Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20, Buổi 1 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20, Buổi 1 - Hoàng Thị Hà

I/Mục tiêu:

 A/Tập đọc:

1/Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do ảnh hưởng của phương ngữ: trìu mến, một lượt, hoàn cảnh, gian khổ, trở về, .

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.

2/Đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải cuối bài.

- Nắm được cốt truyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

 

doc 24 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20, Buổi 1 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 20
Ngµy so¹n: 6 / 1 / 2009
Thø hai ngµy 12 th¸ng 1 n¨m 2009
TËp ®äc
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I/Mục tiêu:
 A/Tập đọc:
1/Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do ảnh hưởng của phương ngữ: trìu mến, một lượt, hoàn cảnh, gian khổ, trở về, ....
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
2/Đọc hiểu:
Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải cuối bài.
Nắm được cốt truyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 
B/Kể chuyện: 
Dựa vào các câu hỏi gợi ý, HS kể lại được câu chuyện. Kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II/Đồ dùng: 
Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III/. Các hoạt động:
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: Báo cáo kết quả tháng thi đua “noi gương chú bộ đội”.
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi về ND bài tập đọc: 
-Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
a.Giới thiệu: Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta chống thực dân pháp, bên cạnh lực lượng bộ đội, dân công,...thiếu nhi cũng đóng góp một phần công sức vào cuộc kháng chiến chung. Nhiều bạn thiếu nhi đã không quản khó khăn, gian khổ, tình nguyện ở lại chiến khu, sát cánh cùng các anh bộ đội. Điều đó được thể hiện qua bài tập đọc hôm nay chúng ta học: Ở lại với chiến khu -Ghi tựa.
Tập đọc:
b. Hướng dẫn luyện đọc: 
-GV đọc mẫu 1 lần. Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng thể hiện tình cảm xúc động. Nhấn giọng các từ: trìu mến, nghẹn lại, lặng đi, rung lên, thà chết, nhao nhao, 
*GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
-Hướng dẫn phát âm từ khó: 
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
-YC 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. 
-YC HS đặt câu với từ mới.
-YC 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
-Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
-Vì sao khi nghe thông báo “Ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại”? 	
-Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
-Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
-Trúng đoàn trưởng có thái độ như thế nào khi nghe lời van xin của các bạn nhỏ?
-Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài?
* Luyện đọc lại:
-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
-Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
-Cho HS luyện đọc theo vai.
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
* Kể chuyện:
a.Xác định yêu cầu:
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
b. Kể mẫu:
- Các câu hỏi gợi ý chỉ là điểm tựa để các em dựa vào đó nhớ nội dung chính của câu chuyện. Các em không trả lời câu hỏi.
-GV cho HS kể mẫu.
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
c. Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp:
-Gọi 4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố - Dặn dò:
-Hỏi: Qua câu chuyện, em thấy các chiến sĩ nhỏ tuổi là những người như thế nào? 
-GDHS: Lòng Y/n của ND ta à là HS phải học giỏi, ngoan ngoãn. 
-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Về nhà học bài. 
-Chuẩn bị bài sau
.
To¸n
ĐIỂM Ở GIỮA - TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
KT: Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước. Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
KN: HS nhận biết được điểm ở giữa, trung điểm.
TĐ: có hứng thú với hình học
II/ Đồ dùng:
Vẽ sẵn hình bài tập 3 vào bảng phụ.
II/ Các hoạt động:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:Số 10 000 – luyện tập
-GV kiểm tra bài tiết trước: yêu cầu HS viết số liền trước các số: 2665, 2002, 9999
- Nhận xét-ghi điểm:
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng.
b.Giới thiệu điểm ở giữa:
-GV vẽ hình trong SGK hỏi: A, B, C là ba điểm như thế nào? 
 A O B
-GV: Theo tứ tự, từ điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B (hướng từ trái sang phải). O là điểm ở giữa hai điểm A và B.
-Vậy làm thế nào để nhận biết điểm ở giữa?
GV nhận xét chốt: Để nhận biết điểm ở giữa ta xác định điểm O ở trên, ở trong đoạn AB hoặc A là điểm ở bên trái điểm O; B là điểm ở bên phải điểm O, nhưng với điều kiện trước tiên ba điểm phải thẳng hàng.
-GV nêu thêm vài ví dụ khác để HS hiểu thêm khái niệm trên.
c. Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng:
-GV đưa hình đã vẽ theo SGK và nhấn mạnh 2 điều kiện để điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB. A 2cm M 2cm B
Hỏi: Điểm M có phải là điểm ở giữa hai điểm AB không?
-Khoảng cách từ điểm A đến điểm M và từ điểm M đến điểm B như thế nào? 
-Như vậy ta nói rằng điểm M là trung điểm của đoạn AB.
-Vậy để xác định M là trung điểm của đoạn thẳng AB phải có mấy điều kiện?
-Gọi 5 học sinh nhắc lại.
 d. Luyện tập:
Bài 1:
-Xác định YC của bài, sau đó cho HS tự làm bài.
 A M B
 O
 C N D
 -Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
-1 HS đọc YC bài.
-HS làm miệng có giải thích cho cả lớp hiểu.
-Gọi đại diện các tổ nêu trước lớp, tổ khác nhận xét.
-Chữa bài và cho điểm HS.
*Từ đó khẳng định câu đúng là: a, e; câu sai b, c, d.
Bài 3: 
-Gọi HS đọc yêu cầu, sau đó giải thích.
-GV HD:
*I là trung điểm của đoạn thẳng BC vì: 
+B, I, C thẳng hàng.
+BI = IC.
-Nhận xét ghi điểm cho HS.
4. Củng cố - Dặn dò:
-Gọi HS nhắc lại nội dung bài
-GDHS: áp dụng thực tế
 -Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt.
-YC HS về nhà luyện tập thêm về cách tìm điểm ở giữa và xác định trung điểm của đoạn thẳng. Chuẩn bị bài sau.
.
Thđ c«ng
ÔN TẬP CHƯƠNG II: CẮT, DÁN CHỮ ĐƠN GIẢN
I.Mục tiêu:
KT: Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm của học sinh thực hành.
KN: Học sinh làm được sản phẩm một cách thành thạo, đẹp và có sáng tạo.
TĐ: HS yêu thích môn thủ công
II. Đồ dùng:
GV chuẩn bị tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ qua năm bài học trong chương II.
Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, 
III. Các hoạt động
1.Ổn định:
2.KTBC: Ôn tập chương II cắt, dán chữ cái đơn giản
-GV gọi HS đem vở lên KT
-KT đồ dùng của HS -Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
a.GTB: Tiết học hôm nay các em sẽ ôn tập tiếp cắt dán chữ đơn giản. 
b. Thực hành:
ØHoạt động 1: GV ghi yêu cầu bài tập: “Em hãy cắt lại các chữ cái đã học ở chương II trong học kì I”.
-GV yêu cầu HS nhắc lại cách kẻ hoặc cách gấp các chữ để cắt cho nhanh.
-GV giải thích YC của bài về kiến thức, kĩ năng, sản phẩm cần phải đẹp hơn, sắc sảo hơn.
-YC HS thực hành.
-GV quan sát HS làm bài. Có thể gợi ý cho những HS kém hoặc còn lúng túng để các em hoàn thành bài.
ØHoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
-Đánh giá SP thực hành của HS theo hai mức.
-Hoàn thành A:
+Thực hiện đúng qui trình kĩ thuật, chữ cắt thẳng, cân đối, đúng kích thước.
+Dán chữ phẳng, đẹp.
-Những em đã hoàn thành và có SP đẹp, trình bày, trang trí SP sáng tạo được đánh giá là hoàn thành tốt (A+)
-Chưa hoàn thành B:
+Không kẻ, cắt, dán được các chữ đã học.
4. Củng cố - Dặn dò:
-GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS. 
-GDHS trang trí lớp học
-Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo,  
-Chuẩm bị học bài Đan nong mốt.
.
ThĨ dơc
ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I . Mục tiêu:
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc. YC thực hiện được động tác tương đối chính xác
Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II . Địa điểm, phương tiện:
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, bàn ghế và kẻ sẵn các vạch cho tập luyện bài tập RLTTCB và chơi trò chơi.
III . Nội dung và phương pháp:
1.Phần mở đầu:
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập.
-Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
-Trò chơi “Có chúng em”. 
2.Phần cơ bản:
-Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc.
+Chia 4 tổ tập luyện, cán sự lớp theo khu vực đã quy định. Các tổ trưởng điều khiển tổ của mình tập, GV đi lại quan sát và sửa sai hoặc giúp đỡ HS thực hiện chưa tốt.
+Thi đua tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc. Lần lượt từng tổ thực hiện 1 lần và đi đều trong khoảng 15 – 20m. Tổ nào tập đều, đúng, đẹp, tập hợp nhanh được biểu dương, tổ nào kém nhất sẽ phải chạy một vòng xung quanh các tổ thắng.
* Chọn tổ thực hiện tốt nhất lên biểu diễn lại các động tác vừa ôn. 
-Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”. 
Trước khi chơi, GV cho HS khởi động kĩ các khớp. Có thể HD lại cách bật nhả ... ẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, kẻ sẵn các ô, vạch cho tập luyện ĐHĐN và trò chơi “Qua đường lội” và “Lò cò tiếp sức”.
III . Nội dung và phương pháp
1. Phần mở đầu:
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-Giậm chân tại chỗ vỗ tay và hát
-YC HS khởi động các khớp cổ tay, cổ chân, gối, vai, hông.
-Trò chơi “Qua đường lội”. (Lớp 1)
-GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi:
GV hô:”đến trường.” HS đi lên các viên gạch, đi hết GV hô: “về nhà” HS quay trở lại nếu bước ra ngoài coi như là bị ngã.
 Sau đó cho các em chơi theo đội hình hàng dọc.
2. Phần cơ bản:
-Ôn đi đều theo 1 – 2 hàng dọc.
+Cả lớp thực hiện dưới sự HD của GV, sau đó cán sự lớp điều khiển tập theo khu vực đã quy định. Các tổ trưởng điều khiển tổ của mình tập, GV đi lại quan sát và sửa sai hoặc giúp đỡ HS thực hiện chưa tốt.
+Thi giữa các tổ xem tổ nào trình diễn có nhiều người làm đúng động tác, đều và đẹp nhất: 1 x 15m. 
* Chọn tổ thực hiện tốt nhất lên biểu diễn lại các động tác vừa ôn. 1 lần.
-Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
-Trước khi chơi, GV cho HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông và thực hiện động tác cúi gập thân. GV nêu tên trò chơi và HD cách lò cò để tránh chấn động mạnh. Tập trước ĐT lò cò của từng chân, cách nhún của chân và phối hợp của đánh tay để tạo đà lò cò, rồi mới tập động tác lò cò liên tục và tiếp xúc đất một cách nhẹ nhàng (Xem H.1).
-Khi HS tập thuần thục các đông tác riêng lẻ nói trên rồi mới cho HS chơi thử 1 lần. GV có thể HD thêm những trường hợp phạm qui để HS nắm được luật chơi, sau đó chơi chính thức.
-Khi HS chơi, GV nhắc HS nhảy lò có bằng 1 chân tiến về phía trước, khi vòng qua mốc (vòng tròn có lá cờ) không được giẫm vào vòng tròn, sau đó nhảy lò cò trở lại vạch xuất phát và vỗ tay vào bạn tiếp theo. Em này nhanh chống nhảy lò cò như em đã thực hiện trước và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Hàng nào nhảy lò cò xong trước, ít phạm qui là thắng cuộc.
3. Phần kết thúc:
-Đứng tại chỗ vổ tay, hát -GV cùng HS hệ thống bài -Nhận xét giờ học.
-GV giao bài tập về nhà: Ôn luyện lại động tác đi đều.
Thø s¸u ngµy 16 th¸ng 1 n¨m 2009
To¸n
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10000
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
KT: Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi10 000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng).
KN: Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng.
TĐ: HS có ý thức rèn tính cẩn thận khi làm toán
II/Đồ dùng:
Có thể sử dụng bảng phụ khi dạy học bài mới. 
 II/ Các hoạt động: 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:Luyện tập
-GV kiểm tra bài tập 4b/101 tiết trước và 1 HS lên viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé 
- Nhận xét-ghi điểm. Nhận xét chung
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng.
b.GV hướng dẫn HS tự thực hiện phép cộng 3526 + 2759
-GV nêu phép cộng 3526 + 2759 =? trên bảng rồi gọi HS nêu nhiệm vụ phải thực hiện. GV cho HS tự nêu cách thực hiện phép cộng (đặt tính rồi tính), sau đó gọi 1 HS tự đặt tính và tính trên bảng, các HS khác theo dõi góp ý.
-Gọi 1 vài HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng.
-GV có thể gợi ý để HS tập nêu qui tắc cộng các số có đến bốn chữ số.
-Muốn cộng hai số có đến 4 chữ số ta làm thế nào?
-GV chốt, sau đó gọi 5 -7 HS nhắc lại qui tắc trên.
c. Luyện tập:
Bài 1: 
-Gọi HS nêu YC của bài-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:giảm cột a
 -Gọi HS nêu yêu cầu BT-YC HS đặt tính, sau đó tính tương tự như BT1.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Bài toán cho biết gì?-Bài toán hỏi gỉ?
-Tóm tắt:
Đội 1: 3680 cây
  cây?
Đội 2: 4220 cây
-Muốn biết cả hai đội trồng được bao nhiêu cây ta làm tính gì?
-Yêu cầu HS giải bài toán -Chữa bài ghi điểm cho HS.
Bài 4:
-Gọi 1 HS đọc đề bài -Yêu cầu HS tự làm.
-GV gợi ý: Trung điểm của cạnh AB là M, trung điểm của cạnh DC là P; ....
-Chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố - Dặn dò:
-Muốn cộng hai số có đến 4 chữ số ta làm thế nào?
-GDHS nắm vững để làm BT tốt
-YC HS về nhà luyện tập thêm về cộng các số trong phạm vi 10 000.
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau.
..
Tù nhiªn x· héi
THỰC VẬT 
I. Mục tiêu: 
Sau bài học HS biết:
KT: Kể tên một số loại cây cối, biết được sự phong phú đa dạng của cây.
KN: Vẽ, tô màu một số cây.
TĐ: Có ý thức bảo vệ cây, chăm sóc cây.
II. Đồ dùng: 
Tranh ảnh như SGK.
Bút vẽ, bút màu, phiếu bài tập, phiếu quan sát.
III. Các hoạt động:
1.Ổn định:
2.KTBC: Ôn tập xã hội
-Gọi HS TLCH:
+Gia đình em có mấy thế hệ?+Em đã thực hiện VS môi trường ở nhà ntn?
 -Nhận xét tuyên dương.
3.Bài mới:
a. GTB: Nêu mục tiêu bài học. 
b. Giảng bài:
ØHoạt động 1: Quan sát cây cối ở xung quanh.
*MT: Nêu những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh. Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong thiên nhiên
-YC HS chia thành các nhóm.
-Tổ chức cho các nhóm đi quan sát cây trong sân trường hoặc trong vườn.
-Phát phiếu quan sát và yêu cầu các nhóm vừa quan sát vừa hoàn thành phiếu:
Nhóm: ...........
Tên cây
Đặc điểm, hình dạng, kích thước của cây.
-Hướng dẫn các em: Khi quan sát hình dạng, kích thước các cây em cần chú ý xem: Cây đó cao, thấp hay vừa phải? Thân cây to hay nhỏ? Thân cứng hay mềm? Lá cây có hình gì? To hay nhỏ? Tán cây to tròn hay hẹp? Cây có hoa không? Rễ cây ăn sâu xuống đất hay nổi lên trên?...
Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát.
-Yêu cầu HS nêu điểm giống nhau và khác nhau của các cây mà nóm mình quan sát được.
-Tổng kết nhóm ghi đầy đủ, đúng ý.
-GV: Các em thấy hình dạng, kích thước của cây cối thế nào? Có nhiều kiểu không?
GV kết luận: Cây cối ở xung quanh chúng ta có hình dạng, kích thước khác nhau.
ØHoạt động 2: Kể tên các bộ phận thường có của một cây.
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
-Yêu cầu các nhóm quan sát tranh ảnh trong SGK và nêu những điểm giống, khác nhau của cây có trong hình.
-Hết thời gian 5 – 7 phút, yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-Hỏi: Ai có thể kể cho thầy biết các cây trong những tranh ảnh đó có những bộ phận nào?
-Kết luận: Mỗi cây thường gồm các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa và quả.
*Báo cáo kết quả thảo luận:
Yêu cầu HS lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của những cây trong mỗi tranh.
(GV treo tranh SGK)
4. Củng cố - Dặn dò:
-Gọi 1 HS bất kì yêu cầu HS nêu và chỉ tên các bộ phận của cây.
-Yêu cầu HS nêu lợi ích của cây.
-Kết luận: Cây cối thực vật có nhiều ích lợi, chúng giúp cuộc sống chúng ta có nhiều ôxi để thở, cho bóng mát, thức ăn. Vì thế các em cần phải chăm sóc cây cối thực vật.
-Nhận xét giờ học.
-Chuẩn bị bài 41: Thân cây (tiếp theo)
..
TËp lµm v¨n
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I . Mục tiêu:
KT: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. 
KN: Lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng tự tin.
TĐ: Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng.
II. Đồ dùng: Vở BT.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định:
2. KTBC: Nghe kể: Chàng trai làng Phù Ủng
-Cho HS kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng.
-Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì?
-Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?
-Em hãy đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”
-Nhận xét, ghi điểm
-Nhận xet chung
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ tập báo cáo trước các bạn trong tổ hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. Sau đó, các em sẽ viết lại báo cáo ngắn gọn, rõ ràng để gửi thầy cô giáo. 
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: Gọi HS đọc YC BT.
-GV: BT yêu cầu các em dựa vào bài tập đọc: Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua.
-HD: Khi báo cáo trước các bạn, các em phải nói lời xưng hô cho phù hợp “Thưa các bạn...”.
-Báo cáo HĐ của tổ chỉ cân theo 2 mục: Học tập và lao động.
-Báo cáo phải chân thực, đúng với HĐ thực tế của tổ.
-Bạn đóng vai tổ trưởng cần nói rõ ràng.
*Tổ chức cho HS làm việc:
*Tổ chức cho HS báo cáo trước lớp:
-GV: Mỗi tổ cử đại diện cho tổ mình lên thi báo cáo về hoạt động của tổ trước lớp.
-GV nhận xét, bình chọn HS có báo cáo tốt nhất.
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc YC BT.
-GV treo bảng phụ mẫu báo cáo
-GV hướng dẫn cách trình bày:
+Dòng quốc hiệu (Cộng hoà...) viết lùi vào 3 ô và viết bằng chữ in hoa như trong SGK.
+Dòng tiêu ngữ (Độc lập.....) viết lùi vào 4 ô, sau đó để trống một dòng.
+Địa điểm, thời gian (An Phú, ngày)
+Dòng tên báo cáo (Báo cáo hoạt động của tổ, lớp, trường nào?......) viết lùi vào 2 ô. Chữ đầu dòng tiếp theo cũng lùi vào 2 ô. Sau đó để trống 1 dòng.
+Người nhận báo cáo (kính gửi cô giáo)
-ND điền ngắn gọn rõ ràng
*Cho HS viết bài.
-Cho HS trình bày.
-Nhận xét, chấm điểm một số báo cao, em còn lại GV thu vở chấm sau.
4.Củng cố - Dặn dò: 
-Gọi HS đọc lại bài viết đúng mẫu.
-GDHS: Biết viết báo cáo
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS về nhà tập viết thêm cho nhớ mẫu báo cáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_3_tuan_20_buoi_1_hoang_thi_ha.doc