I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết đọc, viết các số có 5 chữ số (trường hợp các chữ số ở hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị là 0)
- Biết thứ tự số trong một nhóm các số có 5 chữ số.
- HS biết tính nhẩm với số tròn nghìn, tròn trăm.
2. Kỹ năng:
- Rèn HS kỹ năng đọc, viết các số có 5 chữ số và làm bài chính xác.
3. Thái độ:
- HS áp dụng được kiến thức bài học vào cuộc sống.
- HS yêu thích môn Toán, có ý thức tự giác làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, vở nháp,bảng con,phấn, học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
Tuần 27 Ngày soạn: 18/3/2019 Ngày giảng: Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2019 ------------------------------------------------- Toán Tiết 134: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết đọc, viết các số có 5 chữ số (trường hợp các chữ số ở hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị là 0) - Biết thứ tự số trong một nhóm các số có 5 chữ số. - HS biết tính nhẩm với số tròn nghìn, tròn trăm. 2. Kỹ năng: - Rèn HS kỹ năng đọc, viết các số có 5 chữ số và làm bài chính xác. 3. Thái độ: - HS áp dụng được kiến thức bài học vào cuộc sống. - HS yêu thích môn Toán, có ý thức tự giác làm bài. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, giáo án, bảng phụ. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, vở nháp,bảng con,phấn, học bài cũ, chuẩn bị bài mới. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức (1 phút): GV nhắc lớp chuẩn bị vào học. 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút): - GV gọi 2 em lên bảng, dưới lớp làm vào nháp: * Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a/ 37 042; 37 043; ; 37 045;. b/ 58 607; 58 608; 58 609; ; 58 611. - Nhận xét việc kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới(28 phút): NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ 1: Giới thiệu bài(1 phút) - Hôm nay cả lớp ta sẽ luyện tập về các số có năm chữ số. - GV ghi tựa: Tiết 134: Luyện tập - HS nghe. - HS nối tiếp nhắc tên bài. HĐ 2: Luyện tập (27 phút) * Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV gọi HS đọc mẫu. - GV yêu cầu HS làm bài bằng bút chì vào SGK. - GV gọi 2 HS lên bảng, 1 HS viết số cho HS kia đọc. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS đọc lại bảng. - GV hỏi thêm HS về cấu tạo của các số trong bài: Số 62 070 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị? - Củng cố cách đọc các số có 5 chữ số (trường hợp các chữ số ở hàng trăm, chục là 0) - HS: Viết (theo mẫu) - HS đọc. - HS thực hiện. - 2 HS lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét. - HS lắng nghe. - 2 HS đọc. Đọc số Viết số 16305 Mười sáu nghìn ba trăm linh năm 16 500 Mười sáu nghìn năm trăm. 62 007 Sáu mươi hai nghìn không trăm linh bảy. 62 070 Sáu mươi hai nghìn không trăm bảy mươi. 71 010 Bảy mươi mốt nghìn không trăm mười. 71 001 Bảy mươi mốt nghìn không trăm linh một. - Số 62 070 gồm 6 chục nghìn, 2 nghìn, 0 trăm, 7 chục, 0 đơn vị. * Bài 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS đọc mẫu. - GV cho 1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm vào bảng con. - GV nhận xét chốt bài đúng. Đọc số Viết số Tám mươi bảy nghìn một trăm mười lăm 87115 Tám mươi bảy nghìn một trăm linh năm 87105 Tám mươi bảy nghìn không trăm linh một. 87001 Tám mươi bảy nghìn năm trăm. 87500 Tám mươi bảy nghìn. 87000 - GV gọi 2 HS đọc lại bảng trên. - Củng cố cách viết các số có năm chữ số. - HS: Viết( theo mẫu) - HS đọc. - HS làm. - HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - HS quan sát. - 2 HS đọc. * Bài 3: - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu 1 HS lên bảng làm vào bảng phụ, lớp làm bài vào SGK. - GV gọi HS nhận xét bài. - GV hỏi: Vì sao em lại nối như vậy ? - GV chốt bài đúng. Sau đó gọi HS đọc lại kết quả đúng. - Mỗi số ứng với vạch thích hợp nào? - HS thực hiện. - HS nhận xét. - HS giải thích: + Vạch đầu tiên trên tia số là vạch chữ A, tương ứng với số 10 000. + Vạch thứ hai trên tia số là vạch chữ B tương ứng với số 11 000. + Hai vạch liền nhau trên tia số hơn kém nhau 1000 đơn vị. Nên em nối được vạch chữ C là 12 000 vạch chữ K là 18 000. - HS đọc lại. * Bài 4: - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Tính nhẩm là tính như thế nào? - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét một số bài. - GV chữa bài trên bảng sau đó yêu cầu HS lần lượt nêu cách nhẩm của các phép tính sau: + Em nhẩm như thế nào với 300 + 2000 × 2 ? + Em nhẩm như thế nào với 4000 – (2000 – 1000) ? + Em nhẩm như thế nào với (8000 – 4000) × 2 ? - HS: Tính nhẩm. - HS: Tính nhanh , không cần đặt tính. - HS thực hiện. - HS làm xong đưa GV chấm. - HS chữa bài. + Nhẩm: 2000 nhân 2 bằng 4000. 300 cộng 4000 bằng 4300. + Nhẩm: 2000 trừ 1000 bằng 1000, 4000 trừ 1000 bằng 3000. + Nhẩm: 8000 trừ 4000 bằng 4000, 4000 nhân 2 bằng 8000. 4. Củng cố: (2 phút) - GV đưa ra các số có 5 chữ số và yêu cầu HS đọc. 5. Dặn dò: (1 phút) - GV dặn HS về ôn lại cách đọc, viết các số có 5 chữ số. - GV dặn HS chuẩn bị bài: Số 100 000 – Luyện tập. Rút kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm: