Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 2, Tuần 27

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 2, Tuần 27

Tập đọc kể chuyện: ÔN TẬP (TIẾT 1 )

 I. Mục TIÊU:

 -Đọc đúng , rõ ràng và rành mạch đoạn văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả được 1 câu hỏi về nội dung đọc.

 -Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK); biết dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động.

II.Chuẩn bị:

 GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc (không có yêu cầu học thuộc lòng) từ tuần 19 đến tuần 26. Bảng phụ, một số giấy khổ to, phiếu bài tập.

 Tranh minh hoạ truyện kể (BT2) trong SGK.

 

doc 18 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 408Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 2, Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG 
HỌC KÌ II	
TUẦN: 27 Từ ngày 22/03/2010
 Đến ngày 26/03/2010
 Cách ngôn: Trọng thầy mới được làm thầy
Thứ
Buổi
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
22/03
Sáng
C. cờ
T. đọc
TĐ-KC
Toán
 1
 2
 3
 4
Chào cờ
Ôn tiết 1
Ôn tiết 2
Các số có 5 chữ số
Ba
23/03
Sáng
Toán
Ch.tả
L.toán
NGLL
 1
 2
 3
4
Luyện tập
Ôn tiết 3 
Luyện tập
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em
Tư 
24/03
Sáng
T. Đọc
Toán
Đ Đức
L.T việt
 1
 2
 3
 4
Ôn tiết 4
Các số có 5 chữ số (TT)
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác(T2)
Ôn các bài tập đọc đã học
Năm
25/03
Sáng
Toán
LT&câu
L. toán
TN-XH
 1
 2
 3
 4
Luyện tập
Ôn tiết 5
Luyện tập tổng hợp (Tiết 27)
Chiều
Tập viết
Ch.tả
L.T Việt
T. công
 1
 2
 3
 4
Ôn tiết 6
Ôn tiết 7 (Kiểm tra)
Ôn CT: Ngày hội rừng xanh
Làm lọ hoa gắn tường (T3)
Sáu
26/03
Chiều
Toán
TL văn
HĐTT
 1
 2
 3
Số 100 000. Luyện tập
Ôn tiết 8 (Kiểm tra)
Sinh hoạt lớp
TUẦN 27: Thứ hai ngày 22/ 03 /2010
Tập đọc kể chuyện: ÔN TẬP (TIẾT 1 )
 I. Mục TIÊU:
 -Đọc đúng , rõ ràng và rành mạch đoạn văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
 -Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK); biết dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động.
II.Chuẩn bị:
 GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc (không có yêu cầu học thuộc lòng) từ tuần 19 đến tuần 26. Bảng phụ, một số giấy khổ to, phiếu bài tập.
 Tranh minh hoạ truyện kể (BT2) trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ:
-Nêu 4 bài đọc thêm từ tuần 19 đến 22
B/Bài mới :
Hoạt động 1:Kiểm tra tập đọc .
- Cho HS lên bốc thăm và đọc bài 
- Gọi HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo .
Hoạt động 2: Ôn luyện về phép nhân hóa
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cho HS quan sát kĩ từng tranh và đọc phần chữ trong tranh để hiểu nội dung câu chuyện
1- Nêu 4 bài đọc thêm từ tuần 19 đến 22
Hướng dẫn HS luyện đọc
dung câu chuyện
Hoạt động 3: Củng cố -dặn dò
-Cho HS nêu lại các kiến thức vừa ôn tập .
- Lần lượt từng HS lên bốc thăm
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm theo.
- Quan sát tranh và đọc lời thoại.
- HS làm việc trong nhóm.
Tập đọc kể chuyện: ÔN TẬP (TIẾT2 )
 I. Mục tiêu:
-Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
-Nhận biết được phép nhân hóa,các cách nhân hoá (BT2a/b). 
II.Chuẩn bị:
 GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc (không có yêu cầu học thuộc lòng) từ tuần 19 đến tuần 26. Bảng phụ, một số giấy khổ to, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ:
-Nêu 4 bài đọc thêm từ tuần 19 đến 22
B/Bài mới :
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc .
- Cho HS lên bốc thăm bài đọc một trong các bài sau:
- Gọi HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét .
- GV cho điểm từng em theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học.
Hoạt động 2 :Ôn luyện về phép nhân hóa.(BT 2 a /b).
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
Hoạt động 3: Củng cố -dặn dò
-Cho HS nêu lại các kiến thức vừa ôn tập .
- 6 HS kể nối tiếp.
- Theo dõi, nhận xét.
- HS thi kể.
- Nhận xét bạn kể.
- 3 HS kể – lớp theo dõi.
- HS nhận xét, theo dõi rút kinh nghiệm.
- HS làm bài vở bài tập
-Tìm sự vật được nhân hóa
- Từ chỉ đặc điểm của con người
- Từ chỉ đặc điểm của con người
*HS khá, giỏi làm luôn BT2 c).
 Thứ ba ngày 23 / 3/ 2010
TOÁN LUYỆN TẬP
I/MỤC TIÊU:
 -Biết cách đọc, viết các số có 5 chữ số . 
- Biết thứ tự của các số có 5 chữ số .
-Biết viết các số tròn nghìn ( từ 10 000 đến 19 000)vào mỗi vật của tia số.
 II/Đồ dùng dạy-học
 -GV : Bảng phụ ghi bài tập số 1,2 . 1 tờ giấy khổ lớn ghi bài tập 3 .Bút dạ . III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
A/ Bài cũ :
-Cho HS làm bài tập: Bài 3,4 /141
B/Bài mới
Hoạt động 1 : luyện tập - thực hành.
Bài 1/142 :
- GV treo bảng phụ.
-Gọi học sinh đọc đề và nêu yêu cầu bài tập .
Bài 2 :
- GV treo bảng phụ ghi bài tập 2 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu đề .
Bài 3 :
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo bàn .
-Yêu cầu cử đại diện lên dán bài trên bảng.
Bài 4 /142 Cho HS thi tiếp sức.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu đề.
-GV nêu cách chơi.
 GV nhận xét, tổng kết trò chơi.
 Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 -Dặn HS luyện tập kiến thức vừa học ở nhà.
-3 học sinh thực hành trên bảng
-2 HS đọc và nêu yêu cầu .
-HS làm bài vào vở , 1 HS lên bảng 
-HS sửa bài.
-HS đọc . 
-2 học sinh nêu yêu cầu.
- HS làm vàovở, HS lần lượt lên bảnglàm .
- 4 HS đọc các số và cách đọc các số 
- Viết đúng các số
a)36520 ; 36521; 36522 ; 36523 ; 36524; 36525; 36526.
b)48183; 48184; 48185; 48186; 48187; 48188; 48189 .
c)81317; 81318;81319; 81320; 81321; 81322; 81323 .
- 2 HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 3.
-HS tiến hành chơi. 
TOÁN CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I. Mục tiêu :-Biết các hàng :hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
- Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa.)
II. Chuẩn bị : 
GV:Kẻ sẵn bảng để biểu diễn cấu tạo số như SGK-Bảng phụ. II. Hoạt động dạy và học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt đông của HS
A/Kiểm tra bài cũ:
-GV nhận xét bài kiểm tra
B/ Bài mới :
Hoạt động 1 : Ôn tập về các số trong phạm vi 10000
H. Số 2316 có mấy chữ số? 
H. Số 2316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Tiến hành tương tự với số 10 000.
Hoạt động 2: Viết và đọc các số có 5 chữ số.
- GV treo bảng có gắn các số như phần bài học của SGK.
a) Giới thiệu số 42316 .
H. Có bao nhiêu nghìn?
H. Có bao nhiêu trăm?
H. Có bao nhiêu chục?
H. Có bao nhiêu đơn vị?
- Yêu cầu HS gắn số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục , số đơn vị vào bảng số.
b) Giới thiệu cách viết số 42 316 .
- GV hướng dẫn cách viết số có 5 chữ số
c) Giới thiệu cách đọc số 42 316:
- Gọi HS đọc lại số 42 316 – GV nhận xét.
H. Cách đọc số 42 316 và số 2316 có gì giống nhau và khác nhau?
- Hướng dẫn lại cách đọc số:
 - Cho HS đọc lại.
e) Luyện cách đọc :
- GV viết bảng các số :
 Hoạt động 3: Thực hành .
Bài 1 /140 Gọi HS nêu yêu cầu bài.
Bài 2/140 : Yêu cầu HS đọc đề.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập .
-GV viết số lên bảng và chỉ bất kì số nào cho HS đọc
Bài 4 (GV hướng dẫn về nhà)
-Yêu cầu HS nêu quy luật của từng dãy số.
Hoạt động 4:Củng cố-dặn dò:
-Khi viết ,đọc số có 5 chữ số ta viết đọc như thế nào ?
-Về nhà làm bài tập 4/140
- HS quan sát –2 HS đọc.
(Số có 4 chữ số.)
(Số 2316 gồm 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị.)
( Số 10 000 có 5 chữ số.)
( Số 10 000 gồm 1 chục nghìn, 0 nghìn. 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.)
(Có 4 chục nghìn.)
(Có2 nghìn.)
(Có 3 trăm.)
(Có 1 chục.)
(Có 6 đơn vị.)
- HS thực hiện cá nhân, 1 HS lên bảng gắn.
- HS viết bảng.
- Theo dõi – Nhắc lại cách viết số.
- 2 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS theo dõi.
(Giống nhau khi đọc từ hàng trăm đến hết. Khác nhau ở cách đọc phần nghìn, số 42 316 có bốn mươi hai nghìn, còn số 2316 chỉ có hai nghìn.)
- HS đọc cá nhân .
- 1 HS nêu – lớp theo dõi.
-1HS tự điền
- HS trả lời miệng- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS thực hiện đọc số và phân tích số.
- HS giỏi có thể nêu miệng trước lớp.
Chính tả: ÔN TẬP ( TIẾT 3)
I. Mục đích yêu cầu :
-Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
-Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở BT2 (về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác). 
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26. Bảng phụ ghi phần gợi ý nội dung báo cáo.
 -HS: Vở bài tập .
III. Các hoạt động dạy –học :
HOẠT ĐỘNG của GV
HOẠT ĐỘNG của HS
1 Bài cũ : Kiểm tra một số em đọc bài và trả lời câu hỏi.
Bài mới : Giới thiệu bài –Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc.
a/ Kiểm tra lấy điểm tập đọc . 
-Gọi HS lên bốc thăm bài đọc .
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn .
- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc .
Hoạt động 2 :Hướng dẫn làm bài tập 2.
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu đề .
-Yêu cầu HS đọc lại mẫu báo cáo .
- GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung gợi ý báo cáo.
- HS thảo luận theo tổ Đóng vai chi đội trưởng báo cáo kết quả thi đua “ Xây dựng Đội vững mạnh”
-Yêu cầu HS làm miệng .
-GV nhân xét , bổ sung cho HS.
- GV tổ chức cho HS thi Báo cáo viên hay nhất.
-Gọi HS nhận xét các bạn trình bày ( Về cách diễn đạt, nội dung báo cáo)
- GV nhận xét , tuyên dương HS được danh hiệu Báo cáo viên hay nhất. 4. Củng cố – Dặn dò:
-HS hoàn thành vở bài tập ở nhà.
-Nhận xét tiết học.
-HS lên bốc thăm ,về xem lại bài khoảng 2 phút .
-HS đọc bài
- HS trả lời.
-2HS đọc yêu cầu . Cả lớp theo dõi .
-2 HS đọc bài .
- 2 HS đọc nội dung gợi ý.
- HS thực hành thảo luận theo nhóm 4 .
-Một số HS làm miệng .
-HS nhận xét, theo dõi.
- 4 tổ cử đại diện tham gia thi.
- HS nhận xét, bổ sung, bình chọn báo cáo viên hay nhất.
 Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2010
TẬP ĐOC : ÔN TẬP (TiẾT 4)
I/Mục tiêu:
-Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
-Nghe-viết đúng bài chính tả Khói chiều (tốc độ viết khoảng 65chữ /15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài ;trình bày sạch sẽ, đúng bài thơ lục bát (TB2).
II/ Đồ dùng dạy học :
-Phiếu ghi tên từng bài tập đọc 
III/ Các hoạt động dạy-học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Kiểm tra tập đọc (Thực hiện như tiết 1)
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nghe viết
-GV đọc 1 lần bài thơ
-Tìm những câu thơ tả cảnh khói chiều 
Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói ?
-Bài thơ viết theo thể thơ gì ?
Cách trình bày thể thơ này như thế nào ?
-Luyện viết từ khó :xanh rờn,ngoài bãi,bay quẩn,nhen ,niêu tép...
-GV đọc cho HS viết
-Chấm,chữa bài 
Hoatf động 4: Củng cố -dặn dò
-Yêu cầu cả lớp về nhà đọc lại những bài tập đọc và HTL để chuẩn bị kiểm tra
-HS đọc bài 
-2HS đọc lại bài 
-Chiều chiều từ mái rạ vàng /xanh rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên .
-Khói ơi vườn nhẹ lên mây/Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà.
-...lục bát 
-Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa ,dòng 6 tiếng lùi vào 2 ô,dòng 8 tiếng lùi vào 1 ô
-HS viết B/C
-HS viết bài vào vở
 TOÁN CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ ( Tiếp theo )
I.MỤC TIÊU.
. -Biết cách viết và đọc các số với trường hợp chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là 0 và hiểu được chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng ... 
-Biết thứ tự của các số có năm chữ số .
-Làm tính với số tròn nghìn, tròn trăm. 
 II. Chuẩn bị: 
 GV : Bảng phu. Băng giấy .
 III. Các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG của GV
HOẠT ĐỘNG của HS
1Bài cũ : Bài 2,3 /144.
2 Bài mới: Giới thiệu bài –Ghi đề. 
Hoạt động 1: Luyện tập –thực hành .
Bài 1 : 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu đề .
- Yêu cầu Học sinh vào làm vào SGK .Bài 3: 
-Yêu cầu Học sinh quan sát tia số trong SGK và hỏi:
H:Vạch đầu tiên trên tia số là vạch nào? Vạch này tương ứng với số nào? 
H: Vạch thứ hai trên tia số là vạch nào ? Vạch này ứng với số nào ?
H: Vậy hai vạch liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? 
-Yêu cầu HS tiếp tục làm bài. 
-GV nhận xét,sửa bài .
Bài 4:
-Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu đề.
-Yêu cầu HS làm bài .
-Yêu cầu các nhóm lên bảng thi.
 -Yêu cầu HS lần lượt nêu cách nhẩm của các phép tính.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét.tuyên dương.
-Về nhà làm vào vở bài tập 
-2 HS đọc đề và nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào bảng con.
- Luyện đọc các số vừa điền
 Học sinh đọc đề bài.
- Làm bài vào SGK –HS lên bảng làm .
-HS sửa bài .
- Học sinh quan sát và trả lời .
-Vạch đầu tiên trên tia số là vạch A tương ứng với số 10 000. 
-Vạch thứ hai trên tia số là vạch B. Vạch này tương ứng với 11 000.
-Hai vạch liền nhau trên tia số hơn kém nhau 1000 đơn vị.
-HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào SGK.
-1 HS đọc và nêu yêu cầu.
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
 Tính nhẩm. 
 -HS lần lượt nhận xét.
TẬP VIẾT: ÔN TẬP ( TIẾT 6)
I. Mục tiêu:
 -Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết .
 -Viết đúng các âm, vần dễ lẫn trong đoạn văn(BT2)
 II. Chuẩn bị :
GV : Phiếu ghi sẵn các bài thơ , đoạn văn có yêu cầu học thuộc lòng
 trong SGK . Bảng phụ .
 III. Các hoạt động dạy –học :
HOẠT ĐỘNG của GV
HOẠT ĐỘNG của HS
 1- Bài cũ : GV nhận xét , đánh giá phần kiểm tra đọc ( tiết 5 
 2-.Bài mới : 
Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (số HS còn lại) .
 -Yêu cầu từng HS lên bốc thăm chọn bài Tập đọc có yêu cầu HTL(sau khi bốc thăm,HS được xem lại bài khoảng 1 đến 2 phút.)
-GV đánh giá, cho điểm từng em .
- GV ghi điểm – đánh giá chung .
Hoạt động 2 : Ôn luyện củng cố vốn từ .
Bài 2 : 
-GV treo bảng phụ . Gọi HS đọc đề .
- Chốt lại lời giải đúng .
 3. Củng cố – Dặn dò : 
 - Nhắc lại nội dung đã ôn tập .
 - Nhận xét tiết học .
- HS thực hiện.
-Từng HS lên đọc.
- 1 HS đọc yêu cầu .
-1 HS lên bảng làm .Cả lớp làm bài vào vở bài tập .
- Điền đúng các từ: rét, buốt,lá, trước, nào, lại, nào, chưng, biết,làng,tay 
-HSđọc bài đã hoàn chỉnh
 Thứ sáu ngày 26 /3/2010
TOÁN : SỐ 100 000 – LUYỆN TẬP
I . Mục tiêu : 
 -Biết số 100 000.
-Biết cách đọc, viết và thứ tự các số có năm chữ số.
-Biết số liền sau của số 99 999 là số 100 000.
 II. Chuẩn bị:
 - GV : Các tấm thẻ có ghi số 10 000 .
 III. Các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG của GV
HOẠT ĐỘNG của HS
1Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài 2,4 / 145 .
 2.Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề 
Hoạt động 1:GV giới thiệu số 100 000.
-GV yêu cầu học sinh lấy 8 tấm thẻ có ghi số 10 000 đồng thời giáo viên cũng gắn 8 tấm thẻ có ghi số 10 000 lên bảng .
H: Có mấy chục nghìn ?
H: Tám chục nghìn thêm một chục nghìn nữa là mấy chục nghìn?
-Yêu cầu HS lấy thêm một thẻ ghi số 10 000 
H: Chín nghìn thêm một nghìn nữa là bao nhiêu nghìn?
-Chín chục nghìn thêm một chục nghìn nữa là mười chục nghìn người ta viết số 100 000.
+ GV viết bảng : 100 000 .
-Yêu cầu HSnhận xét số 10000 gồm mấy chữ số? Số đầu tiên là số nào.
Hoạt động 2: Luyện tập –thực hành .
Bài 1/ 146 : 
+ Yêu cầu HS viết số thích hợp vào chỗ trống:
Bài 2 /146.
-Yêu cầu HS đọc các số trên tia số .
 Bài 3(dòng 1,2,3)
 Yêu cầu HS nêu cách tìm số đứng liền trước, liền sau
Bài 4:
 -Yêu cầu HS phân tích đề bài .
4/ Củng cố – dặn dò :
 Về nhà làm bài tập 3 phần còn lại vào vở bài tập. 
-HS thực hiện thao tác theo yêu cầu của giáo viên.
-Có tám chục nghìn .
- HS lấy thêm 1 thẻ.
-Là chín chục nghìn .
- HS thực hiện theo yêu cầu.
-Là mười nghìn.
- HS nhìn bảng đọc . 
-Số 100 000 gồm số có 6 chữ số, chữ số 1 đứng đầu và 5 chữ số 0 đứng tiếp theo.
-HS đọc đề
- Làm bài vào vở bài tập
- Nhận xét đặc điểm của từng dãy số
- 2 HS đọc đề .
- HS viết vào nháp ,một số em lên bảng viết
-3 HS đọc đề. 
- Làm bài ở phiếu học tập 
-Tìm số chỗ chưa có người ngồi là.
-HS sửa bài vào vở . 
 Luyện từ và câu : ÔN TẬP TIẾT 5 
I/Mục tiêu : 
-Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết .
-Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3, dựa theo mẫu (SGK), viết báo cáo 1trong 3 nội dung : về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác.
II/Đồ dùng dạy –học :
-Phiếu ghi tên các bài HTL ,VBT
III/Các hoạt động dạy –học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : Kiểm tra học thuộc lòng 
Yêu cầu hs bốc thăm chọn bài 
Hoạt động 3 : Bài tập 2/75
-GV nhắc các em nhớ nội dung báo cáo đã trình bày trong tiết 3 ,viết lại đúng mẫu ,đủ thông tin ,rõ ràng ,trình bày đẹp 
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò 
-Nhận xét tiết học 
-Từng hs lên bốc thăm chọn bài HTL .Sau khi bốc thăm , xem lại trong SGK bài vừa chọn khoảng 2 phút 
-HS đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ 
-HS đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo
-HS viết vào vở BT
-Một số học sinh đọc bài viết 
CHÍNH TẢ: ÔN TẬP (Tiết 7, BÀI LUYỆN TẬP)
I/ Mục tiêu : 
-Kiểm tra (Đọc)theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII(nêu ở tiết 1 Ôn tập).
II/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 :
- Đọc thầm : Suối/ 77/ SGK
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ trong 15 phút.
Hoạt động 3 :
- Dựa vào nội dung bài thơ ,chọn câu trả lời đúng .
- Làm xong kiểm tra lại kết quả bằng cách đọc kĩ lại bài văn(thơ) rồi soát lời giải.
Hoạt động 4 :
- Củng cố dặn dò :
- Về nhà HS đọc kĩ bài thơ .
- HS đọc thầm bài thơ 15 phút .
- HS làm bài vào vở bài tập (Đánh dấu x vào ô trống).
- Lời giải đúng :
- Câu 1: ý c.
- Câu 2: ý a.
- Câu 3: ý b.
- Câu 4: ý a.
- Câu 5: ý b.
 TẬP LÀM VĂN: ÔN TIẾT 8 (BÀI LUYỆN TẬP)
 I/ Mục tiêu : - Kiểm tra (Chính tả , tập làm văn).
-Thời gian làm bài 40 phút (không kể thời gian giao chép đề ).
-Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng giữa HKII:
-Nhớ viết đúng bài CT(tốc độ viết khoảng 65 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ (hoặc văn xuôi).
-Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến những chủ điểm đã học.
 II/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt đông 1: Nhớ viết : Em vẽ Bác Hồ
-Viết (Từ đầu đến khăn quàng đỏ thắm).
Hoạt động 2: Tập làm văn:
-Viết một đoạn văn ngắn(từ 7 đến 10 câu) kể về một anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết.
-GV chấm bài , nhận xét .
-Tiếp tục thu bài về nhà chấm.
III/ Củng cố, dặn dò:
*Nhận xét tiết học.
-HS viết bài thơ Em vẽ Bác Hồ
- HS đọc kĩ đề bài và làm bài thơ vào vở (Bài tập tiếng việt)
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : SINH HOẠT LỚP
I/Yêu cầu : -Đánh giá lại tình hình học tập trong tuần 
 -Nêu công việc của tuần đến 
II/Các hoạt động trên lớp:
1-Ổn định tổ chức: HS lớp hát tập thể 
2-Lớp trưởng giới thành phần nêu lí do sinh hoạt
3-Lớp trưởng mời từng tổ đánh giá hoạt động và các bộ phận văn thể mỹ, lớp phó học tập 
5-Lớp trưởng đánh giá các hoạt động và triển khai hoạt động tuần đến .
6-Đánh giá của giáo viên chủ nhiệm
A/- Đánh giá hoạt động tuần 26:
* Ưu điểm:
- Duy trì sĩ số đảm bảo
- Chất lượng học tập tốt
- Vệ sinh cá nhân tốt
- Trực vệ sinh đảm bảo theo khu vực phân công
-Số các em đáng tuyên dương có ý thức học tập tốt : Thơ, Viết Tín, Đức Tín, Phạm Thị Mỵ, 
* Tồn tại: 
Một số em lười học 
-Ý thức học tập chưa tốt: Trình, Hường, Trường,
- Chữ viết cẩu thả: Thành , Hường, Đạt.
- Còn thụ động trong giờ học
* Chất lượng qua khảo sát còn chưa tiến bộ cao: Hường, Đạt, Trình, Nữ.
B/- Công việc tuần 27:
-Nâng cao chất lượng học tập
-Chuẩn bị cho kiểm tra giữa học kì II, thực hiện nghiêm túc kì kiểm tra.
-Tăng cường rèn chữ viết
-Đánh giá rút kinh nghiệm bài khảo sát chất lượng
-Củng cố các nề nếp lớp, sinh hoạt Sao tốt.
-Nộp dứt điểm các tiền đầu năm .
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM
I/Mục tiêu:
 -Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em.
 -Cho HS biết được quyền và bổn phận trẻ em
	 - HS biết thực hiện quyền và bổn phận trẻ em 
II/ Các hoạt động trên lớp:
Họat động 1: 
Nêu nôi dung tiết sinh hoạt
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em
GV đọc các quyền và bổn phận trẻ em
Hs theo dỏi 
Gv nêu yêu cầu: 
 + Em hãy nêu các quyền lợi về trẻ em?
 + Em hãy nêu các nghĩa vụ và trách nhiệm về trẻ em?
GV : Mọi trẻ em sinh ra đều được có quyền học hành và được chăm sóc
Vậy bổn phận của trẻ em phải tự giác tích cực học tập và làm những công việc tuỳ vào khả năng sức lực của mình để giúp đở gia đình.
Hoạt động 2: 
Sinh hoạt sao nhi đồng
Ca múa tập thể; hát các bài ca ngợi về trẻ em
Sinh hoạt theo quy trình sao
Các sao trình diễn văn nghệ
Gv nhận xét và nêu công việc của tuần đến
LUYỆN TOÁN: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP (TIẾT 27)
I.MỤC TIÊU:
 Luyện tập: Đọc, viết , nhận biết thứ tự các số có 5 chữ số .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Bài 1: Viết sô (theo mẫu)
Viết số
 Đọc số
30119
35 235
97001
12700
97050
96 361
Ba mươi nghìn một trăm mười chín .
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
*Bài 2: Viết (theo mẫu)
 Đọc số
 Viết số
Ba mươi nghìn sáu trăm mười chín
Báy mươi nghìn không trăm mười
Sáu mươi bảy nghìn ba trăm linh hai
Tám mươi nghìn
Chín mươi nghìn một trăm linh bảy
30 619
............
.............
............
.............
*Bài 3: Số ?
a) 50 000 ; 60 000 ; ......;.......;......;...... .
b) 25 000 ; 26 000 ; .... ; ......;......;.......;.......;..... . 
c) 31 620 ; 31 630 ; ......;.....;......;.......;......;.....;.... .
d) 23 621 ; 23 622 ;....;.....;.....;.....;.....;.....;.....;..... .
*GV hướng dẫn HS làm các bài tập trên
*Chấm, nhận xét tiết học .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_hoc_ki_2_tuan_27.doc