Tập đọc - Kể chuyện
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : hũ bạc, siêng năng, nhắm mắt, kiếm nổi, dành dụm, vất vả, thảnh nhiên,.
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện và lời của nhân vật.
2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,.
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
Tuần 15 Thứ , ngày tháng năm 200 . Tập đọc - Kể chuyện HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I. MỤC TIÊU A - Tập đọc 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : hũ bạc, siêng năng, nhắm mắt, kiếm nổi, dành dụm, vất vả, thảnh nhiên,.. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện và lời của nhân vật. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,... Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn. B - Kể chuyện Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự nội dung truyện, sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. Một chiếc hũ (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Yêu cầu 1 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Một trường tiểu học vùng cao. 1 HS lên bảng kể về trường em. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Trong giờ học này, các em sẽ cùng đọc và tìm hiểu câu chuyện cổ tích Hũ bạc của người cha. Đây là câu chuyện cổ tích của người Chăm, một dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ nước ta. Câu chuyện cho chúng ta thấy sự quí giá của bàn tay và sức lao động của con người. 2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu: HS đọc, hiểu các từ khó và đọc trôi chảy toàn bài. Cách tiến hành: Tiến hành theo quy trình hướng dẫn luyện đọc đã giới thiệu ở các bài tập đọc trước. a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chúù ý : + Giọng người dẫn chuyện : thong thả, rõ ràng. + Giọng người cha ở đoạn 1: thể hiện sự khuyên bảo, lo lắng cho con; ở đoạn 2: nghiêm khắc; ở đoạn 4: xúc động, có sự yên tâm, hài lòng về con; ở đoạn 5: trang trọng, nghiêm túc. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS. - Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới trong bài. - Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. 2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi của bài. Cách tiến hành: - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Câu chuyện có những nhân vật nào ? - Ông lão là người như thế nào ? - Ông lão buồn vì điều gì ? - Ông lão mong muốn điều gì ở người con ? - Vì muốn con mình tự kiếm nổi bát cơm nên ông lão đã yêu cầu con ra đi và kiếm tiền mang về nhà. Trong lần ra đi thứ nhất, người con đã làm gì ? - Người cha đã làm gì với số tiền đó ? - Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao ? - Vì sao người con phải ra đi lần thứ hai ? - Người con dã làm lụng vất vả và tiết kiệm tiền như thế nào ? - Khi ông lão vứt tiền vào lửa, người con đã làm gì ? - Hành động đó nói lên điều gì ? - Ông lão có thái độ như thế nào trước hành động của con ? - Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện ? - Hãy nêu bài học mà ông lão dạy con bằng lời của em. 2.4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài Mục tiêu: HS đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ khó. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS luyện đọc bài theo vai, sau đó gọi một số nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên - Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó : - Cha muốn trước khi nhắm mắt / thấy con kiếm nổi bát cơm.// Con hãy đi làm / và mang tiền về đây.// - Bây giờ / cha tin tiền đó chính tay con làm ra.// Có làm lụng vất vả,/ người ta mới biết quý đồng tiền.// - Nếu con lười biếng, / dù cha cho một trăm hũ bạc/ cũng không đủ.