Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 4 - Tuần 17

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 4 - Tuần 17

TẬP ĐỌC

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

 I.MỤC TIÊU :

1.Đọc thành tiếng:

-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

-Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi. Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn truyện.

2.Đọc - hiểu:

-Hiểu nghĩa các từ ngư : vời

-Hiểu nội dung bài : Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

 

doc 37 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 4 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ hai :
TẬP ĐỌC
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
 I.MỤC TIÊU : 
1.Đọc thành tiếng:
-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
-Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi. Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn truyện.
2.Đọc - hiểu:
-Hiểu nghĩa các từ ngư õ: vời
-Hiểu nội dung bài : Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
II. CHUẨN BỊ : 
-Tranh minh hoạ bài tập đọc.
-Ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. KTBC:
-Gọi HS lên bảng đọc bài “Trong quán ăn ba cá bống” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Gọi 1 HS nêu nội dung chính của bài.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi.
+Bức tranh vẽ cảnh gì ?
*Việc gì xảy ra khiến nhà vua và các đại thần đều lo lắng. Câu chuyện rất nhiều mặt trăng sẽ giúp các em hiểu điều đó.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-1HS đọc phần chú giải.
-GV cho HS luyện đọc phát âm một số từ ngữ HS thường đọc sai.
-GV HD đoạn cần luyện đọc.
 +Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được / vì mặt trăng ở rất xa / và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
+Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô / nhưng cô phải cho biết / mặt trăng to bằng chừng nào.
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
-GV đọc mẫu, 
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Chuyện gì xảy ra với cô công chúa ?
+Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ?
+Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì ?
+Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
+Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được ?
+Nội dung chính đoạn 1 là gì ?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Nhà vua đã than phiền với ai?
+Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học ?
+Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn ?
+Đoạn 2 cho biết điều gì ?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3, trao đổi nội dung và trả lời câu hỏi.
+Chú hề đã làm gì để có mặt trăng cho công chúa ?
+Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận được món quà đó ?
+Nội dung chính của đoạn 3 là gì ?
+Nội dung chính của bài này là gì ?
 -Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi.
-Tổ chức cho HS phân vai (3 HS).
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
?Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Quan sát và lắng nghe.
+Bức tranh vẽ cảnh vua và các vị cận thần đang lo lắng, suy nghĩ, bàn bạc một điều gì đó.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc bài
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+Đoạn 1ỏ¬ vương quốc nọnhà vua
+ Đoạn 2:Nhà vua buồn lắmbằng vàng rồi.
+Đoạn 3: phần còn lại.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng. 
+ Cô bị ốm nặng
+Công chúa mong muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
+Nhà vua cho mời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến bàn bạc tìm cách lấy mặt trăng cho công chúa. 
+Họ nói đòi hỏi của công chúa là không thực hiện được.
+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
+Công chúa muốn có mặt trăng, triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa.
- HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. 
+Nhà vua than phiền với chú hề.
+Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa .
+Mặt trăng chỉ to hơn ngón tay
+Nói về mặt trăng của công chúa.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn  đeo vào cổ.
+Vui sướng ra khỏi giườngkhắp vườn.
+Chú hề đã mang đến cho công chúa mặt trăng như cô mong muốn.
+Câu chuyện cho em hiểu rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác suy nghĩ của người lớn.
-HS nhắc lại.
- HS tiếp nối nhau đọc 
-3 HS thực hiện.
- HS thi đọc toàn bài.
-HS lắng nghe và thực hiện.
MỸ THUẬT
VẼ TRANG TRÍ : TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I.MỤC TIÊU:
 -HS biết thêm về trang trí hình vuông và áp dụng vào cuộc sống.
 -HS biết chọn hoạ tiết.
 -HS cảm nhận được vẽ đẹp của bài trang trí.
II.CHUẨN BỊ:
 *Giáo viên: -SGK
 -Một số đồ vật có dạng trang trí hình vuông.
 -Một bài trang trí hình vuông.
 *Học sinh: -Vở thực hành, dụng cụ học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Giới thiệu:
Bài học hôm nay thầy sẽ giới thiệu với các em về cách vẽ trang trí hình vuông.
Ghi tựa bài.
 * Hoạt động 1 : Quan sát – nhận xét .
GV giới thiệu một vài bài trang trí hình vuông cho HS quan sát.
+Yêu cầu HS quan sát Hoạt động nhóm 
 +Em nêu các hoạ tiết trong bài được sắp xếp như thế nào ?
+Hoạ tiết chính và phụ nằm ở vị trí như thế nào?
 * Hoạt động 2 : Cách tạo dáng..
-GV hướng dẫn HS thực hiện.
+Kẻ các trục.
+Tìm và vẽ các mảng trang trí, các hoạ tiết đã chọn.
*Chú ý:
+ Không vẽ quá nhiều màu (Từ 3-5 màu)
+Vẽ màu hoạ tiết chính trước.
-GV thực hiện.
-GV yêu cầu HS nhắc lại.
* Hoạt động 3 : Thực hành
-GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện.
-Cho HS tự hoạt động để thực hiện.
-GV quan sát giúp đỡ những em yếu.
 * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
-GV cho HS trình bày sản phẩm.
-GV nhận xét đánh giá bài của HS.
-Xem trước bài mới.
-Lắng nghe.
-Nhiều HS nhắc lại.
-Lắng nghe và theo dõi.
-Quan sát và nêu
+Các hoạ tiết được sắp xếp đối xứng qua các đường chéo và đường trục.
+Hoạ tiết chính to hơn và ở giữa, hoạ tiết phụ nhỏ hơn và nằm ở 4 phía, những hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau và cùng màu cùng độ đậm nhạt.
-HS lắng nghe và quan sát.
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS thực hiện.
-Lắng nghe về nhà thực hiện.
KHOA HỌC
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 I.MỤC TIÊU : 
 Giúp HS củng cố các kiến thức:
 -“Tháp dinh dưỡng cân đối”.
 - Một số tính chất của nước và không khí. Thành phần chính của không khí.
 - Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 - Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
 - Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện.
II. CHUẨN BỊ : 
 -HS chuẩn bị các tranh, ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Bút màu, giấy vẽ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 1 ?
 2) Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 2 ?
 3) Không khí gồm những thành phần nào ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ củng cố lại cho các em những kiến thức cơ bản về vật chất đề chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kỳ I.
 * Hoạt động 1: Ôn tập về phần vật chất.
 -GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và phát cho từng HS.
 -GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu khoảng 5 đến 7 phút.
 -GV thu bài, chấm 5 đến 7 bài tại lớp.
 -GV nhận xét bài làm của HS.
 * Hoạt động 2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt. 
 -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
 -Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
 -Phát giấy khổ lớn cho mỗi nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm có thể trình bày theo từng chủ đề theo các cách sau:
 +Vai trò của nước.
 +Vai trò của không khí.
 +Xen kẽ nước và không khí.
 -Yêu cầu nhắc nhở, giúp HS trình bày đẹp, khoa học, thảo luận về nội dung thuyết trình.
 -Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện vào ban giám khảo.
 -Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi.
 -Ban giám khảo đánh giá theo các tiêu chí.
 +Nội dung đầy đủ.
 +Tranh, ảnh phong phú.
 +Trình bày đẹp, khoa học.
 +Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.
 +Trả lời các câu hỏi đặt ra (nếu có).
 -GV chấm điểm trực tiếp cho mỗi nhóm.
 -GV nhận xét chung.
 * Hoạt động 3: Cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc.
 -GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi.
 -GV giới thiệu: Môi trường nước, không khí của chúng ta đang ngày càng bị tàn phá. Vậy các em hãy gửi thông điệp tới tất cả mọi người. Hãy bảo vệ môi trường nước và không khí. Lớp mình sẽ thi xem đôi bạn nào sẽ là người tuyên truyền viên xuất sắc.
 -GV yêu cầu HS vẽ tranh theo hai đề tài:
 +Bảo vệ môi trường nước.
 +Bảo vệ môi trường không khí.
 -GV tổ chức cho HS vẽ.
 -Gọi HS lên trình bày sản phẩm và thuyết minh.
 -GV nhận xét, khen, chọn ra những tác phẩm đẹp, vẽ đúng chủ đề, ý tưởng hay, sáng tạo.
 3.Củng cố- dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về n ... ài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. 
 -GV nhận xét và sửa sai. 
 Bài 2 
-Yêu cầu HS đọc đề.
-GV yêu cầu HS làm bài viết số chia hết cho 5 thích hợp vào chổ chấm. 
a/ 150 <  < 160.
b/ 3575 <  < 3585
c/ 335; 340; 345; ;; 360.
-GV chữa bài nhận xét và sửa sai.
 Bài 3
 -Gọi 1 HS đọc đề toán. 
 -GV cho HS thực hiện.
- Cho ba chữ số 0; 5; 7 hãy viết các số có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó và đều chia hết cho 5. 
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. 
-GV nhận xét và sửa sai. 
 Bài 4
 -Gọi 1 HS đọc đề toán. 
 -GV cho HS thực hiện hoạt động nhóm.
+Trong các số 35; 8; 57; 660; 945; 5553; 3000.
a/ Số nào vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 ?
b/ Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 ?
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. 
-GV nhận xét và sửa sai. 
4.Củng cố, dặn dò :
 -Nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe giới thiệu bài 
-HS tự nêu: 265, 160, 25, 50
-HS tự nêu : 13, 92, 7, 21
-HS nêu 5 : 5 = 1
 10 : 5 = 2
 15 : 5 = 3
-HS nêu 
-HS nhắc lại.
-HS đọc đề.
-Tìm những số chia hết cho 5 và những số không chia hết cho 5.
-HS thực hiện nêu.
a/ Số chia hết cho 5 là : 35, 660, 3000, 945.
b/ Số không chia hết cho 5 là : 8, 57, 4674, 5553.
- HS đọc đề.
-HS viết vào bảng con.
a/ 150 < 155 < 160.
b/ 3575 < 3580 < 3585
c/ 335; 340; 345; 350; 355; 360.
- HS đọc đề toán
-HS thực hiện trên bảng.
+ 705; 750; 570
- HS đọc đề toán
-HS thực hiện.
a/ Số vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 là số : 660.
b/ Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là số : 35; 945.
-HS cả lớp lắng nghe và thực hiện.
Thứ sáu
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
 I.MỤC TIÊU : 
- Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1).
- Viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách(BT2,3).
II. CHUẨN BỊ : 
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn tả chiếc cặp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. KTBC:
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở tiết trước.
-Gọi HS đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
-GV nhận xét.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật.
 b. Hướng dẫn ôn luyện:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi.
-Gọi HS trình bày.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý.
-Yêu cầu HS quan sát chiếc cặp của mình và làm bài.
*Chú ý : +Chỉ viết một đoạn miêu tả hình dáng chiếc cặp.
+Nên viết theo các gợi ý.
+Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp mình tả để nó không giống chiếc cặp của bạn.
+Khi viết chú ý bộc lộ cảm xúc của mình.
-Yêu cầu HS trình bày bài làm của mình.
-GV nhận xét – ghi điểm những bài tốt.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà thực hiện tả chiếc cặp của em và chuẩn bị bài sau.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-3 HS đọc bài làm của mình.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
a/ Các đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả.
b/ +Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươisáng long lanh. (Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp)
+Đoạn 2 :Quai cặp làm bằng sắtđeo chiếc ba lô. (Tả quai cặp và dây đeo)
+Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấyvà thước kẻ. (Tả cấu tạo bên trong của cặp)
c/ Nội dung miêu tả của từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ :
+Đoạn 1:Màu đỏ tươi
+Đoạn 2:Quai cặp
+Đoạn 3:Mở cặp ra
-HS thực hiện đọc.
-HS quan sát và thực hiện tả.
-HS lắng nghe.
-HS trình bày.
-HS lắng nghe về nhà thực hiện.
KHOA HỌC
KIỂM TRA HKI
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I.MỤC TIÊU : 
Giúp HS: -Củng cố cách thực hiện phép chia hết cho 2, phép chia hết cho 5.
 -Áp dụng để tính trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ : 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
 -Giờ học toán hôm nay các em sẽ củng cố lại cách thực hiện phép chia hết cho 2 và chia hết cho 5 .
 b) Hướng dẫn thực hiện Luyện tập, thực hành phép chia. 
 Bài 1
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. 
 -GV nhận xét và sửa sai. 
 Bài 2 
-Yêu cầu HS đọc đề.
-GV yêu cầu HS làm bài. 
a/ Viết 3 số có 3 chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2
b/ Viết 3 số có 3 chữ số, mỗi số đều chia hết cho 5
 -GV chữa bài nhận xét và sửa sai.
 Bài 3
 -Gọi 1 HS đọc đề toán. 
 -GV cho HS thực hiện.
a/ Số nào vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 ?
b/ Số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 ?
c/ Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 ?
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. 
-GV nhận xét và sửa sai. 
 Bài 4
 -Gọi 1 HS đọc đề toán. 
 -GV cho HS thực hiện.
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. 
-GV nhận xét và sửa sai. 
 Bài 5
 -Gọi 1 HS đọc đề toán. 
+Bài toán cho biết gì ?
+Bài toán yêu cầu ta tìm gì ?
+Vậy muốn tìm được số táo của Loan ta làm như thế nào ?
-GV cho HS thực hiện hoạt động nhóm.
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. 
-GV nhận xét và sửa sai. 
4.Củng cố, dặn dò :
 -Nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe giới thiệu bài 
-HS đọc đề.
-Tìm những số chia hết cho 2 và những số chia hết cho 5.
-HS thực hiện nêu.
a/ Số chia hết cho 2 là : 4568; 66814; 2050; 3576; 900.
b/ Số chia hết cho 5 là : 2050; 900; 2355.
- HS đọc đề.
-HS viết vào bảng con.
a/ 156; 864; 770.
b/ 120; 905; 800.
- HS đọc đề toán
-HS thực hiện trên bảng.
a/ Số vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 :
480; 2000; 9010.
b/ Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 : 296; 324.
c/ Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 : 345; 3995.
- HS đọc đề toán
- Số vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng là :0
-HS đọc đề toán.
+Loan có ít hơn 20 quả táo và số táo đó đem chia đều cho 5 bạn hoăc 2 bạn thì vừa hết.
+Loan có bao nhiêu quả táo.
+Ta đi tìm một số mà bé hơn 20 vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2.
-HS tìm được số táo của Loan là 10 (quả)
-HS lắng nghe.
KỸ THUẬT
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tiết 3)
I/ Mục tiêu:
 - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học
- Không bắt buộc HS nam thêu.
- Với HS khéo tay:Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh quy trình của các bài trong chương.
 -Mẫu khâu, thêu đã học.
III/ Hoạt động dạy- học
Tiết 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. 
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1.
 -GV nhắc lại các mũi khâu thường, đột thưa, đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích.
 -GV hỏi và cho HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng thêu lướt vặn, thêu móc xích.
 -GV nhận xét dùng tranh quy trình để củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học.
 * Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
 -GV cho mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn.
 -Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm tuỳ khả năng , ý thích như:
 +Cắt, khâu thêu khăn tay: vẽ mẫu thêu đơn giản như hình bông hoa, gà con, thuyền buồm, cây nấm, tên
 +Cắt, khâu thêu túi rút dây.
 +Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác váy liền áo cho búp bê, gối ôm  
 * Hoạt động 3: HS thực hành cắt, khâu, thêu.
 -Tổ chức cho HS cắt, khâu, thêu các sản phẩm tự chọn.
 -Nêu thời gian hoàn thành sản phẩm. 
 * Hoạt động 4: GV đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
 -Đánh giá kết qủa kiểm tra theo hai mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành.
 -Những sản phẩm tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu thêu được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét tiết học , tuyên dương HS .
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
-HS nhắc lại.
- HS trả lời , lớp nhận xét bổ sung ý kiến.
-HS thực hành cá nhân.
-HS nêu.
-HS lên bảng thực hành.
-HS thực hành sản phẩm.
-HS trưng bày sản phẩm. 
-HS tự đánh giá các sản phẩm.
-HS cả lớp.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_4_tuan_17.doc