I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian).
- Biết xem đồng hồ (chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã).
- Biết thời điểm làm các công việc hằng ngày của HS.
- GDHS : Biết quý trọng thời gian .
II. Chuẩn bị : - Đồng hồ thật (loại có kim ngắn và 1 kim dài)
- Mặt đồng hồ bằng nhựa (có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có vạch chia phút)
- Đồng hồ điện tử
Tuần 25: Thứ hai ngày 4 tháng 03 năm 2013 Tập đọc – Kể chuyện ( tiết 73 – 74 ) : HỘI VẬT I. Mục tiêu: - Đọc đúng từ ngữ: Tiếng trống, Cản Ngũ, quây kín, xoay xoay, bốn phía, nghiêng mình.Biết ngắt nghỉ hơi ddungsisau các dấu câu,giữa các cụm từ. - Hiểu từ: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố. - Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật (một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh , giàu kinh nghiệm trước đô vật trẻ còn xốc nổi. - Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể được từng đoạn câu chuyện- lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ, điệu bộ, bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện. - Giáo dục HS lòng ham mê môn học. II. Chuẩn bị :- Tranh minh hoạ chuyện SGK. Viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện III. Các hoạt động dạy học ( 80 phút ). Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1. Bài cũ:-HS đọc bài Tiếng đàn và trả lời câu hỏi 2.Bài mới:-Giới thiệu chủ điểm và bài học. a. Luyện đọc: -GV đọc diễn cảm toàn bài. -GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: + Đọc từng câu. GV sửa lỗi phát âm cho HS. + Đọc từng đoạn trước lớp: + Đọc từng đoạn trong nhóm. b.. Tìm hiểu bài: - Tìm những chi tiết tả cảnh tượng sôi động của hội vật? - Giải thích từ :sới vật,tứ sứ -Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau? - Giải thích từ: khôn lường,keo vật. - Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào? -Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào? - Giải thích từ :khố -Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng? Nêu nội dung bài? - Giáo viên chốt cho h/s liên hệ c. Luyện đọc lại ( tiết 2 ). - GV đọc đoạn 2,5. HD cách đọc. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ, tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện. Kể chuyện : -HD kể theo từng gợi ý: - GV lưu ý HS: Cần tưởng tượng như đang thấy trước mắt quang cảnh hội vật - GV và HS nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn, sôi nổi, hào hứng nhất. 4.Củng cố- dặn dò:- Nhận xét tiết học. - Về tiếp tục kể toàn bộ câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - 2HS đọc nối tiếp bài: Tiếng đàn. - Trả lời câu hỏi nội dung mỗi đoạn. - 1 HS đọc lại bài. - Đọc nối tiếp từng câu của bài. - 5 HS lần lượt đọc nối tiếp 5 đoạn của bài. - Đọc theo nhóm đôi. - 1 số nhóm thi đọc. - Lớp đọc ĐT bài văn. + Đọc thầm đoạn 1. - Tiếng trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ... + 1HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm. - Quắm Đen: lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ: chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ. + Đọc thầm đoạn3. - Ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua 2 cánh tay ông, ôm 1 bên chân ông, bốc lên, tình huống keo vật... + 1HS đọc đoạn 4,5 lớp đọc thầm. - Quắm Đen gò lưng vẫn không làm sao bê nổi chân ông... - Ông điềm đạm, giàu kinh nghiệm... -Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước đô vật trẻ còn xốc nổi. -Học sinh lắng nghe . - 2HS thi đọc đoạn văn. - 1HS đọc cả bài. -HS đọc yêu cầu kể chuyện và 5 gợi ý (SGK ) - Từng cặp HS tập kể 1 đoạn của câu chuyện. - 5 HS tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện theo gợi ý. ........................................................................................................ Toán ( tiết 121 ) : THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( tiếp theo ) . I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian). - Biết xem đồng hồ (chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã). - Biết thời điểm làm các công việc hằng ngày của HS. - GDHS : Biết quý trọng thời gian . II. Chuẩn bị : - Đồng hồ thật (loại có kim ngắn và 1 kim dài) - Mặt đồng hồ bằng nhựa (có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có vạch chia phút) - Đồng hồ điện tử III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ). Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1.Bài cũ:- HS xem đồng hồ 2.Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi mục . Bài 1: Xem tranh và trả lời câu hỏi: - GV củng cố cách xem đồng hồ. Bài 2: GV củng cố cách xem đồng hồ có ghi bằng số la mã . Bài 3: Vì sao em biết là trong 50 phút? - Nhận xét. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Thực hành xem đồng hồ trong cuộc sống. - HS nêu theo đồng hồ do GV quay. - Đọc thầm, nêu yêu cầu của BT. - Làm bài. - Chữa bài. + Nêu miệng, HS khác nhận xét, bổ sung. a. An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút b. An đi học lúc 7 giờ 12 phút. c. An đang học bài ở lớp lúc 10 giờ 24 phút. d. An ăn cơm chiều lúc 5giờ 45 phút chiều. e. An xem truyền hình 8giờ 7 phút tối. g. An đang ngủ lúc 10 giờ kém 5phút đêm. + 1 HS lên bảng làm bài, các em khác nhận xét. 2 đồng hồ cùng chỉ là: A- I, B- H, C- K, D- M, E- N, G- L + Nêu miệng, HS khác nhận xét. a. Hà đánh răng và rửa mặt trong 50 phút. - Vì Hà bắt đầu đánh răng và rửa mặt lúc 6 giờ 10 phút mà kết thúc lúc 6 giờ đúng. b. Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là 55 phút c. Chương trình phim hoạt hình kéo dài trong 30 phút. Đạo đức ( tiết 25 ) : ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II I.Mục tiêu: Giúp HS. - Củng cố kiến thức, kĩ năng, thói quen đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế, Tôn trọng khách nước ngoài, Tô trọng đám tang. - HS biết thể hiện điều đó qua các việc làm cụ thể. - Biết chia sẻ và yêu quí bạn bè. II. Chuẩn bị: - Phiếu học tập cá nhân, nhóm. Các bài hát về chủ đề thiếu nhi quốc tế. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu ( 35 phút ). Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: Vì sao cần tôn trọng đám tang? 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp: - GV nêu câu hỏi cho HS ôn lại kiến thức đã học? 1.Nêu những việc làm thể hiện đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế? 2. Vì sao cần đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế? 3.Nêu những việc làm thể hiện tôn trọng khách nước ngoài? 4.Tai sao cần tôn trọng khách nước ngoài? 5.Nêu những viếc làm tôn trọng đám tang? Hoạt động 2: Thảo luận nhóm- đóng vai: - GV chia lớp thành 4 nhóm, nêu tình huống cho các nhóm thảo luận, đóng vai: 1: Có một người nước ngoài mời các em chụp ảnh. Vậy em và các bạn em phải làm gì? 2: Nhà bên đang có tang nhưng bạn em đến chơi và nói trê ti vi có phim hay bạn ấy thích, em bật ti vi cho bạn xem. Em sẽ giải quyết như thế nào? - Các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV và HS nhận xét nhóm sắm vai tốt. Hoạt động 3: Kể chuyện - GV đọc truyện: Cậu bé tốt bụng. - GV chia 4 nhóm và nêu câu hỏi cho HS thảo luận. + Bạn nhỏ đã làm việc gì? + Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì với người khách nước ngoài? + Theo em, người khách nước ngoài sẽ nghĩ như thế nào về cậu bé Việt Nam? + Em suy nghĩ gì về việc làm của bạn nhỏ trong truyện? + Em nên làm những việc gì để thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài? + GV kết luận: Khi gặp khách nước ngoài em có thể cười, chỉ đường nếu họ nhờ. Giúp những việc phù hợp khi cần. Những việc đó thể hiện sự tôn trọng, lòng mến khách ... 4.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Vì chúng ta cần phải kính trọng người đã khuất và thông cảm với người thân của họ. - HS ôn lại các kiến thức theo hệ thống câu hỏi của GV. - Giúp đỡ khi gặp khó khăn, hoạn nạn; không phân biệt màu da, trang phục ... - Vì thể hiện tình cảm thân thiện, mến khách của thiếu nhi Việt Namthiếu nhi các nước trên thế giới... - Khi gặp khách nước ngoài em có thể cười, chỉ đường nếu họ nhờ, giúp những việc phù hợp khi cần. - Vì thể hiện tình cảm thân thiện, mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài... - Xuống xe, đứng về một bên, không phóng nhanh, bóm còi khi đi qua đám ma. - Thảo luận, đóng vai. - Các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi của GV. + Câu bé đã dẫn đường cho vị khách + Thể hiện tình cảm mến khách. + Người khách nghĩ câu bé là người có tình cảm với khách nước ngoài. + Đó là việc làm rất tốt. + Nên giúp đỡ khách những việc phù hợp. - Cả lớp lắng nghe . ............................................................................................ Thứ ba ngày 5 tháng 3 năm 2013 Chính tả ( tiết 49 ) NGHE – VIẾT : HỘI VẬT I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng chính tả: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong truyện Hội vật. - Tìm và viết đúng các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr/ch ( hoặc từ có tiếng chứa vần ưt/ưc) theo nghĩa đã cho. - Giáo dục h/s có ý thức tự giác trong khi viết bài. II. Chuẩn bị : Nội dung bài . III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ). Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1.Bài cũ: GV đọc: xã hội, sáng kiến, xúng xính, san sát. 2. Bài mới: GV Giới thiệu bài, ghi mục bài . a. Hướng dẫn học sinh nghe- viết: - GV đọc 1 lần đoạn văn. - 1 HS đọc lại . ? Trong đoạn viết ta cần viết hoa những chữ nào? - GV đọc tiếng HS dễ viết sai. -GV đọc cho HS viết bài: - GV đọc lần 2 và. -Quan sát nhắc nhở HS viết đúng, đẹp. -Chấm, chữa bài. - GV chấm bài, nhận xét. b. Hướng dẫn HS làm bài tập: - Giúp HS hiểu nội dung BT. - GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + Chấm bài, nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Xem lại BT để ghi nhớ chính tả. - 2 HS viết bảng lớp, lớp viết vở nháp - Lớp đọc thầm theo . - Cản Ngũ, Quắm Đen, chữ đầu đoạn, đầu câu. - Viết vở nháp, 2HS viết bảng lớp: Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay, nghiêng mình. - Viết bài vào vở. - Soát bài, chữa lỗi sai. + 2HS đọc nội dung bài tập. - Làm bài cá nhân, lần lượt 6 HS lên chữa bài. HS khác đọc bài của mình và lớp nhận xét. -Lời giải đúng: +Trăng trắng, chăm chỉ, chong chóng +trực nhật, trực ban, lực sĩ, vứt. Toán ( tiết 122) : BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ I. Mục tiêu: Giúp HS: -Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Rèn kĩ năng làm bài cho h/s - Giáo dục h/s lòng ham mê môn học II. Chuẩn bị: Nội dung bài, SGK, Vở bài tập . III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: - GV quay đồng hồ, HS đọc. 2. Bài mới: - GV Giới thiệu bài, ghi mục. Bài 1: HD giải bài toán 1 (bài toán đơn). - Cho h/s đọc và phân tích bài toán 1 rồi giải - 1 h/s giải bảng lớp ,lớp làm nháp - Nhận xét giảng giải. Bài toán 2: - Giáo viên nêu nội dung ,tóm tắt,hướng dẫn h/s phân tích . HS: Biết 7 can chứa 35 lít, muốn tìm mỗi can c ... an sát và thảo luận :. Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các con cá trong SGK trang 100, 101 và tranh ảnh các con cá sưu tầm được, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: ? Chỉ và nói tên các con cá có trong hình. ? Bên ngoài cơ thể của những con cá thường có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể chúng có xương sống không? ? Cá sống ở đâu ? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con. GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. -Cả lớp rút ra đặc điểm chung của cá. Giáo viên giảng thêm: Màu sắc, hình dáng cá rất đa dạng ; có cá màu sắc sặc sỡ nhất là các loài cá cảnh như cá vàng ; có loài có màu trắng bạc như cá mè, các loài cá biển thường có màu xanh lục pha đen ; trên mình cá, sống cá thường sẫm, màu phần bụng ngả dần sang màu trắng. -Có con mình tròn như cá vàng ; có con dài như cá chuối, lươn ; có con trông như quả trám như cá chim ; có con trông giống cái diều như cá đuối ; có con cá rất bé có con lại rất to như cá mập, cá voi, cá heo, -Có con có vây cứng như cá mập, rô phi, cá ngừ, cá chuối ; có con có vây lại rất mềm như cá vàng, cá đuối ; các loài cá nước ngọt thường có vẩy, cá loài cá biển thường có da trơn, không vảy ; mồm cá có con rất nhỏ, có con mồm lại to và nhiều răng như cá mập. Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp : Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: ? Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết. ? Nêu ích lợi của cá ? Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết. GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Nhận xét, tuyên dương Kết luận Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta. 4.Củng cố - dặn dò: - Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày. - Xem trước bài mới. -Hát đầu giờ. Học sinh kể Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát - Bên ngoài được bao phủ bởi lớp vảy. - Bên trong cơ thể chúng có xương sống Cá sống ở dưới nước. Chúng thở bằng mang, Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và trả lời -Cá sống ở nước ngọt: rô phi, chép, mè, quả, bống,trắm -Cá sống ở nước mặn: Cá thu, ngừ, đuối, nục, chim - Cá dùng làm thức ăn, lấy dầu làm thuốc - Các nơi người ta nuôi cá như ở Quảng ngãi, Nha TrangNgười ta nuôi trong hồ ao Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Học sinh lắng nghe. . An toàn giao thông ( tiết 1 ): GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ. I.Mục tiêu: - HS nhận biết được GTĐB . -Tên gọi các loại đường bộ, nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại GTĐB về mặt an toàn và chưa an toàn. - Phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường một cách an toàn. -Giáo dục HS thực hiện đúng luật GTĐB. II.Nội dung: Hệ thống GTĐB. Phân biệt sự giống, khác nhau của các loại đường. III.Chuẩn bị: Thầy:tranh, ảnh các hệ thống đường bộ IV.Hoạt động dạy và học ( 35 phút ). Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của học sinh 1.Ổn định tổ chức: 2.Bài mới : Giới thiệu bài, ghi mục bài . Hoạt động 1:GT các loại đường bộ. -HS biết được các loại GTĐB. Phân biệt các loại đường bộ b- Cách tiến hành: -Treo tranh. -Nêu đặc điểm đường, xe cộ của từng tranh? -Mạng lưới GTĐB gồm các loại đường nào? -Cho HS xem tranh đường đô thị. - Kết luận : : Mạng lưới GTĐB gồm: Đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không . Hoạt động 2: Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ: -Đường như thế nào là an toàn? -Đường như thế nào là chưa an toàn? -Tại sao đường an toàn mà vẫn xảy ra tai nạn? Hoạt động 3 :Qui định đi trên đường bộ. - GV Hướng dẫn qui định đi trên đường bộ. 3Củng cố- dăn dò. Dặn HS thực hiện tốt luật GT đường bộ . QS tranh. - HS nêu. Đường ô tô, đường sông, đường biển, đường sắt, đường không . - Đường có vỉa hè, có dải phân cách, có đèn tín hiệu, có đèn điện vào ban đêm, có biển báo hiệu GTĐB -Đường bằng phẳng, có đèn vào ban đêm - Mặt đường không bằng phẳng, đêm không có đèn chiếu sáng, vỉa hè có nhiều vật cản che khuất tầm nhìn - ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt. .. Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2013 Chính tả ( tiết 52 ).NGHE – VIẾT : RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài CT , trình bày đúng một đoạn trong bài:“Rước đèn ông sao“. - Làm đúng BT2a - Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. II.Chuẩn bị : - Ba tờ phiếu viết nội dung BT2a. III.Các hoạt động dạy học ( 35 phút ). Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ HS thường hay viết sai. - Nhận xét đánh giá chung. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: a. Hướng dẫn nghe viết : - Hướng dẫn chuẩn bị: - Đọc đoạn chính tả 1 lần: - Hai học sinh đọc lại bài, cả lớp đọc thầm. ? Đoạn văn tả gì ? Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa -HS luyện viết từ khó vào bảng con. - Đọc cho học sinh viết bài vào vở. - Gv đọc lại bài - Chấm, chữa bài. b. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 2a : Cả lớp đọc thầm bài tập 2a. - Yêu cầu lớp làm bài cá nhân. - Dán 3 tờ giấy lớn lên bảng. - 3 nhóm lên thi tiếp sức. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng. - Cả lớp cùng thực hiện vào VBT. 4.Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai. - Hai em lên bảng viết các từ : dập dềnh, giặt giũ, cao lênh khênh, bện dây, bến tàu, bập bênh - Cả lớp viết vào bảng con. - Lớp lắng nghe giới thiệu bài. - Lớp lắng nghe giáo viên đọc. - 2 học sinh đọc lại bài. - Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài. - Mâm cỗ đón tết trung thu của Tâm. - Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu và tên Tết Trung thu, Tâm. - Cả lớp viết từ khó vào bảng con: bập bùng trống ếch, mâm cỗ, ... - Cả lớp nghe và viết bài vào vở. - Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì. - Hai em đọc lại yêu cầu bài tập. - Cả lớp tự làm bài. - 3 nhóm lên bảng thi làm bài. - Lớp nhận xét bài bạn và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất. - Cả lớp làm vào VBT theo lời giải đúng: + r : rổ, rá, rựa, rương, rùa,.. + d : dao, dây, dê, dế, diễn, dư, + gi : giường, giáp, giày, gì, giáng, . Toán ( tiết 130 : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II I.Mục tiêu : - Kiểm tra lại những kiến thức đã được học trong thời gian vừa qua . - Học sinh dựa vào kiến thức đã học trong thời gian qua làm tốt đề bài yêu cầu . - Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập, tự giác và nghiêm túc khi làm bài . II. Chuẩn bị : - Đề bài kiểm tra phô tô sẵn đủ cho từng em làm bài , phấn viết . III. Lên lớp : 1. Ổn định tổ chức : Lớp hát , vỗ tay 1 bài yêu thích , 2. Phát đề kiểm tra cho học sinh . 3. Dặn dò học sinh làm bài và trình bày bài 4. Học sinh làm bài . 5. Thu bài – Nhận xét tiết kiểm tra, dặn dò tiết sau . . TẬP LÀM VĂN ( tiết 26 ) : KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI ( Đ/C ) . I.Mục tiêu: - Bước đầu rèn kĩ năng nói: Kể về một ngày hội theo gợi ý - lời kể rõ ràng tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội. - Rèn kĩ năng viết : Viết được điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu. - GDHS : Yêu thích các lễ hội ở quê hương mình. * KNS: Tư duy sáng tạo, tìm kiếm và xử lý thông tin,phân tích, đối chiếu, giao tiếp, lắng nghe và phản hồi tích cực. II. Phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực : Thảo luận, trình bài 1 phút . III.Chuẩn bị : - Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý BT1. IV.Các hoạt động dạy học ( 40 phút ). Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hai em lên bảng kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo một trong hai bức ảnh ở tuần 25. - Nhận xét chấm điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài : a. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1 : Học sinh đọc bài tập. ? Em chọn để kể ngày hội nào - Gợi ý để học sinh kể có thể là những lễ hội mà em được trục tiếp tham gia hay nhìn thấy khi được đi xem với bố mẹ, anh chị hay qua ti vi , - Mời một em kể mẫu, giáo viên nhận xét bổ sung. - Gọi một vài em nối tiếp nhau kể thi kể. - Nhận xét tuyên dương những HS kể hay, hấp dẫn . Bài tập 2:- Gọi một em đọc yêu cầu bài tập. - Nhắc nhớ về cách trình bày lại những điều vừa kể thành một đoạn văn viết liền mạch. - Lớp thực hiện viết bài. - Theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu. - Mời một số em đọc lại bài văn viết trước lớp. - Nhận xét và chấm điểm một số bài văn tốt. 4.Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. - Hai em lên bảng kể. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Một em đọc yêu cầu bài. - Nêu câu chuyện mà mình lựa chọn. - Hình dung và nhớ lại các chi tiết và hoạt động của buổi lễ hội để kể lại ( bao gồm cả phần lễ và phần hội - Một em giỏi kể mẫu. - Một số em nối tiếp nhau thi kể. - Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất. - Một em đọc yêu cầu của bài tập. - Thực hiện viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn liền mạch khoảng 5 câu. - Bốn em đọc bài viết để lớp nghe. - Nhận xét bình chọn bạn viết hay nhất. .. SINH HOẠT LỚP TUẦN 26 I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 26 - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần Nề nếp: - Đi học đúng giờ. - Nề nếp lớp tương đối ổn định. Học tập: - HS có học bài và làm bài trước khi đến lớp - Soạn sách vở, đồ dùng một số em còn thiếu Vệ sinh - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi tốt . III. Kế hoạch tuần 27 Nề nếp: - Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp ra vào lớp đúng quy định. - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học. Học tập: - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT tuần 27 - Chuẩn bị bài , sách vở chu đáo trước khi đến lớp. . Ý kiến nhận xét của người kiểm tra
Tài liệu đính kèm: