Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 19

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 19

Toán

LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng:

- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.

- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.

II. Các hoạt động dạy học:

 GV tổ chức cho HS làm bài tập vào vở

Bài 1: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm.GV yêu cầu HS đọc kĩ từng câu của bài và tự làm bài, sau đó trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, cuối cùng GV kết luận.

 

doc 26 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án lớp4 
Tuần 19
Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng:
- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
II. Các hoạt động dạy học:
 GV tổ chức cho HS làm bài tập vào vở
Bài 1: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm.GV yêu cầu HS đọc kĩ từng câu của bài và tự làm bài, sau đó trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, cuối cùng GV kết luận.
530 dm 2 = 53000 cm 2 13 dm 2 29 cm 2 =1329 cm 2 
84600 cm 2 = 864 dm 2 9000000 m 2 =9 km 2 
10 km 2 =10000000 m 2 
* Chú ý dạng bài: 13dm2 29cm2 = ........cm2
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
- GV hướng dẫn HS nhận xét cách chuyển đổi của bài mẫu để nhận ra cách làm bài.
- HS tự làm bài - Một HS làm trên bảng phụ. Sau đó, GV hướng dẫn HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.
a) Diện tích khu đất hình chữ nhật là
5 x4 = 20 (km 2)
b) Diện tích khu đất hình chữ nhật là
Đổi 8000 m = 8 km
8 x 2 = 16(km 2)
Bài 3: Viết vào ô trống
- Yêu cầu HS đọc đề, phát vấn để tìm hiểu bài toán đã cho.
- HS tự làm bài (một em làm trên bảng phụ)
- Chữa bài trên bảng phụ. Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật.
a)Diện tích Hà Nội ít hơn diện tích Đà Nẵng 
Diện tích Đà Nẵng ít hơn diện tích thành phố Hồ Chí Minh 
Diện tích thành phố Hồ Chí Minh nhiều hơn diện tích Hà Nội
b) Diện tích thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất .Diện tích Hà Nội bé nhất 
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trtả lời đúng.
- HS đọc đề; Trình bày cách làm bài và khoanh vào chữ cái tương ứng với kết quả thích hợp.
-HS nêu kết quả - HS khác nhận xét; GV kết luận.
Giải
Chiều rộng của khu đất là
: 3 = 1 ( km )
Diệntích của khu đất là
3 x 1 = 3(km 2)
 Đáp số :3 km 2
* Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học 
______________________________
Luyện từ và câu
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
I. Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì? (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận CN trong câu (BT1, mục III); biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2, BT3). 
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết đoạn văn ở phần “nhận xét”; đoạn văn ở BT1, vào bảng phụ.
- VBT Tiếng Việt 4, tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
GV nêu nội dung học tập 
2. Phần nhận xét: 
- Một HS đọc to trước lớp đoạn văn ở phần nhận xét - Cả lớp đọc thầm.
- GV phát phiếu học tập - Thảo luận theo nhóm 4, trả lời 3 câu hỏi trong SGK 
- Đại diện các nhóm trình bày: Dán kết quả của nhóm mình lên bảng
- Yêu cầu HS đánh kí hiệu vào đầu những câu kể, gạch một gạch dưới bộ phận CN trong câu, trả lời miệng các câu hỏi 3 và 4. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải.
Các câu kể Ai làm gì ?
ý nghĩa của chủ ngữ 
Loại từ ngữ tạo thành chủ ngữ 
 - Một đàn ngỗng vươn dài, cổ chúi mỏ về phía trước định đố bọn trẻ 
 - Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần , chạy biến 
 -Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến 
 - Em liền nhặt một cành xoan , xua đàn ngỗng ra xa .
 - Đàn ngỗng kêu quàng quạc , vươn cổ chạy miết .
Chỉ con người 
Chỉ người 
Chỉ người
Chỉ người
Chỉ con vật 
Cụm danh từ 
Danh từ
Danh từ
Danh từ
Cụm danh từ 
3. Phần ghi nhớ: 
- Ba đến bốn HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
- GV mời 1 HS phân tích 1 ví dụ minh hoạ nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập: 
Bài tập 1: Đọc lại đoạn văn trong SGK (Cả thung lũng .....ché rượu cần).
a. Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.
b. Xác định CN của từng câu vừa tìm được.
- HS đọc yêu cầu, của bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, từng cặp trao đổi và viết vào vở.
GV chữa bài.
Câu 3:Trong rừng , chim chóc hót véo von.
Câu 4:Thanh niên lên rẫy 
Câu 5: Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước 
Câu 6: Em nhỏ đùa vui trước sàn nhà 
Câu 7: Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần 
Bài tập 2: Đặt câu với các từ ngữ sau làm CN: Các chú công nhân, mẹ em, chim sơn ca.
- HS đọc yêu cầu của bài.
-Mỗi em tự đặt 3 câu với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ. Từng cặp HS đổi bài chữa lỗi cho nhau.
Ví dụ :
Các chú công nhân đang khai thác than trong hầm sâu 
Mẹ em luôn dậy sớm lo bữa sáng cho cả nhà 
Chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh thẳm
- HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3: Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật được miêu tả trong bức tranh (ở SGK).
- HS đọc yêu cầu của bài tập, quan sát tranh minh hoạ.
- Một HS khá, giỏi làm mẫu: Nói 2-3 câu về hoạt động của mỗi người và vật được miêu tả trong tranh.
- Cả lớp suy nghĩ, làm việc cá nhân.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn HS có đoạn văn hay nhất.
5. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn (BT3), viết lại vào vở.
----------------------------------------------
Lịch sử
Nước ta cuối thời Trần
 I. Mục tiêu:
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ;ỉtong triều một số quan bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phếp nước.
+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
-Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ:
Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly – một đại thần của nhà trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hof và đôI tên nước là Đại Ngu. 
II. Đồ dùng dạy học: 
Phiếu học tập của HS , nội dung như sau:
1.Viết tiếp vào chỗ chấm trong các câu sau cho đủ ý: 
* Tình hình nước ta cuối thời Trần:
a) Vua quan..
b) Những kẻ có quyền thế của nhân dân để làm giàu.
c) Đời sống của nhân dân.
* Thái độ của nhân dân:
a)Bất bình phẫn nộ trước thói xa hoa, sự bóc lột của vua quan, nông dân và nô tì 
đã.
b)Một số quan lại cũng bất bình dâng sớ xin chém 
7 tên quan đã lấn át quyền vua, coi thường phép nước.
* Nạn ngoại xâm:
- Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?.
2. Trả lời câu hỏi: Theo em, nhà Trần có đủ sức để gánh vác công việc trị vì nước 
ta nữa hay không?
(Đáp án: 
Câu 1: thứ tự cần điền là: ăn chơi sa đọa, ngang nhiên vơ vét, vô cùng cực khổ, nổi dậy đấu tranh, Chu Văn An, giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta.
Câu 2: Nhà Trần suy tàn, không còn đủ sức gánh vác công việc trị vì đất nước, cần có một triều đại khác thay thế nhà Trần)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: Hai HS lần lượt trả lời:
- Nêu những sự kiện chứng tỏ tinh thần quyết tâm kháng chiến chống quân Mông Nguyên của quân dân nhà Trần?
- Khi giặc Mông – Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1:Giới thiệu bài 
-Trong gần hai thế kỉ trị vì nước ta, nhà Trần đã lập được nhiều công lớn, chấn hưng, xây dựng nền kinh tế nước nhà, ba lần đánh tan quân xâm lược Mông- Nguyên. Nhưng tiếc rằng, đến cuối thời Trần, vua quan lao vào ăn chơi hưởng lạc, đời sống nhân dân cực khổ trăm bề. Trước tình hình đó nhà Trần có tồn tại được không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động 1 Thảo luận nhóm: Tìm hiểu tình hình đất nước cuối thời Trần 
- GV chia lớp theo nhóm 5.
- HS theo nhóm tìm hiểu SGK (từ đầu đến ông xin từ chức) thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
- Các nhóm cử người trình bày tình hình nước ta dưới thời nhà Trần từ nửa sau thế kỉ XIV.
- Các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, sau đó gọi một HS nêu khái quát tình hình của nước ta cuối thời Trần.
- GV kết luận: Giữa thế kỉ XIV, nhà Trần bước vào thời kì suy yếu. Vua quan ăn chơi sa đọa, bóc lột nhân đan tàn khốc. Nhân dân cực khổ, căm giận, nổi dậy đấu tranh. Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta.
Hoạt động 2 
Thảo luận cả lớp: Tìm hiểu nội dung “ Nhà Hồ thay thế nhà Trần”
- HS tìm hiểu SGK (phần còn lại) thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Hồ Quý Ly là người như thế nào?
+ Triều Trần chấm dứt năm nào? Nối tiếp nhà Trần là triều đại nào?
+ Hồ Quý Ly đã tiền hành những cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn?
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao?
- HS trả lời lần lượt từng câu.
- GV nhận xét, kết luận: Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ. Nhà Hồ đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ , đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nhà Hồ sụp đổ, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
* Củng cố, dặn dò :
GV hỏi: Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của triều đại nhà Trần? (Do vua quan lao vào ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến đời sống nhân dân, phát triển đất nước).
GV nhận xét giờ học
Dặn HS ôn lại phần “Nước Đại Việt thời Trần”.
----------------------------------------------------
Buổi chiều
Cô Loan dạy
----------------------------------------------------
Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2010
Địa lí
Đồng bằng nam bộ
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo. 
- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. 
- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ, tranh ảnh
III. Hoạt động dạy học:
1. Đồng bằng lớn nhất của nước ta 
Hoạt động 1. Làm việc cả lớp (10/)
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết trả lời câu hỏi.
+ Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của các sông nào bồi đắp lên?
+ Đồng bằng Nam Bộ có những điểm gì tiêu biểu? (diện tích, đất đai)
- Tìm và chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đông Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, 1 số kênh rạch.
2. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
Hoạt động 2. Làm việc cá nhân (10/) - HS dựa vào SGK để nêu đặc điểm sông
Mê Công, giải thích vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long.
HĐ3: Làm việc cá nhấnH dựa vào SGK TLCh:
+ Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông?Sông ở đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì?
+ để khắc phục tình trạng thiếu nước vào mùa khô,người dân nơI đây đã làm gì ?
3.Củng c ... nh nào có diện tích lớn nhất ta phải làm gì?
- Một số học sinh lên bảng chỉ đâu là hình bình hành.
 - Tính diện tích hình 1 và hình 3 rồi so sánh diện tích 3 hình.
 - Học sinh làm bài, 1 em khoanh vào hình lớn nhất ở bảng. 
Bài 2.
Muốn tính chu vi của một hình ta phải làm thế nào? 
Tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. 
- Em hãy tính chu vi của hình bình hành ABCD? 
- Học sinh nêu: a + b + a + b = (a+ b) x 2
- Nhận xét các cạnh của hình bình hành?
Có hai cặp cạnh bằng nhau.
GV ta kí hiệu: Độ dài cạnh AB là: a
 Độ dài cạnh BC là: b
- Gọi chu vi của hình bình hành là P, bạn nào có thể nêu công thức tính chu vi của hình bình hành?
P = (a+ b) x 2 (a và b cùng đơn vị đo)
 - Một số em dựa vào công thức nêu bằng lời. Nhận xét.
Bài 3 :1 học sinh đọc to yêu cầu bài tập 3.
GV yêu cầu HS - Nhắc lại cách tính chu vi hình bình hành
- Nêu cách làm bài tập 3?
Gợi ý: Muốn tính chiều cao của hình bình hành khi biết diện tích và cạnh đáy ta làm như thế nào?
- Muốn tính cạnh đáy của hình bình hành khi biết diện tích và chiều cao ta làm như thế nào?
- Học sinh làm bài tập ở vở.
 - 1 em làm ở phiếu.
Dán phiếu nhận xét. 
 S = a x h -> h = S : a
 ( Lấy diện tích chia cho cạnh đáy)
 S = a x h -> a = S : h
 ( Lấy diện tích chia cho chiều cao)
 - Học sinh nhắc lại cách tính chiều cao và cạnh đáy hình bình hành.
Bài 4. - 1 học sinh đọc to đề. Lớp đọc thầm.
GV vẽ hình (H) lên bảng.
 - Muốn tính diện tích hình (H) ta làm như thế nào? - Ta lấy diện tích hình chữ nhật ABCD cộng với diện tích hình bình hành BEFC.
 - Muốn tính diện tích hình chữ nhật ABCD ta làm như thế nào? - Chiều cao nhân với chiều rộng.
 - Muốn tính diện tích hình bình hành BEFC ta làm như thế nào? - Cạnh đáy nhân với chiều cao.
 - Học sinh làm ở vở bài tập.
 - 1 em làm ở bảng phụ.
 - Treo bảng nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò: Nhắc lại quy tắc tính chu vi, diện tích hình bình hành.
Khoa học
 Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão 
I.Mục tiêu: Nêu đươc 1 số tác hại của bão ;thiệt hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống:
+ Theo dõi bản tin thời tiết.
+ Cắt điện .Tàu thuyền không ra khơi.
+ Đến nơi trú ẩn an toàn
II.Đồ dùng dạy học:
Hình 76, 77 SGK.
Phiếu học tập( nội dung như phần ghi nhớ trang 76 SGK).
III.Hoạt động dạy học:
A: Kiểm tra bài cũ:
- Gió từ đâu mà có?
- Nhận xét.
Không khí chuyển động tạo thành gió.
B: Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Tìm hiểu về một số cấp gió.
Đọc mục cần biết trang76.
Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận, ghi kết quả vào phiếu.
 Đại diện các nhóm nêu ý kiến trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.(Có dán phiếu lên để nhận xét)
1 em nhắc lại các cấp gió theo thứ tự từ bé đến cấp lớn.
1 em đọc to mục cần biết SGKtrang77, lớp đọc thầm.
Lớp quan sát H5,6trang77 SGK. Trả lời câu hỏi.
Chia nhóm 4.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Yêu cầu HS thảo luận với nội dung là điền cấp gió ứng với tác động của cấp gió đã cho ở SGK/ 76.
GV chốt ý:
Cấp 5( Gió khá mạnh)
Cấp 9( Gió dữ, bão to)
Cấp 0(không có gió)
Cấp7 (Gió to, bão)
Cấp 2(Gió nhẹ)
3:Sự thiệt hại do bão và cách chống bão:	
 -Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão?
 -Tác hại do bão gây ra?
-Ta có thể phòng chống bão cách nào?
- Khi dự báo thời tiết sắp có bão em đã làm gì cho gia đình? Có giúp được cho ai việc gì không?
Trò chơi ghép hình vào chữ:
- Vẽ 4 hình(SGK) ở 4 tấm bìa rồi treo ở bảng.
- Ghi 4 lời ứng với mỗi hình ở 4 tấm bìa rời khác.
- Nhận xét trò chơi.
- Khi sắp có bão trời âm u, thường là mưa to.
- Cây cối đổ nát làm tắc nghẽn giao thông, nhà cửa đỗ sập... thiệt hại đến kinh tế, người.
-Theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống, đề phòng tai nạn do bão gây ra, đến nơi trú ẩn an toàn, cắt điện; nếu là ngư dân thì không nên ra khơi lúc gió to.
HS liện hệ qua cơn bão vừa rồi.
- Các nhóm thi đua nhau tìm lời ghép hình cho phù hợp.
* Cũng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
_________________________
Sinh hoạt tập thể
Sơ kết tuần
I. Mục tiêu:
 - Thông qua đánh giá hoạt động của lớp trong tuần rút ra kinh nghiệm để phát huy mặt mạnh và khăc phục mặt tồn tại.
 - Lên kế hoạch tuần tới để học sinh có hướng chuẩn bị.
II. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: Đánh giá hoạt động lớp trong tuần 19.
 - GV nêu nhiệm vụ các tổ.
 - Các tổ tự sinh hoạt dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
+ Tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ.
+ Đọc điểm thi đua các thành viên trong tổ, xếp loại.
+ Bình luận cá nhân xuất sắc tất cả các mặt và xuất sắc 1, 2 mặt.
+ Nộp kết quả cho lớp trưởng.
 - Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp - Đọc tên các bạn xuất sắc trong lớp, các bạn còn yếu.
 - GV nhận xét.
+ Tuyên dương những bạn học sinh xuất sắc.
+ Phê bình học sinh yếu, giúp các em nhận ra thiếu sót và tuyên thề khắc phục.
 Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 20
 * Lớp trưởng nêu:
 - Tiếp tục ổn định nề nếp.
 - Thi đua học tốt, dành nhiều điểm giỏi
 - Thực hiện tốt phong trào của Đội, trường.
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ.
 - GV tiểu kết bổ sung đưa ra kế hoạch cụ thể cho lớp
 HĐ 3: Dặn dò
 ----------------------------------------
Buổi chiều
Cô loan dạy
 Kỉ thuật 4 
 Trồng rau hoa trong chậu(T1)
I/ Mục tiêu:
Biết cách chuẩn bị chậu và đất để trồng cây trong chậu.
Làm được công việc chuẩn bị chậu và trồng cây trong chậu.
Ham thích trồng cây.
II/ Đồ dùng dạy học:
Mẫu: 1 chậu trồng cây rau và hoa, 1 chậu chưa đỗ đất vào.
Cây hoa, rau( Loại cây trồng phù hợp trong chậu)
Đất lộn ít phân cho vào chậu.
Dầm xới, dụng cụ tưới cây.
III/ Hoạt động dạy học:
A - Kiểm tra sư chuẩn bị của HS.
B - Bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn tìm hiểu quy trình kỉ thuật trồng cây trong chậu.
Hoạt động 1: Các công việc chẩn bị để trồng cây:
Để trồng được một chậu cây rau, hoa ta cần chuẩn bị gì?
Chọn cây trông trong chậu có giống với chọn trồng rau hoa không?
Chọn như thế nào?
Nếu em chọn chậu thì em sẽ chọn loại chậu như thế nào?
GV: Có nhiều loại chậu, mỗi loại có ưu khuyết điểm riêng của nó:
Chậu đẹp nhưng lại dễ vỡ, chậu làm bằng xi măng thì bền nhưng nặng,...
Tại sao dưới chậu lại có lỗ?
GV: Nếu các em chọn loại cây có rễ ăn nông và ít phát triển thì nên chọn nhỏ để dễ đẹp hơn.
Đất cho vào chậu trồng cây phải là loại đất như thế nào?
Vì sao phải loại đất như vậy?
Hoạt động 2: Thao tác kỉ thuật trồng:
Hãy nêu cách trồng cây trong chậu?
GV kết luận:
Các thao tác kỉ thuật:
+ Đất mảnh sành trên lỗ ở đáy chậu.
+ Cho đất vào chậu.
+ Đặt cây vào chậu và lấp đất.
+ Tưới nước.
Vì sao phải lấy mảnh sành đặt lên lỗ ở đấy chậu?
GV vừa làm vừa nhắc lại thao tác kỉ thuật 1 lần.
Cho 1 em thực hành trồng thử.
Hoạt động 3: Thực hành trồng cây rau, hoa trong chậu:
Chia nhóm.
Tổ chức cho các nhóm tập trồng.
3. Cũng cố, dặn dò;
- GV nhận xét giò học.
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau.
Chọn cây, chọn chậu, chọn đất trồng.
Chọn cây khỏe, không bị sâu, bệnh và dễ trồng.
1 số HS nêu ý kiến sau khi quan sát H1SGK/60
...để dễ thoát nước khi nước dư thừa trong chậu.
Đất tốt có lộn phân chuông ủ hoai hoặc 1 ít phân vi sinh.
Chậu chứa được lượng đất ít nên cần phải chọn như vậy để đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.
HS quan sát H2 và đọc thông tin mục 2SGK/61 - Trả lời câu hỏi.
1 ->2 emnhắc lại.
Để đất khỏi ra ngoài khi ta bưng nổi chậu.
Lớp theo dõi.
Nhận xét thao tác kỉ thuật trồng của bạn.
Các nhóm tập trồng, nhớ thao tác trồng và từ đó rút ra kinh nghiệm trồng thực tế để tiết sau thực hành.
1 ->2 em nhắc lại ghi nhớ SGK trang 62.
Chọn cây, chọn chậu, chọn đất trồng.
Thứ ngày tháng năm 2007
	Thứ ngày tháng năm 2007
 Kĩ thuật
Lợi ích của việc trồng rau, hoa
I. Mục tiêu:
	- HS biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh , ảnh một số loại cây rau, hoa.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Lợi ích của việc trồng rau, hoa.
 GV treo tranh, hướng dẫn HS quan sát và nêu lợi ích của việc trồng rau, hoa.
+ Em hãy nêu lợi ích của việc trồng rau, hoa?
+ Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn?
+ Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hằng ngày ở gia đình em?
+ Rau còn được sử dụng để làm gì?
HS trả lời. GV chốt.
 Hoạt động 2:Tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
HĐ nhóm đôi trong 3 phút.
+ Nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta? Thích hợp với loại rau gì?
+ Cho HS liên hệ.
Tổng kết tiết học
Thể dục
Đi vượt chướng ngại vật thấp –Trò chơi "thăng bằng"
 I/ Mục tiêu:
 - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp - yêu cầu thực hiện thuần thục kĩ năng này ở tương đối chủ động.
 - Học trò chơi " thăng bằng" - yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
 II/ Địa điểm - phương tiện:
 - Sân trường sạch - đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Còi - kẻ trước sân chơi, dụng cụ tập luyện.
III/ Nội dung và phương pháp:
1. Phần mở đầu:
 - Phổ biến nội dung, yêu cầu.
- HS chạy chậm thành 1 hàng dọc theo nhịp hô của GV - xung quanh sân tập
 - Trò chơi: Chui qua hầm.
 - Đứng tại chổ xoay các khớp.
2. Phần cơ bản:
 a. Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện thân thể cơ bản: 
 - Ôn tập hợp thành ngang, dóng hàng, quay sau.
 Lớp trưởng điều khiển - Gv sửa cho HS.
 + Cả lớp tập liên hoàn các động tác trên theo hiệu lệnh của GV.
 - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp 
 - Mỗi em cách nhau 2m, đi xong quay về cuối hàng, chờ tập tiếp.
b. Trò chơi vận động:
 - Học trò chơi " Thăng bằng".
 + GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
 + Cho HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông.
 + 2 HS chơi thử
 + Cho 4 đôi cùng chơi một lượt - hết cả lớp, chọn ra người giỏi nhất thi tiếp một số lần nữa để chọn bạn giỏi nhất.
3. Phần kết thúc:
 - Đi theo hàng dọc thành vòng tròn và hát.
 - Đứng tại chổ thả lỏng, hít thở sâu.
 - GV cùng HS hệ thống lại bài và nhận xét.
 __________________
Khi sắp có bão trời âm u, thường là mưa to.
-Cây cối đỗ nát làm tắc nghẽn giao thông, nhà cửa đỗ sập... thiệt hại đến kinh tế, người.
-Theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống, đề phòng tai nạn do bão gây ra, đến nơi trú ẩn an toàn, cắt điện; nếu là ngư dân thì không nên ra khơi lúc gió to.
HS liện hệ qua cơn bão vừa rồi.
- Các nhóm thi đua nhau tìm lời ghép hình cho phù hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_19.doc