Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 21 đến tuần 24

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 21 đến tuần 24

A. TẬP ĐỌC:

 - Luyện đọc đúng :lẩm nhẩm, đốn củi, triều đình, mỉm cười, nhàn rỗi. Đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện .

 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

 + Hiểu nghĩa các từ ngữ :đi sứ, lọng, bức trướng, nhập tâm, bình an vô sự.

 + Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.

 - HỌC SINH có ý thức ham học hỏi để mau tiến bộ và nâng cao hiểu biết.

 

doc 106 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 21 đến tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 21
(Từ ngày 04 đến ngày 08 tháng 2)
Thứ hai ngày 04 tháng 2 năm 2008
Chào cờ
(Nội dung của nhà trường)
?&@
Tập đọc Kể CHUYệN
Ông tổ nghề thêu
(2 tiết)
I. MụC TIÊU:
TậP ĐọC:
 - Luyện đọc đúng :lẩm nhẩm, đốn củi, triều đình, mỉm cười, nhàn rỗi. Đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện .
 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
 + Hiểu nghĩa các từ ngữ :đi sứ, lọng, bức trướng, nhập tâm, bình an vô sự.
 + Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.
 - HọC SINH có ý thức ham học hỏi để mau tiến bộ và nâng cao hiểu biết.
B. Kể CHUYệN:
 -Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Kể lại được một đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. 
 -Rèn kĩ năng nghe: nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 - HọC SINH biết được nguồn gốc nghề thêu của nước ta và khâm phục sự ham học, trí thông minh của ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái.
II.CHUẩN Bị:
+ GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.Bảng phụ viết nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .
+ Môt sản phẩm thêu đẹp, một bức ảnh chụp cái lọng.
+HS: Sách giáo khoa.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC:
 1.ổn định: Hát
 2. Bài cũ: 3 Hs đọc và trả lời câu hỏi bài : Trên đường mòn Hồ Chí Minh
+ Tìm những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc? (Kim anh)
+ Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ. (Bình)
+ Nêu nội dung chính của bài. ( Phước Sang)
 3. Bài mới: - Giới thiệu chủ điểm Sáng tạo.
 - Giới thiệu bài (dùng mẫu thêu để giới thiệu) – ghi đề. 
HOạT ĐộNG DạY
HOạT ĐộNG HọC
TIếT 1 :
Hoạt động 1: Luyện đọc .
- GV đọc mẫu lần1
- GV theo dõi, sửa sai - Hướng dẫn phát âm từ khó.
- Yêu cầu HS đọc theo đoạn - GV theo dõi, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi. 
- Gọi HS đọc mẫu các câu cần luyện ngắt giọng.
Ví dụ : 
 Lầu chỉ có hai pho tượng Phật,/ hai cái lọng,/ một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng”/ và một vò nước.//
- Yêu cầu đọc trong nhóm .
- Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu.
- GV nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
H. Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào? 
H. Kết quả học tập của Trần Quốc Khái như thế nào?
H.ý đoạn 1 nói gì? 
ý1: Trần Quốc Khái là người ham học hỏi.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3 và 4 .
H. Vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
* Giảng từ :
 + đi sứ: đi giao thiệp với nước ngoài theo lệnh vua.
H. Trên lầu, để thử tài sứ thần, vua Trung Quốc đã để những thứ gì? 
* Giảng từ : + lọng : vật làm bằng vải hoặc căng trên khung tre, gỗ hay kim loại, thường dùng để che tượng thần, tượng Phật hay vua, quan trong nghi lễ long trọng.
+ bức trướng : bức lụa, vải, trên có thêu chữ hoặc hình, dùng làm lễ vật hoặc tặng phẩm.
H. ở trên lầu cao, Trần Quốc khái đã làm gì để sống?
* Giảng thêm: “Phật trong lòng” – tư tưởng của Phật ở trong lòng mỗi người, có ý mách ngầm Trần Quốc Khái: có thể ăn bức tượng. 
H. Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian? 
* Giảng từ : + nhập tâm : nhớ kĩ như thuộc lòng.
H. Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự?
* Giảng từ :
 + bình an vô sự : bình yên, không có chuyện gì xấu xảy ra.
H. Nêu ý 2 ?
- GV chốt ý.	
ý2: Nhờ thông minh, Trần Quốc Khái đã vượt qua thử thách của vua Trung Quốc.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 5.
H. Vì sao Trần Quốc khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
- Yêu cầu HS nêu ý 3 – GV chốt.
ý 3: Trần Quốc Khái là ông tổ nghề thêu của nước ta.
H. Nội dung câu chuyện nói lên điều gì? 
- GV chốt nội dung chính – Ghi bảng.
Nội dung chính: Ca ngợi lòng ham học, trí thông minh, sáng tạo của ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái. 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV hướng dẫn cách đọc bài.
- GV đọc mẫu lần 2.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
* Chuyển tiết : Cho HS chơi trò chơi.
TIếT 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại (tiếp theo.)
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm 6. 
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm đoạn 3.
- Yêu cầu HS cử ban giám khảo chấm điểm cho cá nhân, nhóm.
- Gọi HS nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay.
Hoạt động 4: Kể CHUYệN.
- GV nêu nhiệm vụ: Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó, tập kể một đoạn của câu chuyện.
- GV hướng dẫn HS Kể CHUYệN :
a) Đặt tên cho từng đoạn truyện .
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu( Đoạn 1 : Cậu bé ham học.)
- GV nhắc HS đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung.
- Yêu cầu HS đọc thầm, suy nghĩ, trao đổi theo cặp.
- Gọi một số cặp nối tiếp nhau đặt tên cho đoạn 1 , sau đó là các đoạn còn lại.
- GV viết lại thật nhanh 1; 2 tên đúng và hay.
+ Đoạn 1 : Cậu bé ham học. / Cậu bé chăm học./ 
+ Đoạn 2 : Thử tài./ Vua Trung Quốc thử tài sứ thần Việt Nam. /
+ Đoạn 3 : Tài trí của Trần Quốc Khái. / học được nghề mới./
+ Đoạn 4 : Xuống đất an toàn./ vượt qua thử thách./
+ Đoạn 5 : Truyền nghề cho dân. / Dạy nghề thêu cho dân./
b) Kể lại một đọan của câu chuyện.
-Yêu cầu mỗi HS chọn một đoạn để kể lại.
- Mời HS nối tiếp thi kể 5 đoạn.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn người kể hay.
- Cho HS thi kể cả câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS theo dõi..
- HS đọc nối tiếp theo dãy bàn.
- HS phát âm từ khó.
- 5 HS nối tiếp đọc mỗi em một đoạn.
- 3 HS đọc.
- HS đọc theo nhóm 2.
- Đại diện các nhóm đọc. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm theo.
( Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.)
( Ông đỗ tiến sĩ rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê.)
- 3 HS nhắc ý 1.
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm theo.
(Vua cho dựng một cái lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang xem ông làm thế nào.)
(Lầu có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong tâm” và một vò nước.)
(Bụng đói, không có gì ăn, ông đọc ba chữ trên bức trướng “ Phật trong lòng”, hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng Phật nếm thử mới biết hai pho tượng được nặn bằng chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông ung dung bẻ dần tượng mà ăn.)
(Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.)
(Ông nhìn những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự.)
- HS nêu.
- 3 HS nhắc.
-1 HS đọc – Lớp đọc thầm theo.
(Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.)
- 3 HS nhắc ý 3.
- HS trả lời.
-3 HS nhắc nội dung chính.
- Cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
-Một số HS luyện đọc theo đoạn.
- HS theo dõi, nhận xét.
- HS chơi.
- HS luyện đọc trong nhóm. 
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- Cử ban giám khảo chấm điểm(mỗi tổ 1 em).
- HS nhận xét bình chọn bạn và nhóm đọc hay.
- Cả lớp theo dõi.
- 2 HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Cả lớp theo dõi.
- Thực hiện theo cặp.
- Từng cặp HS thực hiện trước lớp.
- HS tự chọn, suy nghĩ, CHUẩN Bị lời kể.
- 5 HS xung phong kể – Lớp theo dõi.
- HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- 2 HS thi kể trước lớp.
- Theo dõi, nhận xét.
 4. Củng cố dặn dò:
H. Câu chuyện cho ta biết điều gì về Trần Quốc Khái?
 ( Trần Quốc Khái là người thông minh, tài trí ham học hỏi, khéo léo. Ông còn là người rất bình tĩnh trước thử thách của vua Trung Quốc.)
- GV kết hợp giáo dục HS : Chịu khó học hỏi, ta sẽ học được nhiều điều hay
 	?&@
	Toán
Luyện tập 
I. MụC TIÊU :
 - Giúp HS biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
 - Củng cố về thực hiện phép cộng các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
 - HS viết số rõ ràng, giải toán chính xác.
II. CHUẩN Bị : 
 GV: Sách giáo khoa-Bảng phụ. 
 HS: Vở - Sách giáo khoa.
III. HOạT ĐộNG DạY Và HọC :
 1.ổn định : Hát
 2.Bài cũ : Gọi 2 HS làm bài tập:
 Bài 1 : Đặt tính rồi tính: 3 645 + 1 975 	6 869 + 368
 Bài 2 : Một đội công nhân trồng rừng, ngày đầu trồng được 3 659 cây, ngày thứ hai trồng được 4 608 cây. Hỏi cả hai ngày đội công nhân đó trồng được bao nhiêu cây? 
3.Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề. 
HOạT ĐộNG DạY
HOạT ĐộNG HọC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS thực hiện cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm.
Bài 1 : GV viết bảng phép cộng:
4000 + 3000.
- Yêu cầu HS tính nhẩm, nêu kết quảvà cách cộng nhẩm.
- GV giới thiệu cách cộng nhẩm : 
 4 nghìn + 3 nghìn = 7 nghìn 
 Vậy: 4000 + 3000 = 7000
- Cho HS nêu lại cách cộng nhẩm.
- Yêu cầu HS tự làm tiếp phần còn lại vào sách, 1 HS làm bảng lớp.
- Nhận xét, sửa bài - gọi HS nhắc lại.
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV viết bảng phép cộng 6000 + 500,
yêu cầu HS tính nhẩm và nêu cách cộng nhẩm.
-GV hướng dẫn HS tính : Có thể coi 6000 + 500 là sự phân tích của số gồm 6000 và 500, vậy số đó là 6500; cũng có thể coi 6000 + 500 là 60 trăm + 5 trăm = 65 trăm, vậy 6000 + 500 = 6500.
- Yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại vào vở nháp, 2 HS làm bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét, sửa bài.
Hoạt động 2: Củng cố về phép cộng hai số có bốn chữ số và giải toán. 
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập .
 - Yêu cầu HS làm vở, 4 HS lần lượt lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét, nêu cách đặt tính và cách thực hiện một phép tính cộng cụ thể. GV sửa sai cho HS.
Bài 4 : Gọi HS đọc đề.
 - Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
- GV cùng HS nhận xét, sửa bài.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
- GV chấm, sửa bài.
- HS quan sát.
- HS tự tính nhẩm – Vài HS nêu kết quả và cách cộng.
- Cả lớp theo dõi.
- Nhắc cá nhân.
- HS tự làm, ghi kết quả ra sách.
5 000 + 1 000 = 6 000
6 000 + 2 000 = 8 000
4 000 + 5 000 = 9 000
 8 000 + 2 000 = 10 000
- Cả lớp nhận xét, đổi chéo sửa bài.
- 1 HS nêu.
- Quan sát, tính nhẩm và nêu cách cộng nhẩm.
- Làm vở nháp, 2 HS làm bảng lớp.
2 000 + 400 = 2 400 
9 000 + 900 = 9 900 
 300 + 4 000 = 4 300
600 + 5 000 = 5 600
7 000 + 800 = 7 800
- Nhận xét, sửa vào vở.
- 1 HS nêu.
- 4 HS làm bảng, cả lớp làm vở.
 2541 5348 4827 805
+ + + + 
 4238 936 2634 6475
 6779 6284 7461 7280 
-Nhận xét, vài HS nêu . Cả lớp đổi chéo vở sửa bài.
- 2 HS đọc.
- HS tự tìm hiểu đề – 2 HS thực hiện trước lớ ... át hình ảnh các quả có trong SGK trang 92 , 93 và thảo luận
+ Chỉ , nói tên và mô tả màu sắc , hình dạng , độ lớn của từng loại quả .
+ Trong số các quả đó , bạn đã ăn loại quả nào. Nói về mùi vị của quả đó . 
+ Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của một quả . Người ta thường ăn bộ phận nào của quả 
+ Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của sưu tầm được
+ Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó mình 
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
+ các nhóm thảo luận theo gợi ý 
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình . Có thể để HS đố nhau và tự chỉ định các bạn trả lời
+ An tươi 
+ Làm mứt hoặc si-rô hay đóng hộp 
+ Làm rau dùng trong bữa ăn 
+ Ep dầu .
4. Củng cố - dặn dò 
+ Nhận xét tiết học 
+ Dặn HS về nhà học bài và CHUẩN Bị bài sau 
	?&@
âm nhạc
(Giáo viên chuyên)
	?&@
Thứ sáu ngày 29 tháng 2 năm 2008
Toán
Thực hành xem đồng hồ
I. Mục tiêu Giúp HS : 
+ Củng cố hiểu biết về thời điểm 
+ Biết xem đồng hồ , chính xác đến từng phút 
+ Giáo dục tính cẩnac1 
II. CHUẩN Bị 
+ Mặt đồng hồ có ghi số , có các vạch chia phút và có kim giờ , kim phút , quay được . 
III. Các Hoạt động dạy - học 
1. ổn định : Hát 
2. Bài cũ : 
+ GV kiểm tra bài tập HD luyện tập thêm của tiết 119 . 
+ GV nhận xét và cho điểm HS . 
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : HD xem đồng hồ 
+ GV sử dụng mặt đồng hồ có các vạch chia phút để giới thiệu chiếc đồng hồ , chú trọng đến giới thiệu các vạch chia phút trên mặt đồng hồ , hoặc YC HS quan sát hình minh hoạ trong SGK . 
+ GV YC HS quan sát hình 1 và hỏi : Đồng hồ chỉ mấy giờ ? 
+ Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút . 
+ YC HS quan sát chiếc đồng hồ thứ 2 
H : Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào ? 
+ GV : Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là được 1phút . Vậy bạn nào có thể tính đựơc số phút kim phút đã đi từ vị trí số 12 đến vị trí vạch nhỏ thứ 3 sau vạch nhỏ 2 , tính theo chiều quay của đồng hồ . 
H : Vậy đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ ? 
+ GV YC HS quan sát đồng hồ thứ 3 
H : Đồng hồ chỉ mấy giờ ? 
H : Hãy nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút ? 
+ Khi kim phút chỉ đến vạch số 11 là kim đã đi được 15 tính từ vạch số 12 theo chiều quay kim đồng hồ , kim chỉ thêm được 1 vạch nữa là được thêm 1 phút , vậy kim phút chỉ đến phút 56 . Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút 
H : Vậy còn thiếu mấy phút nữa là đến 7 giờ ? 
H : Để biết còn thiếu mấy phút nữa là đến 7 giờ , em có thể đếm số vạch từ vạch số 12 đến vị trí vạch chỉ của kim phút nhưng theo chiều ngược chiều kim đồng hồ .
+ GV cùng cả lớp đếm : 1 , 2 , 3, 4, vậy thếiu 4 phút nữa thì đến 7 giờ , ta có cáh đọc giờ thứ 2 là 7 giờ kém 4 phút . 
* HĐ2 : Luyện tập thực hành 
Bài 1 
+ GV YC 2 em ngồi cạnh nhau cùng quan sát đồng hồ và nêu giờ , có kèm theo nêu vị trí các kim đồng hồ tại mỗi thời điểm . 
+ GV YC HS nêu giờ trên mỗi chiếc đồng hồ . 
+ GV chữa bài và cho điểm HS . 
Bài 2 
+ GV cho HS tự vẽ kim phút trong các trường hợp của bài , sau đó YC 2 em ngồi cạnh đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau . 
Bài 3 
+ GV cho 1 em lần lượt đọc từng giờ ghi trong các ô vuông và chỉnh định HS bất kì trong lớp nêu chiếc đồng hồ đang chỉ ở giờ đó . GV củng cố thể tổ chức thành trò chơi thi quay kim đồng hồ . GV lần luợt đọc các giờ ghi cho HS quay kim . Mổi lượt chơi cho 4 HS lên bảng cùng quay kim đồng hồ đến 1 thời điểm GV đọc . HS nào quay nhanh và đúng là HS thắng cuộc .
+ HS : Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút
+ Kim giờ chỉ qua số 6 một chút , kim phút chỉ đến số 2 
+ HS quan sát theo YC 
+ Kim giờ đang ở quá vạch số 6 một chút , vậy là hơn 6 giờ . Kim phút chỉ qua vạch số 2 được 3 vạch nhỏ 
+ HS tính nhẫm miệng 5 , 10 tính tiếp 11 , 12 , 13 vậy kim phút đi được 13 phút . 
+ Chỉ 6 giờ 13 phút 
+ HS quan sát 
+ Đồng hồ chỉ 6 giờ 46 phút 
+ Kim giờ chỉ qua số 6 , đến gần số 7 , kim phút chỉ qua vạch số 11 thêm 1 vạch nhỏ nữa . 
+ Nghe giảng 
+ Còn thiếu 4 phút nữa là đến 7 giờ 
+ HS đếm theo và đọc : 7 giờ kém 4 phút 
+ Thực hành xem đồng hồ theo cặp , HS chỉnh sửa lỗi sai cho nhau . 
a. 2 giờ 9 phút 
b. 5 giờ 16 phút 
c. 11 giờ 21 phút 
d. 9 giờ 34 phút hay 10 giờ kém 26 phút 
e. 10 giờ 39 phút hay 11 giờ kém 21 phút 
g. 3 giờ 57 phút hay 4 giờ kém 3 phút . 
+ Đáp án : 
3 giờ 27 phút : B 
12 giờ rưỡi : G 
1 giờ kém 16 phút : C 
7 giờ 55 phút : A 
5 giờ kém 23 phút : E 
18 giờ 8 phút : I 
8 giờ 50 phút : H 
9 giờ 19 phút : D 
4. Củng cố - dặn dò 
+ Nhận xét giờ học 
+ Dặn HS về nhà học bài và làm bài đầy đủ , CHUẩN Bị bài sau 
	?&@
Thể dục
(Giáo viên chuyên)
	?&@
Tập làm văn
Nghe kể: Người bán quạt may mắn
I. Mục tiêu 
+ Biết nghe, ghi nhớ chuyện đã nghe.
+ Rèn kĩ năng nói : kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn . Kể đúng nội dung tự nhiên , biết kết hợp điệu bộ , cử chỉ , nét mặt khi kể .
+ Giáo dục ý thức sống biết quan tâm đến mọi người. 
II. CHUẩN Bị : 
+ Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý về nội dung truyện . 
+ Tranh minh hoạ câu chuyện . 
III. Các Hoạt động dạy - học 
1. ổn định : Hát 
2. Bài cũ : Gọi 2 em lên bảng đọc bài văn kể về buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem . 
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : HD HS Kể CHUYệN 
+ GV Kể CHUYệN lần 1 .
+ GV nêu từng câu hỏi cho HS trả lời : 
H : Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ? 
H : Khi đó , ông Vương Hi Chi đã làm gì ? 
H : Ông Vương Hi Chi viết chữ , đề thơ vào những chiếc quạt của bà lão để làm gì ? 
H : Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ? 
H : Bà lão đã nghĩ thế nào trên đường về ? 
H : Em hiểu thế nào là cảnh ngộ ? 
+ GV kể lại câu chuyện lần 2 
+ GV gọi 3 em tiếp nối nhau kể lại 3 đoạn của câu chuyện . 
+ YC HS chia thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm 3 em tiếp nhau kể lại câu chuyện trong nhóm của mình . 
+ GV gọi 3 đến 5 nhóm kể lại câu chuyện trước lớp . 
 H : Em có nhận xét gì về con người của Vương Hi Chi qua câu chuyện ? 
+ Gọi 2 em kể lại toàn bộ câu chuyện .
+ Nhận xét và ghi điểm HS . 
+ HS cả lớp theo dõi 
+ Trả lời câu hỏi của GV . 
+ Bà lão bán quạt đến bên gốc cây nghỉ thì gặp Ông Vương Hi Chi , bà phàn nàn quạt ế , chiều nay cả nhà bà sẽ phại nhịn cơm . 
+ Chờ bà lão thiu thiu ngủ , ông lẳng lặng lấy bút ra viết chữ lên quạt của bà lão .
+ Vì ông nghĩ rằng bằng cách ấy ông sẽ giúp được bà lão . Chữ của ông đẹp nổi tiếng , người xem quạt nhận ra chữ của ông sẽ mua quạt cho bà . 
+ Vì mọi người nhận ra nét chữ , lời thơ của Ông Vương Hi Chi trên quạt . Họ mua quạt như một tác phẩm nghệ thuật quý giá . 
+ Bà nghĩ : Có lẽ vị tiên ông nào đã cảm thương cảnh ngộ nên đã giúp bà bán quạt chạy đến thế . 
+ Là tình trạng không hay .
+ HS theo dõi GV Kể CHUYệN 
+ 3 em kể trước lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét . 
+ Kể CHUYệN theo nhóm , HS cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau . 
+ Các nhóm lần lượt kể , cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất 
+ Vương Hi Chi là người có tài , nhân hậu , biết cách giúp đỡ người nghèo khổ . 
4. Củng cố - dặn dò 
+ GV : Trong các môn nghệ thuật , có một bộ môn gọi là nghệ thuật thư pháp , thư pháp là viết chữ đẹp , người viết chữ đẹp được gọi là nhà thư pháp . Đây là một bộ môn nghệ thuật nổi tiếng của Trung Hoa , ở nước ta cũng khá phát triển . Vào những dịp xuân năm mới , nếu có điều kiện thăm Văn miếu , Quốc tử giám các em sẽ gặp những nhà thư pháp của Việt Nam , xung quanh họ thường có rất nhiều người xem chữ và xin chữ . 
+ Dặn dò HS về nhà CHUẩN Bị bài sau . 
	?&@
Thủ công
Đan nong đôi
	(Tiếp)
I.MụC TIÊU
 -HọC SINH biết cách đan nong đôi.
 -Đan nong đôi đúng quy trình kĩ thuật.
 -HọC SINH yêu thích đan nan.
II.Đồ DùNG DạY HọC 
 -Mẫu tấm đan nong đôi .
 -Tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi .
III.HOạT ĐộNG TRÊN LớP
 A.KIểM TRA BàI Cũ
 -Kiểm tra dụng cụ học tập của HọC SINH .
 B.GIớI THIệU BàI MớI : Đan nong đôi (tiết 2)
HĐ 
GIáO VIÊN
HọC SINH
1
HọC SINH thực hành đan nong đôi
-Giáo viên yêu cầu HọC SINH nhắc lại quy trình đan nong đôi
-GV nhận xét và lưu ý một số thao tác khó, dễ bị nhầm lẫn khi đan nong đôi.
-GV tổ chức cho HS thực hành.Trong khi HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
-Nhắc HS lưu ý : Khi dán nan nẹp xung quanh tấm nan cần dán lần lượt từng nan cho thẳng với mép tấm đan.
-GV tổ chức cho HS trưng bày, nhận xét, đánh giá sản phẩm. GV lựa chọn một số tấm đan đẹp, chắc chắn để lưu giữ tại lớp; khen ngợi HS có sản phẩm làm đúng quy trình kĩ thuật, đẹp
-Đan nong đôi gồm có 3 bước :
+Bước 1:Kẻ, cắt các nan đan.
-Cắt các nan dọc :cắt một hình vuông có cạnh 9 ô, sau đó cắt thành 9 nan dọc .
-Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có chiều rông 1ô, dài 9ô. Nên cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh .
+Bước 2:Đan nong đôi
-Cách đan nong đôi là nhấc hai nan, đè hai nan và lệch nhau một nan dọc (cùng chiều)giữa hai hàng nan ngang liền kề .
*Đan nan ngang thứ nhất:Đặt các nan dọc giống như đan nong mốt. Nhất các nan 2, 3, 6, 7 và luồn nan ngang thứ nhất cào. Dồn nan ngang khít với đường nối liền các nan dọc .
*Đan nan ngang thứ hai : Nhấc các nan 3, 4, 7 ,8 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất .
*Đan nan ngang thứ ba: Ngược với đan nan ngang thứ nhất, nghĩa là nhấc các nan dọc 1, 4, 5, 8, 9 và luồn nan ngang thứ ba vào. Dồn nan ngang thứ ba khít với nan ngang thứ hai.
*Đan nan ngang thứ tư : Ngược với hành thứ hai, nghĩa là nhấc các nan dọc 1, 2, 5, 6, 9 và luồn nan ngang thứ tư vào. Dồn nan ngang thứ tư khít với nan ngang thứ ba.
*Đan nan ngang thứ năm: Giống như đan nan ngang thứ nhất.
*Đan nan ngang thứ sáu : Giống như đan nan ngang thứ hai.
*Đan nan ngang thứ bảy: Giống như đan nan ngang thứ ba.
-HọC SINH thực hành đan nong đôi.
-HọC SINH đan xong trình bày sản phẩm theo nhóm. 
-HọC SINH tự chọn cho mình một sản phẩm đẹp nhất.
IV
CủNG Cố - DặN Dò: 
-Nêu các bước đan nong đôi.
-Giờ học sau mang giấy thủ công, thước, bút chì, kéo, hồ dán để học bài :” Đan hoa chữ thập đơn”
-Nhận xét tiết học.
 	?&@
Sinh hoạt
Sinh hoạt tập thể
	?&@

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_21_den_tuan_24.doc