Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 13 - Lê Thị Hạnh (Phần 2)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 13 - Lê Thị Hạnh (Phần 2)

Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Con chim non.

- Giáo viên mở băng.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện.

- Nhịp 1 phách mạnh vỗ hai tay xuống bàn.

- Nhịp 2,3 phách nhẹ vỗ hai tay vào nhau.

Hoạt động 2: Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh vận động phụ họa

 

doc 41 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 13 - Lê Thị Hạnh (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ bảy, 19/11/2011
Ngày dạy: Thứ tư, 23/ 11/ 2011
Môn: Âm nhạc.
Tiết 13 Bai: ÔN TẬP BÀI HÁT: CON CHIM NON
 (Dân ca Pháp)
TUẦN 13
I - MỤC TIÊU:
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
Biết hát đúng giai điệu và vận động theo nhịp 
Biết gõ đệm nhịp theo bài hát. 
Học sinh yêu thích ca hát.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. Ổn định: Hát + Điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh lên hát + gõ đệm theo nhịp bài Con chim non.
Giáo viên nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Con chim non.
Giáo viên mở băng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện.
Nhịp 1 phách mạnh vỗ hai tay xuống bàn.
Nhịp 2,3 phách nhẹ vỗ hai tay vào nhau.
Hoạt động 2: Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh vận động phụ họa
Học sinh lắng nghe.
Học sinh ôn luyện bài hát theo nhóm.
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3.
Học sinh thực hiện.
Nhịp 1 phách mạnh vỗ hai tay xuống bàn.
Nhịp 2,3 phách nhẹ vỗ hai tay vào nhau.
Dùng 2 nhạc cụ gõ đệm theo nhịp 3:
Nhóm 1 : Gõ trống phách mạnh.
Nhóm 2 gõ thanh phách 2 thanh phách nhẹ.
Học sinh tập các động tác theo hiệu lệnh đếm 1,2,3.
 Học sinh tập vận động phụ họa theo lời ca.
4. Củng cố: Một số học sinh hát lại bài.
5. Dặn dò: Về tập hát thêm.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở
--------------------------0--------------------------
Ngày soạn: Thứ bảy, 19/11/2011
Ngày dạy: Thứ tư, 23/ 11/ 2011
Môn: Luyện từ và câu.
Tiết 13 Bài: TỪ ĐỊA PHƯƠNG - 
DẤU CHẤM HỎI - CHẤM THAN.
TUẦN 13
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập phân loại, thay thế từ ngữ ( BT1, BT2).
Đặt đúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn 
( BT3).
Rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ và sử dụng dấu câu.
Học sinh có ý thức học tập tốt. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng lớp kẻ sẵn 2 lần bảng phân loại ở bài tập 1 và các từ ngữ địa phương.
Bảng phụ ghi đoạn thơ ở bài tập 2.
Một tờ phiếu khổ to viết 5 câu văn có ô trống cần điền ở bài tập 3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ:
học sinh làm miệng bài tập 2,3 tiết LTVC tuần 12, mỗi em một bài.
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1:
Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài-Làm bài.
Cho 2 học sinh lên bảng thi làm đúng, nhanh.
Cho cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
-Yêu cầu đọc lại kết quả để củng cố bài.
Bài tập 2: 
Giáo viên dán bảng 5 tờ phiếu ghi câu văn có ô trống cần điền, mời 1 học sinh lên điền dấu câu vào ô trống, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài-Làm bài.
2 học sinh lên bảng thi làm đúng, nhanh.
Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Giải:
Từ dùng ở miền Bắc
Từ dùng ở miền Nam
bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan.
ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, mì, vịt xiêm, khóm
Bài tập 2: 
1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập, đoạn thơ và các từ trong ngoặc đơn.
Học sinh đọc lần lượt từng dòng thơ, trao đổi theo cặp để tìm từ cùng nghĩa với từ in đậm, làm bài.
Giải: gan chi / gan gì, gan rứa / gan thế, mẹ nờ / mẹ à.
Chờ chi / chờ gì, tàu bay hắn / tàu bay nó, tui / tôi.
Bài tập 3: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Lớp đọc thầm nội dung đoạn văn - Làm bài.
 Một người kêu lên: “Cá heo ! ”
Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô: “A ! cá heo nhảy múa đẹp quá ! ”
Có đau không chú mình ? Lần sau
 khi nhảy múa, phải chú ý nhé !
3. Củng cố: Qua bài này giúp các em điều gì?- Nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương.- Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào ô chỗ trống trong đoạn văn.
Liên hệ thực tế: Những em nào đã nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương ? - Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào ô chỗ trống trong đoạn văn? Học sinh trả lời
4. Dặn dò: Về nhà đọc lại nội dung bài tập 1, 2.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở
-----------------------------0----------------------------
Ngày soạn: Thứ bảy, 19/11/2011
Ngày dạy: Thứ tư, 23/ 11/ 2011
Môn: Toán
Tiết 63 Bài: BẢNG NHÂN 9
TUẦN 13
I - MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Bước đầu thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9.
Rèn cho học sinh kỹ năng tính nhẩm và giải toán.
Giáo dục học sinh có ý thức tự học thuộc bảng nhân 9. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 1 số học sinh lên đọc bảng nhân 8 và giải bài toán sau : 
Tóm tắt : Cam 7 quả
 Bưởi
 35 quả
Số quả cam bằng một phần mấy số quả bưởi?
Bài giải :
Số quả bưởi gấp số quả cam một số lần là :
35 : 7 = 5 (lần)
 Vậy số quả cam bằng số quả bưởi.
 Đáp số : 
Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh lập bảng nhân 9.
Giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Giới thiệu: 9 x 1.
Giáo viên gắn lên một tấm bìa.
9 được lấy 1 lần là mấy?
9 x 1 = 9, đọc: chín nhân 1 bằng 9.
Giới thiệu các phép tính còn lại tương tự.
Thực hành:
Bài 1: Cho học sinh đọc đề toán.
Nêu yêu cầu.
Nêu cách tính nhẩm: Muốn tính nhẩm nhanh ta dựa vào đâu?
Cho học sinh làm miệng lần lượt từng phép tính.
Bài 2:
Nêu cách tính Khi thực hiện dãy tính như thế nào?
2 hs lên bảng làm .
Lớp làm bảng con.
Gv nhận xét.
Bài 3: 
Gọi học sinh đọc đề toán - Phân tích đề - Nêu cách giải.
Chú ý: không viết 3 x 9 = 27 ( bạn)
Bài 4:
Cho học sinh đếm thêm 9 và điền số.
- 9 được lấy 1 lần là 9.
Học sinh luyện đọc thuộc bảng nhân 9.
Bài 1: 
Học sinh đọc đề toán.
Nêu yêu cầu. 
Dựa vào bảng nhân 9.
Học sinh làm miệng lần lượt từng phép tính.
Tính nhẩm.
 9 x 1 = 9 9 x 6 = 54
 9 x 2 = 18 9 x 7 = 63
 9 x 3 = 27 9 x 8 = 72
 9 x 4 = 36 9 x 9 = 81
 9 x 5 = 45 9 x 10 = 90
Bài 2:
Tính từ trái sang phải.
2 hs lên bảng làm .
Lớp làm bảng con.
Nhận xét – chữa bài.
Tính.
9 x 6 + 17 = 54 + 17 9 x 7 – 25 = 63 - 25
 = 71 = 38
9 x 3 x 2 = 27 x 2 9 x 9 : 9 = 81 : 9
 = 54 = 9
Bài 3: Đọc đề toán - Phân tích đề - Nêu cách giải.
 1 hs lên bảng làm. 
Lớp làm vở.
 Giải
Số học sinh của lớp 3B là:
9 x 3 = 27 (bạn)
Đáp số: 27 bạn.
Bài 4: Học sinh đếm thêm 9 và điền số.
Đếm thêm 9 rồi viết số thích hợp vào ô trống : 
9
18
27
36
45
54
63
72
81
90
3. Củng cố: 2 học sinh đọc lại bảng nhân 9. 
Giáo viên nhận xét . 
4. Dặn dò: Về học thuộc bảng nhân 9.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở
----------------------------0----------------------------------
Ngày soạn: Thứ bảy, 19/11/2011
Ngày dạy: Thứ tư, 23/ 11/ 2011
Môn: Mĩ thuật
Tiết 13 Bài: Vẽ trang trí: TRANG TRÍ CÁI BÁT
TUẦN 13
I - MỤC TIÊU
Biết cách trang trí cái bát.
Trang trí được cái bát theo ý thích.
Học sinh khá giỏi :
Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình cái bát, tô màu đều, rõ hình chính phụ.
Cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát trang trí.
Giáo dục học sinh biết nâng niu, giữ gìn cẩn thận, tránh làm đổ , đánh vỡ bát.
II - CHUẨN BỊ
Giáo viên: một vài cái bát có hình dáng và trang trí khác nhau; 
Một cái bát không trang trí để so sánh.
Một số bài trang trí cái bát của học sinh các lớp trước.
Hình gợi ý cách trang trí.
Học sinh : - Vở tập vẽ.
Bút chì, màu vẽ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. Kiểm tra bài cũ: Tiết mĩ thuật hôm trước các em học bài gì?- Vẽ tranh : Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam . 
Tiết trước 1 số bạn chưa vẽ xong, lớp mở vở tập vẽ để trước mặt cô đi kiểm tra.
Kiểm tra vở, bút chì, màu vẽ.
 - Giáo viên nhận xét - đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề lên bảng. 2 học sinh nhắc lại đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
Nêu đặc điểm
 Hình dáng các loại bát như thế nào? 
Giáo viên :- Hình dáng các loại bát cân đối , chiều cao vừa phải.
Có mấy loại bát? 
 Cái bát gồm có mấy bộ phận, là những bộ phận nào? 
Cái bát thường làm bằng những chất liệu gì ?
 Cách trang trí trên cái bát ( hoạ tiết , màu sắc , cách xắp xếp hoạ tiết)
 Có mấy kiểu trang trí ?
Người ta thường trang trí cái bát để làm gì ?
Trên cái bát người ta vẽ hình gì ? 
 Người ta có thể tô màu gì ? 
Màu nền là màu gì ?
Hoạt động 2: Cách trang trí cái bát.
Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách trang trí.
Có mấy cách trang trí ? Là những cách nào?
 + Cách sắp xếp hoạ tiết: sử dụng đường diềm hay trang trí đối xứng, trang trí không đồng đều,(có thể vẽ đường diềm ở miệng bát, giữa thân bát, hay ở dưới thân bát
+ Các em tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích.
+ Vẽ màu: màu thân bát, màu hoạ tiết.
Hoạt động 3: Thực hành.
Giáo viên gợi ý: Chọn cách trang trí; vẽ họa tiết; vẽ màu.
+ Chọn cách trang trí.
+ Vẽ họa tiết.
+ Vẽ màu. (Có thể vẽ màu ở thân bát hoặc để trắng).
Hoạt động 4: Nhận xét-Đánh giá.
Chọn 1 số bài đã chấm (xong trước) nhận xét.
Gợi ý học sinh nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp.
(cách sắp xếp hoạ tiết, cách vẽ màu).
- Giáo viên tóm tắt các nhận xét và xếp loại bài vẽ, khen ngợi học sinh có bài vẽ đẹp.
( hình vẽ rõ đặc điểm, có bố cục đẹp, màu sắc tươi sáng)
Học sinh quan sát, nêu hình dáng, các bộ phận của cái bát, cách trang trí trên bát
To, nhỏ, cao, thấp.
Có nhiều loại bát.
Cái bát gồm có 3 bộ phận : Miệng bát, thân bát và đáy bát.
Cái bát thường làm bằng những chất liệu: thuỷ tinh, sứ, nhựa, 
Có nhiều kiểu trang trí.
Người ta thường trang trí cái bát để tô diểm cho cái bát thêm đẹp.
Trên cái bat người ta vẽ hình hoa, lá.
Người ta có thể tô màu: xanh, đỏ
Màu trắng,
Học sinh tìm cái bát đẹp theo ý thích.
Có nhiều cách trang trí khác nhau: Là những cách sử dụng :
 Đường diềm ở trên, 
 Đường diềm giữa, 
 Đường diềm dưới.
Hay :
 Trang trí đối xứng,
 Trang trí hoạ tiết lệch một bên,
 Trang trí hoạ tiết khôn ... ận được vẻ đẹp của cái bát trang trí.
- Giáo dục học sinh biết nâng niu, giữ gìn cẩn thận, tránh làm đổ , đánh vỡ bát.
II- Chuẩn bị:
Giáo viên: một vài cái bát có hình dáng và trang trí khác nhau; 
- Một cái bát không trang trí để so sánh.
- Một số bài trang trí cái bát của học sinh các lớp trước..
- Hình gợi ý cách trang trí.
Học sinh :
Vở tập vẽ.
Bút chì, màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định: Hát + Cô xin giới thiệu với lớp ta hôm nay có ban giám hiệu cùng toàn thể giáo viên trong trường đến dự giờ thăm lớp chúng ta xem các em học có giỏi không? Cô mong các em chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu xây dựng bài, làm bài tốt. Bây giờ cả lớp cho một tràng pháo tay để chào mừng các thầy cô giáo.
Trứoc khi vào bài mới cô sẽ kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: Tiết mĩ thuật hôm trước các em học bài gì ?- Vẽ tranh : Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam . 
Tiết trước 1 số bạn chưa vẽ xong, lớp mở vở tập vẽ để trước mặt cô đi kiểm tra.
Kiểm tra vở, bút chì, màu vẽ.
 - Giáo viên nhận xét - đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hằng ngày các em thường dùng chén bát để đựng cơm. Vậy cái bát để ăn cơm có thấy điểm gì đặc biệt không? Đó là Cái bát được trang trí rất đẹp để tạo cho ta cảm giác ngon miệng khi ăn cơm. Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em Vẽ trang trí: Trang trí cái bát. Cô mời bạn Nhi nhắc lại đề bài cho cô. Giáo viên ghi đề lên bảng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
 Giáo viên giới thiệu 1 số cái bát, gợi ý để học sinh nhận biết:
- Các em hãy nhìn ảnh chụp cái bát ở trong vở tập vẽ rồi nhìn ở trên tay cô là cái bát thật để nhận xét.
- Đưa mẫu vật thật hỏi: Cô có 1 số đồ vật đây là cái gì ? 
Có địa phương gọi cái bát là cái gì ?
- Hình dáng các loại bát như thế nào? 
Giáo viên :- Hình dáng các loại bát cân đối , chiều cao vừa phải.
- Cái bát gồm có những bộ phận nào ? 
 - Cái bát thường làm bằng những chất liệu gì ? Có mấy kiểu trang trí ?
 Giáo viên : - Cái bát trắng người ta thường tráng men .
- Người ta thường trang trí cái bát để làm gì ?
Giáo viên : Vẽ hoạ tiết tức là vẽ hình.
- Trên cái bát người ta vẽ hình gì ? 
* Cách trang trí trên bát thật : trang trí bằng hoạ tiết hoa, lá 
- Ta có thể tô màu gì cho đẹp ? 
Giáo viên : Cách trang trí chính là vẽ hoạ tiết : vẽ đường diềm ở miệng bát, giữa thân bát, hay ở dưới thân bát
 - Nhìn vào bát thật các em thấy bát vẽ có cách sắp xếp hoạ tiết theo lối xen kẽ nhau hoặc có thể nhắc đi nhắc lại : lá rồi đến hoa dùng màu tươi. 
Màu nền là màu gì ?
Hoạt động 2: Cách trang trí cái bát.
Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách trang trí để học sinh nhận ra:
Có mấy cách trang trí ? Là những cách nào?
 + Cách sắp xếp hoạ tiết: sử dụng đường diềm hay trang trí đối xứng, trang trí không đồng đều,  ( có thể vẽ đường diềm ở miệng bát, giữa thân bát, hay ở dưới thân bát
+ Các em tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích.
+ Vẽ màu : màu thân bát, màu hoạ tiết.
Hoạt động 3: Thực hành.
Giáo viên gợi ý: 
+ Chọn cách trang trí.
+ Vẽ họa tiết.
+ Vẽ màu. ( Có thể vẽ màu ở thân bát hoặc để trắng).
-Vẽ trang trí cái bát mà em thích nhất theo cách hướng dẫn vào hình cái bát đã có sẵn ( không vẽ hình nhỏ quá hoặc to quá.)
 - Các em cần vẽ phác bằng bút chì trước sau đó mới vẽ chi tiết và tô màu.
- Giáo viên gợi ý học sinh vẽ thêm một số hình khác cho sinh động. 
Giáo viên đưa ra 2 bức tranh: 1 bức đã tô màu 1 bức chưa tô màu, cho học sinh quan sát nhận xét nên như thế nào?
 - Khi vẽ xong các em vẽ màu theo ý thích
 Tô màu : Tô diềm trước, tô trong sau không nên tô chườm ra ngoài.
- Giáo viên quan sát, theo dõi, hướng dẫn. Động viên các em yếu nhanh tay lên.
Hoạt động 4: Nhận xét - Đánh giá.
- Gợi ý học sinh nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp.( cách sắp xếp hoạ tiết, cách vẽ màu).
- Giáo viên tóm tắt các nhận xét và xếp loại bài vẽ, khen ngợi học sinh có bài vẽ đẹp.
- Học sinh quan sát, nêu hình dáng, các bộ phận của cái bát, cách trang trí trên bát.
- Đây là cái cái bát.
- Cái chén, cái đọi.
- To, nhỏ, cao, thấp.
- Cái bát gồm có những bộ phận : Miệng, thân và đáy bát.
- Cái bát thường làm bằng những chất liệu là : Bát sứ, bát nhựa, bát gốm, bát sành , bát thuỷ tinh. Có nhiều kiểu trang trí.
- Người ta thường trang trí cái bát để làm đẹp.
- Trên cái bát người ta vẽ hình hoa, lá . 
- Tô màu: xanh, đỏ
- Màu trắng,
- Học sinh tìm cái bát đẹp theo ý thích.
Có nhiều cách trang trí khác nhau: 
+ Đường diềm ở trên, 
+ Đường diềm giữa, 
+ Đường diềm dưới.
+ Trang trí đối xứng,
+ Trang trí hoạ tiết lệch một bên,
+ Trang trí hoạ tiết không đồng đều.
- Tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích.
- Vẽ màu : màu thân bát, màu hoạ tiết.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh thực hành trang trí vào vở tập vẽ như đã hướng dẫn.
- Học sinh vẽ màu theo ý thích, có đậm nhạt.
- Học sinh trình bày bài vẽ.
- Học sinh tự giới thiệu bài vẽ của mình.
- Lớp nhận xét chọn bài vẽ đẹp.
3. Củng co: - Nêu cách trang trí hoạ tiết cái bát ? - Có nhiều cách trang trí khác nhau: đường diềm ở trên, đường diềm giữa, đường diềm dưới, trang trí đối xứng, trang trí hoạ tiết lệch một bên, trang trí hoạ tiết không đồng đều.
- Những em nào thường giúp mẹ rửa bát, đĩa ? – Học sinh giơ tay
- Bát là đồ vật dễ vỡ em phải làm gì để bảo vệ, giữ gìn?- Nâng niu, giữ gìn cẩn thận, tránh làm đổ , đánh vỡ.
4. Dặn dò: Em nào chưa vẽ xong về nhà vẽ tiếp.
Về nhà quan sát các con vật quen thuộc về hình dáng và màu sắc.
Chuẩn bị cho bài : Vẽ theo mẫu : Vẽ con vật nuôi quen thuộc.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
--------------------------------0----------------------------
a) b) c) 
Hình 2
a) Hình 3 b)
Hình 4
Môn: Thể dục
Tiết 26 Bài: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
- TRÒ CHƠI : «  ĐUA NGỰA »
I- Mục tiêu 
- Ôn bài thể dục phát triển chung đã học. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Học trò chơi “ Đua ngựa ”.Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi.
- Học sinh học nghiêm túc, tự giác, nhanh nhẹn. 
II- Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi “ Đua ngựa”.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định: - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 tổ lên tập bài thể dục phát triển chung đã học.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: *Chia tổ tập luyện bài thể dục phát triển chung.
 Tập luyện theo đội hình 2 – 4 hàng ngang.
- Chia tổ ôn luyện 6 động tác đã học .
 + Giáo viên đi đến từng tổ quan sát nhắc nhở kết hợp sửa chữa động tác sai cho học sinh . Các em trong tổ thay nhau hô cho các bạn tập.
- Thi đua giữa các tổ. Giáo viên điều khiển . Tổ nào tập đúng, đều nhất được biểu dương trước lớp.
- Cho học sinh lên biểu diễn 5 – 6 em tập đúng, đẹp nhất.
- Giáo viên nhận xét , biểu dương trước lớp.
*Học trò chơi “ Đua ngựa”
Giáo viên tổ chức các đội chơi và nêu tên trò chơi, rồi giải thích cách cưỡi ngựa , phi ngựa và luật lệ chơi. Giáo viên có thể hỏi học sinh những hiểu biết về con ngựa để vận dụng vào trò chơi 
“ Đua ngựa ”Giáo viên cho học sinh làm thử cách cưỡi ngựa, phi ngựa cách trao ngựa cho nhau , sau đó cho các em chơi thử . Giáo viên hướng dẫn thêm cách chơi và nêu những trường hợp phạm quy , sau đó cho học sinh chơi chính thức.Giáo viên giám sát các đội và nhắc nhở các em thực hiện đúng cách chơi . Chú ý đảm bảo an toàn trong khi chơi.
4. Củng cố: - Đứng tại chỗ thả lỏng, sau đó vỗ tay và hát. Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài
5. Dặn dò: Giao bài tập về nhà. Ôn bài thể dục phát triển chung đã học. 
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1’
2’
2’
5’
10’
2x8 nhịp
4 lần
10’
2’
2’
1’
*LT
 * * *
	* *
 * *
 * LT *
 * *
 * * *
 * * * * * * *
 * TT
*****************
*TT
*
* 
* 
*
*
*LT
Môn : Thủ công
Tiết 13 Bài : CẮT, DÁN CHỮ H, U (TIẾT 1)
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U. 
- Rèn cho học sinh kỹ năng kẻ, cắt, dán chữ.
- Học sinh thích cắt, dán chữ. Có ý thức giữ vệ sinh lớp học.
	II. Chuẩn bị :
	- Giáo viên: Mẫu chữ H, U; Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U.
	- Học sinh : Giấy nháp, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : 
 Gọi học sinh lên nêu các bước cắt, dán chữ I,T. 
Bước 1 : Kẻ chữ I, T.
Bước 2 : Cắt chữ I, T. 
Bước 3 : Dán chữ I, T.
 - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét( 5 phút)
- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu chữ H, U.
- Chữ H, U rộng mấy ô, cao mấy ô?
- Cho học sinh so sánh chữ H, U.
- Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U (20 phút)
- Giáo viên hướng dẫn quy trình trên hình vẽ:
Bước 1: Kẻ chữ H,U.
- Kẻ cắt hai hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt trái của tờ giấy thủ công.
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ H,U vào 2 hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ H,U theo các điểm đã đánh dấu.
Chú ý: Không yêu cầu học sinh phải cắt lượn như hình 2c, 3b SGV
a) b) c) 
Hình 2
Bước 2: Cắt chữ H,U.
- Gấp đôi 2 hình chữ nhật đã kẻ chữ H,U theo dường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ H,U bỏ phần gạch chéo. Mở ra được chữ H,U như chữ mẫu. 
a) Hình 3 b)
Bước 3: Dán chữ H,U.
- Kẻ một đường chuẩn, đặt ướm 2 chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối. Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ và dán vào vị trí đã định. 
Hình 4
* Giáo viên cho học sinh tập kẻ, cắt chữ H,U bằng giấy nháp.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh quan sát.
- Nét chữ rộng1 ô, cao 5 ô.
- Chữ H, U có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ H, U theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau. 
Học sinh theo dõi.
- Học sinh tập kẻ, cắt dán chữ H,U bằng giấy nháp.
 3) Củng cố : - Giáo viên cho học sinh nêu lại các bước kẻ, cắt, dán chữ H,U.
 4) Dặn dò : Chuẩn bị giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để giờ sau thực hành.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở
--------------------------------------0--------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_13_le_thi_hanh_phan_2.doc