I.Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hởng của phơng ngữ: Ngự giá, Thăng Long, Hà Nội, quân lính, mây, la hét, náo động, leo lẻo.
- Ngắt nghỉ hơi đằng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, bớc đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn luyện.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đôi, tức cảnh, chỉnh.
- Hiểu đợc nội dung: Câu chuyện ca nngợi Cao Bá Quát là ngời từ nhỏ đã thể hiện t chất thông minh, giỏi đối đáp.
Tuần 24 Thứ hai ngày 27 tháng 02 năm 2006 Tập đọc - Kể chuyện Đối đáp với vua I.Mục tiêu: A. Tập đọc: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Ngự giá, Thăng Long, Hà Nội, quân lính, mây, la hét, náo động, leo lẻo. - Ngắt nghỉ hơi đằng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn luyện. 2. Đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đôi, tức cảnh, chỉnh. - Hiểu được nội dung: Câu chuyện ca nngợi Cao Bá Quát là người từ nhỏ đã thể hiện tư chất thông minh, giỏi đối đáp. B. Kể chuyện: - Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự nội dung truyện. Dựa vào tranh kể nội dung chuyện. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn C. Giáo dục: Ham học môn học, mạnh dạn, tự tin. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện - bảng phụ ghi sẵn nội dung hướng dẫn luyện đọc. III. Trọng tâm : Đọc trôi chảy toàn bài: kể lạiđược câu chuyện. IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung "Chương trình xiếc đặc sắc". - 3 Học sinh thực hiện yêu cầu C. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài: trong bài tập đọc hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về 1 danh nhân đất Việt lúc nhỏ - đó là Cao Bá Quát. ghi bảng đầu tiên - Nghe giới thiệu 2. Luyện đọc: a. Đọc mẫu: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài b. Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó. - Yêu cầu học sinh tiếp nối đọc từng câu trong bài. - Học sinh luyện đọc từng câu cho đến hết bài. c. Hướng dẫn đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ. - Yêu cầu 4 học sinh đọc bài theo đoạn - 4 Học sinh nối tiếp đọc bài. - 1 Học sinh khác đọc đoạn 1 - Câu chuyện nhắc đến vị vua nào? Em biết gì vè vị vua đó? - Nhắc đến vua Minh Mạng, Ông sinh năm 1791, mất năm 1840 là vị vua thứ 2 của triều Nguyễn - Thế nào là: Vua ngự giá ra thăng Long? - Tức là vua ngồi xe, hoặc ngnồi kiệu ra Thăng Long. - Xe của vua đi được gọi là gì? - Là xa giá - Hướng dẫn cách ngắt đoạn, ngắt giọng. - * Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2: - 1 Học sinh đọc - Chú ý cách ngắt gọng * Đoạn 3: - 1 Học sinh đọc trước lớp, lớp theo dõi - Vua ra lệnh gì cho Cao Bá Quát. - Vua lệng cho Cao Bá Quát phải đối lại vế đối cuẩ nhà vua. - Ngày xưa, để thử tài 1 người, người ta thường ra vế đối yêu cầu bên kia đối lại. " Tức cảnh" là thấy cảnh mà nảy ra cảm xúc, nảy ra thơ văn. - Yêu cầu học sinh đọc 2 câu đối trong bài. - 2 đến 3 học sinh đọc. * Đoạn 4: - Yêu cầu học sinh cách ngắt nghỉ. - Học sinh đọc c. Luyện đọc theo nhóm: - Chia lớp thành các nhóm 4 học sinh. - Có thể chia đôi đoạn 3 cho 2 học sinh đọc d. Đọc trước lớp - Gọi 1 nhóm học sinh bất kỳ - Nhóm học sinh đọc bài trước lớp e. Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh đoạn 3. - Học sinh đọc với giọng vừa phải. 3. Tìm hiểu bài. - Gọi 1 học sinh đọc lại cả bài. - 1 học sinh đọc trước lớp, lớp đọc thầm. - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1. - Học sinh đọc. - Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? - Ngắm cảnh ở Hồ Tây. - Học sinh đọc thầm đoạn 2. - Cao Bá Quát mong muốn điều gì? - Mong muốn được nhìn rõ mặt vua - Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó - Cậu đã nghĩ ra 1 cách là gây chuyện náo động, ầm ĩ ở Hồ Tây. Cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm làm quân sĩ hoảng túm vào bắt chói cậu - Yêu cầu học sinh đọc tiếp đoạn 3,4. - Học sinh đọc thành tiếng. -Vì sao nhà vua bắt Cao Bá Qoát đối? - Vì sao cậu Bá Quát tự xưng là học trò, nên nhà vua muốn thử tài cậu, cho cậu cơ hội chuộc lỗi. - Vua ra vế đối như thế nào? - Vua ra vế đối. Nước trong leo lẻo cá đớp cá. - Cao Bá Quát đối lại như thế nào - Cao Bá Quát đối là: Trời nắng chang chang người chói người - Giáo viên viết câu đối lên bảng giải thích - Qua nội dung tìm hiểu, em cho biết câu chuyện cho ta thấy điều gì? - Câu chuyện cho thấy sự thông minh tài đối đáp bản lĩnh cao của Cao Bá Quát. - Cao Bá Quát là người từ nhỏ đã nổi tíng thông minh, hay chữ có tài đối đáp và rất có bản lnĩh. -4. Luyện đọc lại bài - Giáo viên đọc mẫu đoạn 3,4. - Học sinh theo dõi bài đọc mẫu. - Đoạn 3 nói lên điều gì? - Vua thử tài Cao Bã Quát, sự đối đáp thông minh, nhanh trí của Cao Bá Quát. - Vậy khi đọc đoạn này, các em cần chú ý nhấn giọng các từ ngữ gợi lả sự gây cấncủa cuộc thử tài sự thông minh của Cao Bá Quát: Ra lệnh, Phải đối được thì mới tha, tức cảnh, leo leo, cá đớp cá, đối lại luôn chang chang, người chói người, cứng cỏi, chỉnh, nhanh trí, thông minh. - Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 3,4. - 2 học sinh ngồi cạnh nhau lần lượt đọc cho nhau nghe. - Gọi 2 đến 3 học sinh thi đọc bài trước lớp. - Thi đọc, học sinh khác bình chọn bạn đọc bài hay nhất. - Nhận xét phần đọc bài của học sinh kể chuyện. 1. xác định yêu cầu của đề - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu phần kể chuyện trang 51. Sách giáo khoa. - 1 học sinh đọc bài, lớp theo dõi 2. Hướng dẫn kể chuyện * Sắp xếp tranh. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và ghi thứ tự đã sắp xếp ra nháp. - - Làm việc cá nhân. - Học sinh nêu đáp án đúng: 3, 1, 2, 4. * Kể mẫu - Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện trước lớp - 4 học sinh kể. * Kể theo nhóm. - Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh kể lại câu chuyện cho nhau nghe. - Làm việc theo cặp. * Kể trước lớp: - Giáo viên gọi 2 đến 3 học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp - Học sinh kể - Bình chọn học sinh kể hay nhất. d. Củng cố - dặn dò. - Giáo viên nêu 1, 2 câu tục ngữ có 2 đối vế nhau yêu cầu học sinh tìm thêm - Học sinh tìm - Nhận xét - dăn dò Toán Luyện tập I. Mục đích: Giúp học sinh: - Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải toán có một, hai phép tính - Vận dụng vào giải toán - Giáo dục ham học môn học II. Chuẩn bị: Giáo viên: hệ thống bài tập Học sinh: vở ghi toán III. Trọng tâm: Rèn kỹ năng thực hiện phép chia IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A.ổn định tổ chức - Hát B. Kiểm tra bài cũ - 2 học sinh làm bài 2,3 - 2 học sinh làm bài - Nhận xét cho điểm C. Dạy - học bài mới. 1. Giới thiệu bài. Trong tiết toán này chúng ta tiếp tục học về cách thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. - Nghe giới thiệu. Ghi bảng tên bài 2. Luyện tập. Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh đặt tính rồi tính. - Học sinh nhận xét - Con có nhận xét gì về các phép chia - Từ lần chia thứ hai, nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 ở thương rồi mới thực hiện tiếp. Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - 1 học sinh đọc. - Muốn tìm thừa số chưa biết trong 1 tích ta làm thế nào? - Lấy tích chia cho thừa số đã biết - Học sinh tính. a, X x 7 = 2.107 b, 8 x X = 1.640 X = 2.107 : 7 X = 1.640 :8 X = 301 X = 205 c. X x 9 = 2763 X = 2763 : 9 X = 307. - Nhận xét cho điểm. Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - 1 học sinh đọc - Bài toán cho biết gì? - Có 2.024 kg gạo - Đã bán 1 số gạo. 4 - bài toán yêu cầu tìm gì? - Số gạo còn lại -Giáo viên hướng dẫn. - Học sịnh giải Số kg gạo đã bán . 2.024 : 4 = 506 (kg) Số kg gạo còn lại là. 2.024 - 506 = 1.518 (kg) Đáp số: 1.518 kg gại Bài 4: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - 1 học sinh đọc. - Giáo viên giải thích làm mẫu: 6.000 : 2 = ? Nhẩm: 6 nghìn: : 2 = 3 nghìn Vậy: 6.000 : 2 = 3.000 - Học sinh làm. 6.000 : 2 = 3.000 8.000 :4 = 2.000 9.000 : 3 = 3.000 - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng. D. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. + Khen + Phê. - Dặn dò: Bài tập về nhà, tiết 116. Thứ ba ngày 28/ 2/ 2006 Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính. - Rèn luyện kỹ năng giải bài toán có 2 phép tính - Giáo dục ham học môn học. II. Chuẩn bị: - Hệ thống bài luyện tập III. Trọng tâm: Rèn kỹ năng giải tính. IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu A. ổn định tổ chức - Hát B. Kiểm tra bài cũ: - 2 học sinh thực hiện bài tiết trước - 2 học sinh làm bài C. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giáo viên giớ thiệu - ghi bảng - Nghe giới thiệu 2. Luyện tập. Bài 1. Giáo viên yêu cầu - Đặt tính rồi tính theo từng nhóm. - Con có nhận xét gì về 2 phép tính trong mỗi phần? - Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia. Bài 2: Giáo viên yêu cầu - 2 học sinh làm bảng phần a,b lớp làm bảng con phần c,d. Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề bài - 1 học sinh đọc. - bài toán cho biết gì? - Có 5 thùng, mỗi thùng đựng 306 quyển số sách chia đều 9 thư viện. - Bài toán hỏi gì? - Mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách? - Muốn biết mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách phải biết gì? - Phải biết có tất cả bao nhiêu quyển sách. - Học sinh làm bài - Nhận xét cho điểm Bài 4: Học sinh đọc đề bài - 1 học sinh đọc. - Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta phải biết gì? - Biết chiều dài, chiều rộng. - Chiều nào chưa biết. - Chiều dài - Học sinh làm bài - Nhận xét D. Nhận xét - dặn dò. - Nhận xét tiét học - Dặn chuẩu bị tiết sau. Đạo đức Tôn trọng đám tang (tiếp) I. Mục tiêu: 1 học sinh hiểu: Tôn trọng đám tang là không làm gì súc phạm đến tang lễ, chôn cất người đã khuất 2. Học sinh biết ứng sử đúng khi gặp đám tang. 3. Học sinh biết tôn trọng đám tang, vả thông với những đau khổ của những gia đình có người vừa mất. II. Tài liệu và phương tiện - Vở bài tập Đạo đức - Phiếu cho hoạt động 2, the xanh, đỏ, vàng III. trọng tâm: Hiểu và làm theo chuẩn mực Đạo đức IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. A. ổn định tổ chức. - Hát. B. khiểm tra bài cũ Giáo viên hỏi về hoạt động 2 của tiết 1. - Học sinh trả lời C. Dạy - học bài mới. Hoạt động 1: bày tỏ ý kiến - Học sinh đọc các ý kiến - 3 nhóm thảo luận - đưa ra ý kiến thảo luận Chốt: Tán thành b,c ; không tán thành a. Học sinh giơ thẻ Hoạt động2: Xử lý tình huống. - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm - Các nhóm thảo luận, nêu cách ứng sử tình huống. a. Không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ, cười đùa nếu bạn nhìn thấy em, em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn. Nếu có thể em nên đi cùng bạn 1 đoạn đường b. Không nên chạy nhảy cười đùa, vặn to đài, ti vi, chạy sang xem, chỉ trỏ. c. Em nên hỏi thăm, chia buồn cùng bạn. d. Em khuyên ngăn ... nh lần lượt đọc cho nhau nghe. Học sinh khác nhận xét - Thi đọc bài trước lớp - Học sinh thi đọc, bình chọn bạn đọc hay - Giáo viên nhận xét Kể chuyện 1. Xác định yêu cầu Giáo viên: Trong bài kể chuyện hôm nay các em sẽ dựa vào vào các câu gợi ý, nhớ lại nội dung của bài đọc để kể lại từng đoạn câu chuyện hội vật - Nghe nhiệm vụ - Đọc thầm gợi ý 2. Kể mẫu: - Gọi 5 học sinh kể 5 đoạn trước lớp. - Học sinh kể trước lớp, lớp theo dõi nhận xét - Giáo viên nhận xét 3. Kể theo nhóm. - Chia lớp thành các nhóm5 học sinh yêu cầu tiếp nối nhau kể. - Học sinh tập thể, the dõi và nhận xét cho nhau. - Giáo viên tới từng nhóm nhận xét. 4. Kể trước lớp. - Gọi 2 học sinh thi kể tiếp nối câu chuyện - Thi kể câu chuyện trước lớp - Nhóm bình chọn học sinh kể hay nhất - Giáo viên nhận xét D. Củng cố - dặn dò: - Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về hội vật? - Học sinh phát biểu: + Hội vật rất vui + Hội vật rất tưng bừng + Hội vật thật gấp dẫn + Hội vật rất quen thuộc trong làng quê Việt nam + Thấy rất vui lạ, muốn được tận mắt chứng kiến - Nhận xét tiết học: + Khen + Phê - Về nhà: Kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Chuẩn bị bài sau Toán Thực hành xem đồng hồ (tiếp) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian) - Củng cố kỹ năng xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút) - Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc của học sinh. II. Đồ dùng dạy - học: - Mặt đồng hồ có ghi bằng số La Mã - Vở ghi toán. III. Trọng tâm: - Củng cố về biểu tượng thời gian. IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A. ổn định tổ chức - Hát B. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 học sinh đọc cho học sinh quay kim đồng hồ theo yêu cầu - Học sinh quay - Yêu cầu 2 học sinh làm bài tập tiết 120 - 2 học sinh làm bài + Nhận xét - cho điểm. C. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài - Trong giờ học này các em tiếp tục thực hành xem đồng hồ - Nghe giới thiệu - Ghi bảng tên bài 2. Hướng dẫn thực hành. Bài1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - 1 học sinh đọc - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Xem tranh rồi trả lời câu hỏi - Yêu câu 1 học sinh hỏi, 1 học sinh trả lời. - - Học sinh trả lời. a. Bạn An đi đến trường lúc 6 giờ 10 phút b. Bạn An đi đến trường lúc 7 giờ 13 phút c. Bạn An đang học bài lúc 10 giờ 24 phút. d. An ăn cơm chiều lúc 5 giờ 45 phút c. An xem truyền hình lúc 8 giờ 8 phút g. An đi ngủ lúc 9 giờ 55 phút - Sau mỗi lần trả lời giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về vị trí các kim của đồng hồ trong từng tranh * Thực hiện nói về các thời điểm làm việc của mình - Học sinh nói kết hợp quay đồng hồ đến các thời điểm đó. Bài 2: - Yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ A hỏi: đồng hồ A chỉ mấy giờ - Lúc 1 giờ 25 phút chiều còn được gọi là mấy giờ - Vậy ta nối đồng hồ A với đồng hồ nào - Chỉ 1 giờ 25 phút - 13 giờ 25 phút - A với I - Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại - Học sinh làm B - H ; C- K; D - M; E - N; G - L - 1 học sinh chữa bài - Lớp nhận xét - Giáo viên nhận xét chốt ý đúng Bai 3: - Yêu cầu học sinh quan sát 2 tranh phần a. - Học sinh quan sát - Bạn Hà bắt đầu đánh răng rửa mặt lúc mấy giờ? - Lúc 6 giờ - Bạn hà đánh răng và rửa mặt xong lúc mấy giờ? - Lúc 6 giờ 10 phút - Vậy bạn Hà đánh răng và rửa mặt trong bao nhêu phút - Học sinh tự làm các phần còn lại b. Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là 5 phút - c. Chương trình hoạt hình kéo dài 30 phút D. Củng cố - dặn dò - Tổng kết giờ học, tuyên dương học sinh tích cực - Về nhà làm bài tập tiết 118. - Chuẩn bị bài sau. Thứ 3 ngày 7/ 3/ 2006 Toán Bài toán liên quan đến rút về đơn vị I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết cách giải toán liên quan đến rút về đơn vị. - Rèn kỹ năng tính toán, tư duy quan sát cho học sinh. - Vận dụng vào thực tế. II. Chuẩn bị: Giáo viên - hình ảnh 7 can mật ong Học sinh: Vở ghi toán - Bộ nắp ghép. III. Trọng tâm: Biết cách giải toán liên quan đến rút về đơn vị. IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. A. ổn định - tổ chức - Hát B. Kiểm tra bài cũ. - Giáo viên mở bảng đề bài: Lớp 3 có36 bạn học sinh chia đều thành 4 tổ, hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh? - 3 hcọ sinh nhắc lại đề bài. - 1 học sinh lên bảng làm bài - - Lớp: Nhìn đồng hồ và cho biết đồng hồ chỉ mấy giờ? - 1 vài học sinh trả lời (2 học sinh trả lời 6 giờ) - Nhận xét. - Nhận xét - cho điểm C. Bài mới: 1. Bài toán 1. - Yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa. - 1 học sinh đọc: Có 35 lít mật ong, chia đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong? Giáo viên: Có 35 lít mật ong Ghi 35 lít - Chia đều vào 7 can (dán 7 can) - Thế nào là "chia đều" (số lít trong mỗi can như nhau) - Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong (Vậy 1 can đầu ghi: ? lít) - Nhìn vào mô hình đọc lại đề bài? - 1 học sinh đọc. - Bài toán cho biết những gì? - 35 lít chia đều vào 7 can. - Bài toán yêu cầu tìm gì? - Mỗi can có bao nhiêu lít - Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can làm thế nào? - Lấy 35 : 7 (lấy số lít: số can) - Bạn nào nêu được bài giải - Học sinh nêu giáo viên ghi bảng * Chốt: ở bài toán 1 tìm số mật ong của 1 can, ở bài cũ tìm số bạn trong 1 tổ. Dạng bài như thế này gọi là bài toán rút về đơn vị. 2. Bài toán 2: - Yêu cầu học sinh đọc đề - 1 học sinh đọc Giáo viên ghi: Tóm tắt. - Bài toán cho biết gì? - Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can Như vậy 7 can có 35 lít Ghi: 7 can : 35 lít - Bài toán yêu cầu tìm gì? - 2 can có mấy lít mật Ghi: 2 can : ? lít - Ai nhìn vào tóm tắt đọc lại đề bài - 1 học sinh đọc - Câu hỏi bài 1 khác câu hỏi bài 2 như thế nào? - Bài 1 hỏi: Mỗi can có bao nhiêu lít - bài 2 hỏi: 2 can có bao nhiêu lít - Muốn biết 2 can có bao nhiêu lít ta phải biết gì? - Biết mỗi can có bao nhiêu lít - Muốn biết 1 can có bao nhêu lít ta làm tính gì? - Tính chia. A: Nêu được phép tính - 25 : 7 = 5 (lít) Giáo viên ghi - 5 lít là số mật ong của mấy can? - Của 1 can Ghi trên phép tính: Số lít mật ong của mỗi can là. - Biết 1 can có 5 lít mật ong, muốn biết 2 can có bao nhiêu lít ta làm thế nào? - Lấy 5 x 2 = 10 (lít) ghi. (Lấy số mật ong1 can x 2) - Ai nêu được phép tính - 5 x 2 = 10 (lít) - 10 lít là số mật ong mấy can - 2 can. Ghi: Số lít mật ong của 2 can là. Ghi: Đáp số: 10 lít mật ong * Bài toán 2 giải theo mấy bước - 2 bước. - Bước 1 đi tìm gì? - 1 can có bao nhiêu lít. - Khi đi tìm 1 can, 1 tổ.... ta gọi chung là tìm giá trị 1 phần (coi 7 can là 7 phần tìm 1 can là tìm giá trị 1 phần) - Bước này làm phép tính gì (phép :) - Học sinh nêu giáo vên ghi - Bước 2 đi tìm giá trị 1 phần gọi là rút về đơn vị. - Bước 2 đi tìm gì? - Tìm 2 can có bao nhiêu lit. - Nếu ? 