Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Lã Thị Nguyên

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Lã Thị Nguyên

TOÁN

NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

 (CÓ NHỚ)

I- MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh:

- Biết thực hành nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số (có nhớ).

- Áp dụng phép nhân có 2 chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.

- Củng cố bài toán về tìm số bị chia chưa biết.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phấn màu, bảng phụ, thẻ chữ

 

doc 76 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Lã Thị Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
Toán
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
 (có nhớ) 
I- Mục tiêu:
 Giúp học sinh: 
- Biết thực hành nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- áp dụng phép nhân có 2 chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
- Củng cố bài toán về tìm số bị chia chưa biết.
II- đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ, thẻ chữ
III- các hoạt động dạy – học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1- KTBC: 
- Gọi học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 6.
- 2 học sinh đọc.
- Nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới.
Hoạt động 1:
Giới thiệu bài.
- Giới thiệu- Ghi bảng.
Hoạt động 2:
HD thực hiện phép nhân.
a) Phép nhân 26x3
- Gv viết lên bảng phép nhân 26 x 3 = ?
- 1 HS đọc phép nhân.
 26 3 nhân 6
 x bằng 18
 3 nhớ 1
 78 3 nhân 2
 bằng 6 thêm 1 bằng 7.
26 x 3 = 78
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- Khi thực hiện phép nhân này, ta thực hiện tính từ đâu?
- Yêu cầu HS suy nghĩ thực hiện phép tính.
- 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính ra bảng con.
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau mới tính đến hàng chục.
b) Phép nhân 54x6
 54
x 
 6
 324
Tiến hành tương tự như phép tính trên.
Hoạt động 3:
Luyện tập, thực hành.
Bài 1: 
 47 25
 x x
 2 3
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh đọc bài làm và nêu cách thực hiện.
- Chữa bài, cho điểm.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vở.
- Đọc bài, nhận xét.
Bài 2:
TT: 1 cuộn: 35m
 2 cuộn vải m?
- Yêu cầu HS đọc đề toán.
+ Đầu bài cho biết gì? hỏi gì?
Yêu cầu học sinh làm bài.
- Học sinh đọc đề bài.
- Gọi học sinh đọc bài làm.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm.
Bài 3: Tìm x.
x.6=12 x: 4=23
 x=12x6 x=23x4
 x = 72 x = 92
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, cho điểm.
+ x trong mỗi phép tính được gọi là gì? nêu cách tính.
- HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vở
- Đọc bài, NX 
3- Củng cố, dặn dò
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nối nhanh, nối đúng”.
- Nhận xét tiết học.
tập đọc - kể chuyện
Người lính dũng cảm
I- Mục tiêu:
A- Tập đọc:
1- Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ: cây nứa, thủ lĩnh, lỗ hổng, leo lên.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết đọc phù hợp với giọng các nhân vật trong truyện.
2- Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: nứa tép, ô qủa trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ.
- Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
B- Kể chuyện:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
II- đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ các đoạn truyện.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần HĐ luyện đọc.
III- các HĐ dạy, học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1- KTBC:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài TĐ “Ông ngoại”.
- 2 HS đọc.
2- Bài mới:
Hoạt động 1:
Giới thiệu bài.
- Giới thiệu - Ghi bảng.
Hoạt động 2:
Luyện đọc
+ Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài (giọng hơi nhanh).
+ HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- HD đọc từng câu.
+ Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Theo dõi phát hiện từ phát âm sai để sửa cho học sinh.
Đọc đoạn
- HD đọc đoạn.
+ Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ:
nứa tép, ô quả trám, hoa mười giờ, nghiêm giọng.
- Đọc từng đoạn.
- HS đọc chú giải
- GV theo dõi và HS cách ngắt giọng đúng.
- Vượt rào,/ bắt sống lấy nó!//
- Về thôi .//
- Học sinh luyện đọc.
+ Yêu cầu HS đọc tiếp nối đoạn
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài.
Đọc trong nhóm
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn theo nhóm
- Đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- 2 nhóm thi đọc.
