Giáo án Thứ 5 Tuần 21 Lớp 3

Giáo án Thứ 5 Tuần 21 Lớp 3

Thể dục Bài 42 : Ôn nhảy dây Trò chơi : Lò cò tiếp sức

 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh

-Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.Yêu cầu thực hiên được động tác ở mức tương đối đúng.

-Trò chơi Lò cò tiếp sức.Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.

 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm : San trường . 1 còi . Mỗi HS một dây nhảy

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 5 Tuần 21 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 21	Thứ Năm, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.Yêu cầu thực hiên được động tác ở mức tương đối đúng. 
-Trò chơi Lò cò tiếp sức.Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi . Mỗi HS một dây nhảy
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
Khởi động
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
II/ CƠ BẢN:
a.Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
HS mô phỏng lại và tập các động tác:
So dây,trao dây,quay dây
Nhận xét
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
Nhận xét
b.Trò chơi : Lò cò tiếp sức
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
Giậm chân.giậm Đứng lại..đứng
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
 Về nhà luyện tập nhảy dây
 5p
 27p
19p
2-3lần 
 8p
 4p
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình học tập
* * * * * * *
 * * * * * * *
* * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Tuần : 21	Thứ Năm
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh : 
Củng cố về cộng, trừ ( nhẩm và viết ) các số trong phạm vi 10 000 
Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
Kĩ năng: học sinh thực hiện các phép tính nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập chung ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành : ( 33’ )
Mục tiêu : giúp học củng cố về cộng, trừ ( nhẩm và viết ) các số trong phạm vi 10 000 
Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ
Bài 1 : Tính nhẩm:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên viết lên bảng phép cộng 3500 + 200 và yêu cầu học sinh tính nhẩm
Giáo viên cho học sinh nêu lại cách cộng nhẩm.
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho học sinh sửa bài
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
+ Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì ?
GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả 
GV cho 3 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 3: 
GV gọi HS đọc đề bài 
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Bài toán này thuộc dạng gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài:
Số cuốn truyện tranh mua thêm là:
960 : 6 = 160 ( cuốn truyện tranh )
Số cuốn truyện tranh thư viện có tất cả là:
960 + 160 = 1120 ( cuốn truyện tranh )
Đáp số: 1120 ( cuốn truyện tranh )
Bài 3: Tìm x:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài
Giáo viên cho lớp nhận xét
Hát
Phương pháp : thi đua, trò chơi
HS đọc 
Học sinh tự nêu cách tính nhẩm. 
HS nêu lại cách cộng nhẩm 
HS làm bài
Học sinh sửa bài
HS đọc.
Ta đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng với đơn vị, chục thẳng hàng với chục, trăm thẳng hàng với trăm, hàng nghìn thẳng cột với hàng nghìn.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Học sinh nêu
Học sinh đọc
Một thư viện có 960 cuốn truyện tranh, sau đó mua thêm được bằng số truyện tranh đã có.
Hỏi thư viện có tất cả bao nhiêu cuốn truyện tranh ?
Bài toán này thuộc dạng bài toán giải bằng hai phép tính
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
HS đọc 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp nhận xét 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài Tháng - Năm. 
Tuần : 21	Thứ Năm
Tiết : 	 Lớp 3
Tập viết
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa O, Ô, Ơ
Viết tên riêng : Lãn Ông bằng chữ cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng : Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây / Hàng Đào to lụa làm say lòng người bằng chữ cỡ nhỏ.
Kĩ năng : 
Viết đúng chữ viết hoa O, Ô, Ơ, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
	í GDBVMT : Giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua câu ca dao trong bài
II/ Chuẩn bị : 	GV : chữ mẫu O, Ô, Ơ, tên riêng : Lãn Ông và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
Bài mới:
Giới thiệu bài : ( 1’ )
GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
+ Đọc tên riêng và câu ứng dụng
Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : 
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa O, Ô, Ơ, tập viết tên riêng Lãn Ông và câu tục ngữ
Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây 
Hàng Đào to lụa làm say lòng người 
Ghi bảng : Ôn chữ hoa : O, Ô, Ơ
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa O, Ô, Ơ, viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải 
Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ O, Ô, Ơ trên bảng
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : 
+ Chữ O, Ô, Ơ gồm những nét nào?
GV chỉ vào chữ O hoa và nói: quy trình viết chữ O hoa: từ điểm đặt bút nằm trên đường kẻ ngang trên viết nét cong trên, lượn nét cong kín chạm vào điểm đặt bút rồi lượn cong vào bên trong. Điểm dừng bút thấp hơn đường kẻ ngang trên một chút. ( GV vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ )
GV chỉ vào chữ Ô hoa và nói: quy trình viết chữ Ô hoa: viết nét cong kín như chữ O. Lia bút trên không rồi viết nét gấp khúc từ trái qua phải, 2 chân dấu mũ không chạm vào chữ O khoảng cách từ đỉnh chữ O đến đỉnh mũ bằng một phần 3 ô . ( GV vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ )
GV chỉ vào chữ Ơ hoa và nói : quy trình viết chữ Ơ hoa : viết nét cong kín như chữ O. Lia bút viết thêm dấu hỏi nhỏ phía bên phải trên đầu chữ O, chân dấu chạm vào thân chữ O. ( GV vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ )
Cho HS viết vào bảng con
Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết Q, L
Giáo viên gọi học sinh trình bày
Giáo viên viết chữ Q, L hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Chữ O, Ô, Ơ hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ Q, L hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng : Lãn Ông
Giáo viên giới thiệu: Lãn Ông Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 – 1792) là một lương y nổi tiếng, sống vào cuối đời nhà Lê. Hiện nay, một phố cổ của thủ đô Hà Nội mang tên Lãn Ông
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Lãn Ông là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu L. Ô
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Lãn Ông 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : 
Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây 
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người 
Giáo viên giải thích: Quảng Bá, Hồ tây, Hàng Đào là những địa danh ở thủ đô Hà Nội
Giáo viên hỏi : 
+ Câu ca dao ý nói gì ?
GV + GDBVMT : ca ngợi những sản vật quý, nổi tiếng ở Hà Nội. Hà Nội có ổi Quảng Bá (làng ven, Hồ Tây) và cá ở Hồ Tây rất ngon, có lụa ở phố Hàng Đào đẹp đến làm say lòng người. 
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
+ Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con chữ Ổi Quảng Bá, Hồ Tây, Hàng Đào. 
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ )
Mục tiêu : học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa O, Ô, Ơ, viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : thực hành 
Giáo viên : trước khi viết bài, cô sẽ cho các em tập những động tác giúp cho các em bớt mệt mỏi và sau đó sẽ viết chữ đẹp hơn
Viết mãi mỏi tay
Ngồi mãi mỏi lưng
Thể dục thế này
Là hết mệt mỏi
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ O, Ô, Ơ : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ V, T : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Lãn Ông: 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu tục ngữ : 2 lần
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Thi đua :
Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu : “ Ông Ích Khiêm”
Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
Hát
Cá nhân
HS quan sát và trả lời
Các chữ hoa là : N ( Ng, Nh ), V, T ( Tr )
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
Nét cong kín và 1 nét móc nhỏ bên trong
Học sinh lắng nghe
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
Trong từ ứng dụng, các chữ L, Ô, g, cao 2 li rưỡi, chữ a, n cao 1 li.
Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
Cá nhân
Học sinh viết bảng con
Cá nhân
Học sinh trả lời
Chữ ô, Q, g, B, H, T, y, Đ, l cao 2 li rưỡi
Chữ t cao 1 li rưỡi
Chữ i, u, a, n, c, ô, â, o, ơ cao 1 li 
Câu ca dao có chữ Ổi Quảng Bá, Hồ Tây Hàng Đào được viết hoa
Học sinh viết bảng con
Học sinh tập thể dục 
Học sinh nhắc : khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái :
Lưng thẳng
Không tì ngực vào bàn
Đầu hơi cuối
Mắt cách vở 25 đến 35 cm
Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở.
Hai chân để song song, thoải mái.
HS viết vở
Cử đại diện lên thi đua 
Cả lớp viết vào bảng con
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Chuẩn bị : bài : Ôn chữ hoa : P. 
Tuần : 21	Thứ Năm
Tiết : 	 Lớp 3
Tự nhiên xã hội 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết nêu được chức năng của thân cây.
Kĩ năng : HS kể ra những ích lợi của một số thân cây.
Thái độ : HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trang 80, 81 trong SGK.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ: Thân cây ( 4’ )
Giáo viên cho học sinh kể tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân gỗ, thân thảo
Nhận xét 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Thân cây ( tiếp theo )( 1’ )
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp ( 7’ )
Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2, 3 trang 80 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: 
+ Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa ?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì ?
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc 
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng đêû nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
Giáo viên nêu các chức năng khác của thân cây: nâng đỡ, mang lá, hoa, quả  
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm ( 7’ ) 
Mục tiêu : Kể ra được những lợi ích của một thân cây đối với đời sống của người và động vật.
Phương pháp : thực hành, thảo luận 
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: 
+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật.
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ,
+ Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn. 
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng 
Hát
Học sinh kể tên 
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 43 : Rễ cây. 

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 5 tuan 21.doc