Giáo án Tiếng việt 3 tuần 17 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 17 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Tập đọc – Kể chuyện

MỒ CÔI XỬ KIỆN

I. MỤC TIÊU

A - Tập đọc

 1. Đọc thành tiếng

Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

 - PB: nông dân, lợn quay, gà luộc, giãy nảy, lạch cach,

 - PN: công đường, vịt rán, miếng cơm, giãy nảy, trả tiền,

Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

Đọc trôi chảy được cả bài và biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời của nhân vật.

 2. Đọc hiểu

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: công đường, bồi thường,

Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi. Nhờ sự thông mịnh tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 17 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc – Kể chuyện
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
 1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
 - PB: nông dân, lợn quay, gà luộc, giãy nảy, lạch cacïh, 
 - PN: công đường, vịt rán, miếng cơm, giãy nảy, trả tiền, 
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được cả bài và biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời của nhân vật.
 2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: công đường, bồi thường,  
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi. Nhờ sự thông mịnh tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.
B - Kể chuyện
Dựa vào tranh minh họa kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Tranh minh họa bài tập đọc và các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Ba điều ước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
- Trong giờ tập đọc này chúng ta cùng đọc và tìm hiểu câu chuyện cổ của dân tộc Nùng Mồ Côi xử kiện. Qua câu chuyện, chúng ta sẽ được thấy sự thông minh, tài trí của chàng Mồ Côi, nhờ sự thông minh, tài trí này mà chàng Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà trước sự gian trá của tên chủ quán ăn.
2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc, hiểu được các từ khó và đọc trôi chảy cả bài.
Cách tiến hành: 
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý:
+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.
+ Giọng chủ quán: vu vạ gian trá.
+ Giọng bá nông dân khi kể lại sự việc thì thật thà phân trần, khi phải đưa ra đồng bạc thì ngạc nhiên.
+ Giọng của Mồ Côi: nhẹ nhàng, thong thả, tự nhiên khi hỏi han chủ quán và bác nông dân; nghiêm nghị khi bảo bác nông dân xóc bạc; oai vệ trong lời phán xét cuối cùng.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sữa lỗi ngắt giọng cho HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài và trả lời được các câu hỏi của bài.
Cách tiến hành: 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
- Bác nông dân đưa ra lí lẽ thế nào khi tên chủ quán đòi tiền?
- Lúc đó, Mồ Côi hỏi bác thế nào?
- Bác nông dân trả lời ra sao?
- Chàng mồ côi phán quyết thế nào khi bác nông dân thừa nhận là mình đã hít mùi thơm của thức ăn trong quán?
- Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe chàng Mồ Côi yêu cầu bác trả tiền?
- Chàng Mồ Côi đã yêu cầu bác nông dân trả tiền cho chủ quán bằng cách nào?
- Vì sao chàng Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?
- Vì sao tên chủ quán không được cầm 20 đồng của bác nông dân mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục?
- Như vậy, nhờ sự thông minh, tìa trí chàng Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà. Em hãy thử đặt một tên khác cho câu chuyện.
2.4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành: 
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau đó yêu cầu HS luyện đọc lại bài theo vai.
- Yêu cầu HS đọc bài theo vai trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hdẫn của GV:
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó:
- Bác này vào quán của tôi / hít hết mùi thơm lợn quay, / gà luộc, / vịt rán / mà không trả tiền.// Nhờ ngài xét cho.//
- Bác này bồi thường cho chủ quán đủ số tiền.// Một bên / “hít mùi thịt”, / một bên / “nghe tiếng bạc”.// Thế là công bằng.//
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. HS đặt câu với từ bồi thường.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng đọc theo trong SGK.
- Truyện có 3 nhân vật là Mồ Côi, bác nông dân và tên chủ quán.
- Chủ quán kiện bác nông dân vì bác đã vào quán của hắn ngửi hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà lại không trả tiền.
- Bác nông dân nói: “Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.”
- Mồ Côi hỏi bác có hít hương thơm của thức ăn trong quán không?
- Bác nông dân thừa nhận là mình có hít mùi thơm của thức ăn trong quán.
- Chàng yêu cầu bác phải trả đủ 20 đồng cho chủ quán.
- Bác nông dân giãy nảy lên khi nghe Mồ Côi yêu cầu bác trả 20 đồng cho chủ quán.
- Chàng mồ côi yêu cầu bác cho đồng tiền vào cái bát, úp laọi và xóc 10 lần.
- Vì tên chủ quán đòi bác trả 20 đồng, bác chỉ có 2 đồng nên phải xóc 10 lần thì mới thành 20 đồng ( 2 nhân 10 bằng 20 đồng).
- Vì Mồ Côi đưa ra lí lẽ một bên “hít mùi thơm”, một bên “nghe tiếng bạc”, thế là công bằng.
- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận theo cặp để đặt tên khác cho câu chuyện, sau đó đại diện HS phát biểu ý kiến. Ví dụ:
+ Đặt tên là: Vị quan tòa thông minh vì câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi trong việc xử kiện.
+ Đặt tên là: Phiên tòa đặc biệt vì lí do kiện bác nông dân của tên chủ quán và cách trả nợ Mồ Côi bày ra cho bác nông dân thật đặc biệt.
- 4 HS tạo thành một nhóm và luyện đọc bài theo các vai: người dẫn chuyện, Mồ Côi, bác nông dân, chủ quán.
- 2 nhóm đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay. 
Kể chuyện
1. Hoạt động 4: Xác định yêu cầu.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần kể chuyện trang 141, SGK.
2. Kể mẫu
- Gọi HS kể mẫu nội dung tranh 1. Nhắc HS kể đúng nội dung tranh minh họa và truyện, ngắn gọn và không nên kể nguyên văn nư lời của truyện.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
3. Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS chọn 1 đoạn chuyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
4. Kể trước lớp
- 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọi 4 HS kể lại câu chuyện theo vai.
- Nhận xét và cho điểm HS.
 Hoạt động 5: Củng cố & Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi ý.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét: Xưa có chàng Mồ Côi thông minh được dân giao cho việc xử kiện trong vùng. Một hôm, có một lão chủ quán đưa một bác nông dân đến kiện vì bác đã hít mùi thơm trong quán của lão mà không trả tiền. 
- Kể chuyện theo cặp.
- 3 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần 17
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc
ANH ĐOM ĐÓM
I. MỤC TIÊU
 1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
 - PB: gác núi, lan dần, lên đèn, làn gió, lo, lặng lẽ, lonh lanh, đèn lồng, bừng nở, 
 - PN: chuyên cần, ngủ, lặng lẽ, quay vòng, bừng nở, 
Đọc trôi chảy được toàn bài và ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
 2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: đom đóm, chuyên cần, cò bợ, vạc,  
Hiểu: Bài thơ cho ta thấy sự chuyên cần của anh Đom Đóm. Qua việc kể lại một đêm làm việc của Đom Đóm, tác giả còn cho chúng ta thấy vả đẹp của cuộc sống các loài vật ở nông thôn.
 3. Học thuộc lòng bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Mồ Côi xử kiện.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Cuộc sống của các loài vật ở nông thôn có rất nhiều điều thú vị, trong giờ tập đọc hôm nay, chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài thơ Anh Đom Đóm của nhà thơ Võ Quảng để hiểu thêm về điều đó.
2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
a) Đọc mẫu
- Sách giáo viên.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
+ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sữa lỗi ngắt giọng cho HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
- Yêu cầu 6 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+  ... ØI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa N, Q có trong từ và câu ứng dụng.
2.2 Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chữ viết hoa
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa N, Q
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Treo bảng viết chữ cái viết hoa N, Q và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết mẫu các chữ trên cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
b) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa N, Q, Đ vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.3. Hoạt động 2:Hướng dẫn viết từ ứng dụng
Mục tiêu: Như mục bài học.
Cách tiến hành:
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
- Giới thiệu: Ngô Quyền là một vị anh hùng dân tộc nước ta. Năm 938, ông đã đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu thời kì độc lập của nước ta.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết Ngô Quyền. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
2.4. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cấch tiến hành:
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Giải thích: Câu ca dao ca ngợi phong cảnh của vùng Nghệ An, Hà Tĩnh rất đẹp, đẹp như tranh vẽ.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
c) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết: Đường, Non vào bảng. GV theo dõi và chỉnh sửa cho từng HS.
2.5 Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở tập viết
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập một. Sau đó yêu cầu HS viết bài vào vở.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.
3. Hoạt động 5: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc: Mạc Thị Bưởi
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- 2 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Có các chữ hoa: N, Q, Đ.
- 1 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc: Ngô Quyền..
- Chữ N, Q, Đ, y cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng một con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
- Các chữ Đ, N, g, q, h, b, đ cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 3 HS viết.
+ 1 dòng chữ N, cỡ nhỏ
+ 1 dòng chữ Q, Đ, cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Ngô Quyền, cỡ nhỏ.
+ 4 dòng câu ứng dụng .
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần 17
Thứ , ngày tháng năm 200 .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm.
Ôn luyện về mẫu câu Ai thế nào?
Luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Các câu văn trong bài tập 3 viết sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng làm miệng bài tập 1, 2 của tiết Luyện từ và câu tuần trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn luyện về từ chỉ đặc điểm, tập đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả, sau đó sẽ luyện tập về cách dùng dấu phẩy.
2.2. Hoạt động 1: Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và ghi ra giấy tất cả những từ tìm được theo yêu cầu.
- Yêu cầu HS phát biểu ý kiến về từng nhân vật, ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng, sau mỗi ý kiến, GV nhận xét đúng/ sai.
- Yêu cầu HS ghi nhanh các từ tìm được vào vở bài tập.
2.3. Hoạt động 2: Ôn luyện mẫu câu Ai thế nào?
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc đề bài 2.
- Yêu cầu HS đọc mẫu.
- Câu Buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay cho ta biết điều gì về buổi sớm hôm nay?
- Hướng dẫn: Để đặt câu miêu tả theo mẫu Ai thế nào? về các sự vật, trước hết em cần tìm được đặc điểm của sự vật được nêu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc câu của mình, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
2.4. Hoạt động 3: Luyện tập về cách dùng dấu phẩy
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. 
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề bài 3.
- Gọi 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh, yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Làm bài cá nhân.
- Tiếp nối nhau nêu các từ chỉ đặc điểm của từng nhân vật. Sau mỗi nhân vật, cả lớp dừng lại để đọc tất cả các từ tìm được để chỉ đặc điểm của nhân vật đó, sau đó mới chuyển sang nhân vật khác.
Đáp án:
a) Mến: dũng cảm, tốt bụng, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, không ngần ngại khi cứu người, biết hi sinh,
b) Anh Đom Đóm: cần cù, chăm chỉ, chuyên cần, tốt bụng, có trách nhiệm,
c) Anh Mồ Côi: thông minh, tài trí, tốt bụng, biết bảo vệ lẽ phải,
d) Người chủ quán: tham lam, xảo quyệt, gian trá, dối trá, xấu xa,
- 1 HS đọc trước lớp.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Câu văn cho ta biết về đặc điểm của buổi sớm hôm nay là lạnh cóng tay.
- Nghe hướng dẫn.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Đáp án:
a) Bác nông dân cần mẫn/ chăm chỉ/ chịu thương chịu khó/
b) Bông hoa trong vườn tươi thắm/ thật rực rỡ/ thật tươi tắn trong nắng sớm/ thơm ngát/
c) Buổi sớm mùa đông thường rất lạnh/ lạnh cóng tay/ giá lạnh/ nhiệt độ rất thấp/
- 1 HS đọc đề bài, 1 HS đọc lại các câu văn trong bài.
- Làm bài:
a) Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b) Nắng cuối thu vàng óng, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c) Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố.
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Tuần 17
Thứ , ngày tháng năm 200 .
TẬP LÀM VĂN 
I. MỤC TIÊU
Viết được 1 bức thư ngắn khoảng 10 câu cho bạn kể về thành thị hoặc nông thôn.
Trình bày đúng hình thức bức thư như bài tập đọc Thư gửi bà.
Viết thành câu, dùng từ đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu trình bày của một bức thư.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra phần đoạn văn viết về thành thị hoặc nông thôn đã giao về nhà của tiết Tập làm văn tuần 16.
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Em cần viết thư cho ai?
- Em viết thư để kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
- Hướng dẫn: Mục đích chính viết thư là để kể cho bạn về những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn nhưng em vẫn cần viết theo đúng hình thức một bức thư và cần hỏi thăm tình hình của bạn, tuy nhiên những nội dung này cần ngắn gọn, chân thành.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày một bức thư. GV cũng có thể treo bảng phụ có viết sẵn hình thức của bức thư và cho HS đọc.
- Gọi 1 HS làm bài miệng trước lớp.
- Yêu cầu HS cả lớp viết thư.
- Gọi 5 HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Hoạt động 2: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà hoàn thành bức thư và chuẩn bị ôn tập cuối học kì I.
Ví dụ về viết thư:
- Nghe GV giới thiệu bài và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 2 HS đọc trước lớp.
- Viết thư cho bạn.
- Nghe GV hướng dẫn cách làm bài.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và bổ sung.
- 1 HS khá trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- Thực hành viết thư.
- 5 HS đọc thư của mình, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho thư của từng bạn.
Bài tham khảo.
Thái Bình, ngày 22 tháng 11 năm 2004
Quỳnh Hương xa nhớ!
 Dạo này cậu có khoẻ không? Sắp hết học kì I rồi , cậu ôn bài được nhiều chưa? Tớ chúc cậu khoẻ mạnh và thi học kì đạt kết quả cao.
 Quỳnh Hương biết không, tớ có một chuyện rất thú vị muốn kể cho cậu nghe. Tháng vừa qua, đội văn nghệ của trường tớ được đi biểu diễn ở Hà Nội, tớ cũng được đi đấy. Hà Nội đẹp và náo nhiệt lắm. Nhà nào cũng cao, to và san sát nhau. Đường phố có nhiều cây cổ thụ, bồn hoa trông thật thích mắt. Người, xe đi lại tấp nập. Đêm xuống, thành phố lung linh dưới ánh đèn. Mọi người ở thành phố đi ngủ muộn hơn ở quê mình, 10 giờ đêm phố xá vẫn đông vui. Chuyến đi thật thú vị, cả đội văn nghệ của tớ đều ao ước sẽ được trở lại thủ đô.Còn Hương, cậu đã có dịp nào đi thăm thủ đô hay một thành phố, làng quê nào chưa? Cậu kể cho mình nghe về những nơi đó vào thư sau với nhé. Tớ rất thích tìm hiểu về mọi miền quê trên đất nước mình.
 Tạm biệt cậu. Nhớ viết thư sớm cho tớ nhé.
Chào thân ái!
 Hồng Nhung
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • doc17.doc