng nhau), bảng 
 phụ ghi nội dung bài tập 4. 
*HS: -SGK, VBT.
III.PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, gợi mở, hỏi đáp, luyện tập, giảng giải.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2’
1’
30’
3’
A.Kiểm tra bài cũ: 
-HS nêu theo mẫu câu: Ai(con gì, cái gì) là gì?
-Tìm từ chỉ hoạt động của HS.
-GV nhận xét.
B.Dạy học bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Trong giờ học luyện từ và câu tuần này các em sẽ được củng cố, mở rộng và hệ thống hoá các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng. Sau đó, rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu hỏi.
*Ghi đề bài lên bảng.
2.Luyện tập:
*Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS mở sách, bài tập đọc Sáng kiến của bé Hà, đọc thầm và gạch chân các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng sau đó đọc các từ này lên.
-GV ghi bảng và cho HS đọc lại các từ này.
*Bài 2 :
-Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
-Cho HS nối tiếp nhau kể, mỗi HS chỉ cần nói 1 từ.
-Nhận xét sau đó cho HS tự ghi các từ tìm được vào Vở bài tập.
*Bài 3 :
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Hỏi: Họ nội là những người như thế nào? (Có quan hệ ruột thịt với bố hay với mẹ)
-Hỏi tương tự với họ ngoại.
-Yêu cầu HS tự làm bài sau đó một số em đọc bài làm của mình. GV và HS cả lớp nhận xét.
*Bài 4 :
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài
-Gọi HS khá đọc truyện vui trong bài.
-Hỏi: Dấu chấm hỏi thường đặt ở đâu?
-Yêu cầu làm bài, 1 HS làm trên bảng.
-Yêu cầu cả lớp nhận xét bài trên bảng?
5.Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS nêu. Bạn nhận xét.
HS chú ý lắng nghe 
-HS nêu yêu cầu bài .
-Tìm những từ chỉ người trong gia 
đình, họ hàng ở câu chuyện Sáng 
kiến của bé Hà.
HS xem sách giáo khoa .
-Nêu các từ: bố, con, ông, bà, mẹ, 
cô, chú, cụ già, con cháu, cháu 
(nhiều HS kể đến khi đủ thì thôi)
-Đọc yêu cầu trong SGK.
-Hoạt động nối tiếp. HS có thể nêu lại các từ bài tập 1 và nêu thêm như: Thím, cậu, bác, dì, mợ, con dâu, con rể, chắt, chút, chít
-HS nhận xét .
-Làm bài trong Vở bài tập.
-Đọc yêu cầu.
-Họ nội là những người có quan hệ ruột thịt với bố.
-HS trả lời.
Họ ngoại
Họ nội
Ông ngoại, bà ngoại, dì, cậu, mợ, 
Ông nội, Bà nội, cô, chú, thím, bác,
-Đọc yêu cầu,1 HS đọc thành tiếng 
-Đọc câu chuyện trong bài.
-Cuối câu hỏi.
-Làm bài,1 HS làm bảng
-Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em mới vào lớp 1,chưa biết viết. 
-Viết xong thư, chị hỏi:
-Em còn muốn nói thêm gì nữa không 
Cậu bé đáp :
-Dạ có Chị viết hộ em vào cuối thư : “ Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và có nhiều lỗi chính tả .“
-Ô trống thứ nhất và thứ ba điền dấu chấm, ô trống thứ hai điền dấu chấm hỏi).
-Nhận xét bạn làm bài đúng/sai. Theo dõi và chỉnh sửa bài của mình cho đúng.
*BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 4. DOC.doc