Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 29

Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 29

Chiều

Tiết 1,2,3 THỦ CÔNG

2C, 2A, 2B Làm vòng đeo tay (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Biết cách làm vòng đeo tay.

- HS làm được vòng đeo tay, các nan làm vòng tương đối đều nhau, dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay, các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều.

- Với HS khéo tay: Làm được vòng đeo tay, các nan đều nhau, các nếp gấp phẳng, vòng đeo tay có màu sắc đệp.

II. Chuẩn bị:

 Mẫu vòng đeo tay bằng giấy; giấy kéo, hồ dán.

 Tranh quy trình làm vòng đeo tay.

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 29
 Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012
Chiều
Tiết 1,2,3 Thủ công 
2C, 2A, 2B Làm vòng đeo tay (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách làm vòng đeo tay.
- HS làm được vòng đeo tay, các nan làm vòng tương đối đều nhau, dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay, các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều.
- Với HS khéo tay: Làm được vòng đeo tay, các nan đều nhau, các nếp gấp phẳng, vòng đeo tay có màu sắc đệp..
II. Chuẩn bị:
 Mẫu vòng đeo tay bằng giấy; giấy kéo, hồ dán...
 Tranh quy trình làm vòng đeo tay.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Tiết trước học bài gì?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Quan sát, nhận xét.
- Cho HS quan sát mẫu.
- Vòng đeo tay được làm bằng gì?
- Vòng đeo tay có mấy màu?
b. Hướng dẫn cách làm.
- GV treo tranh quy trình các bước làm vòng đeo tay.
- GV làm mẫu và hướng dẫn cách làm:
Bước 1: Cắt các nan giấy
Bước 2: Dán các nan giấy
Bươc 3: Gấp các nan giấy.
Bước 4:Làm hoàn chỉnh vòng đeo tay
- Gv gọi HS nhắc lại quy trình làm vòng đeo tay.
 Nhận xeta, bổ sung
c. Thực hành.
- GV cho HS thực hành làm vòng đeo tay.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS quan sát, nhận xét.
- Vòng đeo tay được làm bằng giấy.
- Có hai màu: Xanh, đỏ.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi, hiểu cách làm.
- 2-3 HS khá giỏi nêu, nhận xét.
- HS thực hành trên giấy nháp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
______________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 3 tháng năm 2012
 Sáng
Tiết 1,4 Thủ công
3B, 3A Làm đồng hồ để bàn (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Biết cách làm đồng hồ để bàn.
- Làm được đồng hồ để bàn, đồng hồ tương đối cân đối.
- Với HS khéo tay: Làm được đồng hồ để bàn, đồng hồ cân đối, đồng hồ trang trí đẹp.
II. Chuẩn bị:
 Mẫu đồng hồ để bàn bằng giấy; giấy kéo, hồ dán...
 Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. HS thực hành làm đồng hồ để bàn.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
 Nhận xét, bổ sung
- GV cho HS thực hành.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Cho HS trưng bày sản phẩm
- GV cho HS nhận xét chéo nhau.
 Nhận xét, bổ sung
- Tuyên dương một số em có sản phẩm làm đẹp.
 Bước 1: Cắt giấy.
Bước 2: Làm các bộ phận.
 +Làm khung
 +Làm mặt đồng hồ và cắt dán các kim.
Bước 3: Làm thành đồng hồ.
- HS thực hành hoàn thành sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn.
- HS đổi chéo sản phẩm, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
Tiết 2,3 Kỹ thuật
4A, 4C Lắp cái đu (tiết 2)
 (Đã soạn vào sáng thứ ba tuần 28)
 --------------------------------------------------------------------------------
Chiều
Tiết 1 Kỹ thuật
4B Lắp cái đu (tiết 2)
 (Đã soạn dạy vào sáng thứ ba)
 --------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2,3 Kỹ thuật 
4A, 4C Lắp xe nôi (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được xe nôi theo mẫu xe chuyển động được.
- Với HS khéo tay: lắp được xe nôi theo mẫu, lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
II. Chuẩn bị.
- Mẫu xe nôi lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- Cho HS quan sát xe nôi đã được lắp sẵn.
+ Để lắp được xe nôi cần bao nhiêu bộ phận?
+ Xe nôi dùng để làm gì?
 Nhận xét, đánh giá
c. Hoạt độnh 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV hướng dẫn HS chọn chi tiết theo SGK.
- GV hướng dẫn HS lắp từng bộ phận.
- Hướng dẫn HS thao tác các chi tiết.
- GV theo dõi, nhắc nhở giúp đỡ HSY.
- Hướng dẫn HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp.
- Tuyên dương một số em lắp nhanh, đúng.
- HS quan sát.
- 5 bộ phận, tay kéo, ...
- Dùng cho các em bé.
- HS theo dõi chọn cùng GV.
- HS theo dõi lắp theo GV.
- HS tự làm.
- HS làm cùng GV.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem bài.
______________________________________________________________________
 Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2012
Sáng
Tiết 1,2,3,4 Kỹ thuật
5D, 5C, 5B, 5A Lắp rô-bốt (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Chọn đủ số lượng các chi tiết lắp rô - bốt.
- Biết cách lấưp và lắp được rô -bốt theo mẫu, rô - bốt lắp được tương đối chắc chắn.
- Với HS khéo tay: lắp được rô - bốt theo mẫu, rô - bốt lắp được chắc chắn, tay rô - bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II. Chuẩn bị.
- Mẫu rô - bốt lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
- GV nêu tác dụng của rô - bốt trong thực tế.
HĐ 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu rô - bốt đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận.
+ Để lắp được rô - bốt em cần phải lắp mấy bộ phận? 
+ Hãy kể tên các bộ phận đó?
HĐ 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a. Hướng dẫn chọn chi tiết
- GV gọi 1, 2 HS lên chọn gọi tên đủ từng chi tiết theo SGK và xếp vào nắp hộp.
- GV nhận xét, bổ sung.
b. Lắp từng bộ phận.
- Lắp chân rô - bốt H2 SGK.
- Cả lớp quan sát và bổ sung bước lắp.
* Lắp thân rô- bốt H3 SGK
- Gọi 1 HS lên bảng trả lời và lắp thân rô- bốt.
* Lắp đầu rô-bốt H4 SGK.
* Lắp các bộ phận khác.
- Lắp tay rô-bốt H5a SGK.
- Lắp ăng ten H5b SGK.
- Lắp trục bánh xe H5 c SGK.
c. Lắp ráp rô-bốt H1 SGK.
- GV hướng dẫn lắp ráp rô-bốt theo các bước SGK.
- HS quan sát.
6 bộ phậnchân, thân, đầu, tay, ăng ten, trục bánh xe.
HS chú ý quan sát và bổ sung cho bạn.
HS quan sát H2 SGK.
Gọi HS lắp mặt trước của chân rô-bốt.
HS quan sát H3 SGK.
HS theo dõi.
HS quan sát H4 và trả lời câu hỏi.
HS lắp.
Các nhóm thực hành.
d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
- Các bước tiến hành như các tiết trên. 
* Lưu ý: Cuối giờ GV dặn HS mang túi hoặc hộp để cất giữ các bộ phận sẽ lắp ở tiết 2.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem SGK thực hành.
 -------------------------------------------------------------------------------
Chiều
Tiết 1 Thủ công
2D Làm vòng đeo tay (Tiết 1)
 (Đã soạn dạy vào chiều thứ hai)
 -------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2 Thủ công
3D Làm đồng hồ để bàn (Tiết 3)
 (Đã soạn dạy vào sáng thứ ba)
 -------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3 Thủ công
1D Cắt, dán hàng rào đơn giản (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Biết cách kẻ, cắt các nan giấy.
- Cắt được các nan giấy, các nan giấy tương đối đều nhau, đường cắt tương đối thẳng.
- Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản, hàng rào có thể chưa cân đối.
- Với HS khéo tay: Kẻ, cắt được các nan giấy đều nhau, dán được các nan giấy thành hình hàng rào ngay ngắn, cân đối, có thể kết hợp vẽ trang trí hàng rào.
II. Chuẩn bị:
 Giấy màu, kéo, hồ dán...
 Tranh quy trình cắt, dán hàng rào.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Gọi 2 HS nêu lại cách làm hàng rào đơn giản
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
- GV cho HS nêu lại quy trình cắt, dán hàng rào đơn giản.
- GV cho HS thực hành làm.
 Nhận xét, đánh giá.
- GV cho HS kiểm tra chéo nhau sản phẩm đã làm.
- GV gọi HS nhận xét bài của bạn.
 Nhận xét, bổ sung
- Tuyên dương một số em có sản phẩm làm đẹp.
- HS khá giỏi nêu, ví dụ:
+ 4 nan dọc, 2 nan ngang được sắp xếp cách đều nhau 1 ô.
+ Nan dọc đứng 1 ô và 6 ô nan ngang nằm 1 ô và 9 ô.
- HS thực hành.
- HS để sản phẩm lên bàn kiểm tra chéo nhau.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
______________________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012
Sáng
Tiết 1,3 Thủ công
1B, 1A Cắt, dán hàng rào đơn giản (Tiết 3)
 (Đã soạn dạy vào chiều thứ năm) 
______________________________________________________________________
Tiết 2,3 Kỹ thuật tăng
4A, 4C Lắp xe nôi 
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được xe nôi theo mẫu xe chuyển động được.
- Với HS khéo tay: lắp được xe nôi theo mẫu, lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
II. Chuẩn bị.
- Mẫu xe nôi lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài ôn:
* Ôn lý thuyết:
- Xe nôi cần bao nhiêu bộ phận?
- Xe nôi dùng để làm gì?
- Tổ chức cho HS chọn đủ các chi tiết theo SGK để lắp xe nôi.
- Mời 1-2 HS khá giỏi thao tác lắp từng bộ phận của xe nôi.
 GV theo dõi, uốn nắn.
* Tổ chức thực hành:
- Cho HS thực hành lắp các bộ phận của xe nôi.
 GV quan sát, uốn nắn.
- Tổ chức trưng bày sản phẩm.
 Nhận xét, tuyên dương
- Tổ chức cho HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp.
- Xe nôi có 5 bộ phận, tay kéo, ...
- Dùng cho các em bé.
- HS theo dõi chọn cùng GV.
- 1-2 HS thực hành, lớp quan sát.
- HS thực hành cá nhân
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn.
- HS tháo các chi tiết và xếp chúng vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem bài.
Tiết 4 Kỹ thuật tăng
 5A 
 Thực hành lắp rô- bốt
I. Mục tiêu:
- Chọn đủ số lượng các chi tiết lắp rô - bốt.
- Biết cách lấưp và lắp được rô -bốt theo mẫu, rô - bốt lắp được tương đối chắc chắn.
- Với HS khéo tay: lắp được rô - bốt theo mẫu, rô - bốt lắp được chắc chắn, tay rô - bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II. Chuẩn bị.
- Mẫu rô - bốt lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
* Ôn lý thuyết.
- Để lắp được rô - bốt em cần phải lắp mấy bộ phận? 
- Hãy kể tên các bộ phận đó?
- Cho HS chọn đủ các chi tiết để lắp rô- bốt và xếp vào nắp hộp.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Cho HS nhắc lại cách lắp từng bộ phận và cách lắp ráp rô- bốt.
- Cho HS nhắc lại cách lắp ráp rô-bốt theo các bước SGK.
* Tổ chức cho HS thực hành.
- Cho HS thực hành lắp rô - bốt theo nhóm.
 GV theo dõi, uốn nắn.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
 Nhận xét, tuyên dương. 
- Tổ chức cho HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
- 6 bộ phận chân, thân, đầu, tay, ăng ten, trục bánh xe.
- HS thực hành chọn chi tiết.
- Lắp chân rô - bố
- Lắp thân rô- bốt
- Lắp đầu rô-bốt 
- Lắp các bộ phận khác.
- Lắp ráp rô-bốt
- 1-2 HS khá giỏi nhắc lại, nhận xét.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn.
- HS thực hành tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem SGK thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc