Hoạt động của GV
+ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 Học sinh.
+ Giới thiệu bài mới.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
1/ GV đọc toàn bài
2/ GV hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
a/ Đọc từng câu
b/ Đọc từng đoạn trước lớp & giải nghĩa từ.
- Cho học sinh đọc nối tiếp.
- Giải nghĩa từ ngữ: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chỉnh.
c/ Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cho học sinh đọc theo nhóm 4.
d/ Đọc đồng thanh.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- GV cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi
- Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
- Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ?
Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ?
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 và hỏi :
- Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
Kế hoạch giảng dạy tuần 24 Từ ngày 01 - 03 - 2010 à 05 - 03 - 2010 & THỨ TIẾT TÊN BÀI GIẢNG 2 TĐ KC T ĐĐ Đối đáp với vua Đối đáp với vua Luyện tập Tôn trọng đám tang 3 TĐ T TC CT TN- XH Tiếngđđàn Luyện tập chung Đan nong đôi (tt) Nghe - viết: Đối đáp với vua Hoa 4 TD T LT- C MT Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi"Ném trúng đích Làm quen với chữ số La Mã Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy Vẽ tranh: đề tài tự do 5 TV T CT ÂN TN- XH Ôân chữ hoa R Luyện tập Nghe - viết: Tiếng đàn Ôn tập hai bài hát: Em yêu trường em, Cùnh múa hát ... Quả 6 TD T TLV HĐTT Ôn nhảy dây. Trò chơi "Ném trúng đích" Thực hành xem đồng hồ Nghe - kể:Người bán quạt may mắn Sinh hoạt lớp @? Thứ hai ngày 01 tháng 3 năm 1010 Tập đọc - Kể chuyện: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT: A/ Tập đoc: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK) B/ Kể chuyện Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện câu dựa theo tranh minh họa. HS khá, giỏi kể được cả câu chuyện. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. Tranh minh họa truyện trong SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra 2 Học sinh. + Giới thiệu bài mới. * Hoạt động 1: Luyện đọc. 1/ GV đọc toàn bài 2/ GV hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ a/ Đọc từng câu b/ Đọc từng đoạn trước lớp & giải nghĩa từ. - Cho học sinh đọc nối tiếp. - Giải nghĩa từ ngữ: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chỉnh. c/ Đọc từng đoạn trong nhóm. - Cho học sinh đọc theo nhóm 4. d/ Đọc đồng thanh. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. GV cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi - Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ? - Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : - Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ? Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ? - Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 và hỏi : - Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ? GV: Đối đáp thơ văn là cách người xưa thường dùng để thử học trò, để biết sức học, tài năng, khuyến khích người học giỏi, quở phạt kẻ lười biếng, dốt nát + Vua ra vế đối như thế nào ? + Cao Bá Quát đối lại như thế nào ? GV: câu đối của Cao Bá Quát biểu lộ sự nhanh trí lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại ; biểu lộ sự bất bình (ngầm oán trách vua bắt trói người trong cảnh trời nắng chang chang, chẳng khác nào cảnh cá lớn đớp các bé. -Nội dung câu chuyện nói điều gì ? GV: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Giáo viên đọc lại đoạn 3. - Hướng dẫn học sinh đọc đoạn 3. - Đọc đoạn 3 các em cần nhấn giọng ở các từ ngữ : ra lệnh, tức cảnh, leo lẻo, cá đớp cá, đối lại luôn, chang chamg, người trói người. - Cho học sinh thi đọc. - Giáo viên nhận xét. + Hoạt động 4: Kể chuyện Giáo viên nêu nhiệm vụ Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài Cho học sinh quan sát tranh và sắp xếp 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn Giáo viên cho học sinh dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh, tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Giáo viên cho cả lớp nhận xét * Hoạt động 5: Củng cố dặn dò. - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Học sinh đọc bài “ Chương trình xiếc đặc sắc “ và trả lời câu hỏi. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc tiếp nối từng câu. - Học sinh đọc tiếp nối từng đoạn . - 1 Học sinh đọc phần giải nghĩa từ trong SGK. - Học sinh đọc tiếp nối (mỗi em đọc 1 đoạn) - Lớp đọc đồng thanh. - Học sinh đọc thầm. Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây. Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động: cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới. -Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội. Nước trong leo leo cá đớp cá. Trời nắng chang chang người trói người. Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu - Học sinh luyện đọc đoạn 3. - 3 Học sinh thi đọc đoạn 3. - HS xếp thứ tự của các tranh (3-1-2-4) - 4HS kể 4 đoạn của chuyện - 2 HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện Toán: LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU. Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương) Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: + Giáo viên kiểm tra bài tập 1,2/119 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: . * Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1.Đặt tính rồi tính + Yêu cầu học sinh tự làm bài. + Học sinh lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của mình. + Chữa và ghi điểm cho học sinh. Bài tập 2.(a, b) + Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? + Học sinh tự làm bài. + Chữa bài và cho điểm học sinh. Bài tập 3. + Gọi học sinh đọc đề toán hỏi các yêu cầu của đề? + Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài. Tóm tắt Có : 2024 Kg gạo. Đã bán : ¼ số gạo. Còn lại : ? kg gạo. + Chấm và chữa bài cho học sinh. Bài tập 4. Viết lên bảng phép tính 6000 : 3 = ? + Yêu cầu học sinh nhẩm và nêu kết quả. + Nêu lại cách nhẩm, sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài. 3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò: + Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập + Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. + Nghe Giáo viên giới thiệu bài. + 3 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở . +Học sinh lần lượt nêu từng bước phép chia của mình trước lớp, lớp theo dõi nhận xét. + Tìm X. + 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở . a) X 7 = 2107 b) 8 X = 1640 X = 2107 : 7 X = 1640 : 8 X = 301 X = 205 + Học sinh đọc đề và trả lời các câu hỏi của giáo viên. + 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở Bài giải: Số ki-lô-gam gạo cửa hàng đã bán là: 2024 : = 506 (kg gạo) Số ki-lô-gam gạo cửa hàng còn lại là: 2024 – 506 = 1518 (kg gạo) Đáp số : 1518 kg gạo. + Học sinh nhẩm trước lớp. 6 nghìn chia cho 3 nghìn bằng 2 nghìn. 6000 : 3 = 2000 + Học sinh nhẩm và ghi kết quả vào vở bài tập. 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài của nhau. Đạo đức: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (T2) I/ Mục tiêu: (Đã soạn ở tiết 1) II/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến * Mục tiêu: HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình. * Cách tiến hành: GV đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm thẻ màu đỏ, màu xanh hoặc màu trắng. a) Chỉ cần tôn trọng đám tang mà mình quen biết. b) Tôn trọng đám tang là tôn trọng những người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang. c)Tôn trọng đám tang chính là biểu hiện của nếp sống văn hóa. + Sau mỗi ý kiến GV cho HS thảo luận về lí do tán thành, không tán thành. - GV kết luận à Thẻ Xanh. à Thẻ Đỏ. à Thẻ Đỏ. - HS thảo luận Hoạt động 2: Xử lý tình huống. * Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang. * Cách tiến hành: GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm thảo luận về cách ứng xử một trong các tình huống sau: a). Em thấy bạn An đeo băng tang, đi đằng sau xe tang. b) Bên nhà hàng xóm có tang. c) Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang. d) Em thấy mấy em nhỏ la hét, cười đùa chạy theo sau đám tang, cười nói, chỉ trỏ. . + Em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ cười đùa. Nếu bạn em nhìn thấy em, em sẽ gật đầu chia buồn cùng bạn. Nếu có thể, em nên đi cùng với bạn một đoạn đường. + Em không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, ti-vi, chạy sang xem, chỉ trỏ. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn. + Em nên khuyên ngăn các bạn. * Hoạt động 3: Trò chơi Nên và không nên * Mục tiêu: Củng cố bài học * Cách tiến hành:Chia lớp thành 2 nhóm phát cho mỗi nhóm một bảng phụ và phấn. + Trong một thời gian nhất định, các nhóm thảo luận liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang theo 2 cột: "Nên" và "Không nên". Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó sẽ thắng cuộc. + HS tiế hành chơi + Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả. + GV nhận xét khen những nhóm thắng cuộc. * Kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hóa. + GV nhận xét tiết học. Thứ ba ngày 02 tháng 3 năm 2010 Tập đọc: TIẾNG ĐÀN I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. (trả lời được các CH trong SGK) II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – ... n riêng Hồ Tây. - Học sinh viết vào vở. - Học sinh tự chũa lỗi bằng bút chì. - 1 Học sinh đọc yêu cầu câu b. - Học sinh làm cá nhân, viết ra giấy những từ tìm được. - Học sinh lên thi tìm nhanh từ. - Lớp nhận xét. - Học sinh chép lời giải đúng vào VBT. Tự nhiên & Xã hội: QUẢ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người. Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả Kể tên một số loại quả có hình dáng, kích thước hoặc mùi vị khác nhau. Biết được có loại quả ăn được và loại quả không ăn được. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một số loại quả khác nhau. Các hình minh hoạ SGK/92;93. Băng bịt mắt để chơi trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động (ổn định tổ chức). 2. Kiểm tra bài cũ: Hoa Nêu bộ phận của một bông hoa? Nêu ích lợi của hoa? 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS * Hoạt động 1. Sự đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị của các loại quả. + Học sinh để các loại quả đã chuẩn bị. Yêu cầu nêu tên quả, màu sắc, mùi vị khi ăn quả. - Quả chín thường có màu gì? - Hình dạng quả của các loại cây giống nhau hay khác nhau? - Mùi vị của các loại quả giống nhau hay khác nhau? + GV kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc và mùi vị. * Hoạt động 2: Các bộ phận của quả. Học sinh quan sát hình 1;2;4;5;6;7;8 SGK + Tìm các bộ phận chính của quả. - Quả gồm những bộ phận nào? Chỉ rõ các bộ phận đó. + GV kết luận: Mỗi quả thường có 3 phần chính: vỏ, hạt, thịt. - Mở rộng: Vỏ của quả khác nhau thì khác nhau. Có loại quả có vỏ không ăn được, có quả lại có vỏ mỏng dính sát vào thịt và ăn đươc. Có quả có nhiều hạt, có quả chỉ có một hạt. Có hạt ăn được (đỗ, lạc), có hạt không ăn được (xoài, bưởi, cam ) * Hoạt động 3. Ích lợi của quả, chức năng của hạt. + Giáo viên kết luận: - Hạt để trồng cây mới. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới. - Quả có nhiều ích lợi: quả để ăn, làm thuốc, ép dầu ăn. Quả có thể ăn tươi, chế biến để ăn. Quả có nhiều vitamin, ăn nhiều quả có lợi cho sức khoẻ. + Chơi trò chơi : Đố quả. + Học sinh làm việc theo cặp. + Quan sát và trả lời. - Thường có màu đỏ (vàng), có quả có màu xanh. - Thường khác nhau. - Mỗi quả có mùi vị khác nhau, có quả rất ngọt, có quả rất chua, chát + Vài học sinh nhắc lại kết luận. + Học sinh quan sát, suy nghĩ. + Học sinh thảo luận, đại diện nhóm nêu ý kiến. Quả gồm các bộ phận: vỏ, hạt, thịt. + Vài học sinh lên bảng nêu và chỉ vào quả thật. + Học sinh nhắc lại. + Học sinh phát biểu ý kiến. + SGV/61. 4. Củng cố & dặn dò: + Học sinh nhắc lại “ bóng đèn toả sáng”. + Chốt nội dung bài học. Liên hệ giáo dục học sinh.Dặn dò hoàn thành bài tập, ghi nhớ SGK. + Chuẩn bị bài: Động vật. Thứ sáu ngày 05 tháng 03 năm 2010 Toán: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ A MỤC TIÊU. Nhận biết về thời gian (chủ yếu là về thời điểm). Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Mặt đồng hồ (bằng bìa hoặc bằng nhựa) có ghi số, có vạch chia phút và có kim giờ, kim phút quay được. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: + Giáo viên kiểm tra bài tập 1,2/122 + Nhận xét và cho điểm học sinh. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: . * Hoạt động 1: Hướng dẫn xem đồng hồá. + Sử dụng mặt đồng hồ có vạch chia phút để giới thiệu đồng hồ, chú trọng đến giới thiệu các vạch chia phút trên mặt đồng hồ, hoặc yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa trong SGK. + Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 và hỏi: - Đồng hồ chỉ mấy giờ? + Nêu vị trí của kim giờ, kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút? + Yêu cầu HS quan sát chiếc đồng hồ thứ 2. + Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào? + Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là được 1 phút. Vậy em nào có thể tính được số phút kim phút đã đi từ vị trí số 12 đến vị trí vạch nhỏ thứ 3 sau vạch số 2, tính theo chiều quay đồng hồ. + Vậy đồng hồ thứ 2 chỉ mấy giờ? + Yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ thứ ba. + Đồng hồ chỉ mấy giờ? + Hãy nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút. + Khi kim phút chỉ đến vạch số 11 là kim đã đi được 15 phút tính từ vạch số 12 theo chiều quay của kim đồng hồ, kim chỉ thêm 1 vạch nữa là được thêm 1 phút, vậy kim phút chỉ đến phút thứ 56. Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút. + Vậy còn thiếu mấy phút thì đến 7 giờ? Để biết còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ, em có thể đếm số vạch từ vạch số 12 đến vị trí vạch chỉ của kim phút nhưng theo chiều ngược của kim đồng hồ. + Giáo viên cùng cả lớp đếm: 1, 2 , 3, 4. Vậy thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ, ta có cách đọc giờ thứ hai là 7 giờ kém 4 phút. * Hoạt động 2: Luyện tập thực hành. Bài tập 1. Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát đồng hồ và nêu giờ, có kèm theo nêu vị trí các kim đồng hồ tại mỗi thời điểm. + Yêu cầu học sinh nêu giờ trên mỗi chiếc đồng hồ? + Chữa bài và cho điểm học sinh. Bài tập 2. + Cho học sinh tự vẽ kim phút trong các trường hợp của bài. Bài tập 3. + Tổ chức thành trò chơi "Nối đồng hồ với thời gian đã cho thích hợp" 3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò: + Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập + Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. + Lớp theo dõi và nhận xét. + Nghe Giáo viên giới thiệu bài. + Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút. + Kim giờ chỉ qua số 6 một chút, kim phút chỉ đến số 2. + Học sinh quan sát theo yêu cầu. + Kim giờ đang ở quá số 6 một chút, vậy là hơn 6 giờ. Kim phút chỉ qua vạch số 2 được 3 vạch nhỏ. + Học sinh tính nhẩm miệng 5; 10 (đến vạch số 2) tính tiếp 11; 12; 13 vậy kim phút đi được 13 phút. + Chỉ 6 giờ 13 phút. + Học sinh quan sát. + Chỉ 6 giờ 56 phút. + Kim giờ chỉ qua số 6, đến gần số 7, kim phút chỉ qua vạch số 11, thêm một vạch nhỏ nữa. + Nghe giảng. + Còn thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ. + H.sinh đếm và đọc theo: 7 giờ kém 4 phút. + Thực hành xem đồng hồ theo cặp, học sinh chỉnh sửa lỗi sai cho nhau. a) 2 giờ 9 phút. b) 5 giờ 16 phút. c) 11 giờ 21 phút. d) 9 giờ 34 phút hay 10 giờ kém 26 phút. e) 10 giờ 39 phút hay 11 giờ kém 21 phút. g) 3 giờ 57 phút hau 4 giờ kém 3 phút. + Đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra lẫn nhau. + Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. Tập làm văn: NGHE - KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU. Nghe kể được câu chuyện Người bán quạt may mắn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. Tranh minh họa truyện trong SGK. Bảng phụ (hoặc bảng lớp) viết 3 câu hỏi gợi ý. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS + Kiểm tra bài cũ. - Giáo viên nhận xét & cho điểm. + Giới thiệu bài mới. + Hoạt động 1: Hướng dẫn Học sinh nghe -kể chuyện. a/ Học sinh chuẩn bị. - Cho Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Giáo viên nhắc lại yêu cầu: - GV cho HS quan sát tranh minh họa SGK. b/ GV kể lần 1: Người bán quạt may mắn. H: Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì? H: Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những cái quạt để làm gì? H: Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt? * Giáo viên kể lần 2: c/ Học sinh thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện. - Cho Học sinh chia nhóm tập kể. - Cho Học sinh thi kể. - Giáo viên nhận xét &hỏi. H: Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi? H: Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này? - Giáo viên chốt lại: Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ – có tên gọi là nhà thư pháp. Nước Trung Hoa có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, để lưu giữ như một tài sản quý. + Hoạt động 2: Củng cố – dặn dò. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn Học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - 2Học sinh lần lượt đọc bài đã làm trước lớp Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. - Học sinh lắng nghe. - 1học sinh đọc yêu cầu và các gời ý. - Học sinh quan sát. - Học sinh lắng nghe - Gặp ông Vương Hi Chi, bà phàn nàn quạt bán ế, chiều nay cả nhà phải nhịn cơm. - Ông viết chữ, làm thơ vào quạt, ông nghĩ sẽ giúp được bà cụ. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua. - Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt . Họ mua quạt như mua 1 tác phẩm quý giá. - Học sinh chia nhóm, lần lượt kể trong nhóm - Đại diện các nhóm lên thi. - Lớp nhận xét. - Ông là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ. - Người viết chữ đệp cũng là nghệ sĩ ,còn gọi là nhà thư pháp. Sinh hoạt lớp: I/ Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua: 1. Ưu điểm: - Đi học chuyên cần 100% - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ -Đi học đúng giờ - Học bài và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Thực hiện tôt nội quy của nhà trường - Lớp đã phát động phong trào "Đọc sách và hiến sách cho thư viện" 2. Tồn tại: - Phong trào giữ vở rèn chữ thực hiện chưa đều II/ Công tác tuần đến: - Tổ chức ôn tập cho HS - Thực hiện phong trào hiến sách - Sinh hoạt tập thể, ca múa hát...
Tài liệu đính kèm: