Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 19-27

Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 19-27

I. Mục đích yêu cầu:

A. Tập đọc

Kiến thức:

- Hiểu nội dung:Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của.Hai Bà Trưng và nhân dân ta.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

Kĩ năng:

- Đọc đúng, rành mạch; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Giọng đọc: Bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.

- Tốc độ đọc có thể khoảng 65 tiếng/phút.

Thái độ:

- Bồi dưỡng tình cảm tự hào về truyền thống yêu nước.

B. Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

- Biết theo dõi, nhận xét, dánh giá lời kể của bạn. Kể được tiếp lời kể của bạn.

II. Đồ dùng dạy học:

* GV:- Tranh minh họa bài học trong SGK.

-Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

* HS:- SGK, vở.

 

doc 180 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1383Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 19-27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
HAI BÀ TRƯNG
I. Mục đích yêu cầu:
A. Tập đọc
Kiến thức:
- Hiểu nội dung:Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của.Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
Kĩ năng:
- Đọc đúng, rành mạch; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Giọng đọc: Bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 65 tiếng/phút.
Thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm tự hào về truyền thống yêu nước.
B. Kể chuyện: 
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- Biết theo dõi, nhận xét, dánh giá lời kể của bạn. Kể được tiếp lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV:- Tranh minh họa bài học trong SGK.
-Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
* HS:- SGK, vở.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Khởi động: Hát.
B. Bài cũ: - GV nhận xét bài kiểm tra cuối học kì 1 của các em.
C. Bài mới:
Giới thiệu và ghi tựa bài: Hai Bà Trưng
D. Tiến hành các hoạt động:
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
GV đọc mẫu bài văn.
- GV đọc diễm cảm toàn bài.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
GV mời HS đọc từng câu.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
GV mời HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- GV mời HS giải thích từ mới: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn.
+ Một HS đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Giúp HS nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta?
- GV mời HS đọc thành tiếng đoạn 2. Thảo luận câu hỏi:
+ Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?
- GV mời 1 HS đọc đoạn 3.
+ Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?
- GV mời 1 HS đọc đoạn 4.
+ Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
+ Vì sao nhân dân ta bao đời nay tôn kính Hai Bà Trưng?
- GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
-Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- GV đọc diễn cảm đoạn 4.
-GV cho 4 HS thi đọc truyện trước lớp.
- GV yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- HS nhìn tranh kể lại nội dung câu chuyện.
- GV cho HS quan sát 4 tranh minh họa của câu chuyện.
- GV mời 1 HS kể đoạn 1:
- HS quan sát các tranh 2, 3, 4.
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện theo các tranh 1, 2, 3, 4.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
E. Củng cố – dặn dị
-Về luyện đọc lại câu chuyện.
-Chuẩn bị bài: Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”
-Nhận xét bài học.
PP: Hỏi đáp, trực quan.
-Học sinh đọc thầm theo GV.
-HS lắng nghe.
-HS xem tranh minh họa.
-HS đọc từng câu.
-HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
-HS đọc từng đoạn trước lớp.
-4 HS đọc 4 đoạn trong bài.
-HS giải thích các từ khó trong bài.
-HS đọc từng đoạn trong nhóm.
-Đọc từng đoạn trứơc lớp.
-Bốn nhón đọc ĐT 4 đoạn.
-Một HS đọc cả bài.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
-HS đọc thầm đoạn 1.
+Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương ; bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai làm nhiều người thiệt mạng.
-HS đọc đoạn 2ø.
+Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông.
-HS đọc đoạn 3.
+Vì Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù giặc tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân.
-HS đọc đoạn 4.
+Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù
+Vì Hai Bà là người đã lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
-HS thi đọc diễn cảm truyện.
-Bốn HS thi đọc 4 đoạn của bài.
-HS nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
-Một HS kể đoạn 1.
Một HS kể đoạn 2.
-Một HS kể đoạn 3.
-Một HS kể đoạn 4.
-Từng cặp HS kể.
-HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
-HS nhận xét.
CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
HAI BÀ TRƯNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Mắc không quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 2b.
Kĩ năng:
- Tốc độ viết có thể khoảng 65 chữ/15 phút.
Thái độ:
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: Bảng phụ viết BT2b.
* HS: vở, bút.
III. Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Khởi động: Hát.
B. Bài cũ: - GV nhận xét bài thi của HS.
C. Bài mới:
Giới thiệu và ghi tựa bài: Hai Bà Trưng
D. Tiến hành các hoạt động:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết.
-Giúp HS nghe - viết đúng bài chính tả.
GV hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc toàn bài viết chính tả.
- GV yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết.
- GV hướng dẫn HS nhận xét. GV hỏi:
+ Các chữ Hai Bà Trưng trong bài được viết như thế nào?
+ Tìm các tên riêng trong bài chính tả? Các tên riêng đó viết như thế nào?
- GV hướng dẫn HS viết ra bảng con những chữ dễ viết sai: lần lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- GV theo dõi, uốn nắn.
GV chấm chữa bài.
- GV yêu cầu HS tự chưã lỗi bằng bút chì.
- GV chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- GV nhận xét bài viết của HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Giúp HS biết điền vào chỗ trống tiếng có âm l/n
+ Bài tập 2a
- GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV cho 3 HS lên bảng điền.
- GV nhận xét, chốt lại:
Lành lặn	nao núng	lanh lảnh
+ Bài tập 3a
- GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
- GV cho các tổ thi làm bài tiếp sức, phải đúng và nhanh.
a/ Lạ, lao động, liên lạc, long đong, lênh đênh, lập đông, la hét ; nón, nóng nực, nương rẫy, nông thôn.
E. Củng cố – dặn dị
-Cho HSø tập viết lại từ khó đã viết sai trong bàiù.
-Chuẩn bị bài: Trần Bình Trọng.
-Nhận xét tiết học.
PP: Phân tích, thực hành.
-HS lắng nghe.
-1 – 2 HS đọc lại bài viết.
+Viết hoa. Viết như thế để tôn kính, Hai Bà Trưng được dùng như tên riêng..
+Bài chính tả tách thành 2 đoạn Tô Định, Hai Bà Trưng – là các tên chỉ người. Viết hoa tất cả các chữ cái đầu mỗi tiếng.
-HS viết ra bảng con.
-Học sinh nêu tư thế ngồi.
-Học sinh viết vào vở.
-Học sinh soát lại bài.
-HS tự chữa lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
-Một HS đọc yêu cầu của đề bài.
-HS nhận xét.
-Một HS đọc yêu cầu của đề bài.
-Các nhóm làm bài theo hình thức tiếp sức.
-HS nhận xét.
TẬP ĐỌC
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA “NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI”
I. Mục đích yêu cầu:
A. Tập đọc
Kiến thức:
- Hiểu nội dung một báo hoạt động của tổ, lớp.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
Kĩ năng:
- Đọc đúng, rành mạch; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Giọng đọc: Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 65 tiếng/phút.
Thái độ:
- Rèn HS thói quen mạnh dạn, tự tin khi điều khiển một cuộc họp tổ, họp lớp.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
* HS: Xem trước bài học, SGK, vở.
III. Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Khởi động: Hát.
B. Bài cũ: Hai Bà Trưng
GV gọi 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân dân ta?
+Hai Bà Trưng có chí lớn như thế nào?
+Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?
- GV nhận xét bài cũ.
C. Bài mới:
Giới thiệu và ghi tựa bài: Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”
D. Tiến hành các hoạt động:
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Giúp HS đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu, đoạn văn.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu.
+ Đoạn 2: Nhận xét các mặt.
+ Đoạn 3: Đề nghị khen thưởng.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- GV mời đọc từng câu.
+ GV mời HS tiếp nối nhau đọc từng câu của bài.
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
+ GV gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Giúp HS hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm báo cáo. Trả lời câu hỏi:
+ Theo em, báo cáo trên là của ai?
+ Bạn đó báo cáo với những ai?
- GV mời 1 HS đọc lại bài (từ mục A đến hết).
+ Bản báo cáo gồm những nội dung nào
- GV hỏi: Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
- GV chốt lại:
+ Để thấy lớp thực hiện đợt thi đua như thế nào?
+ Để biểu dương những tập thể và cá nhân hưởng ứng tích cực phong trào thi đua.
+ Tổng kết thành tích của lớp, của tổ, của cá nhân.Nêu những khuyết điểm còn mắc để sửa chữa.
+ Để mọi người tự hào về lớp, về bản thân.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Giúp các em c ... c ở các tuần trước.
- Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
Gv đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Gv cho điểm.
- Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Củng cố lại cho Hs về trình bày báo cáo.
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc mẫu bảng báo cáo đã học ở tuần 20, trang 20 SGK.
- Gv hỏi: Yêu cầu của bảng báo báo này có khác gì với yêu cầu của báo cáo đã học ở tiết TLV tuần 20?
+ Người báo cáo là chi đội trưởng.
+ Người nhận báo cáo là thầy cô tổng phụ trách.
+ Nội dung thi đua: Xây dựng Đội vững mạnh.
+ Nội dung báo cáo: về học tập, lao động, thêm nội dung về côngtác khác.
Lưu ý: Thay lời Kính gửi bằng lời Kính thưa (vì là báo cáo miệng)
- Gv yêu cầu các tổ làm việc theo các bước sau.
+ Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua.(về học tập, lao động, công tác khác).
+ Lần lượt các thành viên trong tổ đóng vai chi đội trưởng báo cáo trước các bạn kết quả hoạt động của chi đội.
- Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày báo cáo trước lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Ví dụ: Kính thưa thầy tổng phụ trách
Thay mặt lớp 3A2, em xin báo cáo kết quả hoạt động của chi đội trong tháng thi đua “ Xây Đội vững mạnh” vưà qua như sau:
a) Về học tập: Toàn chi đội đạt 145 điểm 9, 10. Giành được nhiều hoa điểm 10 nhất là ba bạn : Hường Nhung, Băng Trinh, Hữu Luân. Phân đội được điểm 9,10 nhiều nhất là phân đội 2. Trong cuộc thi “ Vở sạch chữ đẹp”của trường chi đội của chúng em có bạn Phan Thị Hường Nhung giành giải nhất.
b) Về lao động: Chi đội 3A2 đã tham gia đầy đủ các buổi lao động do trường tổ chức, như dọn vệ sinh khu vực trường, tưói cây xanh, giữ gìn lớp học sạch đẹp.
c) Về công tác khác: Chi đội chúng em vừa được kết nạp thêm 5 đội viên mới, tham gia buổi sinh hoạt với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn” đóng góp được 50 000 đồng.
5/. Tổng kềt – dặn dò.
-Về ôn lại các bài học thuộc lòng.
-Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 4.
-Nhận xét bài học.
PP: Kiểm tra, đánh giá.
-Hs lên bốc thăm bài tập đọc.
-Hs đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong yếu.
-Hs trả lời.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs làm bài vào vở.
Hs trả lời.
Hs cả lớp nhận xét.
Các tổ làm việc.
Hs thực hành báo cáo kết quả hoạt động.
Đại diện các nhóm lên trình bày báo cáo trước lớp.
Hs cả lớp nhận xét.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TIẾT 4
(ÔN TẬP)
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung đọc
- Nghe – viết đúng bài chính tả Khói chiều (tốc độ viết khoảng 65 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng bài thơ lục bát (BT2)
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát (tốc độ trên 65 tiếng/phút). Viết đúng và đẹp bài chính tả (tốc độ 65 chữ/15 phút).
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: -Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
-Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/. Khởi động: Hát.
2/. KTBài cũ:
3/.Giới thiệu và ghi tựa đề:
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
- Giúp Hs củng cố lại các bài tập đọc đã học ở các tuần trước.
- Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
Gv đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Gv cho điểm.
- Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Giúp HS nghe -viết chính xác đoạn văn “Khói chiều”.
- GV đọc mẫu bài thơ viết chính tả.
- Gv yêu cầu và hướng dẫn Hs tự viết ra bảng con những từ dễ viết sai.
- Gv yêu cầu Hs gấp SGK.
- Gv đọc thong thả từng cụm từ, từng câu cho Hs viết bài.
- Gv chấm, chữa từ 5 – 7 bài. Và nêu nhận xét.
- Gv thu vở của những Hs chưa có điểm về nhà chấm.
5/Củng cố – dặn dò.
-Về xem lại bài đọc lại những bài có yêu cầu HTL trong SGK (8 tuần đầu) để chuẩn bị kiểm tra..
-Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 5.
-Nhận xét bài học.
PP: Kiểm tra, đánh giá.
-Hs lên bốc thăm bài tập đọc.
-Hs đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong yếu.
-Hs trả lời.
PP: Luyện tập, thực hành.
-2 –3 Hs đọc lại đoạn viết.
-Hs viết ra bảng con những từ khó.
-Hs nghe và viết bài vào vở.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TIẾT 5
(ÔN TẬP)
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung đọc
- Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3, dựa theo mẫu (SGK), viết báo cáo về một trong ba nội dung: về học tập, về lao động, về công tác khác.
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát (tốc độ trên 65 tiếng/phút).
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: -Phiếu viết tên từng bài học thuộc lòng.
-Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/. Khởi động: Hát.
2/. Bài cũ:
3/.Giới thiệu và nêu vấn đề:
Hôm nay, tiếp tục kiểm tra lấy điểmđọc qua các bài HTLvà ôn luyện viết báo cáo.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
Củng cố lại các bài học thuộc lòng đã học ở các tuần trước.
Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài học thuộc lòng. Học sinh đọc thuộc lòng bài mình mới bốc thăm trong phiếu.
Gv đặt một câu hỏi cho bài vừa đọc.Gv cho điểm.
- Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Giúp Hs biết viết đúng một báo báo, đầy đủ thông tin theo mẫu.
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài của bài và mẫu báo cáo.
- Gv nhắc các em viết báo cáo đầy đủ, viết theo mẫu, rõ ràng, trình bày đẹp.
- Gv yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gv yêu cầu một số Hs đọc bài viết của mình.
- Gv nhận xét, chốt lại bình chọn báo cáo viết tốt nhất.
5/.Củng cố – dặn dò.
-Về xem lại bài, em nào chưa có điểm HTL hoặc điểm kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục ôn luyện.
-Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 6.
-Nhận xét tiết học.
PP: Kiểm tra, đánh giá.
-Hs lên bốc thăm bài học thuộc lòng..
-Hs đọc thuộc lòng cả bài thơ hoặc khổ thơ qui định trong phiếu.
-Hs trả lời.
PP: Luyện tập, thực hành.
-Hs đọc yêu cầu của bài.
-Hs viết bài vào vở.
-Hs đọc bài viết.
-Hs làm bài vào vở.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TIẾT 6
(ÔN TẬP)
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung đọc
- Viết đúng các âm, vần dễ lẫn trong đoạn văn (BT3)
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát (tốc độ trên 65 tiếng/phút).
II. Đồ dùng dạy học:
*GV: -Phiếu viết tên từng bài học thuộc lòng.
-Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2.
- Bảng lớp viết bài tập 3.
* HS: SGK, vở.
II/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/. Khởi động: Hát.
2/. Bài cũ:
3/.Giới thiệu và nêu vấn đề:
Hôm nay các em tiếp tục đọc để lấy điểmå kiểm tra và luyện viết các chữ có âm,vần dễ sai.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng.
Giúp Hs củng cố lại các bài học thuộc lòng đã học ở các tuần trước.
Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài học thuộc lòng.
Gv yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài mình mới bốc thăm trong phiếu.
Gv đặt một câu hỏi cho bài vừa đọc
- Gv cho điểm.
- Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
-Giúp Hs chọn từ đúng để hoàn chỉnh đoạn văn.
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm bài vào giấy nháp.
- Gv dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp,mời 3 nhóm Hs lên bảng thi tiếp sức.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Tôi đi qua đình. Trời rét đậm, rét buốt. Nhìn thấy cây nêu ngất ngưởng trụi lá trước sân đình, tôi tính thầm : “ A còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu !”. Nhà nào khá giả lại gói bánh chưng. Nhà tôi thì không biết Tết hạ cây nêu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng vào đám. Tôi bấm đốt tay: mười một hôm nữa.
5/Củng cố – dặn dò.
-Về xem lại bài.
-Chuẩn bị: Kiểm tra giữa kì 2
-Nhận xét bài học.
PP: Kiểm tra, đánh giá.
-Hs lên bốc thăm bài học thuộc lòng..
-Hs đọc thuộc lòng cả bài thơ hoặc khổ thơ qui định trong phiếu.
-Hs trả lời.
PP: Luyện tập, thực hành.
-Hs đọc yêu cầu của bài.
-Hs làm bài vào giấy nháp.
3 nhóm Hs lên bảng thi tiếp sức.
-Hs cả lớp nhận xét.
-Một số Hs đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
-Hs chữa bài vào vở.
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA (TIẾT 7)
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa học kì II (nêu ở tiết 1 Ôn tập)
II. Đề bài: (Đề bài do Ban chuyên môn trường ra)
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA (TIẾT 8)
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa học kì II:
+ Nhớ – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 65 chữ/15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ (hoặc văn xuôi).
+ Viết được đoạn văn có nội dung liên quan đến những chủ điểm đã học.
II. Đề bài: (Đề bài do Ban chuyên môn trường ra)

Tài liệu đính kèm:

  • docGATieng Viet3 TuTuan 19Tuan27.doc