Giáo án Tổng hợp Khối 3 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp Khối 3 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

V. Nội dung điều chỉnh.

- HĐ 2 : * GV chốt giọng đọc toàn bài: Đọc diễn cảm, nhẹ nhàng.

- Đoạn 1: Đọc với giọng sôi nổi, hào hứng. Nhấn giọng những từ thể hiện niềm vui hích của Ngựa con khi sửa soạn cho cuộc đua.

- Đoạn 2: Lời khuyên nhủ của Ngựa Cha: Đọc với giọng âu yếm, ân cần.

 Lời đáp của Ngựa Con: Tự tin, ngúng nguẩy.

- Đoạn 3: Đọc với giọng chậm, gọn và rõ để tả cảnh buổi sáng trong rừng, các muông thú chuẩn bị vào cuộc đua.

- Đoạn 4: Đọc với giọng nhanh, hồi hộp ở đoạn tả sự dốc sức của các vận động viên; đọc

với giọng chậm lại, nuối tiếc ở đoạn tả Ngựa Con đành chịu thua vì đã chủ quan không kiểm tra bộ móng trước cuộc đua.

- HĐ 3 : HS sử dụng vở thực hành để điền trực tiếp các từ thích hợp vào chỗ trống. Khắc sâu nghĩa của một số từ khó : thảng thốt, nguyệt quế.

 

docx 22 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Khối 3 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2021
BUỔI SÁNG
CHÀO CỜ
TIẾNG VIỆT
Bài 28A: Cần làm gì để chiến thắng trong thể thao ? (tiết 1+ 2)
I. Mục tiêu
1. kiến thức, kĩ năng
- Đọc và hiểu câu chuyện Cuộc chạy đua trong rừng.
 - Nghe – nói về chủ điểm thể thao.
2. Phát triển phẩm chất, năng lực
- Phẩm chất: Chăm chỉ, nhân ái 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề 
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ 
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học: Phương pháp thuyết trình ; Phương pháp hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi; Kĩ thuật trình bày một phút (Báo cáo kết quả học tập).
III. Tài liệu, phương tiện
- GV: HDH.
- HS: HDH.
IV. Các hoạt động dạy học
 A.Hoạt động cơ bản
 Thực hiện hoạt động 1,2,3, 4, 5,6. 
V. Nội dung điều chỉnh.
- HĐ 2 : * GV chốt giọng đọc toàn bài: Đọc diễn cảm, nhẹ nhàng.
- Đoạn 1: Đọc với giọng sôi nổi, hào hứng. Nhấn giọng những từ thể hiện niềm vui hích của Ngựa con khi sửa soạn cho cuộc đua.
- Đoạn 2: Lời khuyên nhủ của Ngựa Cha: Đọc với giọng âu yếm, ân cần.
 Lời đáp của Ngựa Con: Tự tin, ngúng nguẩy.
- Đoạn 3: Đọc với giọng chậm, gọn và rõ để tả cảnh buổi sáng trong rừng, các muông thú chuẩn bị vào cuộc đua. 
- Đoạn 4: Đọc với giọng nhanh, hồi hộp ở đoạn tả sự dốc sức của các vận động viên; đọc 
với giọng chậm lại, nuối tiếc ở đoạn tả Ngựa Con đành chịu thua vì đã chủ quan không kiểm tra bộ móng trước cuộc đua.
- HĐ 3 : HS sử dụng vở thực hành để điền trực tiếp các từ thích hợp vào chỗ trống. Khắc sâu nghĩa của một số từ khó : thảng thốt, nguyệt quế.
 B. Hoạt động thực hành.
 Thực hiện hoạt động 1,2,3
- Sau HĐ 1 : * GV chốt, kết luận câu trả lời đúng ở HĐ và chót nội dung câu chuyện.
Nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện khuyên chúng ta làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng rất nhỏ thì sẽ thất bại.
* Liên hệ: Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì?
 C.Hoạt động ứng dụng
 Đoc lại câu chuyện Cuộc chạy đua trong rừng cho người thân nghe
 Thực hiện nội dung /82.
________________________________________________________________
TOÁN
Bài 77: So sánh các số trong phạm vi 100 000 (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. kiến thức, kĩ năng
 - So sánh các số trong phạm vi 100 000.
2. Phát triển phẩm chất, năng lực
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề 
- Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán 
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học: Phương pháp Hoạt động nhóm .
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật trình bày một phút (Báo cáo kết quả học tập).
III. Tài liệu, phương tiện
- GV: HDH, Phiếu bài tập
- HS: HDH.
IV. Các hoạt động dạy học
A.Hoạt động cơ bản
 Thực hiện hoạt động 1,2,3
* Ở hoạt động 1, yêu cầu HS giải thích cách so sánh. GV chốt lại cách so sánh hai số để sử dụng cho HĐ 2.
* HĐ 2 : Nhấn mạnh cách so sánh như so sánh các số có bốn chữ số, ngoài ra so sánh thêm cặp chữ số của hàng chục nghìn.
B. Hoạt động thực hành
- Thực hiện hoạt động 1.
*GV chốt: 
- Trong hai số số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì nhỏ hơn.
- Nếu hai số có cùng số chữ số thì ta lần lượt đi xét các cặp chữ số cùng hàng với nhau (từ hàng cao đến hàng thấp), kể từ trái sang phải.
 Gv chốt đáp án đúng:
VD: 89 324 < 89 327.
C.Hoạt động ứng dụng
 Xem lại nội dung đã học 
V. Nội dung điều chỉnh.
________________________________________________________________
BUỔI CHIỀU
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
( Đ/c Thủy dạy) 
TIẾNG ANH 
( Đ/c Hiền dạy) 
________________________________________________________________
 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MĨ THUẬT
( Đ/c Trang dạy) 
Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2021
BUỔI SÁNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
BÀI THỂ DỤC VỚI HOA VÀ CỜ 
TRÒ CHƠI: "HOÀNG ANH - HOÀNG YẾN"
I. Môc tiªu:
1. Kiến thức, kĩ năng 
Thùc hiÖn c¬ b¶n ®óng bµi thÓ dôc ph¸t triÓn chung víi hoa hoÆc cê. 
- Ch¬i trß ch¬i "Nh¶y « tiÕp søc”.BiÕt c¸ch ch¬i vµ tham gia ch¬i ®­îc.
- Gi¸o dôc HS ch¨m tËp thÓ dôc.
 2. Phát triển phẩm chất, năng lực
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực , trách nhiệm
- Năng lực chung: Năng lực vận động, mềm dẻo, phối hợp , phản ứng
- Năng lực đặc thù: Năng lực vận động 
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học: Phương pháp Thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật trình bày một phút (Báo cáo kết quả học tập).
III. Tài liệu, phương tiện
- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của mô hình trường học mới
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
- Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
 - Còi, kẻ sân chơi 
IV. Các hoạt động dạy học
Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS chơi trò chơi : Bịt mắt bắt dê
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
A. Hoạt động thực hành
1. Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa.
+ GV cho cả lớp dàn hàng triển khai đội hình đồng diễn thể dục. HS đeo hoa vào ngón tay để thực hiện bài TDPTC.
+ GV thực hiện trước động tác và cho HS tập thử một lần rồi tập chính thức.
+ GV cho HS tập liên hoàn 8 động tác.
2. Trò chơi : Hoàng Anh, Hoàng Yến
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử một lần
- Các sự chia đội chơi và phân công trọng tài viên.
- Tổ chức chơi chính thức. 
- GV và cán sự làm trọng tài chính.
- Sau mỗi lần chơi trong tài nhận xét báo cáo kết quả thực hiện
- GV theo dõi tổng hợp kết quả đội thắng cuộc.
B. Hoạt động ứng dụng
- HS cùng nhau chơi: trò chơi “Hoàng Anh, Hoàng Yến” trong giờ ra chơi hoặc các hoạt động tập thể khác ở trường.
- Em về nhà thực hiện lại bài đã học cho gia đình xem.
TIẾNG VIỆT
Bài 28B: Bạn biết những trò chơi nào? (tiết 1 )
I. Mục tiêu
1. kiến thức, kĩ năng
- Kể lại câu chuyện Cuộc chạy đua trong rừng.
 - Củng cố phép nhân hóa.
2. Phát triển phẩm chất, năng lực
- Phẩm chất: Chăm chỉ, nhân ái
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề 
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ 
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học: Phương pháp hoạt động nhóm (HĐTH 1, 2, 3, 4).
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật trình bày một phút (báo cáo kết quả học tập)
III. Tài liệu, phương tiện
- GV: HDH.
- HS: HDH.
IV. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động cơ bản:
Thực hiện hoạt động 1,2,3.
V. Nội dung điều chỉnh.
 Sau khi thực hiện hoạt động 1, 2. GV tổ chức cho HS chia sẻ.
* Nội dung chia sẻ:
- Gọi bạn kể từng đoạn của câu chuyện.
- Gọi kể nối tiếp câu chuyện.
- Thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Bình chọn người kể tốt nhất.
* GV chốt: Khi kể các em phải biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến nội dung câu chuyện.
- Nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện khuyên chúng ta làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng rất nhỏ thì sẽ thất bại.
* Liên hệ: Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì?
- HĐ 3 : GV lưu ý khắc sâu cách nhân hóa mới ; Sự vật tự xưng là “tôi, ta, tớ, mình,...” để tự kể chuyện về mình.
Hoạt động ứng dụng:
 Kể lại câu chuyện Cuộc chạy đua trong rừng cho người thân nghe 
________________________________________________________________
TOÁN 
Bài 77: So sánh các số trong phạm vi 100 000 (tiết 2)
I. Mục tiêu
1. kiến thức, kĩ năng
 - So sánh các số trong phạm vi 100 000.
 - Làm tính với các số trong phạm vi 100 000 ( Tính viết và tính nhẩm)
2. Phát triển phẩm chất, năng lực
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề 
- Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán 
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học: Phương pháp Hoạt động nhóm .
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật trình bày một phút (Báo cáo kết quả học tập).
III. Tài liệu, phương tiện
- GV: HDH, Phiếu bài tập cho HĐ 4.
- HS: HDH.
IV. Các hoạt động dạy học
B. Hoạt động thực hành:
 Thực hiện hoạt động 2,3,4,5,6.
* Sau HĐ 2, GV chốt: 
- Trong hai số, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì nhỏ hơn.
- Nếu hai số có cùng số chữ số thì ta lần lượt đi xét các cặp chữ số cùng hàng với nhau (từ hàng cao đến hàng thấp), kể từ trái sang phải.
 Chốt đáp án đúng: a, 54 732 b, 68 290.
- HĐTH 3: Lưu ý HS so sánh các số từ hàng chục nghìn sau đó tới hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị. Chốt đáp án đúng:
VD: 79 625; 69 257; 57 962; 29 756.
- HĐTH 4: Chốt đáp án đúng: 
VD: 72 345; 72 346;72 347; 72 348; 72 349; 72 350.
- HĐTH 5: Chốt đáp án đúng: VD: 7000 - 5000 = 2000.
- HĐTH 6: Chốt cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
 C.Hoạt động ứng dụng
 Thực hiện nội dung / 68
V. Nội dung điều chỉnh.
TIẾNG ANH
( Đ/c Ngọc dạy) 
BUỔI CHIỀU
TIN
( Đ/c Dũng dạy) 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Trò chơi: Giúp mẹ việc gì?
________________________________________________________________
KĨ NĂNG SỐNG
Dạy theo tài liệu của POKI
Thứ tư ngày 7 tháng 4 năm 2021
BUỔI SÁNG
TIẾNG VIỆT
Bài 28B: Bạn biết những trò chơi nào? (tiết 2 )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
 - Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?
 - Củng cố cách viết chữ hoa T. 
2. Phát triển phẩm chất, năng lực
- Phẩm chất: Chăm chỉ,nhân ái 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề 
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ 
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
* Phương pháp dạy học: Phương pháp Hoạt động nhóm.
* Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật trình bày một phút (Báo cáo kết quả học tập).
III. Tài liệu, phương tiện
GV: HDH, - Phiếu bài tập cho HĐ 4ª.
HS: HDH, - Vở tập viết.
IV. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động cơ bản:
Thực hiện hoạt động 4.
* KHắc sâu, bộ phận TLCH để làm gì là bộ phận chỉ mục đích.
B, Hoạt động thực hành :
 Thực hiện hoạt động 1.
- HĐTH 1: 
- Nêu lại quy trình viết chữ hoa T, chữ hoa L.
- Trong từ ứng dụng các con chữ có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào?
- Lưu ý cách viết từ ngữ ứng dụng: Thăng Long.
* Lưu ý HS: nét nối chữ T với chữ h, chữ L với chữ o.
GV: Thăng Long là tên cũ của Thủ đô Hà ... IV. Các hoạt động dạy học
A.Hoạt động thực hành 
 Thực hiện hoạt động 1,2,3,4.
* GV chốt: 
- HĐCB 2: a, Hình chữ nhật nằm hoàn toàn trong hình tròn. Ta nói diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.
b, Hình tam giác nằm trong hình vuông. Ta nói diện tích hình tam giác bé hơn diện tích hình vuông.
- HĐCB 3: a, Lưu ý HS đếm số ô vuông có trong mỗi hình A và B. Ta thấy hình A và hình B đều có 5 ô vuông, ta nói diện tích hình A bằng diện tích hình B.
b, Quan sát hình P, M và N ta thấy hình P có 10 ô vuông trong đó có 6 ô vuông màu xanh và 4 ô vuông màu vàng. Hình M có 6 ô vuông màu xanh, hình N có 4 ô vuông màu vàng. Khi đó ta nói hình P gồm 10 ô vuông được ghép bởi hình M và hình N (hoặc hình M và N được tách ra từ hình P). Vậy diện tích hình P bằng tổng diện tích của hình M và hình N.
C.Hoạt động ứng dụng
 Về xem lại bài
V. Nội dung điều chỉnh.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 24. Một số động vật sống trên cạn (T1 )
I.Mục tiêu	
1. Kiến thức, kĩ năng 
 Sau bài học, em:
 - Chỉ và nói được tên các bộ phận bên ngoài của chim và thú trên hình vẽ hoặc vật thật.
 - Nêu được lợi ích của chim và thú đối với đời sống con người.
 - Có ý thức bảo vệ, chăm sóc các vật nuôi.
2. Phát triển phẩm chất và năng lực
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực đặc thù: Năng lực khoa học
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Phương pháp hoạt động nhóm;
- Kĩ thuật: Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi ; Kĩ thuật trình bày một phút (báo cáo kết quả học tập)
III. Tài liệu, phương tiện
- GV: HDH, - Phiếu bài tập.
- HS: HDH.
IV. Các hoạt động dạy học
A.Hoạt động cơ bản 
Thực hiện hoạt động1,2 ,3,4, 6.
V. Nội dung điều chỉnh.
* Sau HĐ 2, GV cần chốt lại sự khác nhau giữa chim và thú : lông, cơ quan di chuyển, cách sinh con.
C.Hoạt động ứng dụng
 Thực hiện nội dung 1/36.
________________________________________________________________
BUỔI CHIỀU
LUYỆN TOÁN
Ôn tập
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức, kĩ năng 
 HS củng cố về :
 - So sánh các số trong phạm vi 100 000.
 - Làm tính với các số trong phạm vi 100 000 ( Tính viết và tính nhẩm)
2. Phát triển phẩm chất và năng lực
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học: Phương pháp hoạt động cá nhân , lớp
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật viết tích cực và trình bày một phút (báo cáo kết quả học tập )
III. Tài liệu, phương tiện
-Vở thực hành, vở viết.
IV. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động thực hành
<
>
=
1. 	32 507 ............ 7532	68150 ............ 86510
 ? 	16 287 ............ 16 278	73 126 ............ 72 316
	14 238 ............ 14 248	99999 ............ 100 000
* HS làm và giải thích cách làm. GV kiểm tra kĩ năng thực hiện.
2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng :
a, Số lớn nhất trong các số 23 641 ; 45 318 ; 43 526 ; 54 713 là :
A. 23 641 	B. 45 318 	C 43 526	D 54 713
b, Số bé nhất trong các số 31 456 ; 32 541 ; 13542 ; 32541 là :
	A. 31 456 	B. 32 541	C. 13542 	D. 32541
- HS bày tỏ ý kiến.
3. Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé :
	87 965 ; 56 134 ; 60 742 ; 56 425 ; 89 900
* Củng cố lại cách làm :
	+ Tìm những số có chữ số hàng chục nghìn lớn nhất viết trước. ( Nếu các số có cùng chữ số hàng chục nghìn bằng nhau thì so sánh đến chữ số hàng nghìn.)
	+ Tiến hành tương tự , so sánh tiếp các số tiếp theo.
	+ Kiểm tra lại dãy số sau khi đã hoàn thành.
4. Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn :
	24 670 ; 67 024 ; 20 764 ; 67 042 ; 76 402 ; 26 407
* Tiến hành tương tự bài 3.
2. Hoạt động ứng dụng
- Làm các bài tập trong vở thực hành.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỦ CÔNG
Làm đồng hồ để bàn ( T 1)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức, kĩ năng 
HS biết làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
Hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
HS khéo tay : làm đồng hồ để bàn cân đối .
2. Phát triển phẩm chất, năng lực
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực , trách nhiệm
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề , sáng tạo
- Năng lực đặc thù: Năng lực thẩm mĩ 
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học : Phương pháp quan sát ; Phương pháp hoạt động nhóm; Phương pháp thực hành.
- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật trình bày một phút (Báo cáo kết quả học tập).
III. Tài liệu, phương tiện
Mẫu đồng hồ để bàn làm giấy thủ công (hoặc bìa màu).
Đồng hồ để bàn.
Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
Giấy thủ công hoặc bìa màu, giấy trắng kéo thủ công, hồ dán, bút màu, thước.
IV.Các hoạt động dạy học .
 Khởi động: 
 - Tổ chức trò chơi trong 2 phút.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
 - Gv giới thiệu và HS nêu mục tiêu của bài học.
 -- GV giới thiệu mẫu đồng hồ để bàn làm từ giấy thủ công.
 A. Hoạt động cơ bản: 
 * Hoạt động 1: : HD quan sát nhận xét 
	Quan sát và thảo luận :
a) Đồng hồ để bàn ( mẫu) được làm bằng chất liệu gì ?
b) Nêu các bộ phận của đồng hồ để bàn.
c) Tác dụng của đồng hồ để bàn.
* Hoạt động 2: Đọc và mô tả quy trình làm đồng hồ để bàn
 * Bước 1: Cắt giấy 
 * Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt đế và chân đỡ đồng hồ) – 
 - Làm khung đồng hồ.
 - Làm mặt đồng hồ.
 - Làm đế đồng hồ.
 - Làm chân đỡ đồng hồ.
 * Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh 
 - Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ.
 - Dán khung đồng hồ vào phần chân đế.
 - Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ.
B.Hoạt động thực hành
1. Đọc tài liệu và làm thử
 - Học sinh thực hành theo nhóm, GV quan sát giúp đỡ những em còn lúng túng khi thực hành.
 - GV tóm tắt lại các bước làm đồng hồ.
 C.Hoạt động ứng dụng
-Thực hiện lại các thao tác đã học .
- Về nhà tiếp thực hiện lại những gì đã học cho người thân xem
 - Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, hồ dán để học tiếp bài : “ Lµm ®ång hå ®Ó bµn ”
 ____________________________________________
 TIẾNG ANH
( Đ/c Ngọc dạy)
Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2021
BUỔI SÁNG
TIẾNG VIỆT
Bài 28C. Vui chơi có những lợi ích gì (T 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
 - Đọc và hiểu bài thơ Cùng vui chơi.
 - Viết đúng từ ngữ chứa tiếng mở đầu bằng n/ l.
 - Luyện tập dùng sấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than..
2. Phát triển phẩm chất, năng lực
- Phẩm chất: Chăm chỉ,nhân ái 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề 
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ 
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
* Phương pháp dạy học: Phương pháp Hoạt động nhóm.
* Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật trình bày một phút (Báo cáo kết quả học tập).
III. Tài liệu, phương tiện
GV: HDH, - Phiếu bài tập cho HĐ 2
HS: HDH.
IV. Các hoạt động dạy học
A.Hoạt động cơ bản 
 Thực hiện hoạt động 7.
B.Hoạt động thực hành
 Thực hiện hoạt động 1a,,2.
- HĐTH 1a: Lưu ý HS quan sát tranh và hoạt động của những người trong tranh suy nghĩ và tìm những từ ngữ chỉ môn thể thao có trong mỗi hình bắt đầu bằng l hoặc n:
 VD: bóng ném, leo núi, cầu lông.
* HĐ 2 : Việc 1, HS sử dụng vở thực hành. Lưu ý HS:
+ Dấu chấm được dùng khi kết thúc một câu tường thuật (câu kể).
+ Dấu chấm hỏi dùng trong câu nghi vấn (câu hỏi) nhất là trong trường hợp đối thoại.
+ Dấu chấm than thường được đặt cuối câu cảm thán, câu cầu khiến, khuyên ngăn, mệnh lệnh.
C.Hoạt động ứng dụng
 Đọc bài Cùng vui chơi cho người thân nghe
V. Nội dung điều chỉnh.
TIẾNG VIỆT
Bài 28C. Vui chơi có những lợi ích gì (T 3)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
- Viết đoạn văn kể về một trận thi đấu thể thao.
2. Phát triển phẩm chất, năng lực
- Phẩm chất: Chăm chỉ,nhân ái 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề 
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ 
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
* Phương pháp dạy học: Phương pháp Hoạt động nhóm.
* Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật trình bày một phút (Báo cáo kết quả học tập).
III. Tài liệu, phương tiện
GV: HDH, - Phiếu bài tập cho HĐ 2
HS: HDH.
IV. Các hoạt động dạy học
 B. Hoạt động thực hành
 Thực hiện hoạt động 3,4.
- HĐTH 4: Lưu ý HS viết đúng câu văn, đoạn văn ngắn. Câu văn phải rõ câu, rõ ý, sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa đã học để câu văn thêm sinh động.
C.Hoạt động ứng dụng
 Thực hiện nội dung /115
V. Nội dung điều chỉnh.
TOÁN
Bài 79. Diện tích của một hình. Đơn vị đo diện tích. Xăng – ti – mét vuông ( T 2)
I. Mục tiêu
1. kiến thức, kĩ năng. HS :
 - Làm quen với khái niệm diện tích.
- Biết đơn vị đo diện tích.Xăng- ti -mét vuông 
2. Phát triển phẩm chất, năng lực
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề 
- Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán 
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học: Phương pháp Hoạt động nhóm .
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật trình bày một phút (Báo cáo kết quả học tập).
III. Tài liệu, phương tiện
- Một số hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông băng giấy màu. 
 - Phiếu bài tập.
IV. Các hoạt động dạy học
B.Hoạt động thực hành 
 Thực hiện hoạt động 1,2,3.
- HĐTH 2: a, Học sinh biết đọc và viết các số có đơn vị diện tích là cm2.
 b, Lưu ý HS đọc kĩ yêu cầu, quan sát hình và câu mẫu để làm bài tập.
- HĐTH 3: Chốt đáp án đúng
VD: 20 cm2 - 13cm2 = 10 cm2 42 cm2 : 6 = 7 cm2
C.Hoạt động ứng dụng
 Thực hiện nội dung /26
V. Nội dung điều chỉnh.
SINH HOẠT LỚP
 Kiểm điểm tình hình hoạt động trong tuần
I. Mục tiêu :
- Giúp HS nhận thấy được ưu, khuyết điểm của lớp, của nhóm, của bản thân về các hoạt động trong tuần qua, có hướng khắc phục trong tuần tới.
- Sinh hoạt văn nghệ .
II. Nội dung sinh hoạt:
Kiểm diện: 
Nội dung: 
 1. Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều khiển lớp sinh hoạt: 
- Các nhóm trưởng lên báo cáo các hoạt động của nhóm mình trong tuần qua.
- Chủ tịch Hội đồng tự quản nhận xét chung các hoạt động của lớp trong tuần .
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét các ưu điểm, khuyết điểm trong tuần của lớp, tuyên dương các nhóm, cá nhân thực hiện tốt các hoạt động.
- Chủ tịch Hội đồng tự quản phổ biến các công tác trong tuần tới. 
2.Sinh hoạt văn nghệ.
- Trưởng ban văn nghệ điều khiển các tiết mục văn nghệ của lớp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_khoi_3_tuan_28_nam_hoc_2020_2021.docx