Giáo án Thứ 5 Tuần 27 Lớp 3

Giáo án Thứ 5 Tuần 27 Lớp 3

Thể dục Bài 54 : Ôn bài thể dục phát triển chung Trò chơi : Hoàng Anh - Hoàng Yến

 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh

-Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa.Yêu cầu thuộc bài và biết cách thực hiện được các động tác ở mức tương đối chính xác.

-Trò chơi Hoàng Anh-Hoàng Yến.Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.

 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm : Sân trường . 1 còi .Mỗi HS 2 hoa

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 5 Tuần 27 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27	Thứ Năm, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa.Yêu cầu thuộc bài và biết cách thực hiện được các động tác ở mức tương đối chính xác. 
-Trò chơi Hoàng Anh-Hoàng Yến.Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi .Mỗi HS 2 hoa
 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Khởi động
Trò chơi : Làm theo hiệu lệnh
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
II/ CƠ BẢN:
a.Ôn bài TD phát triển chung với hoa
GV hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
Nhận xét
*Đồng diễn bài TD với hoa
Nhận xét Tuyên dương
*Các tổ thi trình diễn bài TD 
Nhận xét Tuyên dương
b.Trò chơi : Hoàng Anh-Hoàng Yến
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
Thành vòng tròn,đi thườngbước Thôi
HS vừa đi vừa hít thở sâu
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
 Về nhà luyện tập bài TD phát triển chung
 5p
 27p
19p
 8p
 4p
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình học tập
* * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
* * * * * * *
 * * * * * * *
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Tuần : 27	Thứ Năm
Tiết : 	 Lớp 3
Tập viết
Ôn tập - Kiểm tra Tập đọc và 
Học thuộc lòng Tiết 6 
I/ Mục tiêu : 
Kiểm tra lấy điểm Học thuộc lòng :
Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng : 
Học sinh học thuộc lòng các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26. 
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu : 
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
Luyện bài tập chính tả:
Luyện viết đúng các chữ có âm,vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ( r/d/gi ; l/n ; uôt/uôc ; ât/âc ; iêt/iêc ; ai/ay )
II/ Chuẩn bị :
GV : phiếu viết tên từng bài tập đọc, 3 phiếu viết nội dung bài tập 2.
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên giới thiệu nội dung: Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của HK2.
Ghi bảng. 
Hoạt động 1: Kiểm tra Tập đọc ( 20’ )
Mục tiêu : Học sinh học thuộc lòng các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc 
Phương pháp : thực hành 
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
Giáo viên cho điểm từng học sinh
Hoạt động 2: Luyện bài tập chính tả ( 17’ )
Mục tiêu: Luyện viết đúng các chữ có âm,vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ( r/d/gi ; l/n ; uôt/uôc ; ât/âc ; iêt/iêc ; ai/ay )
Phương pháp : thi đua, thực hành 
Bài 1 :
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu .
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Chim gõ kiến nổi mõ
Gà rừng gọi vòng quanh
Sáng rồi, đừng ngủ nữa
Nào, đi hội rừng xanh !
Tre, trúc thổi nhạc sáo
Khe suối gảy nhạc đàn
Cây rủ nhau thay áo
Khoác bao màu tươi non.
Bài 2 :
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu .
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Tôi đi qua đình. Trời rét đậm, rét buốt. Nhìn thấy cây nêu ngất ngưởng trụi lá trước sân đình, tôi tính thầm: “A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu !” Nhà nào khá giả lại gói bánh chưng. Nhà tôi thì không biết Tết hạ cây nêu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng vào đám. Tôi bấm đốt tay: mười một hôm nữa.
Hát
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh )
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi 
Học sinh theo dõi và nhận xét
Viết tiếp để hoàn chỉnh hai khổ thơ trong bài Ngày hội rừng xanh:
Điền chữ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh đọc bài diễn cảm.
Tuần : 27	Thứ Năm
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
Luyện tập 
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh :
Củng cố về cách đọc, viết các số có năm chữ số ( trong năm chữ số đó có chữ số là chữ số 0 )
Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có năm chữ số
Củng cố các phép tính với số có bốn chữ số.
Kĩ năng: học sinh tính nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Các số có năm chữ số ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập chung ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành : ( 33’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh biết học sinh đọc, viết các số có năm chữ số, nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có năm chữ số nhanh, chính xác.
Củng cố các phép tính với số có bốn chữ số
Phương pháp: thi đua, trò chơi 
Bài 1: Viết (theo mẫu): 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình 
Viết số
Đọc số 
26 403
Hai mươi nghìn sáu trăm linh ba
21 600
Hai mươi mốt nghìn sáu trăm 
89 013
Tám mươi chín nghìn không trăm mười ba
89 003
Tám mươi chín nghìn không trăm linh ba
98 010
Chín mươi tám nghìn không trăm mười 
Bài 2: Viết (theo mẫu): 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình 
Đọc số 
Viết số
Năm mươi ba nghìn bốn trăm hai mươi 
53 420
Năm mươi ba nghìn bốn trăm
53 400
Năm mươi ba nghìn
53 000
Năm mươi sáu nghìn không trăm mười 
56 010 
Chín mươi nghìn không trăm linh chín 
90 009
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh quan sát tia số trong bài và hỏi:
+ Vạch đầu tiên trên tia số tương ứng với số nào ?
+ Vạch thứ hai trên tia số tương ứng với số nào ?
+ Vậy hai vạch liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình 
Hát
HS nêu 
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
Cá nhân
HS nêu 
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
Cá nhân
Học sinh nêu
Vạch đầu tiên trên tia số tương ứng với số 81 000
Vạch thứ hai trên tia số tương ứng với số 82 000
Vậy hai vạch liền nhau trên tia số hơn kém nhau 1000 đơn vị
Học sinh làm bài
Cá nhân 
83 000
81 000
82 000
85 000
84 000
86 000
88 000
87 000
Bài 4: Tính nhẩm: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
5000 + 100 
7400 – 400 
2000 x 3 + 600 
8000 : 2 + 2000 
= 510
= 70000
= 6600
= 6000
6000 – (5000 – 1000) 
6000 – 5000 + 1000 
7000 – 3000 x 2 
(7000 – 3000) x 2 
= 2000
= 2000
= 8000
= 8000
HS nêu 
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Kiểm tra định kì Học kì 1 
Tuần : 27	Thứ Năm
Tiết : 	 Lớp 3
Tự nhiên xã hội 
Bài 52 : Thú 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết:
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
Vẽ và tô màu một loài thú nhà mà học sinh ưa thích.
Kĩ năng : HS nêu được ích lợi của các loài thú nhà.
Thái độ : HS biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ thú nuôi trong nhà.
GDBVMT : HS biết môi trường sống của động vật, các loài động vật có lợi có hai. Nêu được cách bảo vệ môi trường sống và các động vật quý hiếm (liên hệ)
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trang 104, 105 trong SGK, sưu tầm các tranh ảnh về các loài thú nhà. 
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ: Chim ( 4’ )
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Thú (1’)
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận ( 7’ )
Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các loài thú nhà trong SGK trang 104, 105 và tranh ảnh các loài thú sưu tầm được, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: 
+ Chỉ và nói tên các con vật có trong hình. 
+ Chỉ và nêu rõ từng bộ phận bên ngoài cơ thể của mỗi con vật
+ Nêu đặc điểm giống và khác nhau của các con vật này.
+ Trong số các con thú nhà đó, con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp ; con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm ; con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao ?
+ Chúng đẻ con hay đẻ trứng ?
+ Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì ?
+ Thú có xương sống không ?
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con.
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận. 
Cả lớp rút ra đặc điểm chung của thú.
Kết luận: Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. Thú là loài vật có xương sống.
 Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp ( 7’ ) 
Mục tiêu: Nêu được ích lợi của các loài thú nhà.
Phương pháp : thực hành, thảo luận 
Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Kể tên một số loài thú nuôi mà em biết.
+ Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như: lợn, trâu, bò, chó, mèo,
+ Ở nhà có em nào nuôi một vài loài thú nhà không? Em đã tham gia chăm sóc hay chăn thả chúng không? Em thường cho chúng ăn gì ?
+ Người ta nuôi thú làm gì ? 
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Nhận xét, tuyên dương 
Kết luận + GDBVMT : Như ở MT
Lợn là vật nuôi chính của nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân lợn được dùng để bón ruộng.
Trâu, bò được dùng để kéo cày, kéo xe, Phân trâu, bò được dùng để bón ruộng.
Bò còn được nuôi để lấy thịt, lấy sữa. Các sản phẩm của sữa bò như bơ, pho-mát cùng với thịt bò là những thức ăn ngon và bổ, cung cấp các chất đạm, chất béo cho cơ thể con người.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân ( 7’ ) 
Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một loài thú nhà mà học sinh ưa thích 
Phương pháp: thực hành 
Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận, chọn 1 con vật cả nhóm yêu thích vẽ tranh, tô màu và chú thích các bộ phận cơ thể của con vật đó.
Giáo viên cho các nhóm dán hình vẽ lên bảng, cử đại diện giới thiệu về con vật mà nhóm đã vẽ.
Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, tuyên dương các nhóm làm tốt, kết luận nhóm nào vẽ đúng, vẽ đẹp, vẽ nhanh.
Giáo viên hỏi:
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thú nuôi ?
Giáo viên giáo dục tư tưởng: Để bảo vệ thú nuôi, chúng ta cần cho thú ăn đầy đủ, làm chuồng trại phù hợp, chăm sóc thú để không bị bệnh, lai tạo ra giống mới
Hát
Học sinh nêu 
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và trả lời 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận, chọn 1 con vật vẽ tranh, tô màu và chú thích 
Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và trả lời 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 55: Thú ( tiếp theo ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 5.doc