3 can đi tìm 3 can 4 4 Bước này là: Tìm ghi nhiều phần Bước này thực hiện phép tính gì - Tính nhân (2 học sinh nhắc lại) - Bài toán 2 có bước rút về đơn vị gọi là: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị - ghi - 1 học sinh nhắc lại * ở bài kiểm tra bài cũ. Con thay như thế nào có bài toán thuộc dạng hôm nay? - 2 đến 3 học sinh nêu - Ta có thể thay những số nào vào mỗi? - 2, 3 - 4 tổ không được vì đề bài cho biết 4 tổ - 5 tổ không được vì chỉ có 4 tổ - Học sinh làm theo cách đặt đề của mình - Học sinh đọc - Nhận xét. 3. Luyện tập. Để củng cố hình thức vừa học chúng ta cùng luyện tập Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài - bài toán cho biết gì? 24 viên chứa đều trong 4 vỉ - Bài toán hỏi gì? - 3 vỉ có bao nhiêu viên thuốc - Muốn biết 3 vỉ có bao nhiêu viên thuốc ta phải biết gì? - 1 vỉ có bao nhiêu viên thuốc - 2 học sinh lên bảng: 1 học sinh tóm tắt, 1 học sinh giải - Lớp làm vở - Bài 16 dạng toán nào? - Bài toán liên quan đến rút về đơn vị - Bài 2: Yêu cầu 1 học sinh đọc đề. - 1 học sinh đọc - Học sinh làm bài - Tại sao lấy 28 : 7 - Để tìm số gaog trong 1 bao - Để tìm số gạo 5 bao làm thế nào? - Lấy 4 x 5 = 20. - Có lấy 5 x 4 vẫn = 20 có được không? - Không được vì tìm số kg gạo phải viết số kg trước. - bài toán 6 dạng toán nào đã học - Bài toán liên ......vì Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - 1 học sinh đọc đề. - Thảo luận nhóm đôi - Cho đại diện 2 nhóm thi ghép - - 2 nhóm thực hiện - Nhận xét. D. Củng cố - dặn dò. - Bài toán liên quan đến rút về đơn vị làm theo mấy bước, đó là những bước nào? - Học sinh nêu 2 bước gồm: b1: Tìm giá trị 1 phần b2: Tìm giá trị nhiều phần. - Ghi nhớ cách làm và làm bài tập về nhà tiết 119. Toán Bài toán liên quan đến rút về đơn vị Bài toán 1: Cáh giải: Theo 2 bước * Ghi bài tập kiểm tra bài cũ 35 lít 7 chiếc can Bước 1 Bước 2: ? lít * Luyện tập thực hành * Bài 2 Bài giải. * bài 1: Bài toán 2 * Bài 3 Tóm tắt Bài giải Đạo đức Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. I. Mục tiêu: 1 kiến thức: Giúp học sinh hiểu: Thư từ, tài sản là sở hữu riêng tư của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không được sâm phạm. 2. Hành vi: Không sâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý. 3. Giáo dục: Có ý thức tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn tình huống hoạt động 1. Vở bài tập III. Trọng tâm: Hiểu được và làm theo bài học về chuẩn mực đạo đức IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. A. ổn định tổ chức - Hát. B. Kiểm tra bài cũ: - Con đã làm gì để thực hiện tôn trọng đám tang. - Học sinh nêu - Nhận xét C. Dạy học bài mới. 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học ghi bảng tên bài - Nghe giới thiệu. 2. Hoạt động 1: Sắm vai sử lý tình huống Giáo viên dán tình huống lên bảng. - Học sinh đọc. - Các nhóm thảo luận đưa ra ý kiến. - Nhóm em thấy: Nếu em là An, em sẽ nói gì với Mai? vì sao - Học sinh nêu: ? - 4 nhóm. - Cách giải quyết nào hay nhất? - Bác Hải sẽ trách Mai vì xem thư của người khác mà không được cho phép, bác cho rằng Mai là người tò mò - Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm gì? - Không được tự xem, phải tôn trọng - Kết luận: Chốt ý đúng, cách giải quyết hợp lý * Hoạt động 2: Việc làm đó đúng hay sai Giáo viên đưa ra các tình huống - Yêu cầu học sinh đọc hành vi 1. - Nhận xét gì về hành vi của Hải - Yêu cầu đọc tình huống 2: Đưa ra ý kiến. Giáo viên nhận xét kết luận: Thư từ, tài sản là sở hữu riêng ta không được sâm phạm. Hoạt động 3: TC : Nên hay không nên
Tài liệu đính kèm: