Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 22 - Nguyễn Thị Bích Hải - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1

Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 22 - Nguyễn Thị Bích Hải - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

A - Tập đọc

1. Đọc thành tiếng

" Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : bác học, nổi tiếng, đèn điện, may mắn, miệt mài, móm mém,

" Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.

2. Đọc hiểu

" Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.

" Hiểu nội dung của truyện : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn.

B - Kể chuyện

" Rèn kỹ năng nói : Biết kể chuyện theo cách phân vai.

" Rèn kỹ năng nghe.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

" Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện.

" Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 925Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 22 - Nguyễn Thị Bích Hải - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Ngày dạy 5/2/2007 
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng 
Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : bác học, nổi tiếng, đèn điện, may mắn, miệt mài, móm mém,
Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. 
Hiểu nội dung của truyện : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn. 
B - Kể chuyện
Rèn kỹ năng nói : Biết kể chuyện theo cách phân vai. 
Rèn kỹ năng nghe.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TẬP ĐỌC 
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (4’)
Hai, ba HS đọc lại bài Người trí thức yêu nước, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
Nhận xét và cho điểm HS.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Giới thiệu bài (1’)
- Theo em, những người như thế nào thì được coi là nhà bác học ?
- Các em đã được biết về một số nhà khoa học của nước ta. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được biết thêm về một nhà bác học vĩ đại vào bậc nhất thế giới người nước Mĩ. Đó là Ê-đi-xơn. Ê-đi-xơnlà người như thế nào ? Tìm hiểu bài Nhà bác học và bà cụ, các em sẽ phần nào hiểu được về ông. 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc (30’)
Mục tiêu : 
- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. 
Cách tiến hành : 
a) GV đọc diễn cảm toàn bài :
- Đoạn 1 :giọng đọc chậm rãi khoan thai. 
- Đoạn 2 :giọng bà cụ chậm chạp, mệt mỏi. Giọng Ê-đi-xơn thể hiện sự ngạc nhiên. 
- Đoạn 3 :giọng vui (Ê-đi-xơn) giọng bà cụ phấn chấn.
- Đoạn 4 :giọng người dẫn chuyện thán phục, giọng cụ già phấn khởi.
 b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từø
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
+ Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn.
 Đoạn 1 :
+ Gọi 1 HS khá đọc lại đoạn 1. Nhắc HS đoạn văn này các em cần chú ý ngắt giọng đúng các vị trí của dấu phẩy, dấu chấm.
+ Hỏi : Khi Ê-đi-xơn chế tạo ra đèn điện, mọi người khắp nơi đã làm gì ?
+ Em hình dung được thế nào là người ùn ùn kéo đến ?
+ Hướng dẫn : Khi đọc đoạn văn này, để cho hay và thể hiện sự ngưỡng mộ của mọi người với Ê-đi-xơn, chúng ta cần nhấn giọng cụm từ ùn ùn kéo đến.
+ Hỏi : Khi phải đi một đoạn đường dài để đến xem đèn điện của Ê-đi-xơn, bà cụ đã làm gì ?
+ Em hiểu thế nào là đấm lưng thùm thụp ?
Đoạn 2 :
+ Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
+ Yêu cầu 3 HS lần lượt đọc và nêu cách ngắt giọng của 3 câu đối thoại trong đoạn 2.
+ Đoạn 3 : Hướng dẫn HS luyện ngắt giọng lời đối thoại và câu dài.
+ Đoạn 4 : Nhắc HS ngắt giọng đúng các vị trí của các dấu chấm dấu phẩy và đọc phần chú giải để hiểu nghĩa từ cười móm mém. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc ĐT cả bài.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8’)
Mục tiêu : 
 HS Hiểu nội dung của truyện
Cách tiến hành : 
a) Đoạn 1 :
- Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn ?
- Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra lúc nào ? 
b) Đoạn 2 +3 :
- Bà cụ mọng muốn điều gì ?
- Vì saobà cụ mong có chiếc xe mà không cần người kéo ?
- Mong ước của bà cu gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì ?
c) Đoạn 4 :
- Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện ?
- Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
 KL : Câu chuyện ca ngơị nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn.
 Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’)
Mục tiêu : 
 Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
Cách tiến hành : 
- GV đọc lại đoạn 3.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 3.
+ Giọng Ê-đi-xơn : reo vui khi sáng kiến loé lên.
+ Giọng bà cụ : phấn chấn. Giọng người kể chuyện khâm phục.
+ Cần nhấn giọng ở các từ ngữ sau : loé lên, reo lên, nảy ra, vô cùng ngạc nhiên, bình thường.
- HS thi đọc.
- GV nhận xét.
- 2 HS trả lời.
- Quan sát chân dung của Ê-đi-xơn và nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết đoạn bài. Đọc 2 vòng.
 HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu.
- Đọc theo sự hướng dẫn của GV.
+ 4 HS đọc bài, mỗi HS đọc một đoạn.
+ 1 HS đọc thành tiếng , cả lớp cùng theo dõi.
+ Đã ùn ùn kéo đến.
+ Là người đến liên tục và đông, tiếp nối nhau.
+ Nghe giảng.
+ Bà ngồi bên vệ đường để bóp chân và đấm lưng thùm thụp.
+ Là đấm liên tục và khá mạnh vào lưng làm phát ra tiếng thùm thụp.
+1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
+ 3 HS lần lượt đọc và nêu cách ngắt giọng của 3 câu đối thoại trong đoạn 2, cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ Luyện ngắt giọng các câu :
Cụ ơi ! // đây . //  định /  dòng điện đấy.//
Thế nào đến  // Nhưngnhé / kẻobao lâu đâu. //
+ Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS đọc nối tiếp (mỗi em một đoạn). Nhóm nhận xét.
- HS cả lớp đọc ĐT cả bài.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- HS phát biểu.
- Xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện. Mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ là một trong những người đó.
- HS đọc thầm đoạn 2 +3.
- Bà mong Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa mà lại êm
- Vì xe ngựa rất xóc, đi xe ấy bà cụ sẽ bị ốm.
- Gợi ý cho ông chế tạo một chiế xe chạy bằng dòng điện.
- HS đọc thầm đoạn 4.
- Nhờ óc sáng tạo kì diệu của Ê-đi-xơn. Nhờ sự quan tâm đến con người của ông.
- HS phát biểu.
- HS luyện đọc đoạn 3.
- 4 nhóm cử đại diện đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay.
Kể chuyện
Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ (1’)
 Các em vừa được nghe 3 ban đọc truyện Nhà bác học và bà cụ theo các vai : người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn và bà cụ. Bây giờ, các em không nhìn sách, tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (17’)
Mục tiêu : 
- Rèn kỹ năng nói : Biết kể chuyện theo cách phân vai. 
- Rèn kỹ năng nghe.	
Cách tiến hành : 
- GV hướng dẫn : + Khi kể các em nói lời nhân vật mình sắm vai.
+ Nhớ kết hợp lời kể với động tác, ánh mắt
+ Kể to, ro để cả lớp cùng nghe.
 - Chia HS thành các nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
- Yêu cầu 4 HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt nhất.
Nghe GV nêu nhiệm vụ.
- Nghe GV hướng dẫn.
- Mỗi nhóm 5 HS. Mỗi HS kể lại một đoạn. HS trong nhómtheo dõi góp ý cho nhau.
- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- Lớp nhận xét.
Hoạt động 6 : Củng cố, dặn dò (4’)
- GV : Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì ?
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
-HS trả lời.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 22
Ngày dạy 6/2/2007
CHÍNH TẢ
Ê-ĐI-XƠN 
I. MỤC TIÊU
Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đẹp đoạn văn về Ê-đi-xơn. 
Làm đúng bài tập điền các âm, dấu thanh dễ lẫn (tr/ch, dấu hỏi/ dấu ngã) và giải đố. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bài tập 2b chép sẵn trên bảng lớpï.
VBT Tiếng Việt tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (4’)
- HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : chăm chỉ, trước thử thách, trở thành, tiến sĩ, hiểu rộng.
- GV nhận xét.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Giới thiệu bài (1’)
Gìơ chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết đoạn văn về Ê-đi-xơn và làm các bài tập chính tả phân biệt tr / ch hoặc dấu hỏi / dấu ngã và giải đố.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (22’)
Mục tiêu : 
 Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đẹp đoạn văn về Ê-đi-xơn. 
Cách tiến hành : 
 a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.
- Hỏi :
+ Những phát minh, sáng chế của Ê-đi-xơn có ý nghĩa như thế nào ?
+ Em biết gì về Ê-đi-xơn ?
- Giúp HS nhận xét :
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
+ Tên riêng Ê-đi-xơn viết như thế nào ?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
b) GV đọc cho HS viết bài vào vởû
 GV đọc cho HS viết bài vào vở
e) Soát lỗi
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
g) Chấm bài
GV chấm từ 5 – 7 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (5’)
Mục tiêu : 
 Làm đúng bài tập điền các âm, dấu thanh dễ lẫn (tr/ch, dấu hỏi/ dấu ngã) và giải đố. 
 Cách tiến hành : 
Bài 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS tự làm. 
- Cho HS thi làm bài trên bảng phụ đã chuẩn bị trước.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải : là ông mặt trời 
Bài 2b
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS tự làm. 
- Cho HS thi làm bài trên bảng phu ... û chỗ nào ?
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhắc HS ghi nhớ và kể cho bạn bè, người thân nghe truyện vui Điện 
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc trước lớp.
- HS tự làm bài
- 2 HS làm bài trên bảng phụ.
- Lớp nhận xét
- Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu củabài.
- HS tự làm bài.
- 2 HS trình bày lên làm bài trên bảng lớp.
- HS chép lại lời giải đúng vào VBT.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TUẦN 22
Ngày dạy 8/2/2007
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA : P
I. MỤC TIÊU
Củng cố cách viết chữ viết hoa P thông qua bài tập ứng dụng :
Viết tên riêng Phan Bội Châu bằng chữ cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu chữ viết hoa P.
Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
Vở Tập viết 3, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1 . Ổn định tổ chức(1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (4’)
GV kiểm tra hs viết bài ở nhà
Một HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước.
Hai, ba HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con : Lãn Ông, Ổi.
3 . Bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Giới thiệu bài (1’)
 Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa P có trong từ và câu ứng dụng.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết trên bảng con (10’)
Mục tiêu : 
- Viết đúng, đẹp chữ hoa P.
- Viết đúng, đẹp ,đều nét, đúng khoảng giữa các chữ trong từ , cụm từ. 
 Cách tiến hành :
a) Luyện viết chữ viết hoa
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng chữ viết hoa P và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu chư,õ vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa P vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho HS.
b) Luyện viết từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- GV giới thiệu : Phan Bội Châu là một nhà cách mạng vĩ đại đầu đầu thế kỉ XX của nước ta. Ngoài hoạt động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước.
- Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng trên bảng con, GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
c) Luyện viết câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- GV giải thích : Đèo Hải Vân ở gần bờ biển, giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, cao 1,444m dài 20 km, cách Huế 71,6 km.
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Yêu cầu HS viết : Phá, Bắc vào bảng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở Tập viết (17’)
Mục tiêu : 
- Viết đúng, đẹp chữ hoa P, tên riêng và câu ứng dụng.
- Viết đúng, đẹp ,đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ , cụm từ. 
Cách tiến hành :
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập hai, sau đó yêu cầu HS viết bài vào vở.
Chấm, chữa bài 
- GV chấm nhanh 5 đến 7 bài
- Sau đó nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
 - Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau.
- Nghe GV giới thiệu.
- HS trả lời.
- 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc 
- Nghe GV giới thiệu
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc
- Nghe GV giới thiệu
- HS trả lời.
- 1 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết : 
+ 1 dòng chữ P cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Ph, B cỡ nhỏ.
+ 2 dòng chữ Phan Bội Châu cỡ nhỏ.
+Viết câu ứng dụng : 2 lần. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TUẦN 22
Ngày dạy 8/2/2007
CHÍNH TẢ
MỘT NHÀ THÔNG THÁI
I. MỤC TIÊU
Nghe và viết đúng, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Một nhà thông thái. 
Tìm đúng các từ chứa tiếng bắt đầu hoặc vần dễ lẫn( r/d/gi hoặc ươc/ươt).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bài tập 2b, 3 chép sẵn trên bảng lớpï.
VBT.
6 tờ giấy to và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (4’)
- GV kiểm tra vở của những HS về nhà viết lại bài chính tả trong tiết học trước. 
- HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : lõm bõm, lỉnh kỉnh, hóm hỉnh, nõn nà.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Giới thiệu bài (1’)
 Gìơ chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết đoạn văn Một nhà thông thái và làm các bài tập chính tả phân biệt r / d / gi hoặc vần ươt / ươc.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (21’)
Mục tiêu :
 Nghe và viết đúng, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Một nhà thông thái. 
Cách tiến hành :
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.
- Cho HS quan sát ảnh Trương Vĩnh Kí.
- Giúp HS nhận xét :
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao ?
+ Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
+ Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
b) GV đọc cho HS viết bài vào vởû
 GV đọc cho HS viết bài vào vở
e) Soát lỗi
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
g) Chấm bài
GV chấm từ 5 – 7 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả (7’)
Mục tiêu : 
 Tìm đúng các từ chứa tiếng bắt đầu hoặc vần dễ lẫn ( r/d/gi hoặc ươc/ươt). 
Cách tiến hành :
Bài 2b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- GV mở bảng phụ, mời 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải đúng :
Thước kẻ, thi trượt, dược sĩ
Bài 3
 Câu a :
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài.
- GV dán 4 tờ phiếu, mời 4 nhóm lên bảng thi tiếp sức trong thời gian 2 phút.
- Nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc.
Câu b : 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài.
- GV dán 4 tờ phiếu, mời 4 nhóm lên bảng thi tiếp sức trong thời gian 2 phút.
- Nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
- Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi sau đó 1 HS đọc lại.
- HS đọc năm sinh năm mất, đọc chú giải từ ngữ mới trong bài.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết bài vào vở
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS dưới lớp làm vào vở.
- 2 HS lên bảng thi làm bài.
- Đọc lại lời giải và chữa bài vào vở. 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS tự làm bài.
- Cả lớp chơi trò chơi tiếp sức. 
- HS nhận xét sau đó viết bài vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS tự làm bài.
- Cả lớp chơi trò chơi tiếp sức. 
- HS nhận xét sau đó viết bài vào vở.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
..................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 22
Ngày dạy 9/2/2007
TẬP LÀM VĂN
NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐÔNG TRÍ THỨC
I. MỤC TIÊU
Rèn kỹ năng nói : kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết.
Rèn kỹ năng viết : Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng lớp hoặc bảng phụ. 
Tranh minh hoạ về một số trí thức. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 3 HS kể lại câu chuuyện Nâng niu từng hạt giống và trả lời câu hỏi 1, 2.
- GV nhận xét.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Giới thiệu bài (1’)
Trong tiết TLV tuần trước, các em đã được biết nhiều về những người lao động trí óc. Trong tiết học hôm nay, dựa trên những điều đã biết, các em sẽ tập kể về một người lao động trí óc mà em biết. Sau đó, các em viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn. 
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập (27’)
Mục tiêu :
- Kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết.
- Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn. 
Cách tiến hành :
 Bài 1 (15’)
- Một HS đọc yêu cầu của BT.
- Cho HS kể tên một số nghề lao động trí óc mà em biết.
- GV : Các em có thể kể về một người thân trong gia đình làm nghề lao động trí óc, hoặc một người hàng xóm hoặc một người mà em biết qua đọc truyện, sách, báo 
 - Cho HS thi kể.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 2 (12’)
- GV gọi HS đọc lại yêu cầu.
- GV nhắc lại yêu cầu và nhắc HS khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng. 
- Cho HS viết bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Củng cố dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Biểu dương những HS học tốt.
- Dặn những HS chưa viết xong về nhà viết tiếp.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu.
- Nghe GV hướng dẫn.
- 4 HS thi kể trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc BT2.
- HS viết bài vào vở.
- 5HS trình bày trước lớp bài viết của mình.
- Lớp nhận xét.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tài liệu đính kèm:

  • docT22S.doc