Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: Gam

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: Gam

I.Mục đích yêu cầu :

 1.Kiến thức :_Nhận biết về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên kết giữa gam và ki-lô-gam

 _Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ.

 2.Kĩ năng : _Biết thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng.

 _Giải bài toán có lời văn có các số đo khối lượng

II.Chuẩn bị :

 1.Giáo viên : chiếc cân đĩa, 1 chiếc cân đồng hồ.

 2.Học sinh : Vở , Bảng con, SGK

 

doc 3 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 12758Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: Gam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
 MÔN : TOÁN TUẦN: 13 
 BÀI : GAM 
 Ngày thực hiện : 
I.Mục đích yêu cầu : 
 1.Kiến thức :_Nhận biết về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên kết giữa gam và ki-lôâ-gam
 _Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ. 
 2.Kĩ năng : _Biết thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng. 
 _Giải bài toán có lời văn có các số đo khối lượng
II.Chuẩn bị :
 1.Giáo viên : chiếc cân đĩa, 1 chiếc cân đồng hồ. 
 2.Học sinh : Vở , Bảng con, SGK 
III.Hoạt động lên lớp : 
Thời gian
Họat động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
ĐDDH
 5’
 15’
 15’
1.K 1.Khởi động : Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ :Gọi 2 học sinh lên đọc bảng học thuộc lòng bảng nhân 9. 
3.Bài mới:
­Giới thiệu bài:Tiết hôm nay giúp các em: Nhận biết về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên kết giữagam và ki-lo-gam.
­Hoạt động 1 :Giới thiệu gam và mối quan hệ giữa gam và ki-lo-gam (Phương pháp trực quan, đàm thoại, phân tích, giảng giải )
 _Yêu cầu học sinh nêu đơn vị đo khối lượng đã học. 
 _Đưa ra chiếc cân đĩa, một quả cân 1 kg, 1 túi đường có khối lượng nhẹ hơn 1 kg. 
 _Thực hành cân gói đường và yêu cầu học sinh quan sát. 
_Gói đường như thế nào so với 1 kg ? 
 _Chúng ta đã biết chính xác cân nặng của gói đường chưa ? 
 _Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhỏ hơn 1 kg, hay cân nặng không chẳng số lần của ki-lo- gam, người ta dùng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn ki-lô-gam là gam. Gam viết tắt là g, đọc là gam. 
 _Giới thiệu các quả cân 1 g, 2 g, 5 g, 10 g, 20 g, 
 _Giới thiệu 1000 g = 1 kg. 
 _Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho học sinh đọc cân nặng của gói đường. 
 _Giới thiệu chiếc cân đồng hồ, chỉ và giới thiệu các số đo có đơn vị là gam trên cân đồng hồ. 
­Hoạt động2:Luyện tập,thực hành (Phương pháp luyện tập thực hành
 +Bài 1:Yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ bài tập để đọc số. 
 _Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam ? 
 _3 quả táo câng nặng bao nhiêu gam 
 _Vì sao con biết 3 quả táo cân nặng 700g ?
+Bài 2:Quả đu đủ nặng bao nhiêu gam ? 
 _Vì sao con biết ở đu đủ nặng 800 kg ? 
 _Làm tương tự với phần b). 
+Bài 3: 
 _Viết lên bảng 22 g + 47 g và yêu cầu học sinh tính. 
 _Hỏi : Con đã tính thế nào để tìm ra 69 g? 
 _Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm như thế nào ? 
 _Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại. 
+Bài 4 :Gọi 1 học sinh đọc đề bài. 
_Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam ? 
 _Cân nặng của cả hộp sữa chính là cân nặng của vỏ hộp cộng với cân nặng của sữa bên trong hộp. 
_Muốn tính số cân nặng của sữa bên trong hộp ta làm như thế nào? 
_Yêu cầu học sinh làm bài. 
 +Bài 5 : Gọi 1 học sinh đọc đề bài. 
 _Yêu cầu học sinh tự làm bài. 
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. 
 _Ki – lô – gam. 
 _ Học sinh quan sát . 
 _Gói đường nhẹ hơn 1 kg.
 _Chưa biết. 
 _Hộp đường cân nặng 200 g. 
 _3 quả táo cân nặng 700 g . 
 _Vì 3 quả táo cân nặng bằng hai quả cân 500 g và 200 g, 500 g + 200 kg = 700. 
 _Quả đu đủ nặng 800g. 
 _Vì kim trên mặt sân chỉ vào
 số 800g. 
 _Tính 22g + 47g = 69g. 
 _Lấy 22 + 47 = 69, ghi tên đơn vị 
đo là g vào sau số 69. 
 _Ta thực hiện phép tính bình thường như đối với các số tự nhiên sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính. 
_ Học sinh làm bài xong đổi chéo vở để kiểm 
 _1 học sinh đọc đề, cả lớp theo dõi 
 _ Cả hộp sữa cân nặng 455g. 
 _Ta lấy cân nặng của cả hộp sữa trừ đi cân nặng của vỏ hộp. 
 _1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở . 
 _1 học sinh đọc đề , cả lớp theo dõi 
 _1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở .
 4.Củng cố :_ Giáo viên nhận xét tiết học
 5.Dặn dò : _Bài nhà : Yêu cầu học sinh về nhà đọc, viết cân nặng của một số đồ vật.
 _Chuẩn bị bài: Luyện tập 
 *Các ghi nhận lưu ý : 
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 65 TOAN.doc