Hoạt động 3: 
Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
Đoạn 1
+ Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì? ở đâu?
- Các bạn nhỏ chơi trò đánh trộm phía trong vườn trường.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn .
- Viên tướng hạ lệnh gì khi không tiêu diệt được máy bay địch?
 hạ lệnh trèo qua hàng rào vào vườn để bắt sống nó 
- Khi đó, chú lính nhỏ đã làm gì?
 không leo lên hàng rào  chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào.
- Vì sao chú lính nhỏ lại quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào?
- Vì chú sợ làm hỏng hàng rào của vườn trường.
Đoạn 2:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2.
+ Việc leo hàng rào của các bạn khác đã gây ra hậu quả gì?
- Hàng rào bị đổ.
Đoạn3:
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3:
+ Thầy giáo mong chờ điều gì ở HS trong lớp ..?
-  mong HS của mình dũng cảm nhận lỗi.
+ Khi bị thấy giáo nhắc nhở chú lính nhỏ cảm thấy thế nào?
- Chú lính nhỏ run lên vì sợ.
+ Theo em, vì sao chú lính nhỏ lại run lên khi nghe thầy giáo hỏi?
Đoạn 4:
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 4.
+ Chú lính nhỏ đã nói với viên tướng điều gì khi ra khỏi lớp học?
- Chú khẽ nói "ra vườn đi”.
+ Chú đã làm gì khi viên tướng khoác tay và ra lệnh “về thôi!”?
- Chú nói “nhưng như vậy là hèn”.
+ Lúc đó, thái độ của viên tướng và những người lính như thế nào?
- Mọi người sững lại.
+ Ai là người lính dũng cảm trong truyện này? vì sao?
- Chú lính chui qua hàng rào 
Hoạt động 4:
+ Con học được bài học gì từ chú lính nhỏ trong bài?
- Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
Luyện đọc lại bài.
- Cho học sinh luyện đọc theo vai.
- Thi đọc theo nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Luyện đọc theo vai.
kể chuyện(20')
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
Hoạt động 1:
Xác định yêu cầu.
- Gọi 1-2 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc yêu cầu.
Hoạt động 2:
Thực hành KC:
- GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS kể từng đoạn.
- HS dựa vào câu hỏi gợi ý kể từng đoạn.
- Cho HS nối tiếp nhau kể từng đoạn.
- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn.
- Tổ chức cho HS thi kể theo nhóm.
- Gọi đại diện một số nhóm lên kể.
- 2 nhóm kể, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm
3.Củng cố, dặn dò
+ Con đã bao giờ dũng cảm nhận lỗi chưa? 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại cho người khác nghe và chuẩn bị bài sau
đạo đức
Tự làm lấy việc của mình (T 1)
I- Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là tự làm lấy việc của mình.
- HS hiểu ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- HS biết được tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có thể quyết định và thực hiện công việc của mình.
- HS biết tự làm lấy công việc của mình.
- Giáo dục HS có thái độ chăm chỉ, tự giác.
II- đồ dùng dạy học:
- Phiếu nhóm. 
II- các HĐ dạy – học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1- KTBC: 
2- Dạy bài mới:
y/c HS lấy VD chứng tỏ mình đã giữ lời hứa?
- GVNX - Đánh giá
- Giới thiệu- Ghi bảng
2 HSTL - NX
Hoạt động 1: GTB
- Giới thiệu- Ghi bảng
Hoạt động 2:
Xử lý tình huống.
MT: HS biết một số việc tự làm lấy của mình.
- GV nêu tình huống.
Gặp bài toán khó. Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy, An đã đưa bài giải của mình cho bạn chép.
+ Nếu là Đại con sẽ làm gì? Vì sao?
-> GV kết luận:
Mỗi người nên tự làm lấy việc của mình.
- HS giải quyết.
- Nhận xét, bổ sung.
(Đại cần tự làm việc của mình mà không nên đi chép. Vì giải BT là nhiệm vụ của Đại.
Hoạt động 3:
Thảo luận nhóm.
MT: HS hiểu như thế nào là tự làm lấy việc của mình và vì sao phải tự làm lấy.
- GV phát phiếu nhóm.
Điền từ:
a) Tự làm lấy việc của mình là . làm lấy cồng việc của .. mà không . vào người khác.
b) Tự làm lấy việc của mình giúp em mau . và không . người khác.
- Thảo luận 4 nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
(Cố gắng, bản thân, dựa dẫm)
(tiến bộ, làm phiền)
Hoạt động 4:
Xử lý tình huống.
MT: HS có kỹ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình.
- GV đưa tình huống.
Khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi “HHDC” tuần tới của lớp thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt:
- Tớ khéo tay, cậu để tới làm thay cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ.
Nếu là Việt con đồng ý đề nghị của Dũng không? vì sao?
-> GVKL: Đề nghị của Dũng là sai vì 2 bạn cùng phải tự làm lấy việc của mình.
- HS xử lý tình huống theo nhóm 2.
- Một số nhóm lên đóng vai về cách xử lý của nhóm mình.
3- Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Tự làm lấy công việc của mình ở nhà, ở trường 
Hướng dẫn học
- Hướng dẫn HS hoàn thành nốt các bài học trong ngày.
- Học sinh luyện đọc bài buổi sáng 
	- Giáo viên QS giúp đỡ HS yếu.
	- GV nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2009
toán
Luyện tập
I- Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành tính nhóm số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- Củng cố kỹ năng xem đồng hồ.
II- đồ dùng dạy – học:
Mô hình đồng hồ, bảng phụ.
III- các HĐ dạy - học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1- KTBC: 
- Viết bảng: 45 x 2 = ..?
 18 x 3 = ?
- Nhận xét, cho điểm.
2 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
2- HD luyện tập.
Hoạt động 1: GTB
- Giới thiệu, ghi bảng
Hoạt động 2:
Củng cố phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ).
Bài 1: Tính
- Bài tập yêu cầu gì?
- Học sinh đọc.
 49 27 57 18
x x x x
 2 4 6 5
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
- Gọi học sinh đọc bài, làm và nêu cách thực hiện.
- Đọc bài – nhận xét.
+Nêu cách nhân số có 2 CS với số có 1CS ?
- Chữa bài, cho điểm.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
38 x 2 53 x 4
27 x 6 45 x 5
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm cả lớp làm vở.
- Gọi học sinh nêu cách đặt tính và cách tính.
+Nêu cách đặt tính ? cách tính ?
- Chữa bài, cho điểm.
- HS đọc.
- HS làm bài
- HS nêu
- Nhận xét
Hoạt động 3:
Ôn giải toán.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề toán
- 1 HS làm bài.
TT: 1 ngày: 24 giờ
 6 ngày:  giờ
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm cả lớp làm vở.
- HS làm bài.
- Gọi học sinh đọc bài làm.
- Chữa bài, cho điểm.
- Đọc bài, nhận xét.
Hoạt động 4:
Củng cố xem đồng hồ.
Bài 4: Quay kim đồng hồ.
a) 3 giờ 10 phút.
b) 6 giờ 45 phút
c) 8 giờ 20 phút
d) 11 giờ 30 phút..
- Cho học sinh thi đua giữa các nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 5: Hai phép nhân nào có kết quả bằng nhau.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Nối đúng, nối nhanh.
- Mỗi đội 5 người chơi, GVNX - Đánh giá
- Mỗi đội 5 người chơi, GV hô bắt đầu 1 người lên nối phép tính có kết quả bằng nhau rồi về đưa phấn cho người thứ 2 lên. Đội nào nối đúng và xong trước đội đó thắng.
- HS chơi trò chơi
3- Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
chính tả (nghe – Viết)
Người l ... 2 chữ: Kim Đồng.
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
Chữ K, Đ, g cao 2 ly rưỡi, các chữ còn lại cao 1 ly.
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- 1 con chữ 0 tưởng tượng.
- Viết bảng
- GV đọc từ.
- HS viết bảng lớp, bảng con.
- Uốn nắn sửa sai cho học sinh.
Hoạt động 4:
HD viết câu ứng dụng.
- Giới thiệu.
- Câu tục ngữ khuyên ta phải chăm học mới khôn ngoan trưởng thành.
- HS đọc.
- Quan sát, nhận xét.
- Trong câu ứng dụng các chữ cái có chiều cao như thế nào.
- Chữ D, g, h, k cao 2 ly rưỡi, các chữ còn lại cao 1 ly.
- Viết bảng.
- GV đọc: Dao
- 1 HS viết bảng lớp.
- Cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét, sửa sai cho học sinh.
- Nhận xét.
Hoạt động 5:
Viết vở TV
- GV hướng dẫn HS viết vở
- Chấm 7 – 10 bài.
- HS viết bài.
3- Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 17 tháng 10 năm 2008
tập làm văn
Kể lại buổi đầu đi học của em
I- Mục tiêu:
- Kể lại được buổi đầu đi học của mình.
- Viết lại được những điều vừa kể thành 1 đoạn văn 5- 7 câu.
II- đồ dùng dạy học:
- Ghi các câu hỏi trên bảng phụ.
III- các hoạt động dạy- học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1- KTBC: 
- Hãy nêu trình tự một cuộc họp.
- Nhận xét, đánh giá.
- 1, 2 HS nêu.
2- Bài mới:
Hoạt động 1:
Giới thiệu bài.
- Giới thiệu – Ghi bảng
Hoạt động 2:
Kể lại buổi đầu đi học.
- GV nêu các câu hỏi gợi ý.
+ Buổi đầu con đi học là buổi sáng hay buổi chiều?
+ Buổi đó cách đây bao nhiêu lâu?
+ Con đã chuẩn bị cho buổi học đó như thế nào?
+ Ai là người đưa con tới trường?
+ Hôm đó trường học như thế nào?
+ Lúc đầu con bỡ ngỡ ra sao?
+ Con nghĩ gì về buổi đầu đi họcđó?
- Gọi 1 – 2 HS kể lại theo mẫu.
- HS kể.
- Yêu cầu HS kể theo nhóm.
- HS kể theo cặp.
- Kể trước lớp.
- 1 – 2cặp kể lại
Hoạt động 3:
Viết đoạn văn.
- Yêu cầu HS viết bài vào vở, lưu ý dấu chấm câu.
- HS viết bài.
- Chấm một số bài.
- Nhận xét, đánh giá.
3- Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
toán
Luyện tập
I- Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Củng cố mối quan hệ giữa số dư, số chia, số bị chia.
II- đồ dùng dạy- học:
- Nội dung bài 2 viết vào bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1- KTBC: 
2- Bài mới:
1- Hoạt động 1:
Giới thiệu bài
- Giới thiệu- Ghi bảng
Hoạt động 2:
Luyện tập
a) Phép chia hết, phép chia có dư.
Bài 1: Tính
 17 2 35 4
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS lên bảng.
- Cả lớp làm vở.
- Đọc bài, nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
24 : 6 50 : 5
32 : 5 34 : 6
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài cả lớp làm bảng vở.
- Gọi HS đọc bài làm và nêu cách thực hiện.
- Chữa bài, cho điểm.
- Đọc bài, nhận xét.
b) Ôn tìm một phần mấy của một số.
Bài 3: Giải toán.
1/3 HSG
 | | | |
27 HS
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài
- Đọc bài
- Nhận xét.
c) Quan hệ giữa số dư và SC và SBC
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét, đánh giá
- Đọc yêu cầu
- HS làm bài
- Đọc bài, nhận xét.
C. Củng cố dặn dò :
Tuần 7 Thứ hai ngày .tháng  năm 2006
toán
Bảng nhân 7
I- Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Tự lập được và học thuộc bảng nhân 7.
- Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân.
II- đồ dùng dạy- học:
Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
III- các HĐ dạy- học:
Nội dung
TG, ĐDDH
HĐ của GV
HĐ của HS
KTBC: 
 37: 5 24 : 6
- Gọi 2 HS lên bảng làm cả lớp làm bảng con.
- Nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc bảng nhân 6.
- HS làm bài.
- Nhận xét.
2- Bài mới:
Hoạt động 1:
Giới thiệu bài.
- Giới thiệu- Ghi bảng
Hoạt động 2:
HD thành lập bảng nhân 7.
- Lấy cho cô 1 thẻ có 7 hình tròn.
+ Có mấy hình tròn.
+ 7 hình tròn được lấy mấy lần?
- HS thực hành.
- Có 7 hình tròn.
- 7 hình tròn được lấy 1 lần.
+ 7 được lấy mấy lần?
- 7 được lấy 1 lần.
+ 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân 7x1=7
- HS đọc phép nhân.
7x1=7 7x6=42
7x2=14 7x7=49
7x3=21 7x8=56
7x4=28 7x9=63
7x5=35 7x10=70
Lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm bài có 7 hình tròn.
+ 7 hình tròn được lấy mấy.
+ Vậy 7 được lấy mấy lần?
+ Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 2 lần.
- 7 hình tròn được lấy 2 lần.
- 7 được lấy 2 lần
- 7 x2 = 14
+ 7 nhân 4 bằng mấy.
- 7 nhân 2 bằng 14
+ Vì sao con biết 7 nhân 2 bằng 14?
7 + 7 = 14 (đếm)
- Lấy 3 lần, mỗi lần 1 tấm bìa có 7 hình tròn.
+ 7 được lấy mấy lần?.
- 7 được lấy 3 lần
+ Lập cho cô phép tính
- 7 x3 
+ Tìm kết quả 7x3=..?
7 nhân 3 bằng 21
+ Vì sao con tìm được kết quả bằng 21.
14 + 7 = 21
7 + 7 + 7 = 21
- Gọi HS đọc lại 3 phép tính vừa lập, GV ghi bảng.
- Yêu cầu HS dựa vào cách lập trên để lập các phép tính còn lại.
- Gọi HS đọc phép nhân và kết quả.
- GV nói: Đây là bảng nhân 7. Các phép trong bảng đều có 1 thừa số là 7, thừa số còn lại lần lượt từ 1 đến 10.
Hoạt động 3:
Luyện đọc thuộc bảng nhân.
- GV hướng dẫn cách đọc, HS luyện đọc thuộc.
- Xoá dần bảng
- Tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Đọc đồng thanh.
- Đọc nhẩm
- Đọc thuộc lòng
Hoạt động 4:
Luyện tập thực hành.
Bài 1: Tính nhẩm:
7x3= 7x1=
7x5= 0x7=
7x7= 7x0=
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS thực hành nhẩm theo nhóm đôi (1 HS hỏi- 1 HS trả lời).
- Gọi 1 số nhóm trình bày, nhận xét.
- GV ghi bảng: 0x7, 7x0.
- 1 HS đọc.
- Thực hành nhẩm nhóm đôi.
- Trình bày
- Nhận xét.
+ Con có nhận xét gì về 2 phép tính trên.
Bài 2: Giải toán.
TT:
1 tuần lễ: 7 ngày
4 tuần lễ:  ngày
- Gọi HS đọc đề toán.
+ Yêu cầu HS nêu tóm tắt bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Chữa bài, cho điểm.
- 1 HS đọc.
- 1 HS nêu
Bài 3:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
- Số đầu tiên.. là số 7.
- Tiếp sau số 7 là số nào?
-  là số 14
- 7 cộng thêm mấy thì bằng 14.
- 7 +7 = 14
- Tiếp sau số 14 là số nào?
-  là số 21
+ Con làm như thế nào để tìm được số 21.
 lấy 14 + 7 = 21
- Vậy sau số 21 là số nào, các con làm tiếp bài cho cô.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét, củng cố.
3- Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS đọc thuộc bảng nhân 7 vừa học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
tập đọc – kể chuyện
Trận bóng dưới lòng đường
I- Mục tiêu:
A- Tập đọc:
1- Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó: lao đến, giây lát, nổi nóng, tán loạn 
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài.
2- Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: cánh phải, cầu thủ, khung thành.
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
B- Kể chuyện:
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật trong truyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II- đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III- Các HĐ dạy học chủ yếu:
Tập đọc
Nội dung
TG, ĐDDH
HĐ của GV
HĐ của HS
1- KTBC: 
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài TĐ “Nhớ lại buổi đầu đi học”
- Nhận xét, cho điểm.
- 2 học sinh đọc.
2- Bài mới:
Hoạt động 1:
Giới thiệu bài
- Giới thiệu- Ghi bảng
Hoạt động 2:
Luyện đọc.
- Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt.
- Theo dõi.
- HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS luyện đọc từng câu.
- Theo dõi, sửa sai cho HS.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- HS tiếp nối đọc từng câu.
- Chú ý ngắt giọng đúng cho học sinh.
Bỗng/ cậu thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội đến thế.// Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô,/ vừa mếu máo//.
- Ông ơi!// cụ ơi!// Cháu xin lỗi cụ.//
- HS luyện đọc
- Yêu cầu HS đọc chú giải SGK.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối đoạn trước lớp.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- Tổ chức luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Cho 1 -2 nhóm thi đọc.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài.
+ Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở đâu?
 dưới lòng đường.
+ Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
- Vì bạn Long mải đá bóng 
+ Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?.
- Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, quả bóng đập vào đầu một cụ già..
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- HS tự do trả lời.
Hoạt động 4:
Luyện đọc lại bài.
- Cho học sinh thi đọc giưũa các nhóm.
- Nhận xét, cho điểm.
kể chuyện
Hoạt động 1:
Xác định yêu cầu.
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- 1, 2 học sinh đọc.
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- HS kể tên.
- Đoạn 1 có những nhân vật nào tham gia câu chuyện.
Quang, Vũ, Long, bác lái xe máy.
- Gọi HS kể đoạn 1.
+ Khi đóng vai nhân vật trong truyện để kể, em phải chú ý điều gì trong cách xưng hô.
- Phải chọn xưng hô là tôi (hoặ mình, em).
Hoạt động 2:
Kể mẫu
- Gọi 3 HS kể trước lớp, mỗi HS kể 1 đoạn.
- 2 HS kể.
- Nhận xét
Hoạt động 3:
Kể theo nhóm
- Cho HS kể theo nhóm đôi, mỗi em chọn 1 đoạn.
- Kể theo nhóm.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- Tuyên dương HS kể tốt.
3- Củng cố, dặn dò.
- Khi đọc câu chuyện này, có bạn nói Quang thật là hư. Em có đồng tình với ý kiến của bạn đó không? Vì sao?
- HS phát biểu theo suy nghĩ.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà kể lại cho người khác nghe.
Thứ ba ngày .tháng  năm 2006
tập đọc
Lừa và ngựa
I- Mục tiêu:
1- Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ khó: lừa, lưng lừa, mang nặng 
- Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, phân biệt lời nhân vật.
2- Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ: Kiệt sức, kiệt lực.
- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện, khuyên chúng ta phải biết thương yêu, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Giúp bạn Bính là giúp mình, bỏ mặc bạn chính là hại mình.
II- các hoạt động dạy- học:
Nội dung
TG, ĐDDH
HĐ của GV
HĐ của HS
1- KTBC: 
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài TĐ “Trận bóng dưới lòng đường”.
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS đọc.
- Nhận xét.
2- Bài mới:
Hoạt động 1:
Giới thiệu bài.
- Giới thiệu – Ghi bảng
Hoạt động 2:
Luyện đọc.
- Đọc mẫu
- GV đọc toàn bài 1 lần, người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.
Lừa: mệt nhọc, khẩn khoản.
Ngựa: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_56_la_thi_nguyen.doc