Giáo án Tiếng việt 3 tuần 5 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 5 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Tập đọc – Kể chuyện

NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I. MỤC TIÊU

A – Tập đọc

 1. Đọc thành tiếng

Đọc đúng các tư, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

- PB: cây nứa, thủ lĩnh, lỗ hổng, leo lên, tướng sĩ, luống, hoảng sợ, nhận lỗi,

- PN: thủ lĩnh, ngập ngừng, tướng sĩ, hoảng sợ, buồn bã, dũng cảm,

Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với các nhân vật trong truyện.

 2. Đọc hiểu

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết,dứt khoát,

Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.

Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 5 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc – Kể chuyện
NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. MỤC TIÊU
A – Tập đọc
 1. Đọc thành tiếng 
Đọc đúng các tư,ø tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
- PB: cây nứa, thủ lĩnh, lỗ hổng, leo lên, tướng sĩ, luống, hoảng sợ, nhận lỗi,
- PN: thủ lĩnh, ngập ngừng, tướng sĩ, hoảng sợ, buồn bã, dũng cảm,
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với các nhân vật trong truyện.
 2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết,dứt khoát,
Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
B – Kể chuyện
Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Một thanh nứa tép, một số bông hoa mười giờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Ông ngoại
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài mới theo sách giáo viên.
- Ghi tên bài lên bảng
2.2. Hoạt động 1: luyện đọc 
Mục tiêu: HS đọc đúng các từ dễ sai và đọc trơi chảy tồn bài.
Cách tiến hành:
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng hơi nhanh. Chú ý lời các nhân vật:
+ Giọng viên tướng: dứt khoát, rõ ràng, tự tin.
+ Giọng chú lính: Lúc đầu rụt rè, đến cuối chuyện dứt khoát, kiên định.
+ Giọng thầy giáo: nghiêm khắc, buồn bã.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
+ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa các từ khó:
+ Cho HS xem một đoạn nứa tép.
+ Vẽ lên bảng hàng rào hình ô quả trám và giới thiệu từ ô quả trám.
+ Hoa mười giờ là loài hoa nhỏ, thường nở vào khoảng mười giờ trưa. Hoa có nhiều màu như đỏ, hồng, vàng. (Cho HS xem bông hoa mười giờ)
+ Em hiểu từ nghiêm giọng trong câu “thầy giáo nghiêm giọng hỏi.” Nhu thế nào?
+ Thế nào là quả quyết? Em hãy đặt câu với từ này.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. 
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài và trả lời được các câu hỏi của bài.
Cách tiến hành:
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Hỏi: Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì? Ở đâu?
- Đánh trận giả là trò chơi quen thuộc với trẻ em. Trong trò chơi, các bạn cũng có phân cấp tướng, chỉ huy, lính như trong quân đội và cấp dưới phải phục tùng cấp trên.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- Viên tướng hạ lệnh gì khi không tiêu diệt được máy bay địch?
- Khi đó, chú lính nhỏ đã làm gì?
- Vì sao chú lính nhỏ lại quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào?
- Như vậy chú lính đã làm trái lệnh của viên tướng, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 xem chuyện gì xảy ra sau đó.
- Việc leo hàng rào của các bạn khác đã gây ra hậu quả gì?
- Hãy đọc đoạn 3 và cho biết: “ Thầy giáo mong chờ điều gì ở học sinh trong lớp?”
- Khi bị thầy giáo nhắc nhở, chú lình nhỏ cảm thấy thế nào?
- Theo em, vì sao chú lính lại run lên khi nghe thầy giáo hỏi?
- Vậy là đến cuối giờ học cả tướng và lính đều chưa ai dám nhận lỗi với thầy giáo. Liệu sau đó các bạn nhỏ có dũng cảm và thực hiện được điều thầy giáo mong muốn không, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài.
- Chú lính nhỏ đã nói với viên tướng điều gì khi ra khỏi lớp học?
- Chú đã làm gì khi viên tướng khoát tay và ra lệnh: “Về thôi!”?
- Lúc đó, thái độ của viên tướng và những người lính như thế nào?
- Ai là người lính dũng cảm trong truyện này? Vì sao?
- Em học được bài học gì từ chú lính nhỏ trong bài?
2.4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
Mục tiêu: HS đọc đúng thể hiện nội dung từng đoạn.
Cách tiến hành:
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc lại bài theo vai: người dẫn chuyện, chú lính, viên tướng, thầy giáo.
-Nhận xét và tuyên dương nhóm đọc bài tốt. 
- 3 HS lên bảng thực hịện yêu cầu.
- Học sinh nghe giới thiệu
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đàu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV:
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc lời của các nhân vật:
- Vượt rào,/ bắt sống lấy nó!//
- Chỉ những thằng hèn mới chui.//
- Về thôi.// (giọng tướng ra lệnh dứt khoát, rõ ràng)
- Chui vào à?// - Ra vườn đi!// (giọng ngập ngừng, rụt rè.) – Nhưng như vậy là hèn. – (giọng quả quyết, khẳng định.)
- Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào / và luống hoa.// (giọng khẩn thiết, bao dung)
+ Quan sát thanh nứa tép.
+ Quan sát hình minh họa để hiểu nghĩa của từ.
+ Quan sát bông hoa và nghe giáo viên giới thiệu.
+ Nghĩa là thầy giáo hỏi bằng giọng nghiêm khắc.
+ Quả quyết nghĩa là dứt khoát, không do dự.
Đặt câu: Cậu bé quả quyết rằng cậu đã gặp tôi ở đâu đó.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em đọc 1 đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Các bạn nhỏ chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
- Đọc thầm.
- Viên tướng hạ lệnh trèo qua hàng rào vào vườn để bắt sống nó.
- Chú lính nhỏ quyết định không leo lên hàng rào như lệnh của viên tướng mà chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào.
- Vì chú sợ làm hỏng hàng rào của vườn trường.
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, HS cả lớp đọc thầm theo.
- Hàng rào đã bị đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính.
- Thầy giáo mong HS của mình dũng cảm nhận lỗi.
- Chú lính nhỏ run lên vì sợ.
- HS xung phong phát biểu ý kiến: 
 Vì chú lính quá hỗi hận./ Vì chú đang rất sợ./ Vì chú chưa quyết định được là nhận hay không nhận lỗi của mình./
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 4, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Chú lính nói khẽ: “Ra vườn đi!”
- Chú nói: “Nhưng như vậy là hèn!” rồi quả quyết bước về phía vườn trường.
- Mọi người sững lại nhìn chú rồi cả đội bước nhanh theo chú như theo một người chỉ huy dũng cảm.
- Chú lính chui qua hàng rào là người lính dũng cảm vì đã biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
- Luyện đọc trong nhóm, sau đó hai nhóm thi đọc bài theo vai.
Kể chuyện
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Củng cố, dặn dò
XÁC ĐỊNH YÊU CẦU
- Gọi 1 đến 2 HS đọc yêu cầu của bài.
2. Hoạt động 4: THỰC HÀNH KỂ CHUYỆN
Mục tiêu: HS kể lại câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
Cách tiến hành:
- Gọi 4 HS kể nối tiếp trước lớp, mỗi HS kể 1 đoạn.
- Chú ý: Nếu HS lúng túng, GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS.
Tranh 1: Viên tướng ra lệnh như thế nào? Chú lính định làm gì?
Tranh 2: Cả nhóm đã vượt rào bằng cách nào? Chú lính vượt rào bằng cách nào? Chuyện gì đã xảy ra sau đó?
Tranh 3: Thầy giáo đã nói gì với các bạn? Khi nghe thầy nói chú lính cảm thấy thế nào? Thầy mong muốn điều gì ở các bạn học sinh?
Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ đã nói và làm gì khi đó? Mọi người có thái độ như thế nào trước lời nói và việc làm của chú lính nhỏ?
- Tổ chức cho 2 nhóm thi kể chuyện. Nhóm 1, kể đoạn 1,2; nhóm 2 kể đoạn 3,4.
- Nhận xét và cho điểm HS
- Em đã bao giờ dũng cảm nhận lỗi chưa? Khi đó em đã mắc lỗi gì? Em nhận lỗi với ai? Người đó nói gì với em? Em suy nghĩ gì về việc đó?
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Dựa vào các tranh sau, kể lại câu chuyện Người lính dũng cảm.
- 4 HS kể.
- 2 nhóm kể, HS cả lớp theo dõi và nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần 5
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc
MÙA THU CỦA EM
I. MỤC TIÊU
 1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
+ PB: lá sen, lật trang vở mới,
+ PN: mở nhìn, rước đèn, hội rằm, vở mới,
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ và giữa các khổ thơ. Đọc trôi chảy được bài thơ với giọng vui tươi, nhẹ nhàng.
 2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài:cốm, chị Hằng,và các từ do GV tự chọn.
Hiểu nội dung bài thơ: Mùa thu có vẻ đẹp riêng và gắn với kỉ niệm năm học mới. Tình cảm yêu mến mùa thu của các bạn nhỏ.
 3. Học thuộc lòng bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc .
Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Một bó hoa cúc, một ít cốm gói trong lá sen (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài tập đọc Người lính dũng cảm.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Theo sách giáo viên.
2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng những từ  ... oa
Mục tiêu: HS viết được các chữ hoa C, A, V, N.
Cách tiến hành:
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa C, A, V, N.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Treo bảng viết chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết mẫu các chữ trên cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. (Chữ viết hoa A, V đã ôn luyện ở tuần 1. GV có thể gọi HS khá viết trên bảng lớp.)
b) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng
Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết được các từ ứng dụng.
Cách tiến hành:
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
- Giới thiệu: Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần, ông được coi là ông tổ của nghề dạy học. Ông có nhiều trò giỏi, sau này đã trở thành nhân tài của đất nước.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng:Chu Văn An. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2..4. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết được các câu ứng dụng.
Cách tiến hành:
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Giải thích: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
c) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết chữ Chim, Người vào bảng con. GV theo dõi và chỉnh sửa cho từng HS.
2..5. Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- GV cho HS quan sát bài mẫu trong vở Tập viết 3, tập một và yêu cầu HS viết bài.
- Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.
3. Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập viết 3, tập một, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài Ôn chữ hoa D.
- 1 HS đọc: Cửu Long
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Có các chữ hoa: C, A. V, N..
- 4 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi.
- 4 HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 1 HS đọc: Chu Văn An.
- Chữ C, h, V, A có chiều cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng một con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc:
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.
- Các chữ C, h, k, g, d, N cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết.
+ 1 dòng chữ Ch cỡ nhỏ
+ 1 dòng chữ V, A cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Chu Văn An cỡ nhỏ.
+ 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần 5
Thứ , ngày tháng năm 200 .
TẬP LÀM VĂN 
TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I. MỤC TIÊU
HS biết tổ chức được một cuộc họp tổ:
- Biết xác định nội dung cuộc họp.
- Biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã nêu ở bài tập đọc Cuộc họp của chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng lớp viết sẵn các gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp.
Bảng phụ viết sẵn trình tự diễn biến của cuộc họp như ở bài tập đọc Cuộc họp chữ viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng kể lại chuyện Dại gì mà đổi.
- Trả bài viết điện báo của giờ tập làm văn tuần 4.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của giờ học.
2.2.Hoạt động 1: Hướng dẫn cách tiến hành cuộc họp
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của giờ tập làm văn.
- Hỏi: Nội dung của cuộc họp tổ là gì?
- Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường.
- Ai là người nêu mục đích cuộc họp, tình hình của tổ?
- Ai là người nêu nguyên nhân của tình hình đó?
- Làm thế nào để tìm cách giải quyết vấn đề trên?
- Giao việc cho mọi người bằng cách nào?
- GV thống nhất lại những điều cần chú ý khi tiến hành cuộc họp.
2.3. Hoạt động 2: Tiến hành họp tổ
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- Giao cho mỗi tổ một trong các nội dung mà SGK đẫ gợi ý, yêu cầu các tổ tiến hành cuộc họp.
- Theo dõi và giúp đỡ HS từng tổ.
2.4.Hoạt động 3: Thi tổ chức cuộc họp
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp, GV là giám khảo.
- Kết luận và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả.
3. Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS nêu lại trình tự diễn biến của cuộc họp.
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS kể.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm.
- HS nêu các nội dung mà SGK gợi ý hoặc nội dung do các em thấy đó là vấn đề cần giải quyết trong tổ (VD: Giúp một bạn học kém; Đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ; Tiến hành làm công trình măng non của tổ;)
- HS nêu như đã giới thiệu ở giờ tập đọc Cuộc họp của chữ viết.
- Người chủ toạ cuộc họp (có thể là tổ trưởng hoặc HS làm chủ toạ để các em có cơ hội tập dượt)
- Tổ trưởng nêu, sau đó các thành viên trong tổ đóng góp ý kiến.
- Cả tổ bàn bạc, thảo luận, thống nhất cách giải quyết, tổ trưởng tổng hợp ý kiến của các bạn.
- Cả tổ bàn bạc để phân công, sau đó tổ trưởng chốt lại ý kiến của cả tổ.
- Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của từng tổ.
+ Thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
* VD về các cuộc họp theo gợi ý của SGK
Diễn biến cuộc họp: GIÚP ĐỠ NHAU HỌC TẬP
Nêu mục đích cuộc họp
Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về việc giúp đỡ bạn Tùng.
Nêu tình hình
Bạn Tùng là HS còn yếu về môn toán, thường xuyên tính toán sai.
Nguyên nhân
Bạn Tùng không thuộc các bảng nhân, bảng chia đã học, đặt tính sai khi làm các phép tính cộng, trừ các số có 3 chữ số.
Cách giải quyết
Tùng phải học lại các bảng nhân, bảng chia đã học. Khi làm tính cộng, trừ các số có 3 chữ số trở lên phải kiểm tra kĩ xem đặt tính đã đúng chưa.
Giao việc cho mọi người
Bạn Hằng, bạn Trâm, bạn Hùng sẽ thay phiên nhau kiểm tra bài của bạn Tùng, giảng lại những phần bạn Tùng chưa hiểu. Nếu không giảng được thì báo ngay với cô giáo để cô giáo giúp đỡ.
Diễn biến cuộc họp:
CHUẨN BỊ CÁC TIẾT MỤC VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG 20 – 11
Nêu mục đích cuộc họp
Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp bàn về việc chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
Nêu tình hình
Theo yêu cầu của lớp thì tổ ta phải đóng góp 3 tiết mục văn nghệ, tới nay chưa có bạn nào đăng kí tiết mục.
Nguyên nhân
Tổ ta mới nhận được yêu cầu của lớp và chưa bàn bạc được sẽ tham gia với lớp những tiết mục nào. Vì vậy, đề nghị các bạn suy nghĩ, thảo luận để thống nhất về các tiết mục sẽ tham gia trong lễ kỉ niệm của lớp.
Cách giải quyết
Tổ sẽ góp 3 tiết mục:
- Đơn ca: Cô giáo như mẹ hiền.
- Múa: Chúng em là những em bé ngoan.
- Tốp ca: Những bông hoa, những lời ca.
Giao việc cho mọi người
- Bạn Quỳnh Trang chuẩn bị tiết mục đơn ca.
- Cả tổ tập tiết mục múa.
- Các bạn nữ tập tiết mục tốp ca.
- Tổ bắt đầu tập từ ngày mai, trong giờ sinh hoạt tập thể.
Diễn biến cuộc họp: Trang trí lớp học
Nêu mục đích cuộc họp
Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về việc trang trí lớp học.
Nêu tình hình
Theo yêu cầu của lớp thì tổ ta phải trang trí bức tường phía dưới của lớp, đối diện với bảng lớp nhưng hiện nay vẫn chưa có bạn nào đề xuất về cách trang trí.
Nguyên nhân
Tổ ta mới nhận được yêu cầu của lớp và chưa bàn bạc được sẽ trang trí như thế nào.
Cách giải quyết
Tổ sẽ tiến hành trang trí như sau:
- Lau chùi sạch và treo lại bằng khen, giấy khen, cờ lưu niệm của lớp. 
- Cùng cả lớp quét sạch mạng nhện và các vết bẩn trên tường.
- Làm 2 lọ hoa giấy trang trí tường.
Giao việc cho mọi người
- Bạn Hằng, bạn Nga, bạn Lan tiến hành lau chùi lại các bằng khen, giấy khen, cờ lưu niệm của lớp.
- Bạn Thanh, bạn Việt, bạn Chính quét sạch mạng nhện và vết bẩn trên tường cùng các bạn tổ khác.
- Các bạn nữ làm 2 lọ hoa giấy trên tường.
- Lau bằng khen, cờ lưu niệm, quét sạch tường làm vào ngày tổng vệ sinh trang trí lớp học của cả lớp. Các bạn nữ làm hoa vào giờ sinh hoạt tập thể.
Diễn biến cuộc họp: Giữ vệ sinh chung
Nêu mục đích cuộc họp
Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về việc giữ vệ sinh trong lớp học.
Nêu tình hình
Lớp thường có rác bẩn sau giờ ăn trưa và sau giờ nghỉ giải lao giữa buổi học.
Nguyên nhân
Một số bạn ăn quà xong vứt vỏ bánh, kẹo bừa bãi trong lớp trong trường như bạn Vũ, bạn Lâm, bạn Thư
Cách giải quyết
- Thực hiện tốt lịch trực nhật của tổ.
- Nhắc nhở các bạn hay vứt rác bừa bãi thực hiện vứt rác đúng quy định.
Giao việc cho mọi người
- Bạn Hằng, bạn Thu theo dõi lịch trực nhật của tổ và nhắc nhở các bạn thực hiện đúng lịch này.
- Bạn Mai, bạn Tuấn theo dõi việc thực hiện vứt rác đúng nơi quy định của tất cả các thành viên trong tổ.
- Phối hợp với cô giáo và các tổ khác để giữ vệ sinh chung.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • doc5.doc