Toán.
11. Ôn tập về hình học.
I/ Mục tiêu:
- Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vihình tam giác, chu vi hình tứ giác.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ.
* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập.
- Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 1, 3
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
Tuần 3: Thứ hai , ngày tháng năm 2010 Toán. 11. Ôn tập về hình học. I/ Mục tiêu: - Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vihình tam giác, chu vi hình tứ giác. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Luyện tập. - Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 1, 3 - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Làm bài 1, 2 Bài 1 a): - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: + Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào? + Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn thẳng, đó là những đoạn thẳng nào? Hãy nêu độ dài của từng đoạn thẳng? - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lại: Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 34 + 12 + 40 = 86 (cm) Đáp số 86 cm. -Yêu cầu Hs đọc bài 1b). + Hãy nêu cách tính chu vi của một hình? + Hình tam giác MNP có mấy cạnh, đó là những cạnh nào? Hãy nêu độ dài từng cạnh. - GV yêu cầu Hs làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm bài. -Gv nhận xét, chốt lại: Chu vi hình tam giác MNP: 34 + 12 + 40 = 86 (cm) Đáp số: 86 cm. Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu cuả đề bài: - Gv yêu cầu Hs nêu cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, sau đó tính chu vi hình chữ nhật ABCD. - Gv nhận xét, chốt lại bài đúng. Chu vi hình chữ nhật ABCD là: 3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm). Đáp số 10 cm. *Hoạt động 2: Làm bài 3. Bài 3: - Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài: - Gv yêu cầu Hs quan sát hình, Gv hướng dẫn đánh số thứ tự cho từng phần hình. 2 3 1 4 6 5 **Bài 4: - Gv mời Hs đọc đề bài. - Gv chia lớp thành 2 nhóm. Cho các em chơi trò : Ai nhanh hơn. Yêu cầu: vẽ nhanh, đúng. + Nhóm 1 làm bài 4a) + Nhóm 2 làm bài 4 b). - Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc. - Hs đọc yêu cầu đề bài. +Ta tính tổng độ dài của đường gấp khúc đó. + Gồm có 3 đoạn thẳng: AB, BC, CD. - Học sinh tự giải vào VBT. - 1 Hs lên bảng làm bài. - Cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. - Hs đọc yêu cầu của đề bài. + Chu vi của một hình chính là tổng độ dài các cạnh của hình đó. + Có ba cạnh: MN, NP, PM. - Hs tự giải vào VBT. - Một Hs lên bảng làm bài - Hs nhận xét. - Hs đọc yêu cầu của bài. - Hs làm vào VBT. - Một Hs lên bảng sửa bài. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Hs đếm số hình vuông có trong hình vẽ và gọi tên theo đánh số. + Có 5 hình vuông:hình1+2, hình 3, hình4+5, hình 6, hình 1,2,3,4,5,6 + Có 6 hình tam giác: hình1, hình 2, hình 4, hình 5, hình 2+3+4, hình1+6+5 - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Từng nhóm tiến hành thi đua làm bài. Hs nhận xét. Tổng kết – dặn dò. Tập làm lại bài. Làm bài 3. Chuẩn bị bài: Ôn tập về giải toán. Nhận xét tiết học. Bổ sung : ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba , ngày tháng năm 2010 Toán. 12. Ôn tập về giải toán. I/ Mục tiêu: - Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn. - Biết giải bài toán về hơn kém nhau một đơn vị. II/ Chuẩn bị: * GV: VBT, bảng phụ. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Ôn tập về hình học. - Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 2, 4. - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa. Phát triển các hoạt động. Hoạt động 1: Làm bài 1, 2 - Mục tiêu: Giúp các em giải các bài toán về nhiều hơn, ít hơn. Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv hướng dẫn Hs vẽ sơ đồ bài toán rồi giải. 230 cây Đội 1 90 cây Đội 2: - Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. - Gv mời 1 lên bảng sửa bài. - Gv chốt lại: Đội Hai trồng được số cây là: 230 + 90 = 320 (cây) Đáp số : 320 cây. Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài +Bài toán thuộc dạng toán gì? + Số xăng buổi chiều cửa hàng bán được là số lớn hay số bé? - Gv hướng dẫn Hs vẽ sơ đồ bài toán rồi giải. - Gv yêu cầu Hs giải vào VBT. - Gv nhận xét, chốt lại: Buồi chiều cửa hàng bán được số lít xăng là: 635 – 128 = 507 (lít) Đáp số 507 lít. Bài 3: - Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài 3a): - Hs quan sát và phân tích đề bài:. + Hàng trên có mấy quả cam? + Hàng dưới có mấy quả cam? + vậy hàng trên có nhiều hơn hàng dưới bao nhiêu quả cam? + Làm như thế nào để biết hàng trên có nhiều hơn hàng dưới 2 quả cam? Giải Số cam hàng trên nhiều hơn số cam ở hàng dưới là: 7 – 5 = 2 (quả). Đáp số: 2 quả cam. => Để tìm phần hơn của số lớn so với số bé ta lấy số lớn trừ đi số bé. - Tương tự Gv yêu cầu Hs đọc đề bài 3b) , tóm tắt bài toán bằng sơ đồ và giải vào VBT. - Gv nhận xét, chốt lại: 3b) Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là: 19 – 16 = 3 (bạn) Đáp số : 3 bạn. ** Bài 4: - Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài: - Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. + Đề bài cho ta những gì? + Đề bài hỏi gì? + Để tính số kg bao ngô nhẹ hơn bao gạo ta phải làm sao? - Gv yêu cầu Hs vẽ sơ đồ bài toán và làm vào VBT. - Gv nhận xét, chốt lại bài làm đúng: Bao ngô nhẹ hơn bao gạo là: 50 – 30 = 15 (kg) Đáp số : 15 kg. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Hs làm bài. - Một Hs lên bảng làm. - Hs nhận xét. - Hs đọc yêu cầu của đề bài. + Bài toán thuộc dạng toán về ít hơn. + Là số bé - Hs vẽ sơ đồ bài toán. - Hs làm bài vào VBT. - Một Hs lên bảng làm bài. - Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. + Có 7 quả cam. + Có 5 quả cam. + Hàng trên có nhiều hơn hàng dưới 2 quả cam. + Thực hiện phép tính 7 – 5 = 2. - Một Hs lên bảng làm. - Hs làm vào VBT. - Hs nhận xét. - Hs đọc yêu cầu của bài. - Hs thảo luận nhóm đôi. + Bao gạo cân nặng 50 kg, bao ngô cân nặng 35 kg. + Hỏi bao ngô nhẹ hơn bao gạo bao nhiêu kg? + Ta lấy 50 – 35. - Hs làm vào VBT. - Một Hs lên bảng làm. - Hs nhận xét. Tổng kết – dặn dò. Tập làm lại bài. Làm bài 4, 5. Chuẩn bị bài: Xem đồng hồ. Nhận xét tiết học. Bổ sung : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư , ngày tháng năm 2010 Toán. 13. Xem đồng hồ. I/ Mục tiêu: - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12. II/ Chuẩn bị: * GV: Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, chỉ phút. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: .Khởi động: Hát. Bài cũ: Ôn tập về giải toán. - Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 2, 4 - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs xem đồng hồ. Ôn tập về thời gian: - Một ngày có bao nhiêu giờ? Bắt đầu từ bao giờ và kết thúc vào lúc nào? -Một giờ có bao nhiêu phút? b) Hướng dẫn xem đồng hồ. - Gv quay kim đồng hồ đến 8 giờ và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Quay kim đồng hồ đến 9 giờ và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Khoảng thời gian từ 8 giờ đến 9 giờ là bao lâu? - Kim phút đi một vòng trên mặt đồng hồ (đi qua 12 số hết 60 phút, đi từ một số đến số liền sau trên mặt đồng hồ hết 5 phút. - Quay kim đồng hồ đến 8 giờ 5 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Quay đồng hồ đến 8 giờ 15 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc 8 giờ 15 phút? - Vậy khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 đến số 3 là bao nhiêu phút? * Hoạt động 2: Làm bài 1, 2 Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv cho 2 Hs ngồi cạnh nhau thảo luận nhóm đôi. - Sau đó từng nhóm lên trình bày - Gv nhận xét, chốt lại: A: 4giờ 5 phút ; B: 4 giờ 10 phút ; C: 4 giờ 25 phút. D: 6 giờ 15 phút ; E: 7 giờ 30 phút ; G: 1 giờ 35 phút. Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài - Gv chia Hs ra thành 4 nhóm: tổ chức thi quay kim đồng hồ nhanh . - Gv phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ. - Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc. * Hoạt động 3: Làm bài 3, 4. Bài 3: - Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài: + Các đồng hồ được minh họa trong bài tập này là đồng hồ gì? - Gv yêu cầu Hs quan sát đồng hồ A, nêu số giờ và số phút tương ứng. - Tương tự Hs làm các bài còn lại vào VBT. - Gv mời 1 Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lại: A:5 giờ 20 phút ; B: 9 giờ 15 phút; C: 12 giờ 35 phút. D: 14 giờ 5 phút; E: 17 giờ 30 phút ; G: 21 giờ 55 phút. Bài 4: - Gv yêu cầu Hs đọc đề bài. - Gv yêu cầu Hs đọc giờ trên đồng hồ A - Gv hỏi: 16 giờ còn gọi là mấy giờ chiều? - Đồng hồ nào chỉ 4 giờ chiều? => Vậy vaò buổi chiều, đồng hồ A và đồng hồ B chỉ cùng thời gian. - Tương tự Hs làm những bài còn lại. + Một ngày có 24 giờ, bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. + Một giờ có 60 phút. - Đồng hồ chỉ 8 giờ. - Đồng hồ chỉ 9 giờ. - Là 1 giờ, là 60 phút. - 8 giờ 5 phút. - 8 giờ 15 phút. - Kim giờ chỉ qua số 8, kim phút chỉ ở số 3. - Là 15 phút. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Hs thảo luận nhóm đôi. - Vài em đọc kết quả. - Hs nhận xét. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Hs thi quay kim đồng hồ. - Hs nhận xét. - Hs đọc yêu cầu đề bài. + Đồng hồ điện tử, không có kim. + 5 giờ 20 phút. - Hs làm vào VBT. - Hs nhận xét. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - 16 giờ. - 4 giờ chiều. - Đồng hồ B. - Hs cả lớp làm bài. 5 Tổng kết – dặn dò. Tập làm lại bài. Làm bài 2,3. Chuẩn bị bài: Xem đồng hồ tiếp theo. Nhận xét tiết học. Bổ sung : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm , ngày tháng năm 2010 Toán. 14. Xem đồng hồ (tiếp theo) I/ Mục tiêu: - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 đến 12 và đọc được theo hai cách . chẳng hạn: 8giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút. II/ Chuẩn bị: * GV: Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Xem đồng hồ. - Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 2, 4 - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs xem đồng hồ. - Gv quay kim đồng hồ đến 8 giờ 35 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Yêu cầu Hs nêu vị trí kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút. - Yêu cầu Hs suy nghĩ xem để tính xem còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ. => Vì thế 8 giờ 30 phút còn được gọi là 9 giờ kém 25 phút. - Gv hướng dẫn Hs đọc các giờ trên mặt đồng hồ còn lại . * Hoạt động 2: Làm bài 1, 2 Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv cho 2 Hs ngồi cạnh nhau thảo luận nhóm đôi. + Đồng hồ A chỉ mấy giờ? + 6 giờ 55 phút còn được gọi là mấy giờ? + Nêu vị trí của kim giờ và kim phút trong đồng hồ A? - Sau đó từng nhóm lên trình bày. - Gv nhận xét, chốt lại: A: 6 giờ 55 phút hay 7 giờ kém 5 phút ; B: 12 giờ 40 phút hay 1 giờ kém 20 phút; C: 2 giờ 35 phút hay 3 giờ kém 25 phút. D:5 giờ 55phút hay 6 giờ kém 10 phút ; E: 8 giờ 55 phút hay 9 giờ kém 5 phút ; G: 10 giờ 45 phút hay 11 giờ kém 15 phút. Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài - Gv chia Hs ra thành 4 nhóm: tổ chức thi quay kim đồng hồ nhanh . - Gv phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ. - Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc. * Hoạt động 3: Làm bài 3. Bài 3: - Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài: + Đồng hồ A chỉ mấy giờ? + Tìm câu nêu đúng cách đọc giờ của đồng hồ A - Gv yêu cầu Hs quan sát đồng hồ A, nêu số giờ và số phút tương ứng. - Tương tự Hs làm các bài còn lại vào VBT. - Gv mời Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lại: A:9 giờ kém 15 phút ; B: 12 giờ kém 15 phút; C: 10 giờ kém 10 phút. D: 4 giờ 15 phút; E: 1 giờ 15 phút ; G: 7 giờ 20 phút. Bài 4: - Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv chia Hs ra các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 Hs . + Hs 1: Đọc phần câu hỏi. + Hs 2: Đọc giờ ghi trên câu hỏi và trả lời. + Hs 3: Quay kim đồng hồ - Hết mỗi bức tranh Hs lại đổi vị trí cho nhau. - Gv nhận xét. . - Đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút. - Kim giờ chỉ qua số 8, gần số 9, kim phút chỉ ở số 7. - 25 phút nữa. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Hs thảo luận nhóm đôi. + 6 giờ 55 phút. + 7 giờ kém 15. + Vì kim giờ chỉ qua số 6 và gần số 7, kim phút chỉ ở số 11. - Hs nhận xét. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Hs thi quay kim đồng hồ. - Hs nhận xét. - Hs đọc yêu cầu đề bài. + 8 giờ 45 phút hay 9 giờ kém 15 phút + Câu d. - Hs làm vào VBT. - Hs nhận xét. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Hs lần lược các nhóm thực hiện. 5. Tổng kết – dặn dò. Tập làm lại bài. Làm bài 2,3. Chuẩn bị bài: Luyện tập. Nhận xét tiết học. Bổ sung : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu , ngày tháng năm 2010 Toán. 15. Luyện tập. I/ Mục tiêu: - Biết xem giờ ( chính xác đến 5 phút ). - Biết xác định , của một nhóm đồ vật. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Xem đồng hồ. - Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 2,3. - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Làm bài 1, 2 Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu Hs suy nghĩ và tự làm bài - Sau đó Gv yêu cầu Hs trao đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - Gv nhận xét, chốt lại: A: 6 giờ 15 phút ; B: 2 giờ rưỡi ; 9 giờ kém 5 phút ; D: 8 giờ. Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài: - Gv yêu cầu Hs dựa vào tóm tắt đặt thành đề toán. - Gv yêu cầu Hs tự giải và làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm bài. - Gv chốt lại: Bốn chiếc thuyền chở được số người l2: 5 x 4 = 20 (người). Đáp số 20 người. * Hoạt động 2: Làm bài 3 Bài 3: - Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài: - Gv yêu cầu Hs quan sát hình vẽ và hỏi: + Hình nào đã khoanh vào một phần ba số quả cam? Vì sao? + Hình 2 đã khoanh vào một phần mấy số quả cam? Vì sao? - Gv yêu cầu Hs tự giải vào VBT. Một Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét Bài 4: - Gv chia lớp thành 3 nhóm. Cho các thi làm bài Yêu cầu: Trong thời gian 3 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng. Điền dấu vào ô trống 4 x 7 > 4 x 6 ; 4 x 5 = 5 x 4 ; 16 : 4 <. 16 : 2 - Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Hs làm bài. - Hs kiểm tra bài của nhau. - Hs đứng lên đọc kết quả. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Hs đặt đề toán. - Hs làm bài vào VBT. - 1 Hs lên bảng làm. - Hs nhận xét. - Hs đọc yêu cầu của bài. + Hình 1 đã khoanh vào một phần ba số quả cam. Vì có tất cả 12 quả cam, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có 4 quả cam, hình 1 đã khoanh vào 4 quả cam. + Hình 2 đã khoanh vào một phần 4 số quả cam, vì có tất cả 12 quả cam, chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần được 3 quả cam, hình b đã khoanh vào 3 quả cam. - Hs thi làm toán. - Hs nhận xét. 5. Tổng kết – dặn dò. Tập làm lại bài. Làm bài 2, 3 Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. Nhận xét tiết học. Bổ sung : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: