Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 27: Các số có năm chữ số - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hồng Đa

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 27: Các số có năm chữ số - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hồng Đa

Bước 1: Giới thiệu bài:

- Hôm nay các em sẽ học bài “Các số có năm chữ số”.

- Ghi tựa bài lên bảng.

Bước 2: Đọc và viết các số có năm chữ số.

- Chiếu số 10 000 trên powerpoint và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+ Đọc số trên.

+ Số 10 000 có mấy chữ số?

+ Số 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?

- HS và GV nhận xét.

- GV nói: Mười nghìn còn gọi là một chục nghìn, đây là số có năm chữ số nhỏ nhất.

- Chiếu phần khung xanh của bài trên powerpoint:

- Yêu cầu HS quan sát và trả lời:

+ Có bao nhiêu chục nghìn?

+ Có bao nhiêu nghìn?

+ Có bao nhiêu trăm?

+ Có bao nhiêu chục?

+ Có bao nhiêu đơn vị?

- HS nhận xét và so sánh với kết quả GV đưa lên.

Bước 3: Hướng dẫn HS cách viết và đọc số.

- Hướng dẫn cách viết số:

+ Yêu cầu HS lấy bảng con.

+ Dựa vào cách viết các số có bốn chữ số, cả lớp viết số có 4 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 6 đơn vị vào bảng con.

+ HS và GV nhận xét.

+ Hỏi HS: Số 42 316 có mấy chữ số? Khi viết những số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu?

+ HS nhận xét bạn trả lời.

 

docx 5 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 27: Các số có năm chữ số - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hồng Đa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học
Môn: Toán
Bài: Các số có năm chữ số
I. Mục tiêu:
	Sau khi học xong bài này, học sinh có thể:
1. Kiến thức:
	- Nhận biết được các số có năm chữ số.
	- Biết được cấu tạo của số có năm chữ số gồm các hàng: chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
	- Biết cách đọc và viết được các số có năm chữ số.
2. Kỹ năng:
	- Đọc và viết được các số có năm chữ số trong trường đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa).
	- Vận dụng kiến thức đã biết giải được các bài toán đơn giản có liên quan.
3. Thái độ:
	- Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Powerpoint, phiếu bài tập, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
* GV đưa 2 số 5899 và 1000, yêu cầu 2 HS:
	- Đọc số trên.
	- Số trên gồm có mấy chữ số?
	- Số trên gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
* HS và GV nhận xét.
* GV nhận xét phần bài cũ.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới. ( 10 phút)
* Mục tiêu: 
- Nhận biết được các số có năm chữ số.
- Biết được cấu tạo của số có năm chữ số gồm các hàng: chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Biết cách đọc và viết được các số có năm chữ số.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Giới thiệu bài:
- Hôm nay các em sẽ học bài “Các số có năm chữ số”.
- Ghi tựa bài lên bảng.
Bước 2: Đọc và viết các số có năm chữ số.
- Chiếu số 10 000 trên powerpoint và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Đọc số trên.
+ Số 10 000 có mấy chữ số?
+ Số 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
- HS và GV nhận xét.
- GV nói: Mười nghìn còn gọi là một chục nghìn, đây là số có năm chữ số nhỏ nhất.
- Chiếu phần khung xanh của bài trên powerpoint:
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời:
+ Có bao nhiêu chục nghìn?
+ Có bao nhiêu nghìn?
+ Có bao nhiêu trăm?
+ Có bao nhiêu chục?
+ Có bao nhiêu đơn vị?
- HS nhận xét và so sánh với kết quả GV đưa lên.
Bước 3: Hướng dẫn HS cách viết và đọc số.
- Hướng dẫn cách viết số:
+ Yêu cầu HS lấy bảng con. 
+ Dựa vào cách viết các số có bốn chữ số, cả lớp viết số có 4 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 6 đơn vị vào bảng con.
+ HS và GV nhận xét.
+ Hỏi HS: Số 42 316 có mấy chữ số? Khi viết những số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu?
+ HS nhận xét bạn trả lời.
- Nhận xét, chốt: Cách viết các số có năm chữ số: khi viết các số có năm chữ số, ta viết lần lượt từ trái sang phải.
- Hướng dẫn cách đọc số:
+ Bạn nào có thể đọc được số 42 316?
+ HS nhận xét
+ Nhận xét và hướng dẫn lại cách đọc:
Khi đọc số có năm chữ số, ta đọc ba số đứng sau như cách đọc số có ba chữ số. Hai số đứng trước ta đọc như đọc số có hai chữ số rồi kèm theo tên ở hàng nghìn vào phía sau. Cô sẽ đọc: bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.
- Gọi HS đọc lại.
- Cho HS luyện cách đọc số:
+ Đọc các cặp số sau: 5327 và 45 327, 8735 và 28 735.
+ HS và GV nhận xét.
+ Yêu cầu HS đọc các số sau: 32 741, 58 259 và 63 672.
+ Sau mỗi lần đọc, GV có thể hỏi bất kì số này nằm ở hàng nào. (Vd: 32 741, số 2 nằm ở hàng nào?)
+ HS và GV nhận xét.
- Chốt hoạt động.
- Lắng nghe
- Nhắc tên bài.
- Thực hiện.
- Lắng nghe.
-Thực hiện.
- Viết số: 42 316.
- Số 42 316 có năm chữ số. Khi viết những số này, chúng ta bắt đầu viết từ trái sang phải.
- Lắng nghe.
- Đọc số: bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.
- Lắng nghe.
- Cá nhân và cả lớp đọc lại.
- Luyện đọc số.
2. Hoạt động 2: Thực hành. (20 phút)
* Mục tiêu: 
- Đọc và viết được các số có năm chữ số trong trường đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa).
- Vận dụng kiến thức đã biết giải được các bài toán đơn giản có liên quan.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS nhìn bảng 1b và trả lời:
+ Có bao nhiêu chục nghìn?
+ Có bao nhiêu nghìn?
+ Có bao nhiêu trăm?
+ Có bao nhiêu chục?
+ Có bao nhiêu đơn vị?
- HS nhận xét và so sánh với kết quả GV đưa lên.
- Yêu cầu HS viết số vào bảng con.
- HS và GV nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc số.
- HS nhận xét và so sánh với kết quả GV đưa lên.
Bài 2: (Nhóm 4).
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài vào phiếu bài tập.
Phiếu bài tập
2. Viết (theo mẫu):
HÀNG
VIẾT SỐ
ĐỌC SỐ
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
6
8
3
5
2
68 352
Sáu...
3
5
1
8
7
9
4
3
6
1
5
7
1
3
6
1
5
4
1
1
- Cho một nhóm đính bài lên bảng, mỗi bạn trong nhóm nối tiếp trình bày.
- HS và GV nhận xét.
- Cho cả lớp luyện đọc các số.
- Chốt:
Bài 3: (Cá nhân).
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Chấm vở một số HS.
- Gọi HS đọc các số: 23 116 ; 12 427 ; 3116 ; 82 427.
- HS nhận xét và so sánh với kết quả GV đưa lên.
- Cho cả lớp luyện đọc các số.
- Chốt:
Bài 4: (Trò chơi: Tiếp sức).
- Gọi HS đọc đề bài.
- HS và GV tìm hiểu quy luật viết dãy số.
- Cho lớp thảo luận nhóm đôi để trao đổi cách làm bài. (2 phút)
- Tổ chức cho học sinh làm bài thông qua trò chơi: “Tiếp sức”.
+ Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội: đội A (tổ 1, tổ 2) và đội B (tổ 3, tổ 4), mỗi đội sẽ cử ra 7 bạn, các bạn sẽ lần lượt nối tiếp nhau lên bảng làm bài, đội nào hoàn thành bài làm nhanh nhất và chính xác nhất sẽ chiến thắng.
- HS và GV nhận xét kết quả.
- Tuyên dương HS.
- Chốt:
- 2 chục nghìn
- 4 nghìn
- 3 trăm
- 1 chục
- 2 đơn vị
- 24 312
- hai mươi bốn nghìn ba trăm mười hai.
- Đọc yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu GV.
(Đáp án:
+ 35 187: ba mươi lăm nghìn một trăm tám mươi bảy.
+ 94 361: chín mươi bốn nghìn ba trăm sáu mươi mốt.
+ 57 136: năm mươi bảy nghìn một trăm ba mươi sáu.
+ 15 411: mười lăm nghìn bốn trăm mười một.
- Thực hiện theo yêu cầu GV.
- Lắng nghe.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài.
- Đọc số:
+ 23 116: hai mươi ba nghìn một trăm mười sáu
+ 12 427: mười hai nghìn bốn trăm hai mươi bảy.
+ 3116: ba nghìn một trăm mười sáu.
+ 82 427: tám mươi hai nghìn bốn trăm hai mươi bảy.
- Đọc yêu cầu.
- Tham gia.
- Nhận xét.
(Kết quả:
+ 60 000 ; 70 000 ; 80 000 ; 90 000.
+ 23 000 ; 24 000 ; 25 000 ; 26 000 ;
27 000.
+ 23 000 ; 23 100 ; 23 200 ; 23 300 ;
23 400.)
- Vỗ tay tuyên dương.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. (3 phút)
- Cho HS nhắc lại cách viết và đọc số.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà làm VBT và chuẩn bị bài mới.
- Cá nhân, cả lớp.
- Lắng nghe.
- Làm theo yêu cầu của GV.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_tuan_27_cac_so_co_nam_chu_so_nam_hoc_2020.docx