Giáo án Toán lớp 3 - Tiết 1 đến tiết 128

Giáo án Toán lớp 3 - Tiết 1 đến tiết 128

Giúp Học sinh ôn tập củng cố các đọc, viết, so sánhcác số có ba chữ số.

B –Đồ dùng dạy học:

Bảng phụ có ghi nội dung bài tập1

 

doc 198 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 3556Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 3 - Tiết 1 đến tiết 128", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1:
ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC CHỮ SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
A- Mục tiêu:
Giúp Học sinh ôn tập củng cố các đọc, viết, so sánhcác số có ba chữ số.
B –Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ có ghi nội dung bài tập1
C – Các họat động dạy –học chủ yếu:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
I. Dạy – học bài mới
 1/ Giới thiệu bài :ÔN tập về đọc,viết, so sánh các số có ba chữ số.
Giáo viên ghi tên bài dạy lên bảng
2/ Ôn tập về đọc viết số:
- Giáo viên đọc cho Học sinh viết các số sau:
Theo lời đọc: 456,227,134,506,609,780. Giáo viên nhận xét
- Giáo viên viết lên bảng các số có ba chữ số( khỏang 10 số) bất kỳ.
Yêu cầu: Một dãy bàn Học sinh nối tiếp nhau đọc các số trên bảng.
- Bài tập 1: yêu cầu Học sinh làm trong SGk. Cho Học sinh đổi chéo vở, kiểm tra
Giáo viên nhận xét chung.
3/Ôn tập về thứ tự số:
Bài tập 2: Giáo viên treo bảng phụ
Ghi sẵn bài 2 yêu cầu suy nghĩ tự điền
- Chữa bài:
a/ Tại sao lại điền 312 vào sau 311?
Giáo viên chốt : đây là các số tăng liên tiếp từ 310 đến 319. ỗi số trong dãy này bằng số đứng ngay trước nó cộng với 1
b/ Tại sao lại điền 398 vào sau 399?
Giáo viên chốt: đây là dãy số giảm liên tiếp từ 400 đến 391.
Mổi số trong dãy này bằng số` đứng ngay trước nó trừ đi 1.
4/Ôn luyện về so sánh thứ tự số:
Bài 3: yêu cầu Học sinh đọc để hỏi
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Cho Học sinh tự làm bài
- Yêu cầu Học sinh nnhận xét bài của bạn trên bảng; hỏi:
- Tại sao điền được 303<330)
-các phần còn lại tương tự.
- Với trường hợp có các phép tính, khi điền dấu có thể giải thích, chẳng hạn :
30+100 <131 , 410-10 <400+1
243 = 200+40+3
Bài 4: Yêu cầu Học sinh đọc đề bài, đọc dãy số, tự làm bài
Giáo viên hỏi
- Số lớn nhất trên dãy số trên là số nào? Vì sao?
Số nào là số bé nhất trong các dãy số trên? Vì sao?
Bài 5: Gọi Học sinh đọc đề
Yêu cầu Học sinh tự làm bài
* Chữa bài:
Mở rộng bài tóan : Điền dấu lớn hay dấu bé vào chỗ chấm trong các dãy số sau:
162..241.425..519.537..
537.519..425.241162
Yêu cầu Học sinh suy nghĩ và tự làm bài
Giáo viên nhận xét và cho điểm:
III/ Củng cố- dặn dò 
Yêu cầu Học sinh về nhà ôn tập thêm, về đọc viết, so sánh các số có chữ số làm bài tập ở vở bài tập trang 3
- Nhận xét tiết học
 HOẠT ĐỘNG HỌC
- Nghe giới thiệu.
- Vài em nhắc lại
- 4 em lên bảng ghi, dưới lớp ghi vào bảng con (hoặc vở nháp)
- 10 Học sinh nối tiếp nhau đọc số ( mỗi em , Học sinh cả lớp nghe và nhận xét)
- Học sinh làm bài và nhận xét bài của bạn
-Học sinh tự làm bài đổi chéo vở kiểm tra
vì số đầu tiên là 3, số thứ 2 là 311. đến 310
311 đến 312. hoặc : vì 310+1=31, 11+1=312.
Hoặc số liền sau của 310 là số 311, số liệu sau của 311 là 312.
- Vì 400-1=399
399-1=398
Hoặc : 399 là số liệu trước của 400, 398 là số liền trước của 39
-So sánh các số 
- 3 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vở bài tập
- Vì 2 số cùng có số trăm là 3 nhưng 303 có 0 chục còn 330 có 3 chục, 0
 chục bé hơn chục nên 303<330
Các số: 375,421,573, 241, 735, 142
- Học sinh tự làm vào vở nháp
- Số lớn nhất trong dãy số là 735 vì số 735 có số trăm lớn nhất.
.Số 142 vì số 142 có số trăm bé nhất
- Học sinh đổi vơ ûkiểm tra bài nháp
Viết các số 537, 162, 830, 241, 519, 425
a/ Theo thứ tự tư’ bé đến lớn
b/ Theo thứ tự lớn đến bé
- 2 Học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập
TIẾT 2:
CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
( Không nhớ)
A – Mục tiêu:
Giúp Học sinh ôn tập, cách tính cộng trừ các số có ba chữ số
Củng cố giải bài tóan ( có lời văn) về nhiều hơn, ít hơn
B – Các họat động dạy học chủ yếu:
I/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 1 (nếu có)
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm Học sinh
II/ Dạy - học bài mới:
1/ Giới thiệu: ôn tập. Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
Ghi bảng
2/ Oân tập về phép cộng trừ (không nhớ) các số có ba chữ số
* Bài 1:
- Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu Học sinh tự làm bài tập ( tự đọc Hoặc ghi ngay kết quả vào chỗ chấm) VD: 400+300+4 = 704
- Yêu cầu Học sinh nối tiếp nhau nhẩm trước lớp các phép tính trong bài
- Yêu cầu Học sinh đổi vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2: Gọi Học sinh đọc yêu cầu đề
yêu cầu Học sinh làm bài
Gọi Học sinh nhận xét bài trên bảng( đặt tính + kết quả). Yêu cầu Học sinh lên bảng làm bài lần lượt nêu rõ các tính của mình
- Chữa bài (nếu sai)
3/ Ôn tập giải bài tóan về nhiều hơn, ít hơn
Bài 3: Gọi 1 Học sinh đọc đề
- Yêu cầu Học sinh ôn lại cách giải tóan về “ ít hơn”, Giáo viên gơi ý.
- Khối lớp một có bao nhiêu Học sinh ?
- Số Học sinh của khối lớp hai như thế nào so với số Học sinh của khối lớp một?
- Vậy muốn tính số Học sinh của khối lớp hai ta phải làm như thế nào?
- Giáo viên yêu cầu Học sinh làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
Bài 4: Yêu cầu Học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu Học sinh ôn lại cách giải tóan về “ nhiều hơn” Giáo viên gợi ý
- Bài toán hỏi gì?
- Giá` tiền của một tem thư như thế nào so với giá tiền của một phong bì?
- Giá tiền của một phong bì là bao nhiêu?
- Vậy muốn tính giá tiền của một tem thư ta phải làm thế nào?
- Giáo viên yêu cầu Học sinh làm bài
Giáo viên chữa bài và ghi điểm Học sinh 
Bài 5: yêu cầu Học sinh đọc đề
- Yêu cầu Học sinh lập phép tính cộng trước, sau đó dựa vào phép tính cộng để lập phép tính trừ, Giáo viên hướng dẫn thêm.
- Trong phép cộng các số tự nhiên, các SH không bao giờ lớn hơn tổng, vì thế có` thể tìm ngay được tổng , đâu là SH trong ba chữ số đã cho .
- Chữa bài và cho điểm Học sinh
* Mở rộng bài toán:
Yêu cầu Học sinh so sánh các SH, so sánh tổng của hai phép tính cộng để rút ra kết luận. Khi thay đổi vị trí của các SH thì tổng không thay đổi.
- Khi lấy tổng trử đi một SH thì được kết quả là số nào?
* Nếu còn thời gian Giáo viên có thể cho Học sinh lập đề toán mà phép tính gỉa là một trong phép tính trên.
IV/ Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu Học sinh về nhà ôn tập thêm về cộng trừ các số có ba chữ số
(không nhớ)và giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn làm bài ở vở bài tập bài 2
- Nhận xét tiết học
- 3 Học sinh lên bảng làm bài 
- Học sinh nghe, nhắc lại ( vài em)
.Tính nhẩm
- 9 Học sinh nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính . Ví dụ:
- Học sinh 1: Bốn trăm cộng ba trăm bằng 7 trăm.
- Đặt tính và tính
- 4 Học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập
- Học sinh 1: 352+416 = 768, 
2+6=8, viết 5+1=6, 3+4=7
- Học sinh đổi chéo vở bài kiểm tra nhẩm.
- Học sinh đọc đề (SGK)
- Khối lớp một có 245 Học sinh 
- ít hơn số` Học sinh của khối lớp một là 32 Học sinh .
- Ta phải thực hiện phép trừ: 245-32
- 1 Học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tóm tắt:
- Khối một: 245 hs
- Khối hai ít hơn khối một 32 HS
-Khối hai: ?HS
Bài giải:
 Khối hai có số Học sinh là:
245-32 = 213 (HS)
Đáp số: 213 Học sinh
-1 em đọc to đề bà trong SGK
- Giá tiền của một tem thư
-nhiều hơn giá tiền của một phong bì là bao nhiêu đồng?
- ..200 đồng.
Ta phải thực hiện phép tính cộng: 200+600
- 1 Học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập
Tóm tắt:
Phong bì giá: 200 đồng
Tem thư giá nhiều hơn phong bì: 600 đồng
Tem thư giá?
Giải:
Giá tiền một tem thư là
200+600 = 800(đồng)
Đáp số: 800(đồng)
- 1 em Học sinh đọc đề trong SGK
Học sinh lập các phép tính
315+40 = 355
40+315 = 315
355-40 = 315
355-315 = 40
- Học sinh đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
- .Thì kết quả là SH còn lại?
TIẾT 3:
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu – Giúp HS
- Củng cố kỹ năng tính cộng, trừ(không nhớ) các số có ba chữ số
- Củng cố, ôn tập bài toán về”Tìm x”, giải toán có lời văn và xếp ghép hình.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Bốn mảnh bìa bằng nhau hình tam giác vuông cân như bàai tập 4.
C/ Các hạot động dạy học chủ yếu:
I Ổn định
II/ Kiểm tra bài cũ:
- Ktra các bài tập đã giao về nhà của tiết 2 (nếu có).
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm
III/ Dạy – học bài mới
1/ Giới thiệu bài mới:
- Giáo viên nêu mục tiêu bài học( Phần A)và ghi tên bài lên bảng - luyện tập
2/ Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 1 em đọc to yêu cầu của bài
- Yêu cầu Học sinh tự làm sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- Chữa bài, hỏi thêm về cách tính và thực hiện tính
- Đặt tính như thế nào?
- Thực hiện tính từ như thế nào?
Bài 2: yêu cầu Học sinh nêu yêu cầu của bài . Học sinh tự làm bài
- Giáo viên hỏi thêm củng cố 
- Tại sao trong phần a để tìm x ta lại thực hiện phép cộng 344+125?
- Tại sao trong phần b để tìm x ta lại thực hiện phép trừ 266 – 125?
- Chữa bài và cho điểm
*Bài 3: yêu cầu Học sinh đọc đề
- Giáo viên giúp Học sinh củng cố cách gỉai và trình bày bài giải
bài toán có lời văn
- Đội đồng diễn thể dục có tất cả bao nhiêu người?
- trong đó có bao nhiêu Nam?
Vậy muốn tính số nữ ta phải làm gì?
Tại sao?
-Giáo viên yêu cầu Học sinh làm bài
- Chữa bài và cho điểm Học sinh 
* Bài 4: cho Học sinh đọc yêu cầu của đề
- Tổ chức cho Học sinh thi ghép hình giữa các tổ. Trong thời gian 3 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhất là tổ thắng cuộc.
- Tuyên dương tổ ... 
HS làm bảng con
 Thứ ngày tháng năm.
BÀI 125: 	TIỀN VIỆT NAM. 
I /MỤC TIÊU:
Giúp HS:
-Nhận biết các tờ giấy bạc : 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
-Bước đầu biết đổi tiền.
-Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng và các loại đã học.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GIÁO VIÊN
1/ ỔN ĐỊNH:
2 /KTBC:
HS lên bảng làm BT 4 ở VBT,nhận xét ghi điểm.
Viêt biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức:
a) 45 chia 9 nhân 2. b ) 45 nhân 2 chia 9.
c) 56 chia 7 chia 2. d) 56 chia 2 chia 7.
GV nhận xét, ghi điểm.
Thu chấm 5 VBT
NXKT
3 / BÀI MỚI:
GTB:Ghi bảng
GIỚI THIỆU CÁC TỜ GIẤY BẠC :2000 ĐỒNG, 5000 ĐỒNG, 
10 000 ĐỒNG.
-Gv giới thiệu : “ Khi mua, bán hàng ta thường sử dụng tiền” và hỏi ; “ Trứơc đây,chúng ta đã làm quen với những loại giấy bạc nào?
Hôm nay cô giới thiệu tiếp một số tờ bạc khác, đó là : 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng”.
-GV cho Hs quan sát kỹ cả hai mặt của từng tờ giấy bạc nói trên và nhận xét những đăïc điểm như :
Màu sắc của tờ giấy bạc.
Dòng chữ “Hai nghìn đồng” và số 2000.
Dòng chữ “ Năm nghìn đồng” và số 5000.
Dòng chữ “ Mười nghìn đồng” và số 10 000.
THỰC HÀNH
BÀI 1.(bài này nhằm rèn luyện kỹ năng cộng nhẩm).
GV hướng dẫn cho HS trước hết cần cộng nhẩm, chẳng hạn : 5000 + 1000 + 200 = 6200 ; rồi trả lời câu hỏi của bài (chú lợn a) có 6200 đồng.
BÀI 2;( Bài này thực chất là bài đổi tiền).
Gv cho HS quan sát mẫu, hướng dẫn HS cách làm bài (chọn ra các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải) rồi trả lời câu hỏi, chẳng hạn : “ phải lấy hai tờ giấy bạc loại 100 đồng để được hai nghìn đồng”.Sau đó để hs tự làm và chữa bài.
BÀI 3 :
 a)Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ, so sánh giá tiền của các đồ vật để xác định vật có giá tiền ít nhất là quả bóng bay, vật có giá tiền nhiều nhất là lọ hoa.
b) Hướng dẫn HS phải thực hiện phép cộng nhẩm : 1000 + 1500 = 2500, rồi trả lời câu hỏi.(Mua một quả bóng bay và một chiếc bút chì hhết 2500 đồng).
c) Trước hết Hs phải thực hiện phép trừ nhẩm: 
8700- 4000= 4700, rồi trả lời câu hỏi. ( giá tiền một lọ hoa nhiều hơn giá tiền một cái lược là 4700 đồng).
4/CỦNG CỐ ,DẶN DÒ.
GV thu vở chấm nhận xét.
Cho HS chơi trò chơi:
Nêu các loại tiền mà em biết.
Gv nhận xét.
Chuẩn bị bài sau.
NXTH
HỌC SINH
Hs lên bảng làm bài , nhận xét.
HS nhắc lại.
HS trả lời câu hỏi.
100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
HS đọc và nhận biết các đặc điểm của từng tờ tiền.
HS tự làm bài và chữa bài . Nhận xét.
HS làm bài.
HS đọc đề
Làm bài, nhận xét.
HS chơi trò chơi.
 Thứ ngày tháng năm.
BÀI 126 : LUYỆN TẬP 
I /MỤC TIÊU:
Giúp HS:
-Củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.
-Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
-Biết các giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Như ở 125.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GIÁO VIÊN
1/ ỔN ĐỊNH:
2 /KTBC:
HS lên bảng làm BT 3 ở VBT,nhận xét ghi điểm.
Thu chấm 5 VBT
NXKT
3 / BÀI MỚI:
GTB:Ghi bảng.
THỰC HÀNH
BÀI 1.
Cho HS xác định được số tiền tong mỗi ví (cộng giá trị các tờ giấy bạc trong từng ví).Sau đó so sánh kết quả tìm được.
GV chốt lại : chiếc ví c) có nhiều tiền nhất
BÀI 2;Hướng dẫn HS chọn ra những tờ giấy bạc trong khung bên trái để cộng lại bằng số tiền tương ứng ở bên phải .
Chú ý : Ở bài này, có thể có nhiều cách làm khác nhau. Chẳng hạn , phần a) có thể lấy ra 3 tờ 1000 đồng, 1 tờ 500 đồng và một tờ 100 đồng hoặc 1 tờ 2000 đồng, 1 tờ 1000 đồng, 1 tờ 500 đồng và 1 tờ 100 đồng.
GV có thể khuyến khích HS nêu nhiều cách làm khác nhau.
BÀI 3 :
Hướng dẫn HS quan sát rồi lần lượt làm các phần a), b).
 a) Cho HS quan sát tranh, chọn ra được dồ vật có giá tiền là 3000 đồng, rồi trả lời câu hỏi : Mai có 3000 đồng, Mai vừa có đủ tiền để mua được cái kéo.
b) Cho HS xem tranh, chọn ra được các đồ vật có giá trị tiền cộng lại bằng 7000 đồng.
GV khuyến khích các em nêu các cách lựa chọn khác nhau.
Bài 4: 
GV hướng dẫn HS làm bài:
Cho các em tự nêu câu hỏi để tìm hiểu nội dung yêu cầu.
Gv chốt lại:
Mẹ mua hết số tiền là :
6700 + 2300 = 9000 (đồng)
Cô bán hàng phải trả lại số tiền là:
10 000 – 9000 = 1000 (đồng).
Đáp số: 1000 đồng.
4/CỦNG CỐ ,DẶN DÒ.
Thu một số vở chấm, nhận xét, ghi điểm.NXTH
HỌC SINH
1 Hs lên bảng làm bài , nhận xét.
HS nhắc lại.
HS đọc đề,nêu yêu cầu.
HS tự làm bài, nêu kết quả, nhận xét.
HS tự làm bài và chữa bài
Nhận xét.
HS đọc đề, nêu yêi cầu.
HS quan sát tranh và chọn ra những đồ vật có giá trị bằng số tiền đã cho.
HS nêu kết quả, nhận xét.
HS nêu yêu cầu, làm bài, nêu kết quả, nhận xét.
 Thứ ngày tháng năm.
BÀI 127: LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU. 
I /MỤC TIÊU:
Giúp HS:
-Bước đầu làm quen với dãy số liệu.
-Biết xử lý số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Một bức tranh vẽ hình minh họa bài học trong SGK .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GIÁO VIÊN
1/ ỔN ĐỊNH:
2 /KTBC:
HS lên bảng làm BT 4 ở VBT,nhận xét ghi điểm.
GV chốt lại:
Số tiền mẹ đưa cho cô bán hàng:
5000 + 2000 = 7000 (đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả lại mẹ:
7000 – 5600 = 1400 (đồng).
Đáp số: 1400 đồng.
Thu chấm 5 VBT
NXKT
3 / BÀI MỚI:
GTB:Ghi bảng.
LÀM QUEN VỚI DÃY SỐ LIỆU:
 a) Quan sát để hình thành dãy số liệu:
 GV cho HS quan sát bức tranh treo trên bảng hoặc ở trong SGK và hỏi “ Bức tranh này nói về điều gì?” 
GV gọi 1 HS đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn, 1 HS khác ghi lại các số đo: 122 cm, 130 cm; 127 cm; 118 cm.
Sau đó GV giới thiệu : “Các số đo có hiều cao trên là dãy số liệu.”
b) Làm quen với thứ tự và số số hạng của dãy.
GV hỏi: “ Số 122 cm là số thứ mấy trong dãy?”.
GV hỏi tiếp: “Dãy số liêïu trên có mấy số?”.
Gọi 1 HS lên bảng ghi tên của 4 bạn
THỰC HÀNH
BÀI 1.
GV cho HS làm 2 hoặc 3 câu trong SGK, ngoài ra có thể thay thế và phát triển thêm một số câu khác. Chẳng hạn: 
-hãy viết số đo chiều cao của bốn bạn theo thứ tự từ cao đến thấp.
-Hãy viết chiềøu cao của 4 bạn theo thứ tự trong dãy số liệu trên
BÀI 2;
Cho HS tự làm.
BÀI 3 :GV gọi 1 HS lên bảng làm phần a) ; 1 HS làm phần b)
GV nhận xét.
Bài 4:
GV hướng dẫn Hs lầm bài 
(Gv củng cố cho Hs các khái niệm của các dãy số liệu, kĩ năng xử lýcác số liệu của dãy ). 
4/CỦNG CỐ ,DẶN DÒ.
Trò chơi: Cho HS đo chiều cao của các trong tổ (một HS đo, 1 HS ghi) Sau đó nêu kết quả đã đo được.
NXTH
HỌC SINH
1 Hs lên bảng làm bài , nhận xét.
HS nhắc lại.
HS quan sát bức tranh treo trên bảng và suy nghĩ.
1 Hs đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn, 1 Hs khác ghi lại các số đo.
1 HS trả lời: “là số thứ nhất”.
1HS trả lời : “có bốn số”.
1 HS lên bảng ghi tên của 4 bạn theo thứ tự chiều cao
Vài HS đọc lạidanh sách và dãy số liệu trên để đọc chiều cao của từng bạn . 
HS làm bài, nêu kết quả, nhận xét.
Hs đọc đề bài và tự làm, nêu kết quả.
2 HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở; nhận xét.
HS làm bài, 
3 HS lên bảng.Nhận xét.
HS đo và ghi lại số đo của các bạn trong tổ.
Thứ ngày tháng năm
BÀI: 128:	LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU (tiếp theo).
I/ MỤC TIÊU:
Giúp Hs:
-Nắm được những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột.
-Biết cách đọc số liệu của một bảng.
Biết cách phân tích số liệu của một bảng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng thống kê số con của ba gia đinøh trên khổ giấy 40cm x 80 cm.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
A / ỔN ĐỊNH;
B/ KTBC:
Cho HS lên bảng làm BT 1,3 ở VBT, nhận xét, ghi điểm.
GV chốt lại.
Thu 4 VBT chấm, nhận xét ghi điểm.
C/ BÀI MỚI:
1.GTB.Ghi bảng
2.Làm quen với thống kê số liệu;
Bằng các thao tác tương tự ở bài 127 mục 1, Gv dẫn dắt HS để hiểu được:
-Nội dung của bảng nói về điều gì?
-Cấu tạo của bảng gồm: 2 hàng và 4 cột.
Sau đó hướng dẫn HS cách đọc số liệu của một bảng.
3.THỰC HÀNH:
BÀI 1:
Tùy trình độ Hs, Gv cho HS làm 2 hoặc 3 câu trong SGK, ngoài ra có thể thay thế hoặc phát triển thêm một số câu khác nhằm phát huy trí lực của HS. Chẳng hạn:
-Lớp 3A có ít hơn lớp 3B bao nhiêu HS giỏi?
-Lớp 3A có nhiều hơn lớp 3B bao nhiêu HS giỏi?
-Cả bốn lớp có bao nhiêu học sinh giổi?
Gv nhận xét. ghi điểm
BÀI 2:
Cho HS tự làm và nêu kết quả.
BÀI 3:
GV giới thiệu cho HS cấu tạo của bảng số liệu (số hàng, số cột) và ý nghĩa của từng hàng, từng cột.
Tùy trình đôï HS, gv cho HS làm 2 hoặc 3 câu trong SGK , ngoài ra GV có thể thay thế một số câu hỏi khác. Chẳng hạn:
-Tháng nào bán được nhiều vải trắng nhất?
-Tháng nào bán được ít vải nhất?
Chú ý: Gv củng cố cho Hs cấu tạo của hai loại bảng số liệu: hai hàng và nhiêù hàng.
4 . CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
Cho HS thi đua lấy ví dụ về số liệu.
GV nhận xét
NXTH
HỌC SINH
2 HS lên bảng làm bài, nhận xét.
Hs nhắc lại.
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
HS đọc bảng số liệu
HS làm bài, nêu kết quả, nhận xét.
HS tự làm bài và nêu kết quả, nhận xét.
HS làm bài.
HS thi đua lấy ví dụ về số liệu

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan 1-128.doc