Giáo án Tiếng việt 3 tuần 29 - Nguyễn Phượng Ánh

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 29 - Nguyễn Phượng Ánh

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

BUỔI HỌC THỂ DỤC

 I/ MỤC TIÊU: * Tập đọc

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngư : Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nem-li, rướn người, thấp thỏm, khuỷu tay, rạng rỡ, Biết dựa vào bài học kể lại được câu chuyện ; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng cho hợp với nội dung .

 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải cuối bài.

 - Hiểu nội dung : Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh tật nguyền.

 * Kể chuyện

- Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ HS biết nhập vai kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện.

- Rèn kĩ năng nghe .

 II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ

 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 15 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 29 - Nguyễn Phượng Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
BUỔI HỌC THỂ DỤC
 I/ MỤC TIÊU: * Tập đọc
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngư õ: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nem-li, rướn người, thấp thỏm, khuỷu tay, rạng rỡ,Biết dựa vào bài học kể lại được câu chuyện ; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng cho hợp với nội dung .
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải cuối bài.
 - Hiểu nội dung : Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh tật nguyền.
 * Kể chuyện
Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ HS biết nhập vai kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe .
 II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
 * Tập đọc
1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc : Tin thể thao + Trả lời câu hỏi
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : GV mời 1 HS nói về hình ảnh trong tranh minh hoạ bài học . Một cậu bé gù cố bò lên cây cột . Thầy giáo vẻ mặt chăm chú theo dõi . Các bạn HS đứng dưới khích lệ, từ đó giới thiệu bài.
b/ Luyện đọc :
* GV đọc diễn cảm toàn bài : 
- Đoạn 1: Đọc giọng sôi nổi, hào hứng.
- Đoạn 2: Giọng chậm rãi
- Đoạn 3: Giọng hân hoan, cảm động
- Đọc toàn bài , chú ý nhấn giọng các từ : cao, đứng thẳng, như hai con khỉ, thở hồng hộc, đỏ như chú gà tây, dễ như không, một con bò mộng, “ Cố lên !..”
* Hướng dẫn HS luyện đọc từ ngữ và giải thích: 
- Đọc từng câu : ( chú ý từ đọc dễ sai )
- Đọc từng đoạn : 
 + Hướng dẫn nghỉ hơi đúng, đọc giọng thích hợp.
 + Hiểu nghĩa từ mới ( Chú em phải chật vật lắm mới mua được vé xem bóng đá )
- Hoạt động nhóm 2
- Đọc đồng thanh đoạn 1 , đọc tiếp nối đoạn 2,3 .
- Nhận xét
c/ Tìm hiểu bài : 
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1 
- Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì ? 
- Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào?
- Đọc đoạn 2 : 
- Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục?
- Theo em, vì sao nen – li cố xin thầy được cho tập thể dục như mọi người?
- Đọc thầm đoạn 2, 3 :
- Những chi tiết nào nói lên quyết tâm của Nen-li?
- Tấm gương của Nen-li và vận động viên Am-xtơ-rông có gì giống nhau? Em học được điều gì qua câu chuyện về các nhân vệt này?
- Em hãy tìm một tên thích hợp cho câu truyện.
- Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào? 
d/ Luyện đọc lại : 
- GV đọc đoạn 2
- Thi đọc đoạn
- Nhận xét
- HS sắm vai ( 5 HS người dẫn chuyện, thầy giáo, 3 HS nói “ cố lên”
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét
 * Kể chuyện
1/ GV nêu nhiệm vụ : Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật . 
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện :
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi và gợi ý của chuyện kể.
- Hướng dẫn HS đọc theo lời kể của nhân vật là nhập vai mình vào nhân vật để kể lại câu chuyện, xưng “tôi” hoặc xưng “mình”
- Treo tranh đã được phóng to treo trên bảng lớp , yêu cầu HS nêu nội dung tranh
- Cho HS tập kể chuyện theo nhóm 2
- Cho thi đua kể chuyện trước lớp
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Xem lại bài, xem trước bài: Bé thành phi công 
- Nhận xét, đánh giá. 
- 2 HS đọc + trả lời câu hỏi
- Nghe
- Cả lớp chú ý
- Đọc nối tiếp nhau
- Đọc nối tiếp nhau
- Đọc trong nhóm
- Cả lớp đọc 
- 1 HS đọc
- Mỗi HS phải leo lên một cái cột thẳng đứng, sau đó đứng trên một chiếc xà ngang.
- Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti leo như hai con khỉ, Xtác-đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây . Ga-rô-nê leo dễ như không tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai.
- 1 HS đọc
- Vì cậu ta bị tật nguyền từ nhỏ.
- Vì Nen-li không ngại khó, ngại khổ, cậu muốn làm được những việc mà các bạn của cậu làm.
- Cả lớp đọc
- Cậu leo một cách chật vật, mặt cậu đỏ như lửa, trán ướt đẫm mồ hôi, thầy giáo bảo cậu xuống nhưng cậu vẫn tiếp tục.Cậu rướn người lênnét mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng.
- Nen-li và vận động viên Am-xtơ-rông đã cố gắng hết sức trong tập luyện để chiến thắng bản thân mình và đạt kết quả mong muốn.
- HS trình bày
- HS trình bày
- HS chú ý
- 4 HS đọc
- HS kể trong nhóm
- HS đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét
- 1 HS đọc
- HS chú ý
- HS nêu nối tiếp nhau
- Kể trong nhóm
- HS đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét
- Câu chuyện khuyên chúng ta làm gì cũng phải quyết tâm , vượt qua khó khăn thì công việc mới thành công .
CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
BUỔI HỌC THỂ DỤC
PHÂN BIỆT S / X , HOẶC IN / INH
I/ MỤC TIÊU:
 - Nghe và viết chính xác , trình bày đúng, đẹp đọan văn trong bài : “Thầy giáo nói nhìn xuống chúng tôi” trong bài Buổi học thể dục .
Phân biệt các chữ phiên âm tiếng nước ngoài, từ dễ sai Nen-li,cái xà,khuỷu tay, cố gắng , thở dốc, rạng rỡ.Làm đúng bài tập phân biệt l/n,in/inh
II/ CHUẨN BỊ : bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết : bóng rổ, nhảy cao, đấu võ, thể dục thể hình
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
b/ Hướng dẫn HS viết chính tả:
 * Hướng dẫn HS chuẩn bị :
- GV đọc
- Vì sao Nem-li cố xin thầy cho tập như mọi người?
- Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu câu gì?
- Những chữ nào trong đoạn viết hoa?
- Tên riêng nước ngoài viết như thế nào? 
- Những chữ nào được viết hoa?
- Luyện viết từ dễ viết sai : Nen-li, cái xà, khuỷu tay, cố gắng , thở dốc, rạng rỡ.
* GV đọc
* GV chấm, chữa bài
c / Làm bài tập : 
 * Bài tập 2 :
- GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng, cả lớp làm nháp .
- Nhận xét
 * Bài tập 3 :
- GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV cho HS hoạt động nhóm 4
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS thi tìm từ có chứa âm in hay inh .
- Nhận xét
- Xem lại bài, xem trước bài : Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục . 
- Nhận xét, đánh giá. 
- 2 HS viết bảng lớp , cả lớp viết bảng con .
- Nghe 
- 2 HS đọc
- Vì cậu muốn làm được những việc như mọi người. 
- Đặt sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép .
- Các chữ đầu bài, tên các nhân vật, các chữ đầu câu.
- Viết hoa chữ đầu tiên, đặt dấu gạch nối giữa các chữ.
- Chữ đầu đoạn , đầu câu , tên riêng . 
- Cả lớp viết bảng con
- Cả lớp viết bài