// Hũ bạc tiêu không bao giờ hết/ chính là hai bàn tay con. - Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa của các từ mới. HS đặt câu với từ thản nhiên, dành dụm. - 5 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - Câu chuyện có 3 nhân vật là ông lão, bà mẹ và cậu con trai. - Ông là người rất siêng năng, chăm chỉ. - Ông lão buồn vì người con trai của ông rất lười biếng. - Ông lão mong muốn người con tự kiếm nổi bát cơm, không phải nhờ vả vào người khác. - Người con dùng số tiền mà bà mẹ cho để chơi mấy ngày, khi còn lại một ít thì mang về nhà đưa cho cha. - Người cha ném số tiền xuống ao. - Vì ông muốn biết đó có phải là số tiền mà người con tự kiếm được không. Nếu thấy tiền của mình bị vứt đi mà không xót nghĩa là đồng tiền đó không phải nhờ sự lao động vất vả mới kiếm được. - Vì người cha phát hiện ra số tiền anh mang về không phải do anh tự kiếm ra nên anh phải tiếp tục ra đi và kiếm tiền. - Anh vất vả xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Ba tháng, anh dành dụm được 90 bát gạo liền đem bán lấy tiền và mang về cho cha. - Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra. - Hành động đó cho thấy vì anh đã rất vất vả mới kiếm được tiền nên rất quí trọng nó. - Ông lão cười chảy cả nước mắt khi thấy con biết quí trọng đồng tiền và sức lao động. - HS đọc thầm đoạn 4, 5 và trả lời : Có làm lụng vất vả người ta mới biết quí trọng tiền./ Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là bàn tay con. - 2 đến 3 HS trả lời : Chỉ có sức lao động của chính đôi bàn tay mới nuôi sống con cả đời. / Đôi bàn tay chính là nơi tạo ra nguồn của cải không bao giờ cạn./ Con phải chăm chỉ làm lụng vì chỉ có chăm chỉ mới nuôi sống con cả đời. - 2 HS tạo thành một nhóm và đọc bài theo các vai : người dẫn truyện, ông lão. KỂ CHUYỆN 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện trang 122, SGK. - Yêu cầu HS suy nghĩ và ghi ra giấy thứ tự sắp xếp của các tranh. - Gọi HS nêu ý kiến, sau đó GV chốt lại ý kiến đúng và yêu cầu HS kiểm tra phần sắp xếp tranh của bạn bên cạnh. 2. KỂ MẪU - Yêu cầu 5 HS lần lượt kể trước lớp, mỗi HS kể lại nội dung của một bức tranh. - Nhận xét phần kể chuyện của từng HS. 3. KỂ TRONG NHÓM - Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe. 4. KỂ TRƯỚC LỚP - Gọi 5 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện vòng 2. Sau đó, gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét và cho điểm HS. - 1 HS đọc. - Làm việc cá nhân, sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi chéo kết quả sắp xếp cho nhau. - Đáp án : 3 - 5 - 4 - 1- 2. - HS lần lượt kể chuyện theo yêu cầu. Nội dung chính cần kể của từng tranh là : + Tranh 3 : Người cha đã già nhưng vẫn làm lụng chăm chỉ, trong khi đó anh con trai lại lười biếng. + Tranh 5 : Người cha yêu cầu con đi làm và mang tiền về. + Tranh 4 : Người con vất vả xay thóc thuê và dành dụm từng bát gạo để có tiền mang về nhà. + Tranh 1 : Người cha ném tiền vào lửa, người con vội vàng thọc tay vào lửa để lấy tiền ra. + Tranh 2 : Hũ bạc và lời khuyên của người cha với con. - Kể chuyện theo cặp. - 2 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. Củng cố, dặn dò - Hỏi : Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện ? - Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - 2 đến 3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: Tuần 15 Thứ , ngày tháng năm 200 . Tập đọc NHÀ BỐ Ở I. MỤC TIÊU 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Páo, tiếng suối, nhoà dần, cửa sổ, quanh co, leo đèo,... Đọc đúng nhịp các câu thơ và thể hiện được tâm trạng ngạc nhiên của bạn nhỏ. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : sừng sững, thang gác, ... Hiểu được nội dung bài thơ : Bạn Páo ở miền núi được bố đưa đi thăm thành phố, thấy gì bạn cũng ngạc nhiên thích thú nhưng không quên vùng núi quê mình. 3. Học thuộc lòng bài thơ II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Hũ bạc của người cha. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Treo tranh minh hoa ... i 3 - Yêu cầu HS đọc đề bài 3. - Yêu cầu HS quan sát cặp hình thứ nhất và hỏi: Cặp hình này vẽ gì ? - Hướng dẫn : Vậy chúng ta sẽ so sánh mặt trăng với quả bóng hoặc quả bóng với mặt trăng. Muốn so sánh được chúng ta phải tìm được điểm giống nhau giữa mặt trăng và quả bóng. Hãy quan sát hình và tìm điểm giống nhau của mặt trăng và quả bóng. - Hãy đặt câu so sánh mặt trăng và quả bóng. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại, sau đó gọi HS tiếp nối đọc câu của mình. - Nhận xét bài làm của HS. Bài 4 - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Hướng dẫn : Ở câu a) muốn điền đúng các em cần nhớ lại câu ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ đã học ở tuần 4 ; câu b) Em hãy hình dung đến những lúc phải đi trên đường đất vào trời mưa và tìm trong thực tế cuộc sống các chất có thể làm trơn mà em đã gặp (dầu nhớt, mỡ,...) để viết tiếp câu so sánh cho phù hợp ; câu c) em có thể dựa vào hình ảnh so sánh mà bạn Páo đã nói trong bài tập đọc Nhà bố ở. - Yêu cầu HS đọc câu văn của mình sau khi đã điền từ ngữ. Nhận xét và cho điểm HS. 3. Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS viết lại và ghi nhớ tên của các dân tộc thiểu số ở nước ta, tìm thêm các tên khác các tên đã tìm được trong bài tập 1. Tập đặt câu có sử dụng so sánh. - Nghe Giáo viên giới thiệu bài. - Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết. - Là các dân tộc có ít người. - Người dân tộc thiểu số thường sống ở các vùng cao, vùng núi. - Làm việc theo nhóm, sau đó các nhóm dán bài làm của mình lên bảng. Cả lớp cùng GV kiểm tra phần làm bài của các nhóm. Cả lớp đồng thanh đọc tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà lớp vừa tìm được. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - 1 HS lên bảng điền từ, cả lớp làm bài vào vở. - Chữa bài theo đáp án : a) bậc thang b) nhà rông c) nhà sàn d) Chăm - Cả lớp đọc đồng thanh. - Nghe giảng. - Quan sát hình minh hoạ. - 1 HS đọc trước lớp. - Quan sát hình và trả lời : vẽ mặt trăng và quả bóng. - Mặt trăng và quả bóng đều rất tròn. - Trăng tròn như quả bóng. - Một số đáp án : + Bé xinh như hoa. / Bé đẹp như hoa. / Bé cười tươi như hoa. / Bé tươi như hoa. + Đèn sáng như sao. + Đất nước ta cong cong hình chữ S. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Nghe GV hướng dẫn, sau đó tự làm bài vào vở bài tập. Đáp án : a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn. b) Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ (như được thoa một lớp dầu nhờn). c) Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tuần 15 Thứ , ngày tháng năm 200 . Tập viết ÔN CHỮ HOA : L I. MỤC TIÊU Củng cố cách viết chữ viết hoa L. Viết đúng, đẹp các chữ hoa G (Gh), R, A, Đ, L, T, V. Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Lê Lợi và câu ứng dụng : Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Mẫu chữ viết hoa L. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. Vở Tập viết 3, tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Thu, chấm một số vở của HS. - Gọi Học sinh đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước. - Gọi Học sinh ên bảng viết từ Yết Kiêu, Khi. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa L có trong từ và câu ứng dụng. 2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa Mục tiêu: HS đọc, hiểu va viết được các chữ hoa L.ø Cách tiến hành: a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa L - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ? - Treo bảng mẫu chữ viết hoa L và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2. - Viết lại mẫu chư,õ vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết cho HS quan sát. b) Viết bảng - Yêu cầu HS viết các chữ hoa L vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS. 2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết được các câu ứng dụng. Cách tiến hành: a) Giới thiệu từ ứng dụng - Gọi HS đọc từ ứng dụng. - Em biết gì về Lê Lợi ? - Giải thích : Lê Lợi là một vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc, lập ra triều đình nhà Lê. b) Quan sát và nhận xét - Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ? c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết Lê Lợi vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho các em. 2.4. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết được câc câu ứng dụng. Cách tiến hành: a) Giới thiệu câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng. - Giải thích: Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình thấy dễ chịu và hài lòng. b) Quan sát và nhận xét - Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết : Lời nói, Lựa lời vào bảng. 2.5. Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở Tập viết Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập 1. Sau đó yêu cầu HS viết bài và theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho từng HS. - Thu và chấm 5 đến 7 bài. 3. Hoạt động 5: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc : Yết Kiêu Khi đói cùng chung một dạ Khi rét cùng chung một lòng. - 3 Học sinh lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - Có chữ hoa L. - 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi. - 3 Học sinh lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con. - 2 HS đọc Lê Lợi. - HS nói theo hiểu biết của mình. - Chữ L cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - Bằng 1 con chữ 0. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - 2 HS đọc : Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. - Chữ L, h, g, l cao 2 li rưỡi, chũ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS viết : + 2 dòng chữ L, cỡ nhỏ. + 2 dòng chữ Lê Lợi, cỡ nhỏ. + 4 dòng câu tục ngữ, cỡ nhỏ. Rút Kinh nghiệm tiết dạy: Tuần 15 Thứ , ngày tháng năm 200 . Tập làm văn NGHE – KỂ : GIẤU CÀY GIỚI THIỆU VỀ TỔ EM I. MỤC TIÊU Nghe và kể lại được câu chuyện Giấu cày. Hiểu được nội dung câu chuyện và tìm được chi tiết gây cười của truyện. Nghe và nhận xét được lời kể của bạn. Dựa vào bài tập làm văn tuần 14, viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ của em. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Viết sẵn nội dung các bài tập trên bảng lớp, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và giới thiệu về tổ của em. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng. - 2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: - GV kể truyện 2 lần. - Hỏi : Khi được gọi về ăn cơm bác nông dân nói thế nào ? - Vì sao bác bị vợ trách ? - Khi bác mất cày, bác làm gì ? - Vì sao câu chuyện đáng cười ? - Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Yêu cầu HS thực hành kể truyện theo cặp. - Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. 2.3. Hoạt động 2: Viết đoạn văn kể về tổ em Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. Cách tiến hành: - Gọi 1 đến 2 HS đọc lại gợi ý của giờ tập làm văn tuần 14. - Gọi 1 HS kể mẫu về tổ của em. - Yêu cầu HS dựa vào gợi ý và phần kể đã trình bày ở tiết trước và viết đoạn văn vào vở. - Gọi 5 HS đọc bài trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm từng HS. - Thu để chấm các bài còn lại của lớp. 3. Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà kể câu chuyện Giấu cày cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe GV kể chuyện. - Bác nông dân nói to : "Để tôi giấu cái cày vào bụi đã." - Vợ bác trách vì bác đã giấu cày mà lại la to như thế thì kẻ gian biết lấy mất. - Bác chạy về nhà thì thào vào tai vợ : "Nó lấy mất cày rồi." - Vì bác nông dân ngốc nghếch, khi giấu cày cần kín đáo để mọi người không biết thì bác lại la thật to chỗ bác giấu cày, khi mất cày đáng lẽ phải hô to cho mọi người biết mà tìm giúp thì bác lại chạy về nhà thì thào vào tai vợ. - 1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn. - 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe. - 3 đến 5 HS thực hành kể truyện trước lớp. - 2 HS đọc trước lớp. - 1 Học sinh kể mẫu, Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét. - Viết bài theo yêu cầu. - 5 HS lần lượt trình bày bài viết, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Ký duyệt của Tổ trưởng Ký duyệt của Ban Giám hiệu
Tài liệu đính kèm: