Giáo án Toán 3 tuần 24 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Giáo án Toán 3 tuần 24 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

TOÁN

 LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Giúp HS

- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán có một, hai phép tính. Giảm bài 3 t120

II. Đồ dùng dạy học:

- Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 tuần 24 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán có một, hai phép tính. Giảm bài 3 t120
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức:
a/ Kiểm tra bài cũ:
Đặt tính rồi tính: 1205 : 3 và 2114 : 5
* Kiểm tra, đánh giá
- 2HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, cho điểm.
 B/ Luyện tập:
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
1204 : 4
2524 : 5
2409 : 6
4224 : 7
1204
4
2524
5
2409
6
4224
7
 00
301
 02
504
 00
401
 02
603
 04
 24
 09
 24
 0
 4
 3
 3
*Thực hành
- GV nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài.
- Chữa bài trên bảng.
- HS nêu cách tính cá nhân, đồng thanh 
Bài 2. Tìm x
X x 4 = 1608
X = 1608 : 4
X = 402
X x 9 = 4554
X = 4554 : 9
X = 506
7 x X = 4942
X = 4942 : 7
X = 706
- HS nêu cách tìm thừa số trong một tích.
- HS làm bài, chữa bài trên bảng.
Bài 3: Có 1024 vận động viên xếp đều thành 8 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu vận động viên?
Bài giải
Mỗi hàng có số vận động viên là:
1024 : 8 = 128 (vận động viên)
Đáp số: 128 vận động viên
 - HS đọc đề bài,làm bài, 1HS làm bảng phụ.
- Chữa bài, giải thích đáp án.
Bài 4. Một cửa hàng có 1215 chai dầu ăn, đã bán 1/3 số chai dầu đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu chai dầu ăn?
Bài giải
Cửa hàng bán số chai dầu ăn là:
1215 : 3 = 405 (chai)
Cửa hàng còn số chai dầu ăn là:
1215 – 405 = 810 (chai)
 Đáp số: 810 chai
- HS đọc đề bài,làm bài, 1HS làm bảng phụ.
- Chữa bài, giải thích đáp án.
c/ Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhận xét tiết học.
toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
*ổn định tổ chức: 
- GV giới thiệu, ghi tên bài
A/ luyện tập:
* Vấn đáp, thực hành
Bài 1. Số?
523 x 3 = 1569
402 x 6 = 2412
1017 x 7 = 7119
1207 x 8 = 9556
1569 : 3 = 523
2412 : 6 = 402
7119 : 7 = 1017
9556 : 8 = 1207
Tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.
-HS nêu yêu cầu. 
-Cả lớp làm bài.
-Chữa bài, HS nêu cách tính.
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
1253 : 2
2714 : 3
2523 : 4
3504 : 5
1253
2
2714
3
2523
4
3504
5
 05
626
 01
904
 12
630
 00
700
 13
 14
 03
 04
 1
 2
 3
 4
-HS đọc đề bài.
 -Cả lớp làm bài.
-Chữa bài trên bảng, nêu cách tính.
Bài 3. Trong ngày hội Thể dục thể thao, các vận động viên xếp thành các hàng. Ban đầu xếp thành 7 hàng, mỗi hàng có 171 vận động viên. Hỏi khi chuyển thành 9 hàng đều nhau thì mỗi hàng có bao nhiêu vận động viên?
Bài giải
Số vận động viên có là:
171 x 7 = 1197 (vận động viên)
Khi chuyển thành 9 hàng đều nhau thì mỗi hàng có là:
1197 : 9 = 133 (vận động viên)
Đáp số: 133 vận động viên
- HS đọc đề bài,làm bài, 1HS làm bảng phụ.
- Chữa bài, giải thích đáp án.
Bài 4. Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 234m, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chu vi khu đất đó.
Bài giải
Chiều rộng khu đất là:
234 : 3 = 78 (m)
Chu vi khu đất là:
(234 + 78) x 2 = 624 (m)
Đáp số: 624m 
- HS đọc đề bài,làm bài, 1HS làm bảng phụ.
- Chữa bài, giải thích đáp án.
b/ Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhận xét tiết học.
toán
Làm quen với chữ số la mã
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
- Nhận biết một vài số viết bằng chữ số La Mã như các số từ 1 đến 12 (là các số thường gặp trên mặt đồng hồ,...) để xem được đồng hồ; số 20, số 21 để đọc và viết về “thế kỉ XX”, “thế kỉ XXI”.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in. Đồng hồ có chữ số La Mã.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A/ Bài mới: 
 Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp
- Giới thiệu đồng hồ có các số là các số 
ghi bằng chữ số La Mã.
- Các số ở mặt đồng hồ được ghi bằng một 
chữ số La Mã thường dùng sau:
I : một
V: năm
X : mười
- Với các chữ số La Mã trên, ta có một vài số như sau:
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
XX
XXI
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
20
21
* III : đọc là “ba”, số III do ba chữ I viết liền nhau và có giá trị là “ba”
* IV: đọc là “bốn”, số IV do chữ số V (năm) ghép với chữ số I(một) viết liền bên trái để chỉ giá trị ít hơn V một đơn vị.
 (Giải thích tương tự với số IX)
* VI, XI, XII: ghép với chữ số I, II vào bên phải để chỉ giá trị tăng thêm một, hai đơn vị.
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài.
b/ thực hành: 
* Vấn đáp, quan sát
- GV giới thiệu cách đọc, viết từng chữ số La Mã và cách nhớ mặt số La Mã.
* Luyện tập
Bài 1. Nối (theo mẫu):
-HS đọc các số La Mã theo hàng ngang, dọc, theo thứ tự bất kì
- HS tự làm bài.
- Chữa bài.
Bài 2. Các số III, VII, V, XX, XII, IX, XXI:
- Viết theo thứ tự từ lớn đến bé là: XXI, XX, XII, IX, VII, V, III.
- Viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: III, V,VII, IX, XII, XX, XXI
- HS làm bài, chữa bài và giải thích đáp án.
-HS nêu yêu cầu, nêu cách làm bài.
-Cả lớp làm bài.
-Chữa bài, giải thích cách làm.
Bài 4. Với 4 que diêm có thể xếp thành các số La Mã nào ? Hãy viết các số đó.VII , XX
c/ Củng cố – dặn dò:
- Thi đọc đúng các số La Mã.- Nhận xét tiết học.
toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Củng cố về đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã từ I đến XII để xem được đồng hồ và các số XX, XXI khi đọc sách.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Toán in, bảng phụ, phấn màu. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ Kiểm tra bài cũ:
* Kiểm tra, đánh giá
- Đọc các số La Mã cho đúng: 
III, VII, V, XX, XII, IX, XXI
B/ Thực hành:
* Luyện tập
Bài 1. Viết theo mẫu:
II: hai
V: năm
VI: sáu
IX: chín
XI: mười một
XX: hai mươi
Bốn: IV
Bảy: VII
Tám: VIII
Mười: X
Mười hai: XII
Hai mươi mốt: XXI
- HS nêu yêu cầu, làm bài.
- Chữa bài trên bảng, giải thích cách đọc, viết các số La Mã.
Bài 2. Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng.
-HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- Chữa bài bảng phụ, giải thích đáp án.
Bài 3. a) Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Bốn: VI
S
Mười hai: XII
Đ
Bốn: IV
Đ
Mười một: VVI
S
Tám: IIX
S
Mười một: XI
Đ
Chín: IX
Đ
Hai mươi: XX
Đ
b) Dùng 5 que diêm có thể xếp được những số La Mã sau: VIII, XXI
-HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- Chữa bài, giải thích đúng/ sai.
Bài 4. Trò chơi: Dùng 6 que diêm xếp thành số chín (số La Mã). Sau đó nhấc ra 2 que diêm rồi xếp lại để được số bốn, số mười một.
-HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài, sử dụng các que diêm để thực hành.
- Chữa bài.
c/ Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-GV nhận xét tiết học.
toán
 Thực hành xem đồng hồ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu là về thời điểm).
- Biết xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút).
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ Bài mới:
*Hướng dẫn cách xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút)
- Giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ (đặc biệt giới thiệu các vạch chia phút)
 6 giờ 10 phút 6 giờ 13 phút 6 giờ 56 phút
 Hoặc 7 giờ kém 4 phút
- Hướng dẫn HS biết cách xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút) bằng cách:
+ Quan sát kĩ, xác định vị trí của kim giờ, kim phút.
+ Đọc giờ theo một trong hai cách:
# Nếu kim giờ chưa vượt quá số 6 (theo chiều quay của kim đồng hồ) thì nói theo cách thứ nhất.
# Nếu kim giờ vượt quá số 6 (theo chiều quay của kim đồng hồ) thì nói theo cách thứ hai.
* Trực tiếp.
-GV giới thiệu, ghi tên bài.
* Vấn đáp, quan sát
- HS quan sát đồng hồ mô hình, đọc giờ.
- GV lần lượt hướng dẫn HS cách đọc giờ chính xác đến từng phút, lưu ý HS hai cách xem giờ.
- HS luyện tập đọc giờ theo các giờ khác nhau trên đồng hồ.
B/ thực hành:
* Luyện tập
Bài 1. Đồng hồ chỉ mấy giờ
- HS nêu yêu cầu, làm bài, chữa bài trên bảng.
Bài 2. Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng
-HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài, chữa bài,
giải thích đáp án.
Bài 3. Nối (theo mẫu):
-HS đọc yêu cầu.
-Cả lớp làm bài.
-Chữa bài.
c/ Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docT24_toan.doc