Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 33 - Lê Quang Trung

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 33 - Lê Quang Trung

1 ỔN ĐỊNH (2)

2 BÀI MỚI Giới thiệu bài(1)

 Hoạt động 1 ( 15) Nét đặc thù của Cồng Chiêng Tây Nguyên

-GV giới thiệu :

+ Cồng Chiêng Tây Nguyên rất đa dạng.

+Cồng Chiêng Tây Nguyên là vật thiêng, sợi dây nối liền con người và thần linh.

+ Cồng Chiêng có mặt trong đời sống con người từ lúc sơ sinh, qua các sinh hoạt trong đồng áng, tyển sông ngòi, thời bình và thời chiến .

+ Cách chỉnh Cồng và gõ Cồng rất đặc biệt, chính xác, tinh tế.

+ Biên chế của dàn Cồng rất đa dạng và không căn cứ vào độ cao của các Cồng, chức năng của mỗi loại Cồng trong biểu diễn mà còn liên quan đến tổ chức xã hội và triết lý sống của dân tộc trong vùng đó : như Cồng mẹ, Cồng cha, Cồng con, Cồng cháu

+ Cách sắp đặt đối tượng quan trọng ở giữa,trong khi dàn cồng đi vòng quanh đối tượng để cho khoảng cách giữa người nghe Cồng và mỗi chiếc Cồng bằng nhau.

 

doc 21 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 33 - Lê Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ 2 ngày 25 tháng 4 năm 2011
Môn : ĐẠO ĐỨC:
Bài : TÌM HIỂU VỀ CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN 
I MỤC TIÊU 
- HS biết những nét đặc thù của cồng chiêng tây nguyên 
- Cách sử dụng cồng chiêng 
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh ảnh bộ cồng chiêng .
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1 ỔN ĐỊNH (2’)
2 BÀI MỚI Giới thiệu bài(1’)
 Hoạt động 1 ( 15’) Nét đặc thù của Cồng Chiêng Tây Nguyên 
-GV giới thiệu : 
+ Cồng Chiêng Tây Nguyên rất đa dạng.
+Cồng Chiêng Tây Nguyên là vật thiêng, sợi dây nối liền con người và thần linh.
+ Cồng Chiêng có mặt trong đời sống con người từ lúc sơ sinh, qua các sinh hoạt trong đồng áng, tyển sông ngòi, thời bình và thời chiến .
+ Cách chỉnh Cồng và gõ Cồng rất đặc biệt, chính xác, tinh tế.
+ Biên chế của dàn Cồng rất đa dạng và không căn cứ vào độ cao của các Cồng, chức năng của mỗi loại Cồng trong biểu diễn mà còn liên quan đến tổ chức xã hội và triết lý sống của dân tộc trong vùng đó : như Cồng mẹ, Cồng cha, Cồng con, Cồng cháu
+ Cách sắp đặt đối tượng quan trọng ở giữa,trong khi dàn cồng đi vòng quanh đối tượng để cho khoảng cách giữa người nghe Cồng và mỗi chiếc Cồng bằng nhau.
+ Cồng Chiêng di chuyển từ mặ sang trái, đi ngược với kim đồng hồ, đi ngược thời gian trở về dĩ vãng. Từ bên ngoài vào đến con tim.
+ Cách phát triển giai điệu không đi theo con đường ngay từ thấp đến cao hay đi theo đường cong mà bằng những mô hình nối tiếp nhau theo những phương pháp lập lại rất độc đáo.
Cồng Chiêng đã tồn tại àng nghìn năm nay. Cồng Chiêng là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người để diễn tả niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và trong sinh hoạt hàng ngày của họ, nó là nét đẹp văn hóa, nét đẹp riêng của người Tây Nguyên. Nhưng Tây Nguyên là Việt Nam và văn hóa Tây Nguyên là văn hóa Việt Nam. Vậy nên Cồng Chiêng Tây Nguyên cũng là nét đẹp riêng của nền văn hóa Việt Nam.
Hoạt động 2( 8’) Tìm hiểu Cồng Chiêng ở địa phương .
- Yêu cầu HS nêu: Ở buôn làng Tây Nguyên người ta dùng Cồng Chiêng vào những dịp nào ?
- Ở buôn em có đội cồng chiêng không ?
- GV giới thiệu đôi nét về đội Cồng Chiêng ở xã .
3 CỦNG CỐ,DẶN DÒ ( 1’)
- Về nhà tìm hiểu thêm về Cồng Chiêng .
- HS theo dõi qua tranh ảnh.
- HS trả lời câu hỏi 
Môn : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN 
Bài : CÓC KIỆN TRỜI
I/ MỤC TIÊU
1-TẬP ĐỌC
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
- Hiểu nội dung : Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.
2KỂ CHUYỆN.
- Kể lại được một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh họa. 
- HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn truyện .
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1KIỂM TRA BÀI CŨ (5’)
- GV Kiểm tra : đọc và trả lời các câu hỏi vềâ bài Cuốn sổ tay.
2 DẠY BÀI MỚI Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1(20’) Luyện đọc 
+ GV đọc mẫu toàn bài một lượt, 
- Hướng dẫn luyện đọc :
+ Đọc từng câu.
+ Đọc từ khó :nắng hạn, nứt nẻ, nghiến răng, nhảy xổ, trụi trơ.nổi giận .
+ Đọc từng đoạn trước lớp . 
+ Đọc đoạn trong nhóm 
+ Yêu cầu thi đọc đoạn.
+ Nhận xét ghi điểm .
+ Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
Hoạt động 2( 10’) Tìm hiểu bài:
- Vì sao Cóc phải kiện Trời? 
- Cóc sắp xếp đội ngũ thế nào trước khi đánh trống? 
- Đội quân nhà Trời gồm những ai? 
- Em hãy kể lại cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân nhà Trời.
- Qua phần đọc và tìm hiểu truyện, em thấy Cóc có gì đáng khen?
- GV giảng : Cóc đại diện cho nguyện vọng của người nông dân, luôn mong muốn mưa thuận gió hoà để sản xuất.
Hoạt động 3( 15’) Luyện đọc lại bài : 
- GV đọc mẫu toàn bài lần hai 
- Gọi Học sinh đọc bài trước lớp theo ba vai Trời, Cóc, người dẫn chuyện.
- Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc bài theo vai trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
Hoạt động 4(17’) Hướng dẫn kể chuyện:
- Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng giọng của ai?
- Trong truyện có nhiều nhân vật, em có thể chọn kể bằng lời của Cóc, các bạn của Cóc, Trời nhưng lưu ý không kể bằng lời của các nhân vật chết trong cuộc chiến đấu.
- GV yêu cầu học sinh suy nghĩ để chọn một nhân vật mà mình sẽ kể theo lời của nhân vật đó.
- Chúng ta phải xưng hô như thế nào khi kể theo lời của một nhân vật trong truyện?
- GV yêu cầu học sinh quan sát để nêu nội dung các bức tranh.
- Gv gọi 1 học sinh khá, yêu cầu kể lại đoạn đầu của câu chuyện.
- Nhận xét.
3/ Kể chuyện.
- GV gọi 3 học sinh kế tiếp nối câu chuyện trước lớp.
- GV nhận xét.
- Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
3 Củng cố, dặn dò(2’)
- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- HS tiếp nối nhau đọc câu .
- HS đọc CN – ĐT
- 3 em tiếp nối nhau đọc bài.
- Lập nhóm 3 đọc bài.
- 2 nhóm thi đọc.
- Cả lớp đọc.
- Vì đã lâu ngày trời không mưa, hạ giới bị hạn hán, muôn loài đều khổ sở.
- Trước khi đánh trống, Cóc bảo Cua bò vào chum nước, Ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu, Cọp thì nấp ở hai bên.
- Đội quân của nhà Trời gồm có Gà, Chó, Thần Sét.
- Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Cóc thật dũng cảm, dám lên kiện Trời; Cóc biết sắp xếp, phân công các bạn một cách hợp lý nên đã thắng 
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh trong nhóm phân công vai để đọc lại bài.
- 3 nhóm thi đọc.
- Bằng lời của một nhân vật trong truyện.
- Xưng là “ Tôi”.
- 4 Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
+ Tranh 1: Cóc và các bạn trên đường đi kiện Trời.
+ Tranh 2: Cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với quân nhà Trời.
+ Tranh 3: Trời thương lượng với Cóc.
+ Tranh 4: Trời làm mưa.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 em kể .
Môn : Toán 
Bài : KIỂM TRA
A MỤC TIÊU 
- Kiểm tra kĩ năng đọc viết số có 5 chữ số. Tìm số liền trước liền sau của một số .
- Nhân chia số có 5 chữ số.
- Xem đồng hồ và nêu kết quả bằng hai cách khác nhau.
- Biết giải bài toán có đén hai phép tính.
B ĐỀ BÀI 
1 TRẮC NGHIỆM Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
BÀI 1: Số liền sau của số 68457 là:
A. 68467 B. 68447 C. 68456 D. 68458 
Bài 2 : Các số : 48 617; 47861 ; 48716; 47816 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là :
A. 48617; 48716; 47861; 47816
B. 48716; 48617; 47861; 47816
C. 47816; 47861; 48617; 48716
D. 48617; 48716; 47816; 47816.
Bài 3: Kết quả của phép cộng 36528 + 49347 là: 
A . 75865 B. 85865 C. 75875 D . 85875
Bài 4 Kết quả của phép trừ 85371 – 9046 là 
A . 76325 B. 86335 C. 76335 D. 86325 
II TỰ LUẬN 
Bài 1 Đặt tính rồi tính :
 21628 x 3 15250 : 5 
Bài 2 : Tìm x 
 X x 5 = 6350 X : 3 = 1785
Bài 3 : Ngày đầu của hàng bán được 230 mét vải . Ngày thứ hai bán được 340 mét vải,
Ngày thứ ba bán được bằng 1/3 số mét vải bán được trong cả hai ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba bán được bao nhiêu mét vải ?
C HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
Phần trắc nghiệm 4 điểm mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm 
Bài 1 D Bài 2 C Bài 3 D Bài 4 B
Phần tự luận 6 điểm 
Bài 1: 2 điểm đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được 1 điểm .
Bài 2 : 1,5 điểm mỗi lần tìm x đúng được 0, 75 điểm 
Bài 3 : 2,5 điểm 
- Nhận xét giờ kiểm tra 
Thứ 3 ngày 26 tháng 4 năm 2011
Môn : CHÍNH TẢ: 
Bài : CÓC KIỆN TRỜI
I/ MỤC TIÊU 
Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
Đọc và viết đúng tên riêng 5 nước Đông Nam Á.
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x .
II / ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Bài tập 3a hoặc 3b viết 3 lần trên bảng lớp.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi HS viết . lâu năm, vừa vặn, dịu giọng
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
2/ Dạy – Học bài mới. Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1:(20’) Hướng dẫn viết chính tả.
- Giáo viên đọc đoạn văn 1 lần.
- Hỏi: Cóc lên Thiên đình kiện Trời với những ai?
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn 
- Yêu cầu học sinh viết các từ vừa tìm được.
- GV đọc từng câu Viết chính tả.
- GV đọc bài .
- Chấm chữa bài . 
Hoạt động 2(10’) Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2:
a) – Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Gọi học sinh đọc tên các nước.
- GV giới thiệu: đây là 5 nước láng giềng của nước ta.
- Tên riêng nước ngoài được viết như thế nào?
- GV lần lượt đọc tên các nước 
- Nhận xét chữ viết của học sinh.
Bài 3:
a) - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Gọi học sinh chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
3 Củng cố – Dặn dò(2’)
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau
- Học sinh đọc và viết.
- Theo dõi GV đọc, 1 học sinh đọc lại.
- Với Cua, Gấu, Cáo, Cọp, Ong.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Những chữ đầu câu: Thấy, Cùng, Dưới và tên riêng: Cóc, Trời, Cua, Cáo, Gấu, Cọp...
- lâu, làm ruộng đồng, chim muông, khôn khéo, quyết.
- Học sinh viết bảng con.
- HS viết vào vở.
- HS Soát ... châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được vị trí trên lược đồ.
- Biết nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Quả địa cầu . Lược đồ các châu lục và các đại dương.
Hai bộ thẻ chữ ghi tên 4 châu lục, 6 đại dương và tên một số nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (2’).
2. Kiểm tra bài cũ( 3’) Các đới khí hậu
Có mấy đới khí hậu? Nêu đặc điểm chính của các đới khí hậu đó?
Hãy cho biết các nước : Ấn Độ, Phần Lan, Nga, Argentina thuộc các đới khí hậu nào?
Nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động1(10’)Tìm hiểu bề mặt của Trái đất.
- Quan sát em thấy quả địa cầu có những màu gì?
- Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu?
- Theo em, các màu đó mang những ý nghĩa gì?
+ Giáo viên kết luận: Trên bề mặt Trái đất có chỗ là đất có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn trên bề mặt Trái đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 lục địa. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Có 4 đại dương trên bề mặt Trái đất.
Hoạt động 2(10’) Lược đồ các châu lục và các đại dương.
+ Giáo viên treo lược đồ: học sinh lên bảng chỉ và gọi tên các châu lục và các đại dương trên Trái đất.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh tìm vị trí của nước Việt Nam trên lược đồ và cho biết nước ta nằm ở châu lục nào?
+ Giáo viên kết luận: 6 châu lục và 4 đại dương trên Trái đất không nằm rời rạc mà xen kẽ gắn liền với nhau trên bề mặt Trái đất. 4. 4Củng cố & dặn dò(2’)
+ Về nhà sưu tầm và tìm hiểu thêm về 6 châu lục và 4 đại dương.
+ Chuẩn bị bài: Bề mặt lục địa.
- 2 em trả lời 
- Các màu: xanh nước biển, xanh đậm, vàng, hồng nhạt, màu ghi.
- Màu chiếm diện tích nhiều nhất là màu xanh nước biển.
- Mang ý nghĩa là: màu xanh nước biển để chỉ nước biển hoặc đại dương. Các màu còn lại để chỉ đất liền hoặc các quốc gia.
+ Vài học sinh nhắc lại ý chính.
+ Học sinh nối tiếp nhau lên bảng chỉ và gọi tên: 
- Có 6 châu lục trên Trái đất: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Có 4 đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
+ Vài học sinh tìm và chỉ vị trí nước Việt Nam, sau đó nêu Việt Nam nằm ở châu Á.
Thứ 6 ngày 29 tháng 4 năm 2011
 Tiết 2 : CHÍNH TẢ: QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
I/ MỤC TIÊU
- Nghe, viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng BT chính tả phân biệt s/x .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2a hoặc 2b.phụ viết sẵn nội dung bài các bài tập chính tả.
Bài tập 3a hoặc 3b photo ra giấy và bút dạ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC- CHỦ YẾU
1/ Kiểm tra bài cũ (4’)
- Yêu cầu viết tên 5 nước trong khu vực Đông Nam Á đã học ở tiết trước.
- Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh .
2/ Dạy học bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1(20’) Hướng dẫn viết 
- Trao đổi về nội dung bài viết.
+ Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?
- Hướng dẫn cách trình bày.
- Hướng dẫn viết từ khó.
- GV đọc từng câu.
- GV đọc lại bài
 - Chấm bài.
- Nhận xét chữa lỗi .
Hoạt động 2(10’) Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu làm bài .
- Nhận xét 
Bài 3b
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Chia nhóm, phát phiếu và bút cho học sinh, yêu cầu học sinh tự làm.
- Gọi các nhóm đọc bài làm của mình.
- Kết luận về lời giải đúng.
3 Củng cố – Dặn dò(2’)
- Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh.
- Dặn học sinh ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài và chuẩn bị bài sau. 
- 1 học sinh đọc và viết.
Bru-nây; Cam-pu-chia; Đông-ti-mo; In-đô-nê-xi-a; Lào
+ hạt lúa non mang torng nó giọt sữa thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý trong sạch của trời.
- HS viết bảng con : ngửi, phảng phất ,
- HS viết chính tả.
- Soát lỗi.
- 10 em nộp vở 
- Làm bài vào vở: nhà xanh – đỗ xanh; là cái bánh chưng.
- lời giải: cộng – họp - hộp.
 Tiết 3 : TẬP LÀM VĂN: GHI CHÉP SỔ TAY
I/ Mục tiêu:
- Hiểu nội dung bài báo A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây! Để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô- rê mon. 
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên và học sinh cùng sưu tầm tranh, ảnh về một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài. 
Một cuốn truyện tranh Đô-rê-mon, một v ài tờ báo Nhi đồng có mục Alô, Đô-rê-mon Thần thông đây!
III/ Các hoạt động dạy học: 
1/ Kiểm tra bài cũ ( 4’)
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng, yêu cầu đọc bài kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
2/ Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1( 15’) Hướng dẫn đọc bài . 
Bài 1:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài trước lớp, 1 học sinh đóng vai người hỏi, 1 học sinh đóng vai Đô-rê-mon. 
- Cho học sinh cả lớp giới thiệu tranh ảnh về các loài thú quý hiếm được nhắc đến trong bài đã sưu tầm được. 
Hoạt động 2(15’) Ghi sổ tay 
- Yêu cầu ghi ý chính trong các câu trả lời của Đô – rê – mon 
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại phần a) của bài báo.
- Giáo viên hỏi: Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon điều gì?
- Hãy ghi lại ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-mon.
- Gv yêu cầu học sinh tự làm tiếp phần b).
 3 Củng cố – Dặn dò ( 2’).
- Nhắc những học sinh chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp, thường xuyênđọc báo và ghi lại những thông tin vào sổ tay.
- Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- 1 học sinh đọc trước lớp.
.- 2 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi.
- HS giới thiệu trước lớp .
- 2 em nhắc lại 
- Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon : Sách đỏ là gì?” 
- Học sinh tự ghi, sau đó phát biểu ý kiến: Sách đỏ là loại sách nêu tên các động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ.
Tiết 4 TOÁN ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (tiếp theo).
A. MỤC TIÊU.
- Biết làm tính Cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 ( nhẩm và viết)
- Biết tìm số hạng chưa biết trong phép tính cộng và tìm thừa số chưa biết trong phép tính nhân.
- Biết giải toán liên quan đến rút về đơn vị.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Viết sẵn bài tập 1 trên bảng lớp.
16 hình tam giác vuông bằng giấy màu đỏ và màu xanh.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Kiểm tra bài cũ ( 5’)
+ Giáo viên kiểm tra bài tập + Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
Hoạt động 1( 28’) Hướng dẫn ôn tập.: 
Bài tập 1.
+ Bài 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài?
+ Nhận xét bài làm của học sinh.
+ Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức như thế nào?
+ Gọi 6 học sinh nối tiếp nhau đọc bài của mình trước lớp.
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 3.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Gọi học sinh chữa bài.
+ X là thành phần nào trong phép tính cộng?
+ Muốn tìm số hạng chưa biết trong phép cộng ta làm như thế nào?
+ X là thành phần nào trong phép tính nhân?
+ Muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta làm như thế nào?
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
Bài tập 4.
+ Yêu cầu học sinh tự tóm tắt và giải bài toán.
 Tóm tắt
 5 quyển : 28500 đồng.
 8 quyển : ? đồng.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
+ Nêu các bước giải loại toán này?
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 5.
+ Chia lớp thành 2 đội; Đội xanh và đội đỏ. Mỗi đội cử 2 bạn tham gia thi xếp hình. Trong 3 phút đội nào xếp xong trước sẽ thắng cuộc.
+ Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
 Hoạt động 2 (2’)Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Tính nhẩm.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Nếu biểu thức có dấu ngoặc làm trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. Nếu biểu thức chỉ có cộng, trừ hoặc nhân, chia thì ta làm từ trái sang phải.
+ 3 chục nghìn + 4 chục nghìn – 5 chục nghìn = 7 chục nghìn – 5 chục nghìn = 2 chục nghìn.
Vậy: 30000 + 40000 – 50000 = 20000.
+ Trả lời tương tự với các biểu thức còn lại.
+ Cả lớp làm vào vở . 
+ Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp.
+ X là số hạng chưa biết trong phép tính cộng.
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
+ X là thừa số chưa biết trong phép tính nhân.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Giá tiền một quyển sách là:
28500 : 5 = 5700 (đồng)
Số tiền mua 8 quyển sách là:
5700 x 8 = 45600 (đồng)
Đáp số: 45600 đồng.
+ Bài toán thuộc dạng toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Bước 1: Tìm giá trị 1 phần (thực hiện phép chia).
- Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần (thực hiện phép nhân).
+ Học sinh thi xếp hình.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_33_le_quang_trung.doc