Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 3 - Trường tiểu học Đỗ Văn Nại

Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 3 - Trường tiểu học Đỗ Văn Nại

Môn: TẬP ĐỌC.

Tuần: 3.

Tiết: 5.

Bài: LÒNG DÂN

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ ngữ hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: 12 tuổi, chõng tre, buổi trưa, rõ ràng, xẵng giọng, buông đũa, dỗ dành.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt giọng đúng để phân biệt được tên nhân vật và lời nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm trong vở kịch.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, phù hợp với tính cách từng nhân vật, tình huống của vở kịch.

 2. Đọc – Hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, láng .

 - Hiểu phần một của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 3 - Trường tiểu học Đỗ Văn Nại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
	TUẦN : 3.
	Từ ngày : 25 – 08 – 2008.
	Đến ngày: 29 – 08 – 2008.
Năm học: 2008 - 2009
MỤC LỤC
PHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
Tập đọc 
Lòng dân
 / / 
3
Chính tả 
Thư gửi các học sinh 
 / / 
6
Luyện từ & câu 
Mở rộng vốn từ : Nhân dân 
 / / 
7
Kể chuyện 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
 / / 
10
Tập đọc 
Long dân (tt) 
 / / 
12
Tập làm văn 
Luyện tập tả cảnh 
 / / 
15
Luyện từ & câu 
Luyện tập về từ đồng nghĩa 
 / / 
17
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
 / / 
20
KÝ DUYỆT
 / / 
22
Môn: TẬP ĐỌC.
Tuần: 3.
Tiết: 5.
Bài: LÒNG DÂN
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng các từ ngữ hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: 12 tuổi, chõng tre, buổi trưa, rõ ràng, xẵng giọng, buông đũa, dỗ dành.
	- Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt giọng đúng để phân biệt được tên nhân vật và lời nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm trong vở kịch.
	- Đọc trôi chảy toàn bài, phù hợp với tính cách từng nhân vật, tình huống của vở kịch.
	2. Đọc – Hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, láng.
	- Hiểu phần một của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ SGK trang 25.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 3 HS lên bảng lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ HS 1: 4 khổ thơ đầu.
Câu hỏi: Em thích hình ảnh nào trong 4 khổ thơ đầu? Vì sao?
+ HS 2: 4 khổ thơ cuối.
Câu hỏi: Tại sao bạn nhỏ lại nói “Em yêu tất cả Sắc màu Việt Nam”?
+ HS 3: đọc toàn bài.
Câu hỏi: Nội dung chính của bài thơ là gì?
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Hỏi: Các em đã được học vở kịch nào ở lớp 4?
- Vở kịch Ở vương quốc Tương Lai.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 25 và mô tả những gì nhìn thấy trong tranh.
- 1 HS mô tả.
- Giới thiệu: Tiết học hôm nay các em sẽ học phần đầu vở kịch Lòng dân. Đây là vở kịch đã được giải thưởng Văn nghệ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác giả của vở kịch là Nguyễn văn Xe cũng đã hi sinh trong kháng chiến. Chúng ta cùng học bài để thấy được lòng dân đối với cách mạng như thế nào?
2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI
a) Luyện đọc:
 Đây là vở kịch cần GV đọc mẫu, định hướng cho HS cách đọc để phân biệt được tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
- Gọi 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc như sau:
* Đọc đúng ngữ điệu phù hợp với tính cách của từng nhân vật:
+ Cai và lính: giọng hống hách, xấc xược.
+ Dì Năm và chú cán bộ: đoạn đầu: giọng tự nhiên; đoạn sau: giọng dì Năm nhỏ, nỉ non rất khéo khi giả vờ than vãn, nghẹn ngào, nói lời trối trăng với con khi bị doạ bắn chết.
+ An: giọng rất tự nhiên như một đứa trẻ đang khóc.
* Chú ý cách đọc phân biệt nhân vật và lời nhân vật:
CAI (xẵng giọng)/ Chồng chị à?
DÌ NĂM – Dạ, chồng tui.
CAI – Để coi. (Quay sang lính)/ Trói nó lại cho tao/ (Chỉ dì Năm). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà/ (lính trói dì Năm lại).
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, sau đó chia đoạn:
+ Đoạn 1: Anh chi kia!..................Thằng này là con.
+ Đoạn 2: Chồng chị à?..............Rục rịch tao bắn.
+ Đoạn 3: Trời ơi!.............đùm bọc lấy nhau.
- Hỏi: Em có thể chia đoạn kịch này như thế nào?
- Gọi HS đọc từng đoạn của đoạn kịch. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc. 1 HS đọc lời giới thiệu. 3 HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn kịch (đọc 2 lượt).
- Giải thích những từ ngữ mà HS các vùng miền khác nhau chưa hiểu hết nghĩa.
+ lâu mau: lâu chưa.
+ lịnh: lệnh.
+ tui: tôi.
+ con heo: con lợn.
- Tiếp nối nhau nêu những từ ngữ mà các em chưa hiểu nghĩa có trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi gần nhau cùng luyện đọc. (đọc 2 lượt).
- Gọi HS đọc lại đoạn kịch.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc lại đoạn kịch trước lớp.
b) Tìm hiểu bài.
- Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận câu hỏi của SGK. Sau đó gọi 1 HS điều khiển: nêu câu hỏi, yêu cầu HS dưới lớp trả lời, bổ sung (có thể viết sẵn các câu hỏi của SGK và câu hỏi thêm vào bảng; cho HS điều khiển thảo luận).
- 4 HS ngồi gần nhau cùng thảo luận, trả lời câu hỏi theo sự điều khiển của bạn. 
- Kết luận câu trả lời đúng hoặc hỏi thêm 1 số câu hỏi khác.
 Các câu hỏi tìm hiểu bài:
 Câu trả lời đúng: 
- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào?
- Câu chuyện xảy ra ở một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến.
- Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
- Chú bị địch rượt bắt. Chú chạy vô nhà của dì Năm.
- Dì NĂm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
- Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khoác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm, vờ làm như chú là chồng dì để bọn địch không nhận ra.
- Qua hành động đó, bạn thấy dì Năm là người như thế nào?
- Dì Năm rất nhanh trí, dũng cảm lừa địch.
- Ghi bảng: Sự dũng cảm, nhanh trí của dì Năm.
- Chi tiết nào trong đoạn kịch làm bạn thích thú nhất? Vì sao?
- 3 – 5 HS phát biểu. 
- Nêu nội dung chính của đoạn kịch.
- Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí cứu cán bộ.
- Ghi bảng: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
- GV: Nhận xét kết quả làm việc của HS.
- Kết luận: Vở kịch Long dân nói lên tấm lòng của người dân Nam Bộ đồi với cách mạng. Nhân vật dí Năm đại diện cho bà con Nam Bộ: rất dũng cảm, mưu trí đối phó với giặc, bảo vệ cán bộ cách mạng. Chi tiết kết thúc phần một của vở kịch hấp dẫn vì chúng ta không biết được bọn cai, lính sẽ xử lý thế nào. Cuối phần một, mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm. Chúng ta sẽ biết khi học phần tiếp theo. 
c) Đọc diễn cảm 
- Gọi 6 HS đọc đoạn kịch theo vai . GV cùng HS cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật (đã hướng dẫn ở phần luyện đọc).
- HS đọc phân vai theo thứ tự:
+ HS 1: Đọc phần mở đầu.
+ HS 2: An.
+ HS 3: Chú cán bộ.
+ HS 4: Lính.
+ HS 5: cai.
+ HS 6: dì Năm.
- Yêu cầu HS nêu cách đọc.
- 1 HS nêu, cả lớp bổ sung ý kiến.
- Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm.
- 6 HS tạo thành 1 nhóm cùng luyện đọc theo vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc và bình chọn nhóm đọc hay nhất, bạn đọc hay nhất.
- 3 nhóm HS thi đọc.
- Nhận xét học đọc bài.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau: phần hai vở kịch: Lòng dân.
____________________________________________
Môn: CHÍNH TẢ.
Tuần: 3.
Tiết: 3.
Bài: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Nghe viết chính xác, đẹp đoạn Sau 80 năm giời nô lệnhờ một phần lớn ở công học tập của các em trong bài Thu gửi các học sinh. 
	- Luyện tập về cấu tạo của vần, hiểu được quy tắc dấu thanh trong tiếng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo của phần vần. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Đọc câu thơ sau, yêu cầu HS chép vần của các tiếng có trong câu thơ vào mô hình cấu tạo vần.
 Trăm nghìn cảnh đẹp
 Dành cho em ngoan.
- 1 HS làm bài trên bảng phụ, HS dưới lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS nêu ý kiến bạn làm đúng/sai; nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Hỏi: Phần vần của tiếng gồm những bộ phận nào?
- Phần vần của tiếng gồm: âm đệm, âm chính, âm cuối.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV giới thiệu: Giờ học chính tả hôm nay các em sẽ nhớ – viết đoạn Sau 80 năm giời nô lệnhờ một phần lớn ở công học tập của các em trong bài Thư gửi các học sinh và luyện tập về cấu tạo của vần, quy tắc viết dấu thanh.
2.2. HƯỚNG DẪN VIẾT CHÍNH TẢ
a) Tìm hiểu nội dung đoạn viết.
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn văn.
- 3 – 5 HS đọc thuộc lòng đoạn văn trước lớp.
- Hỏi: Câu nói đó của Bác thể hiện điều gì?
- Câu nói đó của Bác thể hiện niềm tin của Người đối với các cháu thiếu nhi – chủ nhân của đất nước.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ khó, dễ lẫn.
- HS nêu các từ: 80 năm giời, nô lệ, yếu hèn, kiến thiết, vinh quang, cường quốc, 
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ ngữ vừa tìm được.
- HS viết các từ khó vừa nêu vào nháp.
c) Viết chính tả
- Học sinh tự viết theo trí nhớ.
d) Soát lỗi, chấm bài
- 08 HS nộp bài cho giáo viên chấm.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài tập.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp. HS dưới lớp kẻ bảng cấu tạo vần và làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nêu ý kiến bạn làm bài đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Chốt lại lời giải đúng:
- Theo dõi bài chữa của G ... sinh:
	- Luyện tập sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn, đoạn văn.
	- Hiểu nghĩa chung của một số thành ngữ, tục ngữ nói về tình cảm của người Việt với đất nước, quê hương.
	- Sử dụng từ đồng nghĩa chỉ màu sắc trong đoạn văn miêu tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Đoạn văn ở bài tập 1 viết sẵn trên bảng.
	- Các thẻ chữ ghi các chữ: xách; đeo; khiêng; kẹp; vác.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có từ bắt đầu bằng tiếng đồng.
- 3 HS lên bảng, mỗi HS đặt 2 câu.
- gọi HS đứng dưới lớp đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ ở BT 2.
- 2 HS đọc thuộc lòng và nêu nghĩa của câu mình đọc.
- Gọi HS đọc các từ bắt đầu bằng tiếng đồng.
- 2 HS đọc tiếp nối, mỗi HS đọc 5 từ, HS sau không đọc lại từ mà bạn đã đọc.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Hỏi: Thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
- Trả lời: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ thay thế được cho nhau trong lời nói. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ biểu thị sắc thái tình cảm hay hành động khác nhau nên khi dùng ta phải lựa chọn cho đúng.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Lắng nghe.
- Giới thiệu: Tiếng Việt vốn rất phong phú và đa dạng. Khi sử dụng từ đồng nghĩa chúng ta phải rất thận trọng vì có những từ thay thế được cho nhau, có những từ nếu dùng không thích hợp sẽ làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu. Bài học hôm nay giúp các em sử dụng từ đồng nghĩa.
2.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp. GV đánh số thứ tự vào các ô trống và yêu cầu HS tìm từ trong ngoặc phù hợp với từng ô trống đó.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao dổi, thảo luận, làm bài, 1 HS làm trên bảng lớp, chỉ cần ghi như sau:
Ô thứ Từ cần điền.
1 - đeo
2 - xách
3 - vác
4 - khiêng
5 - kẹp 
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 33 SGK để thấy rõ từng từ điền là phù hợp.
- Quan sát tranh. 1 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. 1 HS nhìn tranh nói về hành động của từng bạn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- GV hỏi để HS nhớ nghĩa của mỗi từ trong nhóm:
- HS nối tiếp nhau nêu ý nghĩa. 
+ Các từ: xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cùng có nghĩa chung là gì?
+ Các từ: xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cùng có nghĩa chung là mang một vật nào đó đến nơi khác. 
+ Tại sao chúng ta không nói: Bạn lệ vác trên vai chiếc ba lô con cóc?
+ Vì: đeo nghĩa là mang vật nào đó kiểu dễ tháo cởi, vác nghĩa là chuyển vật nặng hoặc cồng kềnh bằng cách đặt lên vai. Chiếc ba lô con cóc nhỏ và nhẹ nên dùng từ đeo là phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- Yêu cầu HS tự làm bài tập trong nhóm theo hướng dẫn sau:
+ Đọc kỹ từng câu tục ngữ.
+ Xác định nghĩa của từng câu.
+ Xác định nghĩa chung của các câu tục ngữ.
+ Đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng với từng câu tục ngữ đó.
Gợi ý: 3 câu tục ngữ trong bài có chung một ý nghĩa. Em hãy chọn 1 trong 3 ý đã cho để giải thích đúng ý nghĩa chung của cả 3 câu tục ngữ đó. Từ “cội” có nghĩa là “gốc”.
- 4 HS ngồi gần nhau tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả làm bài.
- 1 nhóm nêu nghĩa chung của 3 câu tục ngữ: gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi học sinh đặt câu với các câu tục ngữ.
- Tiếp nối nhau đặt câu. 
- Nhận xét, khen ngợi HS biết sử dụng những câu tục ngữ trong khi nói.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu.
- 8 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- Hỏi: Em chọn khổ thơ nào trong bài thơ để miêu tả. Khổ thơ đó có những màu sắc và sự vật nào?
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn.
- 2 HS viết vào giấy khổ to, cả lớp viết vào vở.
- Gợi ý: Từ đồng nghĩa trong đoạn văn của các em là những từ đồng nghĩa chỉ màu sắc. Dựa vào màu chủ đạo của các khổ thơ là xanh, đỏ, tím, nâu,.....em có th6ẻ viết về màu sắc của những sự vật có trong khổ thơ hoặc không có trong khổ thơ.
- Gọi 2 HS viết vào giấy khổ to dán bài làm lên bảng, đọc đoạn văn. GV cùng HS nhận xét, chữa từng đoạn văn.
- 2 HS lần lượt đọc bài của mình, cả lớp theo dõi, sau đó nêu ý kiến nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. HS cả lớp theo dõi, ghi lại các từ đồng nghĩa bạn đã sử dụng.
- 3 – 5 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình. Sau mỗi HS đọc, 1 HS đọc các từ đồng nghĩa mà bạn đã sử dụng.
- Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà: viết lại đoạn văn nếu chưa đạt yêu cầu, mượn đoạn văn của những bạn HS khá giỏi để đọc, rút kinh nghiệm và chuẩn bị bài sau.
____________________________________________
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tuần: 3.
Tiết: 6.
Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Hoàn chỉnh các đoạn văn trong bài văn tả cảnh sau cơn mưa cho phù hợp với nội dung chính của mỗi đoạn.
	- Viết được đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa một cách chân thực, tự nhiên dựa vào dàn ý đã lập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh, viết vào 4 tờ giấy khổ to (có để chổ trống).
	- Giấy khổ to, bút dạ.
	- HS chuẩn bị kĩ dàn ý bài văn tả cơn mưa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Yêu cầu 5 HS mang vở lên để GV chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa.
- 5 HS mang bài lên chấm điểm.
- Nhận xét việc học bài ở nhà của học sinh. Khen ngợi những HS lập dàn ý tốt.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Trong các tiết học trước, các em đã năm được cấu tạo của bài văn tả cảnh, biết cách quan sát, chọn lọc chi tiết, lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cơn mưa. Tiết học này các em cùng viết tiếp các đoạn văn miêu tả quang cảnh sau cơn mưa của một bạn học sinh và luyện viết đoạn văn trong bài văn miêu tả một cơn mưa dựa vào dàn ý em đã lập.
2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu, 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn chưa hoàn chỉnh.
- GV hỏi: Để văn mà bạn Quỳnh Liên làm gì?
- HS nêu: Tả quang cảnh sau cơn mưa.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để xác định nội dung chính của mỗi đoạn.
- 2 HS ngồi gần nhau cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Tiếp nối nhau phát biểu:
- Nhận xét, kết luận.
+ Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào, oà ạt tới rồi tạnh ngay.
+ Đoạn 2: Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
+ Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
+ Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
- Hỏi: Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của Quỳnh Liên?
- Trả lời: 
+ Đoạn 1: Viết thêm câu tả cơn mưa.
+ Đoạn 2: Viết thêm các chi tiết, hình ảnh miêu tả chị gà mái tơ, đàn gà con, chú mèo khoang sau cơn mưa.
+ Đoạn 3: Viết thêm các câu văn miêu tả một số cây, hoa sau cơn mưa.
+ Đoạn 4: Viết thêm câu tả hoạt động của con người trên đường phố.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 4 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp viết vào vở.
- Nhắc HS: Đây là bài văn tả quang cảnh sau cơn mưa có 4 đoạn. Mỗi đoạn có một nội dung khác nhau. Do vậy không nên viết quá dài, thêm nhiều chi tiết, cảnh vật.
- Khi HS viết xong, GV yêu cầu 4 HS làm trên phiếu dán bài lên bảng, đọc đoạn văn GV cùng nhận xét, sửa chữa để rút kinh nghiệm.
- 4 HS đọc bài, cả lớp nhận xét, bổ sungý kiến cho từng đoạn. 
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- 8 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn.
- Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- 3 – 5 HS tiếp nối nhau đọc.
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp nghe.
- GV hỏi: Em chọn đoạn văn nào để viết?
- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS viết vào giấy khổ to, HS cả lớp viết vào vở.
- Gợi ý HS đọc lại dàn ý bài văn tả cơn mưa mình đã lập để viết.
- Sau khi HS viết xong, gọi 2 HS viết bài lên giấy khổ to dán lên bảng, đọc đoạn văn của mình. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa bài.
- 2 HS lần lượt đọc bài. HS cả lớp phát biểu ý kiến để sửa chữa cho từng bạn.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- 5 –7 HS đọc đoạn văn mình viết.
- Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa (nếu chưa đạt), quan sát trường học và ghi lại những điều quan sát được.
DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc