Thể dục Bài 34 : Ôn đội hình đội ngũ Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng,đi đều theo 2-4 hàng dọc.Yêu cầu HS thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.
-Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp,đi chuyển hướng phải,trái.Yêu cầu HS thực hiện thuần thục
-Trò chơi Mèo đuoi chuột.Yêu cầu HS biết tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Tuần : 17 Thứ Năm, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . . Tiết : Lớp 3 Thể dục I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh -Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng,đi đều theo 2-4 hàng dọc.Yêu cầu HS thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác. -Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp,đi chuyển hướng phải,trái.Yêu cầu HS thực hiện thuần thục -Trò chơi Mèo đuổi chuột.Yêu cầu HS biết tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm : Sân trường . 1 còi III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC I/ MỞ ĐẦU GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học HS chạy một vòng trên sân tập Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ Ôn bài TD phát triển chung Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp Kiểm tra bài cũ : 4 HS Nhận xét II/ CƠ BẢN: a.Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng,đi đều Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập theo đơn vị tổ Giáo viên theo dõi giúp đỡ - nhận xét *Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp và Đi chuyển hướng phải, trái Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập Nhận xét b.Trò chơi : Mèo đuổi chuột Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi Nhận xét III/ KẾT THÚC: HS đứng tại chỗ vổ tay hát Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học - Về nhà luyện tập bài TD phát triển chung 5p 1lần 27p 19p 8p 4p Đội Hình * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Đội hình học tập * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Đội Hình xuống lớp * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Tuần : 17 Thứ Năm Tiết : Lớp 3 Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh bước đầu có khái niệm về hình chữ nhật ( theo yếu tố cạnh và góc ) Kĩ năng: học sinh biết cách nhận dạng hình chữ nhật Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : các mô hình có dạng hình chữ nhật và một số mô hình không phải là hình chữ nhật, các ê ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài. HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập chung ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài : Hình chữ nhật (1’) Hoạt động 1 : Giới thiệu hình chữ nhật ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh bước đầu có khái niệm về hình chữ nhật Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu học sinh đọc tên hình A B D C Giáo viên giới thiệu : đây là hình chữ nhật ABCD Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước ê ke kiểm tra 4 góc của hình chữ nhật Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật + So sánh độ dài của cạnh AB và CD ? + So sánh độ dài của cạnh AD và BC ? + So sánh độ dài của cạnh AB và AD ? Giáo viên chốt : Hai cạnh dài có độ dài bằng nhau : AB = CD Hai cạnh ngắn có độ dài bằng nhau : AD = BC Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại Kết luận : Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có hai cạnh dài bằng nhau, có hai cạnh ngắn bằng nhau. Cho học sinh nhắc lại Giáo viên đưa ra thêm một số hình cho học sinh nhận biết hình nào là hình chữ nhật, hình nào không phải là hình chữ nhật Giáo viên cho học sinh liên hệ với các hình ảnh xung quanh lớp học có dạng hình chữ nhật như khung cửa sổ, cửa ra vào, khung ảnh, khẩu hiệu Hoạt động 2: thực hành ( 8’ ) Mục tiêu : học sinh biết cách nhận dạng hình chữ nhật Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : Tô màu hình chữ nhật trong các hình sau : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh dùng thước ê ke kiểm tra góc vuông của các hình, qua đó nhận biết được hình nào là hình chữ nhật và tô màu vào hình đó. Giáo viên cho học sinh tự làm bài Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2 : Đo rồi ghi số đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật vào chỗ chấm : GV gọi HS đọc yêu cầu GV gọi HS làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV Nhận xét Bài 3 : Viết tiếp vào chỗ chấm ( theo mẫu ) : GV gọi HS đọc yêu cầu GV gọi HS làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV Nhận xét Bài 4 : Kẻ thêm một đoạn thẳng vào mỗi hình sau để được hình chữ nhật : GV gọi HS đọc yêu cầu GV gọi HS làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài GV Nhận xét Hát HS đọc Học sinh dùng thước ê ke kiểm tra : hình chữ nhật có 4 góc đều là góc vuông. Học sinh dùng thước đo độ dài các cạnh Độ dài của cạnh AB bằng độ dài của cạnh CD Độ dài của cạnh AD bằng độ dài của cạnh BC Độ dài của cạnh AB lớn hơn độ dài của cạnh AD Cá nhân Cá nhân Học sinh dùng thước ê ke để kiểm tra và nhận biết hình Học sinh liên hệ HS đọc Học sinh dùng thước ê ke để kiểm tra và nhận biết hình HS làm bài Lớp nhận xét Học sinh đọc Học sinh làm bài. Học sinh thi đua sửa bài Học sinh đọc Học sinh làm bài. Học sinh thi đua sửa bài Lớp Nhận xét HS đọc Học sinh làm bài HS sửa bài. Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài Hình vuông Tuần : 17 Thứ Năm Tiết : Lớp 3 Tập viết I/ Mục tiêu : Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa N Viết tên riêng : Ngô Quyền bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng : Đường vô xứ Nghệ quanh quanh / Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ bằng chữ cỡ nhỏ. Kĩ năng : Viết đúng chữ viết hoa N, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết. Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : chữ mẫu N, tên riêng : Ngô Quyền và câu ca dao trên dòng kẻ ô li. HS : Vở tập viết, bảng con, phấn III/ Các hoạt động : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Bài mới: Giới thiệu bài : ( 1’ ) Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ ) Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa N, viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải Luyện viết chữ hoa GV gắn chữ N trên bảng Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : + Chữ N được viết mấy nét ? + Độ cao chữ N hoa gồm mấy li ? Giáo viên gọi học sinh trình bày Giáo viên chốt lại, vừa nói vừa chỉ vào chữ N hoa và nói : chữ N hoa cao 2 li rưỡi, gồm 3 nét : Nét cong trái dưới, nét xiên thẳng và nét cong phải trên Giáo viên viết chữ Đ, N, Q hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con Chữ N hoa cỡ nhỏ : 2 lần Chữ Đ, Q hoa cỡ nhỏ : 2 lần Giáo viên nhận xét. Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng ) GV cho học sinh đọc tên riêng : Ngô Quyền Giáo viên giới thiệu : Ngô Quyền là một vị anh hùng dân tộc của nước ta. Năm 938, ông đã đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu thời kì độc lập của nước ta. Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết. + Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ? + Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ? + Đọc lại từ ứng dụng GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Ngô Quyền là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu N, Q Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Ngô Quyền 2 lần Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết. Luyện viết câu ứng dụng GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ Giáo viên hỏi : + Câu ca dao ý nói gì ? Giáo viên chốt : câu ca dao ca ngợi phong cảnh xứ Nghệ ( vùng Nghệ An, Hà Tĩnh hiện nay ) đẹp như tranh vẽ + Các chữ đó có độ cao như thế nào ? + Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa ? Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con chữ Đường, Nghệ, Non. Giáo viên nhận xét, uốn nắn Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ ) Mục tiêu : học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa M, viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp : thực hành Giáo viên : trước khi viết bài, cô sẽ cho các em tập những động tác giúp cho các em bớt mệt mỏi và sau đó sẽ viết chữ đẹp hơn Viết mãi mỏi tay Ngồi mãi mỏi lưng Thể dục thế này Là hết mệt mỏi Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết Giáo viên nêu yêu cầu : + Viết chữ N : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết chữ Q, Đ : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết tên Ngô Quyền: 2 dòng cỡ nhỏ + Viết câu ca dao : 2 lần Cho học sinh viết vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. Chấm, chữa bài Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung Thi đua : Giáo viên cho 4 tổ cử đại diện lên thi đua viết câu : “ Nước chảy đá mòn” Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp. Hát Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi 3 nét: Nét cong trái dưới, nét xiên thẳng và nét cong phải trên Độ cao chữ N hoa gồm 2 li rưỡi Cá nhân Học sinh lắng nghe Học sinh viết bảng con Cá nhân Học sinh quan sát và nhận xét. Trong từ ứng dụng, các chữ Đ, N, Q, g, y cao 2 li rưỡi, chữ ô, u, ê, n cao 1 li. Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o Cá nhân Học sinh viết bảng con Cá nhân Học sinh trả lời Chữ Đ, N, g, h, q, b cao 2 li rưỡi Chữ t cao 1 li rưỡi Chữ ư, ơ, n, v, ô, x, ê, u, a, c, i cao 1 li Chữ đ cao 2 li Câu tục ngữ có chữ Đường, Nghệ, Non được viết hoa Học sinh viết bảng con Học sinh tập thể dục Học sinh nhắc : khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái : Lưng thẳng Không tì ngực vào bàn Đầu hơi cuối Mắt cách vở 25 đến 35 cm Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ Hai chân để song song, thoải mái. HS viết vở Cử đại diện lên thi đua Cả lớp viết vào bảng con Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp. Chuẩn bị : bài : Ôn tập học kì 1 Tuần : 17 Thứ Năm Tiết : Lớp 3 Tự nhiên xã hội I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS củng cố các kiến thức đã học về cơ thể và cách phòng một số bệnh có liên quan đến cơ quan bên trong, những hiểu biết về gia đình, nhà trường và xã hội. Kĩ năng : HS kể tên được các bộ phận của cơ quan trong cơ thể. Nêu chức năng của một trong các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc. Vẽ sơ đồ và giới thiệu về các thành viên trong gia đình. Thái độ : HS có ý thức giữ gìn sức khỏe và tham gia vào các hoạt động. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : tranh vẽ do học sinh sưu tầm, hình các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh, thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó. Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : An toàn khi đi xe đạp ( 4’ ) Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông ? Giáo viên nhận xét, đánh giá. Nhận xét bài cũ Các hoạt động : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Ôn tập và kiểm tra học kì 1 Hoạt động 1: Chơi trò chơi Ai nhanh ? Ai đúng ? ( 33’ ) Mục tiêu : Thông qua trò chơi, học sinh có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. Phương pháp : quan sát, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm tranh vẽ các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó. Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm : + Gắn các bộ phận còn thiếu vào sơ đồ câm + Gọi tên cơ quan đó và kể tên các bộ phận + Nêu chức năng của các bộ phận + Nêu các bệnh thường gặp và cách phòng tránh Nhóm : Tên cơ quan : Sơ đồ Tên các bộ phận Chức năng các bộ phận Các bệnh thường gặp Cách phòng Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh và gắn thẻ vào tranh Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên chốt lại những nhóm gắn đúng và sửa lỗi cho những nhóm gắn sai. Giáo viên kết luận : mỗi cơ quan bộ phận có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn các cơ quan, phòng tránh các bệnh tật để khoẻ mạnh Hát Học sinh kể Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Học sinh quan sát tranh và gắn thẻ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 35 : Ôn tập và kiểm tra học kì 1 ( tiếp theo ) .
Tài liệu đính kèm: