Tập đọc – Kể chuyện
BÀI TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
A – Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
- PB:làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi,
- PN:làm văn, loay hoay, rửa bát đĩa, ngắn ngủi, vất vả,
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết phân biệt giọng của người kể và các nhân vật.
2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn,
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
B – Kể chuyện
Tuần 6 Thứ , ngày tháng năm 200 . Tập đọc – Kể chuyện BÀI TẬP LÀM VĂN I. MỤC TIÊU A – Tập đọc 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: - PB:làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi, - PN:làm văn, loay hoay, rửa bát đĩa, ngắn ngủi, vất vả, Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết phân biệt giọng của người kể và các nhân vật. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn, Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. B – Kể chuyện Sắp xếp lại các bức tranh minh hoạ theo trình tự câu chuyện, sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được một đoạn chuyện bằng lời của mình. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạcác đoạn truyện (phóng to, nếu có thể).. Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. Một chiếc khăn mùi soa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Cuộc họp của chữ viết. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Theo sách giáo viên. - GV ghi tên bài lên bảng. 2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu: HS đọc đúng các từ khĩ và đọc trơi chảy cả bài văn. Cách tiến hành: a) Đọc mẫu - GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt. Chú ý lời các nhân vật: + Giọng nhân vật “tôi”:hồn nhiên, nhẹ nhàng. + Giọng mẹ: ấmáp, dụi dàng. a).Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn: + Hdẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt). - Giải nghĩa các từ khó: - Cho HS xem khăn mùi soa, hỏi: + Đây là loại khăn gì? + Thế nào là viết lia lịa? + Thế nào là ngắn ngủn, hãy đặt câu với từ này? - Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. + Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. + Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. + Yêu cầu HS các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh bài tập đọc. 2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài và trả lời các câu hỏi của bài. Cách tiens hành: - GV gọi một HS đọc lại cả bài trước lớp. - Hãy tìm tên của người kể lại câu chuyện này. - Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào? - Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn? - Cô-li-a thấy khó khi phải kể những việc em đã làm để giúp mẹ vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc cho em. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo em giúp việc này, việc kia, nhưng thấy em đang học, mẹ lại thôi. Thế nhưng, Cô-li-a vẫn cố gắng để bài văn của mình được dài hơn. Cô-li-a đã làm cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung bài. - Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a đã làm cách gì để bài viết dài ra? - Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và thảo luận để trả lời câu hỏi 4, SGK. - Em học được điều gì từ bạn Cô-li-a? - GV chốt lại: Điều cần học ở Cô-li-a là biết nhận vì lời nói phải đi đôi với việc làm. 2.4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài Mục tiêu: Hs đọc đúng, diễn cảm cả bài văn. Cách tiến hành: - GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫu đoạn 3,4 của bài. - Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm - Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối. - Tuyên dương nhóm đọc tốt. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng đoạn trong bài theo hdẫn của GV: - Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩykhi đọc câu: - Nhưng/ chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này?// ôi nhìn xung quanh,/ mọi người vẫn viết.// - Cô-li-a này!// Hôm nay con giặc áo sơ mi/ và quần áo lót đi nhé!// + Loạikhăn nhỏ, mỏng dùng lau tay, lau mặt. + Là viết rất nhanh và liên tục. + Ngắn ngủn là rất ngắn và ý chê. Đặt câu: Mẩu bút chì ngắn ngủn. - 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em đọc một đoạn trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 4 tổ đọc tiếp nối từ đầu đến hết bài. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - Đó chính là Cô-li-a. Bạn kể về bài tập làm văn của mình. - Cô giáo giao đề văn là: Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ? - HS thảo luận theo cặp và trả lời: Vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc cho Cô-li-a. Đôi khi Cô-li-a chỉ làm một số việc vặt. - 1 HS đọc đoạn 3 trước lớp,cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. - Cô-li-a đã cố nhớ lại những việc mà thỉnh thoảng mình đã làm và viết cả những việc mình chưa làm. Cô-li-a còn viết rằng “em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn để mẹ đỡ vất vả”. - HS thảo luận theo cặp, sau đó đại diện HS trả lời: a) Khi mẹ bảo Cô-li-a giặt quần áo, lúc đầu em rất ngạc nhiên vì bạn chưa bao giờ phải giặt quần áo, mẹ luôn làm giúp bạn và đây là lần đầu tiên mẹ bảo bạn giặt quần áo. b) Cô-li-a vui vẻ nhận lời mẹ vì bạn nhớ ra đó là việc mà bạn đã viết trong bài tập làm văn của mình. - HS tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em: +Tình thương yêu đối với mẹ. + Nói lời biết giữ lấy lời. + Cố gắng khi gặp bài khó. - Theo dõi bài đọc mẫu. - 4 HS tạo thành 1 nhóm, mỗi HS đọc một đoạn trong bài. Kể chuyện HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. . Hoạt động 4: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU - Mục tiêu: HS sắp xếp được 4 tranh như trong SGK, quan sát và kể lại. Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 47, SGK. Cách tiến hành: - Hướng dẫn: 1) Để sắp xếp được các tranh minh hoạ theo đúng nội dung truyện, em cần quan sát kĩ tranh và xác định nội dung mà tranh đó minh hoạ là của đoạn nào, sau khi đã xác định nội dung của từng tranh chúng ta mới sắp xếp chúng lại theo trình tự của câu chuyện. 2) Sau khi sắp xếp tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện, các em chọn kể một đoạn bằng lời của mình, tức là chuyển lời của Cô-li-a trong truyện thành lời của em. 2: KỂ TRƯỚC LỚP Cách tiến hành: - Gọi 4 HS khá kể chuyện trước lớp, mỗi HS kể một đoạn truyện. 3. KỂ THEO NHÓM - Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS , yêu cầu mỗi HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe. 4. KỂ TRƯỚC LỚP - Tổ chức cho HS thi kể chuyện. - Tuyên dương HS kể tốt. - Em đã làm giúp bố mẹ những việc gì? - Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi và đọc thầm. - 4 HS kể, sau mỗi lần có bạn kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - 3 đến 4 HS thi kể một đoạn trong truyện. - Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện đúng, hay nhất. - 3 đến 4 HS trả lời. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần 6 Thứ , ngày tháng năm 200 . Tập đọc NGÀY KHAI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: - PB: như là, hớn hở,nắng mới, lá cờ, năm xưa, gióng giả, - PN: hớn hở, ôm vai bá cổ, gióng giả, khăn quàng, Ngắt, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui sướng, hồn nhiên. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: tay bắt mặt mừng, gióng giả, Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ cho ta thấy niềm vui sướng của HS trong ngày khai trường. 3. Học thuộc lòng bài thơ II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể) Bảng phụ ghi sẵn nội dung hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Bài tập làm văn. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Em nghĩ gì về ngày khai trường? - Theo sách giáo viên. 2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu: HS đọc trơi chảy tồn bài và đọc được đúng các từ khĩ. Cách tiến hành: a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng vui sướng, hồn nhiên. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Hướng dẫn đọc từng dòng thơ và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn: + Hdẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Hướng dẫn HS đọc từng khổ trước lớp. (Đọc 2 lượt) - Giải nghĩa các từ khó: + Em hiểu thế nào là tay bắt mặt mừng? Hãy đặt câu với cụm từ này. + Em hiểu thế nào là tiếng trống gióng giả? - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - Yêu cầu HS các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh bài thơ, mỗi tổ đọc đồng thanh 1 khổ. 2.3 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài và trả lời được các câu hỏi. Cách tiến hành: - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Trong ngày khai trường, học sinh có rất nhiều niềm vui, những niềm vui đó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu 3 khổ thơ đầu tiên của bài. - Tìm câu thơ diễn tả rõ nhất niềm vui của bạn học sinh khi đi đón ngày khai trường. - Ngày khai trường không chỉ có nhiều niềm vui mà còn có nhiều điều lạ. Hãy đọc lại 4 khổ thơ đầu và cho biết: Ngày khai trường có gì mới lạ? - Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ cuối và trả lời câ ... ẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng làm miệng các bài tập 1, 3 của tiết Luyện từ và câu tuần 5. Mỗi HS làm 1 bài. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu giờ học, rồi ghi tên bài lên bảng. 2.2. Hoạt động 1: Trò chơi ô chữ Mục tiêu: Như mục tiêu của bài. Cách tiến hành: - GV giới thiệu ô chữ trên bảng: Ô chữ theo chủ đề Trường học, mỗi hàng ngang là một từ liên quan đến trường học và có nghĩa tương ứng đã được giới thiệu trong SGK.. Từ hàng dọc có nghĩa là buổi lễ mở đầu năm học mới. - Phổ biến cách chơi: Cả lớp chia làm bốn đội chơi. GV đọc lần lượt nghĩa của các từ tương ứng từ hàng 2 đến hàng 11. Sau khi GV đọc xong, các đội giành quyền trả lời bằng cách rung chuông (hoặc phất cờ). Nếu trả lời đúng được 10 điểm, nếu sai không được điểm nào, các đội còn lại tiếp tục giành quyền trả lời đến khi đúng hoặc GV thông báo đáp án thì thôi. Đội nào giải được từ hàng dọc được thưởng 20 điểm. - Tổng kết điểm sau trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Yêu cầu HS dùng bút chì viết chữ in vào ô chữ trong vở bài tập. 2.3. Hoạt động 2: Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy Mục tiêu: Như mục tiêu của bài. Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà tìm các từ nói về nhà trường, luyện tập thêm về cách sử dụng dấu phẩy. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe GV giới thiệu bài. - Nghe GV giới thiệu về ô chữ. - Tiến hành trò chơi theo hướng dẫn. Đáp án: Hàng dọc: Lễ khai giảng. Hàng ngang: 1)Lên lớp 2)Diễu hành 3)Sách giáo khoa 4)Thời khoá biểu 5)Cha mẹ 6)Ra chơi 7)Học giỏi 8)Lười học 9)Giảng bài 10)Cô giáo - HS viết vào vở bài tập. - Mỗi nhóm 1 HS đọc lại tất cả các từ hàng ngang, hàng dọc và lời giải nghĩa từ theo yêu cầu của GV. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý. HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập. - Đáp án: a) Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ. b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi. c) Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần 6 Thứ , ngày tháng năm 200 . TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA: D ; Đ I. MỤC TIÊU Viết đúng, đẹp chữ viết hoa D, Đ, K Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Kim Đồng và câu ứng dụng: Dao có mài mới sắc, người cóù học mới khôn. Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Mẫu chữ hoa D, Đ, K. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. Vở Tập viết 3, tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Thu vở của một số HS để chấm bài tập viết về nhà. - Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước. - Gọi HS lên bảng viết từ ngữ: Chu Văn An, Chim khôn, Người khôn. - Chỉnh sửa lỗi cho HS. - Nhận xét vở tập viết đã chấm. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa D, Đ, K có trong từ và câu ứng dụng. 2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ viết hoa Mục tiêu: HS viết được các chữ hoa D, Đ, K. Cách tiến hành: a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa D, Đ, K. - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? - Treo bảng viết chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết của các chữ này đã học ở lớp 2. - Viết lại mẫu các chữ trên cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. b) Viết bảng - Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS. 2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết được các từ ứng dung. Cách tiến hành: a) Giới thiệu từ ứng dụng - Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng. - Em biết những gì về anh Kim Đồng. b) Quan sát và nhận xét - Từ ứng dụng gồm có mấy chữ? Là những chữ nào? - Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết từ ứng dụng:Kim Đồng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS. 2.4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng a) Hoạt động 3: Giới thiệu câu ứng dụng Mục tiêu: Hs đọc, hiểu và viết được các câu ứng dụng. Cách tiến hành: - Gọi HS đọc câu ứng dụng - Giải thích: Câu tục ngữ khuyên con người có châm học mới khôn ngoan, trưởng thành. b) Quan sát và nhận xét - Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết chữ Dao vào bảng con. GV theo dõi và chỉnh sửa cho từng HS. 2.5. Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở tập viết Mục tiêu: như mục tiêu của bài. Cách tiến hành: - GV chỉnh sửa lỗi. - Thu và chấm 5 à 7 bài. 3. Hoạt động 5: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập viết 3, tập một, học thuộc câu ứng dụng. - 1 HS đọc: Chu Văn An Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. -3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con. - Có các chữ hoa: D, Đ. K. -3 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi. - Theo dõi, quan sát. - 1 HS đọc: Kim Đồng. - Anh Kim Đồng là một trong những đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. - Từ gồm có 2 chữ Kim Đồng - Chữ K, Đ, g có chiều cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - Bằng một con chữ o. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - 3 HS đọc: Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn. - Các chữ D, g, h, k cao 2 li rưỡi, chữ s cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS viết. + 1 dòng chữ Dao cỡ nhỏ + 1 dòng chữ Đ, K cỡ nhỏ. + 2 dòng Kim Đồng cỡ nhỏ. + 5 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần 6 Thứ , ngày tháng năm 200 . TẬP LÀM VĂN KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC I. MỤC TIÊU Kể lại được buổi đi học đầu tiên của mình. Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gồm 5 câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Ghi sẵn các câu hỏi gợi ý trên bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi: + Nêu trình tự các nội dung của một cuộc họp thông thường. + Nêu mục đích cuộc họp có nội dung là chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3. -Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ kể lại buổi đầu đi học của mình, sau đó viết lại thành một đoạn văn ngắn gồm 5 câu. 2.2. Hoạt động 1: Kể lại buổi đầu đi học Mục tiêu: Rèn kỹ năng nĩi: Kể lại hồn nhiên, chân thật. Cách tiến hành: - Hướng dẫn: Để kể lại buổi đầu đi học của mình em cần nhớ lại xem buổi đầu mình đã đi học như thế nào? Đó là buổi sáng hay buổi chiều? Buổi đó cách đây bao lâu? Em đã chuẩn bị cho buổi đi học đó thế nào? Ai là người đưa em đến trường? Hôm đó, trường học trông như thế nào? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi đầu đi học kết thúc như thế nào? Em nghĩ gì về buổi đầu đi học đó? - Gọi 1 Đến 2 HS khá kể trước lớp để làm mẫu. - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình. - Gọi một số HS kể trước lớp. - Nhận xét bài kể của HS. 2.3.Hoạt động 2: Viết đoạn văn Mục tiêu: Rèn cho HS kỹ năng viết. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu 2, sau đó cho các em tự viết vào vở bài tập. Nhắc HS khi viết cần đọc lại kĩ trước khi chấm câu để biết câu đó đã thành câu hay chưa. - Yêu cầu một số HS đọc bài trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. Số bài còn lại GV thu để chấm sau tiết học. 3. Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Yêu cầu HS về tập kể lại buổi đầu đi học đó với một người thân trong gia đình. - Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, các HS nghe và nhận xét. - 1 đến 2 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét xem bạn kể có tự nhiên không, nói đã thành câu chưa. - Làm việc theo cặp. - Từ 5 đến 6 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Viết bài. - 3 đến 5 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét. VD: Kể lại buổi đầu đi học Năm nay, em đã là học sinh lớp 3 nhưng em vẫn nhớ như in buổi đi học đầu tiên của mình. Hôm đó là một ngày thu trong xanh. Em dạy từ sáng sớm. Mẹ giúp em chuẩn bị quần áo, sách vở, rồi đưa cho em chiếc cặp sách và nói: “Mẹ mong con gái sẽ luôn cố gắng học giỏi. Nhở nghe lời cô giáo, con nhé.” Bố đèo em đến trường. Trường của em đây rồi, Trường Tiểu học Thành Công B. Đến cổng trường, bố chỉ lớp học cho em rồi bảo: “Con hãy mạnh dạn lên và tự mình đi vào lớp được không?”. Nhưng em không giám. Vậy là bố đã dắt tay em đến trước cô giáo. Cô đưa em vào lớp, chỉ chỗ ngồi cho em. Hôm đó, cô giáo dặn dò chúng em thật nhiều điều nhưng em không nhớ hết. Buổi học đầu tiên của em bắt đầu như thế đấy. Rút kinh nghiệm tiết dạy : TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU
Tài liệu đính kèm: