Giáo án Thứ 6 Tuần 26 Lớp 3

Giáo án Thứ 6 Tuần 26 Lớp 3

Chính tả

Rước đèn ông sao

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.

2. Kĩ năng: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Rước đèn ông sao. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.

- Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi hoặc ên/ênh.

3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

II/ Chuẩn bị :GV : bảng phụ viết bài Hội đua voi ở Tây Nguyên

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 6 Tuần 26 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26	Thứ sáu, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .	
Tiết : 	 Lớp 3
Âm nhạc
( Giáo viên chuyên dạy )
Tuần : 26	Thứ sáu
Tiết : 	 Lớp 3
Chính tả
Rước đèn ông sao
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.
Kĩ năng: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Rước đèn ông sao. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi hoặc ên/ênh.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị :GV : bảng phụ viết bài Hội đua voi ở Tây Nguyên
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ: cao lênh khênh, bện dây, bến tàu, bập bênh.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe-viết 
Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Rước đèn ông sao
Phương pháp: vấn đáp, thực hành 
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
+ Đoạn văn tả gì ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: mâm cỗ nhỏ, quả bười, quả ổi.
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết 
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. 
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. 
Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu)
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả ( 10’ )
Mục tiêu: giúp học sinh làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi hoặc ên/ênh
Phương pháp : thực hành 
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Bắt đầu bằng r
Bắt đầu bằng d
Bắt đầu bằng gi
Rổ, rá, rựa, rương, rùa, rắn, rết,
Dao, dây, dê, dế, dù, dùi, 
Giường, giá sách, giáo mác, áo giáp, giày, giẻ, gián, giun,
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Âm đầu
Vần 
b
đ
l
m
r
s
t
ên 
Bền, bển, bến, bện 
Đền, đến 
Lênh 
Mền, mến 
Rên, rền rĩ 
Sên 
Tên 
ênh 
Bênh, bệnh 
Lệnh 
Mệnh (lệnh)
Sểnh 
( ra )
(nhẹ) tênh 
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
( 24’ )
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc. 
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn có 4 câu 
Những chữ đầu mỗi câu, đầu đoạn, tên bài, tên riêng Tết Trung thu, Tâm.
Đoạn văn tả mâm cỗ đón Tết Trung thu của Tâm.
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS viết bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Tìm và viết tiếp vào chỗ trống tên các đồ vật, con vật:
Viết vào bảng sau những tiếng có nghĩa mang vần ên hoặc ênh:
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tuần : 26	Thứ sáu
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
Kiểm tra định kì giữa học kì 2
I/ Mục tiêu : 
Xác định số liền trước hoặc liền sau của số có bốn chữ số ; xác định số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm có bốn số, mỗi số có đến bốn chữ số. Tự đặt tính rồi thực hiện cộng, trừ các số có bốn chữ số có nhớ hai lần không liên tiếp, nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
Đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo ; xác định một ngày nào đó trong một tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ.
Nhận ra số góc vuông trong một hình. Giải bài toán có hai phép tính.
II. Đề thi do trường thống nhấtTuần : 26	Thứ sáu
Tiết : 	 Lớp 3
Tập làm văn
Kể về một ngày hội
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Kể về một ngày hội.
Kĩ năng: Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý – lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến.
 II/ Chuẩn bị :
GV : Tranh lễ hội trong SGK, bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý. 
HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Kể về lễ hội
Hai học sinh tiếp nối nhau dựa vào hai bức ảnh minh hoạ để tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội
Nhận xét 
Bài mới :
Giới thiệu bài: Kể về một ngày hội ( 1’ )
Giáo viên giới thiệu: trong giờ tập làm văn hôm nay, các em sẽ dựa vào các gợi ý để kể về một ngày hội mà em biết.
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh kể ( 20’ )
Mục tiêu: kể về một ngày hội theo các gợi ý – lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội
Phương pháp : thực hành 
Bài 1:
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý của bài tập.
Giáo viên hướng dẫn: bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể vềmột lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội. Các em hãy suy nghĩ về những ngày hội mà các em đã được tham gia hoặc được biết qua ti vi, sách báo và nêu tên ngày hội đó.
Giáo viên viết lên bảng câu hỏi:
+ Em chọn kể về ngày hội nào ?
+ Hội được tổ chức ở đâu ? Vào thời gian nào ?
+ Mọi người đi xem hội như thế nào ?
+ Diễn biến của ngày hội, những trò vui được tổ chức trong ngày hội ? Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ gợi ý cho học sinh:
+ Mở đầu hội có hoạt động gì ? 
+ Những trò vui gì được tổ chức trong ngày hội ?
+ Em có cảm tưởng như thế nào về ngày hội đó ?
Giáo viên: gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh tả lại quang cảnh lễ hội cho bạn bên cạnh nghe. 
Giáo viên cho học sinh thi kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung một lễ hội.
Giáo viên và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh và mỗi nhóm về lời kể, cách diễn đạt. 
Hoạt động 2: Thực hành ( 20’ )
Mục tiêu: giúp học sinh viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
Phương pháp: thực hành 
Bài 2:
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên nhắc học sinh chú ý: chỉ viết những điều các em vừa kể về những trò vui trong ngày hội. Khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng.
Cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay
Hát
Học sinh tiếp nối nhau kể lại 
Học sinh đọc 
2 học sinh đọc
Học sinh lắng nghe. 
Học sinh kể: hội Lim, hội chùa Hương, hội đền Sóc, đền Gióng, chùa Thầy, hội khoẻ Phù Đổng, hội vật, hội chọi trâu, hội đua thuyền, hội rước đèn Trung thu
Học sinh cần nêu địa điểm và thời gian của lễ hội. Ví dụ: Đây là cảnh chơi đu ở làng quê, trò chơi được tổ chức trước sân đình vào dịp đầu xuân năm mới.
Đến ngày hội, mọi người ở khắp nơi đổ về làng Lim / Mọi người nườm nượp đổ về lễ Phật, ngắm cảnh / Mọi người đến xem chơi đu rất đông. Họ đứng chen nhau, người nào cũng mặc quần áo đẹp. Tất cả đều chăm chú nhìn lên cây đu.
Hội bắt đầu bằng những hồi trống dóng dả của những tay trống lực lưỡng.
Trong hội có rất nhiều trò vui như đánh đu, vật, bắt cá, đánh cờ, hát quan họ, đua thuyền,
Em cảm thấy rất vui / Em thấy thích ngày hội này, năm sau em sẽ lại đến hội chơi / Em mong chờ sớm đến ngày hội sang năm vì hội vui quá.
Học sinh tả theo cặp 
Học sinh lần lượt kể trước lớp
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về những trò vui trong một ngày hội mà em biết.
Học sinh làm bài
Cá nhân 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập giữa học kì 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 6.doc