- 1 HS đọc
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm nháp .
 ( Đề – rốt – xi, Cô – rét – ti, Xtác– đi, Ga – rô – nê, Nen – li ) 
- Nhận xét 
- 1 HS đọc
- HS thảo luận
- HS đại diện nhóm trình bày
 a/nhảy xa, nhảy sào,sới vật
 b/điền kinh,truyền tin,thể dục thể hình
- Nhận xét
- HS đại diện lớp thi đua
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ THUỘC CHỦ ĐIỂM :THỂ THAO
ÔN LUYỆN VỀ DẤU PHẨY
 I/ MỤC TIÊU: 
 - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thể thao và ôn luyện , củng cố về dấu phẩy
 - Biết vận dụng kiến thức của mình để làm đúng bài tập
 II/ CHUẨN BỊ : bảng phụ
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS : làm bài miệng bài tập 2, 3 tuần 28 . 
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
b/ Hướng dẫn HS làm bài :
* Bài tập 1:
- Nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét
* Bài tập 2 :
- Nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS đọc câu chuyện
- GV cho HS trình bày
- GV yêu cầu HS đọc lại câu chuyện
 + Anh chàng trong truyện tự nhận mình là người như thế nào? 
 + Anh ta có thắng ván cờ nào không?
 + Anh ta đã nói như thế nào về các ván cờ của mình?
+ Theo em, anh ta là người như thế nào? 
- Nhận xét
* Bài 3 :
- Nêu yêu cầu 
- GV cho HS hoạt động nhóm 4 
- HS đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS chơi trò chơi : Ai nhanh hơn
 ( Mỗi đội cử lên 2 bạn, mỗi bạn đặt 1 câu nói về thể thao . )
- Nhận xét
- Xem lại bài, xem trước bài: Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu hai chấm .
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS trình bày, cả lớp chú ý ï 
- Nhận xét
- HS lắng nghe
- 1 HS nêu
- HS thảo luận nhóm
- HS đại diện nhóm trình bày
 a/ Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bầu dục, bóng hơi, bóng ném, bóng bàn, bóng nước,..
 b/ Chạy việt dã, chạy vượt rào,chạy ngắn,chạy vũ trang,chạy tiếp sức,..
 c/ Đua xe đạp, đua mô tô, đua xe lăn,đua thuyền,đua ngựa, đua voi,..
 d/ Nhảy cao,nhảy xa,nhảy cầu,nhảy sào,nhảy ngựa,nhảy dù,..
- Nhận xét
- 1 HS nêu
- 1 HS đọc 
- Được , thua, không ăn, không thắng ván nào .
- 1 HS đọc
 + Là người cao cờ
 + Không
 + Anh ta nói tránh rằng anh ta không ăn, đối thủ của anh ta thắng và anh ta xin hoà nhưng đối thủ không chịu.
- HS trình bày
- Nhận xét 
- 1 HS nêu
- HS thảo luận 
- HS đại diện nhóm trình bày 
 a/ Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SeaGames 22 đã thành công rực rỡ.
 b/ Muốn cơ thể khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục.
 c/ Để trở thành con ngoan trò giỏi , em cần học tập và rèn luyện.
- Nhận xét
- HS cử đại diện
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA : T ( tiếp theo )
I/ MỤC TIÊU : 
 - Củng cố cách viết chữ hoa T(Tr) thông qua bài tập ứng dụng
 - Viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định; Viết tên riêng Trường Sơn bằng cỡ chữ nhỏ và câu ứng dụng : Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
 II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ , mẫu chữ
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra bài viết ở nhà
- GV cho cả lớp viết : Thăng Long, Thể dục
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
b/ Hướng dẫn HS viết bảng con
* Luyện viết chữ hoa :
-Tìm các chữ hoa có trong bài ?
- GV treo bìa chữ hoa trên bảng cho HS quan sát và nhận xét :
 + Chữ được viết mấy nét?
 + Cách viết chữ ?
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết chữ
- Cho HS viết tr và S bảng con từng chữ hoa.
- Nhận xét
* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng ) 
- Nêu từ ứng dụng 
- Giới thiệu: Trường Sơn là tên dãy núi kéo dài từ miền Trung và dài gần 1000km.Trong kháng chiến chống Mĩ, đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc theo dãy Trường Sơn , đó là con đường đưa bộ đội vào miền Nam đánh giặc Mĩ . Nay theo đường mòn Hồ Chí Minh, chúng ta làm con đường quốc lộ 1B nối các miền của Tổ quốc ta. 
- GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp.
- GV cho HS tập viết bảng con 
* Luyện viết câu ứng dụng.
- Đọc câu ứng dụng ?
- GV hiểu nội dung câu thơ : Câu thơ thể hiện tình cảm yêu thương của Bác Hồ đối với thiếu nhi : bác xem trẻ em là lứa tuổi măng non như búp trên cành . Bác khuyên trẻ em phải ngoan, chăm học.
 + Câu có những chữ nào viết hoa?
 + Những chữ nào 2 ô rưỡi? 1 ô?
- Viết bảng con : Tân Trào, giỗ tổ
- Nhận xét
c/ Hướng dẫn viết vào vở 
- Nêu tư thế ngồi viết.
- Nêu yêu cầu viết:
 +Viết chữ Tr : 1 dòng cỡ nhỏ.
 +Viết chữ S, B : 1 dòng cỡ nhỏ.
 +Viết từ ứng dụng : 2 dòng cỡ nhỏ.
 +Viết câu tục ngữ : 2 lần.
 * Lưu ý: Độ cao, nét chữ, khoảng cách giữa các chữ và cách trình bày câu ứng dụng .
- HS viết vào vở
d/ Chấm, chữa bài
 - GV thu chấm nhanh bài, nhận xét về các bài đã chấm 
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Thi viết chữ : Trường Sơn 
- Nhận xét
- Xem lại bài, xem trước bài: Ôn chữ hoa U
- Nhận xét, đánh giá.
- Cả lớp
- 2 HS viết bảng , cả lớp viết bảng con
- Cả lớp chú ý
- HS quan sát, nêu : T ( Tr ), S, B
- HS theo dõi, trả lời:
- Cả lớp chú ý
- Viết bảng con 
- HS đọc từ ứng dụng: tên riêng 
- HS lắng nghe.
- Cả lớp chú ý
- HS viết bảng 
- 1 HS đọc
- Cả lớp chú ý
- HS tập viết trên bảng con:
- Cả lớp chú ý
- Cả lớp viết vào vở
- HS đại diện thi đua
TẬP ĐỌC
 LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
 I/ MỤC TIÊU:
 - Chú ý đọc đúng các từ : Đọc trơn cả bài. Hiểu được các từ ngữ trong bài :dân chủ, bồi bổ,bổn phận, khí huyết,lưu thông . Ngắt nghỉ hơi đúng, Biết đọc bài với giọng kêu gọi rõ ràng, rành mạch.
 - Nắm được nghiã từ mới 
 - Hiểu nội dung bài : Hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ.
 II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Kể + trả lời câu hỏi: Buổi học thể dục 
- Nhận xét 
2/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài : (Cho HS quan sát ảnh chụp, hỏi: Aûnh chụp Bác Hồ đang làm gì? . Giới thiệu : Bác Hồ là tấm gương sáng về tinh thần rèn luyện thể dục thể thao . Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu ý nghĩa quan trọng của việc rèn luyện thể dục thể thao.
 b/ Luyện đọc 
* GV đọc diễn cảm cả bài : Giọng đọc rành mạch , dứt khoát . Nhấn giọng từ nói về sức khoẻ, bổn phận .
* GV hướng dẫn HS luyện đọc + giải nghĩa từ : 
 - Đọc từng câu : ( chú ý từ đọc dễ sai )
- Đọc từng đoạn : 3 đoạn 
 + Hướng dẫn nghỉ hơi đúng, đọc giọng thích hợp.
 ( Mỗi một người dân yếu ớt/tức là cả nước yếu ớt/ Mỗi một người dân mạnh khoẻ/tức là cả nước mạnh khoẻ /
 Vậy nên.luyện tập thể dục/,bồi bổ sức khoẻ/là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước/.)
+ Hiểu nghĩa từ mới.
- Hoạt động nhóm 2
- Đọc đồng thanh cả bài
- Nhận xét
c/ Tìm hiểu bài :
- Đọc thầm cả bài
- Sức khoẻ cần thiết như thế nào đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
- Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người dân yêu nước?
- Việc luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ có khó khăn không?Những ai làm được việc này?
- Em sẽ làm gì sau khi đọc bài này?
- Nhận xét
- Giáo dục : Năng tập thể dục thể thao.
d/ Luyện đọc lại : 
- GV đọc lại toàn bài
- Thi đọc
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Chơi trò chơi : Đoán xem môn thể thao gì?
- Xem lại bài, xem trước bài : Gặp gỡ ở Lúc – xăm - bua
- Nhận xét, đánh giá.
- HS kể nối tiếp nhau + trả lời câu hỏi 
- Cả lớp chú ý
- Cả lớp chú ý
- Đọc nối tiếp nhau
- Đọc nối tiếp nhau
- Đọc trong nhóm
- Cả lớp đọc
- Cả lớp đọc
- Sức khoẻ giúp chúng ta giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới.Việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công.
- Vì mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt Mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ .
- Việc luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ kông tốn kém và không khó khăn.tất cả mọi người từ già trẻ, gái trai ai cũng nên làm và làm được.
- Em sẽ năng tập thể dục
- 2 HS đọc
- Vài HS thi đọc
- Nhận xét
- HS trình bày
 CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)
 LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
 PHÂN BIỆT S / X HOẶC IN / INH
I/ MỤC TIÊU:
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn 
 - Làm đúng bài tập phân biệt s/x hoặc in/inh.
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết : điền kinh, duyệt binh, truyền tin, thể dục thể hình .
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu 
b/ Hướng dẫn HS nghe - viết :
 * Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc 
- Vì sao mỗi người dân phải luyện tập thể dục?
- Những chữ nào viết hoa
- Luyện viết tiếng khó
* GV đọc cho HS viết vào vở 
* Chấm, chữa bài.
c/ Hứơng dẫn HS làm bài .
- GV cho HS nêu yêu cầu
- Hoạt động nhóm 4
 + Dãy A : câu a
 + Dãy B : câu b
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS thi tìm từ có chứa vần S hay X .
- Nhận xét
- Xem lại bài, xem trước bài: Liên hợp quốc 
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS viết bảng , cả lớp viết vào bảng con
- Nghe
- 2 HS đọc
- Vì mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt Mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ .
- HS nêu 
- HS viết bảng con 
- HS viết vào vở.
- 1 HS nêu.
- HS thảo luận
- HS đại diện nhóm trình bày
 a/ bác sĩ , mỗi sáng , xung quanh, thị xã, ra sao , sút .
 b/ lớp mình , điền kinh , tin , học sinh )
- Nhận xét 
- HS cử đại diện 
Tập làm văn
 VIẾT VỀ MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
 I/ Mục tiêu: 
 - Kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật,.. (theo các câu hỏi gợi ý), giúp người nghe hình dung được trận đấu.
 - Biết dựa vào bài miệng tuần trước để viết gọn, rõ , đủ thông tin
 - Giáo dục HS tình yêu thể thao
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ ghi gợi ý
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS : Kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem .
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu yêu cầu
b/ Hướng dẫn HS kể chuyện 
-GV gọi HS nêu yêu cầu của bài và gợi ý? ( GV treo bảng phụ câu hỏi gợi ý :
	+ Em kể về trận thi đấu thể thao nào?
 + Em cùng tham gia hay xem thi đấu ? (trên sân trường , ti vi, nghe tường thuật trên đài ,hoặc đọc qua sách báo)
 + Em xem thi đấu cùng với ai?
 + Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu, vào lúc nào? Giữa đội nào và đội nào?
 + Diễn biến của cuộc thi đấu thế nào? Biểu hiện của những người cùng xem?
 + Kết quả thi đấu ra sao? 
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét 
- GV nhắc lại cách trình bày
 + Đầu đoạn viết lùi vào .
 + Tên riêng , đầu câu viết hoa.
 + Viết đúng dấu chấm, phẩy, rõ ý, lời văn ngắn gọn - mạch lạc  
- GV cho cả lớp viết bài
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét 
3/ Dặn dò: 
 Xem lại bài, xem trước bài : Viết thư
- Nhận xét, đánh giá.
- Vài HS đọc
- HS lắng nghe
- 2 HS nêu và đọc gợi ý.
- HS đại diện trình bày
- Nhận xét
- 1 HS nêu
 - Cả lớp viết bài
- HS đại diện nhóm trình bày
 - Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET Tuan 29.doc