Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 27 năm 2011

Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 27 năm 2011

-Đọc đúng, ranh mạch , đoạn văn , bài văn đã học , ( tốc độ đọc khoảng 65 tiếng 1 phút ) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc .

-Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả Táo theo tranh sách giáo khoa , biết dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động .

- Rèn kĩ năng nghe và đọc cho học sinh.

*KNS: Nghe tích cực ,kĩ năng nói, kĩ năng tư duy.

II/Chuẩn bị:

-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.

-6 tranh minh hoạ các bài tập đọc truyện kể.

 

doc 13 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 27 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai, ngày 14 tháng 3 năm 2011
 Tiết 1: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
 Bài: ÔN TẬP
 KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG(Tiết 1). 
I/. Mục tiêu : 
-Đọc đúng, ranh mạch , đoạn văn , bài văn đã học , ( tốc độ đọc khoảng 65 tiếng 1 phút ) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc .
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả Táo theo tranh sách giáo khoa , biết dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động .
- Rèn kĩ năng nghe và đọc cho học sinh.
*KNS: Nghe tích cực ,kĩ năng nói, kĩ năng tư duy.
II/Chuẩn bị: 
-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.
-6 tranh minh hoạ các bài tập đọc truyện kể.
III/. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ KTBC: 2’
-YC nhắc lại tên các chủ điểm đã học trong học kì 2.
2/ Bài mới: 30’
a.Giới thiệu bài:1’
b.HĐ1: Kiểm tra tập đọc: (KT khoảng 1/3 lớp) 14’
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. 
- Gọi HS nhận xét bạn đọc. 
- GV nhận xét và ghi điểm.
- Những HS đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc thêm để kiểm tra vào tiết sau.
c.HĐ 2: Bài tập 2: 15’
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Cho HS quan sát tranh + đọc phần chữ trong tranh để hiểu nội dung.
-YC kể cho nhau nghe.
-Cho HS thi kể.
-Cho HS kể cả câu chuyện: Quả táo.
-GV nhận xét và chốt lại nội dung từng tranh.
3. Củng cố, dặn dò:2’
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà tập đọc và trả lời các câu hỏi trong các bài tập đọc đã học.
-HS nối tiếp nhau nhắc lại.
-Lắng nghe.
- HS lên bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét. 
-Lắng nghe và ghi nhận.
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-HS quan sát tranh và đọc kĩ phần chữ trong tranh.
-HS trao đổi theo nhóm đôi.
 -Đại diện các nhóm thi kể theo từng tranh.
-Hai HS kể lại ND toàn câu chuyện.
-Lớp nhận xét.
 Tiết 2: TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN 
 Bài : ÔN TẬP KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG(Tiết 2).
I. Mục tiêu:
 -Đọc đúng, ranh mạch , đoạn văn , bài văn đã học , ( tốc độ đọc khoảng 65 tiếng 1 phút ) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc .
 -Ôn luyện về nhận biết về nhân hoá: các cách nhân hoá.
 -Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh.
 *KNS: Nghe tích cực ,kĩ năng nói, kĩ năng tư duy.
II. Đồ dùng dạy – học:
-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.
-Bảng chép bài thơ Em thương.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 / KTBC: 2’
-GV nêu YC –ND của tiết học.
2/ Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài:1’
b.HĐ 1: Kiểm tra tập đọc: 16’
-Tiến hành tương tự như tiết 1. 
-Gọi từng HS lên bốc thăm.
-Cho HS lên đọc và trả lời câu hỏi.
c.HĐ 2: Ôn luyện về nhân hoá:13’
Bài tập 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-GV nhắc lại yêu cầu: BT cho bài thơ Em thương. Nhiệm vụ của các em là: đọc kĩ bài thơ và chỉ ra được sự vật được nhân hoá trong bài thơ là những sự vật nào? Từ nào trong bài thơ chỉ đặc điểm của con người? Từ nào chỉ hoạt động của con người?
-Cho HS đọc bài thơ Em thương trên bảng lớp.
-Cho HS làm bài theo nhóm.
-Cho HS làm bài trên giấy khổ to GV đã chuẩn bị trước.
-GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
3. Củng cố, dặn dò: 2’
-Nhận xét tiết học.
-Dặn những HS chưa kiểm tra TĐ và những HS đã kiểm tra nhưng chưa đạt yêu cầu, về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe
-HS lên bốc thăm và chuẩn bị trong 2 phút.
-HS làm việc theo thăm mình đã bốc được.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS trao đổi theo từng cặp.
-Đại diện 3 đến 4 nhóm lên bảng làm bài.
 a: Sự vật được nhân hoá là: Làn gió, Sợi nắng.
-Từ chỉ đặc điểm của con người: mồ côi, gầy.
-Từ chỉ hoạt động của con người: tìm, ngồi, run run, ngã. 
Làn gió 
Giống một người bạn ngồi trong vườn cây.
Sợi nắng
Giống một người gầy yếu.
Giống một bạn nhỏ mồ côi.
c: Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi cô đơn; những người ốm yếu không nơi nương tựa.
 Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: 
Biết cách đọc, viết các số có 5 chữ số. 
Biết thứ tự các số có 5 chữ số. 
Biết viết các số tròn nghìn (từ 10 000 đến 19 000) vào dưới mỗi vạch của tia số. 
 II. Đồ dùng dạy học : Bảng con.
II. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 3’
Gọi HS đọc các số: 
 32741; 83253; 65711; 87721; 19995.
Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 30’
 a.Giới thiệu bài: 1’
 b. Hướng dẫn luyện tập: 29’
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của BT.
GV hướng dẫn đọc số: đọc từ trái sang phải.
Yêu cầu tự làm bài vào vở.
-Mời 3 HS lên bảng viết số và đọc số.
 -Giáo viên nhận xét, chữa:
Bài 2: 
Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập.
YC làm bài vào vở.
Chấm vở một số em, nhận xét, chữa bài:
a. 36520; 36521; 36522 ; 36523 ; 36 524 ; 36 525 
Bài 4: Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch:
 -GV nhận xét và chữa bài.
3 Củng cố - Dặn dò. 2’
Về nhà tập viết và đọc số có 5 chữ số, làm các bài tập ở vở BTT.
 - Hai em đọc số.
Cả lớp theo dõi nhận xét.
Một em đọc yêu cầu bài.
-HS nêu cách đọc.
Cả lớp thực hiện làm vào vở.
-HS lên bảng làm bài –lớp NX.
 63721: Sáu muơi ba nghìn bảy trăm hai mươi mốt.
 47 535: Bốn mươi bảy nghìn năm trăm ba mươi lăm.
Một em nêu yêu cầu và mẫu.
Thực hiện viết các số vào vở.
3 em lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
-HS lần lượt viết số vào bảng con.
 Tiết 4: Đạo đức
Bài: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (T2)
 I. Mục tiêu: 
 -Nêu được vài biểu hiện về sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 -Biết không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. 
 -Thực hiện sự tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người. 
 *Kĩ năng sống cơ bản:-Kĩ năng tự trọng.-Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định , ra quyết định 
II .Đồ dùng dạy học: Vở bài tập đạo đức.
III. Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 3’
-Tại sao phải tôn trọng, thư từ, tài sản của người khác?
-Nhận xét, 
2. Bài mới: 30’
a.Giowis thiệu bài : 1’
 b. Hoạt động 1: Nhận xét hành vi. 10’
-Chia lớp thành các cặp để thảo luận.
-Nêu ra 4 hành vi trong phiếu.
-Yêu cầu các cặp thảo luận tìm xem hành vi nào đúng và hành vi nào sai rồi điền vào ô trống trước các hành vi.
-Mời đại diện các cặp lên trình bày trước lớp.
-
Giáo viên kết luận. 
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. 
Giáo viên chia nhóm. 
Phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận để nêu về cách điền đúng các từ: bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống sao cho thích hợp (câu a) và xếp các cụm từ vào hai cột thích hợp những việc nên và không nên làm (BT4)
Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
Giáo viên kết luận.
 Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. 
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
+Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì của ai?
+Việc đó xảy ra như thế nào? 
Giáo viên kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
Tại sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
Chuẩn bị bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
2 em trả lời.
- HS nêu các tình huống trong vở bài tập.
Trao đổi thảo luận tìm ra những hành vi đúng và hành vi sai.
-Lần lượt các cặp cử các đại diện của mình lên báo cáo kết quả trước lớp. 
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Trao đổi thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập trong phiếu.
Lần lượt các nhóm cử đại diện của mình lên trình bày trước lớp.
Lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung, bình chọn nhóm xếp đúng nhất.
HS tự kể về việc làm của mình.
Lớp bình chọn bạn có thái độ tốt nhất. 
2 em nhắc lại.
 Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011
 Tiết1 : Tự nhiên và xã hội
 Bài : CHIM
I. Mục tiêu: 
Nêu được ích lợi của chim đối với con người.
 - Quan sát hình vẽ hay vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim. 
 - Biết bảo vệ các loài chim.
 * KNS: Kn tìm kiếm và xử lý thơng tin, kn hợp tác
III.Chuẩn bị: 
 Tranh ảnh trong sách trang 102, 103. 
 IV.Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:3’
- Kiểm tra việc làm bài tập TNVXH ở nhà của học sinh.
2.Bài mới: 30’ 
a .GT bài: 1’
b. Hoạt động 1: Tìm hiểu về hình dáng bên ngoài của các loài chim.14’ 
 Bước 1: Thảo luận theo nhóm 
-YC các quan sát các tranh vẽ các con chim trang 102, 103 SGK và ảnh các loại chim sưu tầm được, thảo luận các câu hỏi: 
+Chỉ về hình dáng kích thước của chúng? +Cho biết loài nào biết bay, biết bơi và biết chạy?
+Bên ngoài cơ thể những con chim có gì bảo vệ?
+Bên trong cơ thể của chúng có xương sống hay không?
 -Mỏ các loài chim có đặc điểm gì? chung? Mỏ của chim dùng để làm gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp 
-Mời đại diện một số nhóm lên trình bày. 
-Giáo viên kết luận: 
c.Hoạt động 2: Thảo luận tranh ảnh sưu tầm.
 Chia lớp thành các nhóm nhỏ.
 -Yêu cầu các nhóm phân loại các tranh ảnh của các loài chim sưu tầm được theo tiêu chí do nhóm tự đặt ra, sau đó cùng thảo luận câu hỏi: Tại sao ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim?
 -Mời các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp, đại diện nhóm lên thuyết minh về những loài chim sưu tầm được. 
Khen ngợi các nhóm sưu tầm được nhiều loài chim và giới thiệu đúng. 
3. Củng cố -Dặn dò : 2’
 Tổ chức cho HS chơi TC "Bắt chước tiếng chim hót".
 -Về nhà học bài và xem trước bài: Thú.
-HS kiểm tra chéo nhau.
Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. 
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Chim có đầu mình và cơ quan di chuyển. Bên ngoài được bao phủ bởi lớp lông vũ. Mỏ chim rất cứng dùng để mổ thức ăn. Mỗi con chim đều có hai chân, hai cánh.
Các nhóm thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập được giao. 
 -Phân loại thành từng nhóm như: nhóm biết bay, nhóm biết bơi, nhóm biết chạy, nhóm có giọng hát hay.
Trao đổi thảo luận và đi đến kết luận vì sao không nên săn bắt, phá tổ chim 
Sau đó cử một số em đại diện lên báo cáo diễn thuyết “về đề tài bảo vệ loài chim trong thiên nhiên" trước lớp.
Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc.
 Tiết 2: Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T3)
 I. Mục tiêu:
-Tiếp tục kiểm tra đọc, mức độ yêu cầu kĩ năng kiến thức như tiết 1.
-Biết báo cáo về một trong 3 nội dung nêu ở bài tập 2 ( về học tập , lao động hoặc công tác khác )
- Rèn kĩ năng đọc cho học sinh. 
*KNS: Nghe tích cực ,kĩ năng nói, kĩ năng tư duy. 
II. Đồ dùng dạy – hoc:
-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc đã  ...  gì khác với yêu cầu của báo cáo ở trang 20.
-GV: Đây là báo cáo bằng miệng, nên khi trình bày các em thay từ “Kính gửi ” bằng từ “Kính thưa”.
-Cho HS làm việc theo tổ.
-Cho HS thi trước lớp.
-GV nhận xét:
3. Củng cố, dặn dò: 2’
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS chưa có điểm tập đọc về nhà luyện đọc thêm để tiết sau kiểm tra.
-HS lắng nghe.
-HS lên bốc thăm và chuẩn bị trong 2 phút.
-HS làm việc theo thăm mình đã bốc được.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-1 HS đọc mẫu giấy mời trên bảng.
-HS đọc mẫu báo cáo trang 20 và trang 75.
-Những điểm khác là:
+Người báo cáo là chi đội trưởng.
+Người nhận báo cáo là cô (thầy) tổng phụ trách.
+Nội dung thi đua: “Xây dựng đội vững mạnh”.
- HS thảo luận và cử đại diện tổ thi trình bày.
-Nội dung báo cáo: về học tập, về lao động, thêm nội dung về công tác khác.
-HS làm việc theo tổ. Cả tổ thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua: về học tập, về lao động và các công tác khác. HS tự ghi nhanh ý tổ đã thống nhất. Lần lượt các thành viên trong tổ đóng vai chi đội trưởng báo cáo kết quả hoạt động của chi đội. Cả tổ góp ý.
 Tiết 3: TOÁN 
CÁC SỐ CÓ MĂM CHỮ SỐ (Tiếp theo) 
I/ Mục tiêu: 
Biết cách đọc ,viết các số với trường hợp chữ số hàng nghìn , hàng trăm , hàng chục , hàng đơn vị là 0 hiểu được chữ số 0 cũng dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số có năm chữ số .
Biết thứ tự của số có năm chữ số và ghép hình 
Đọc và viết đúng số có năm chữ số.
II/ Chuẩn bị:
-Bảng số như phần bài học trong SGK.
-Mỗi HS chuẩn bị 8 hình tam giác vuông như bài tập 4.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ: 3’
-GV đọc số 23456; 87654; 23458.
- Nhận xét-ghi điểm:
2. Bài mới: 30’
a.Giới thiệu bài:1’
b.HĐ1: Tìm hiểu bài: 12’
-GV yêu cầu HS đọc phần bài học, sau đó chỉ vào dòng của số 30 000 và hỏi: Số này gồm mấy chục nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
-Vậy ta viết số này như thế nào?
-GV nhận xét và nêu: Số có 3 chục nghìn nên viết chữ số 3 ở hàng chục nghìn, có 0 nghìn nên viết 0 ở hàng nghìn, có 0 trăm nên viết 0 ở hàng trăm, có 0 chục nên viết 0 ở hàng chục, có 0 đơn vị nên viết 0 ở hàng đơn vị. Vậy số này viết là 30 000.
-Số này đọc như thế nào?
-GV tiến hành tương tự để HS nêu cách viết, cách đọc các số 32 000; 32 500; 32 560; 32 505;32 050; 30 050; 30 005 và hoàn thành bảng như sau:
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
-Nghe giới thiệu.
-HS: Số gồm 3 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.
-1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con 30000 
-HS theo dõi GV giảng bài.
-Đọc là: Ba mươi nghìn.
Hàng
Viết số
Đọc số
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
3
0
0
0
0
30 000
Ba mươi nghìn
3
2
0
0
0
32 000
Ba mươi hai nghìn
3
2
5
0
O
32 500
Ba mươi hai nghìn năm trăm
3
2
5
6
0
32 560
Ba mươi hai nghìn năm trăm sáu mươi
3
2
5
0
5
32 505
Ba mươi hai nghìn năm trăm linh năm
3
2
0
5
0
32 050
Ba mươi hai nghìn không trăm năm mươi
3
0
0
5
0
30 050
Ba mươi nghìn không trăm năm mươi
3
0
0
0
5
30 005
Ba mươi nghìn không trăm linh năm
c.HĐ2: Luyện tập:17’
Bài 1:-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV gọi HS lên bảng, viết các số trong bài tập.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2: -GV yêu cầu.
-GV yêu cầu HS chú ý vào dãy số a và hỏi: Số đứng liền trước số 18 302 bằng số đứng liền trước nó thêm mấy đơn vị?
-GV giới thiệu: Đây là dãy các số tự nhiên có 5 chữ số bắt đầu từ số 18 301, tính từ số thứ hai trở đi, mỗi số trong dãy này bằng số liền trước nó thêm một đơn vị.
-Sau số 18 302 là số nào?
-Hãy đọc số còn lại của dãy số này.
Bài 3:-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT SGK.
+Dãy a: Trong dãy số a, mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm bao nhiêu?
+Dãy b: Trong dãy số b, mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm bao nhiêu?
+Dãy c: Trong dãy số c, mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm bao nhiêu?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Yêu cầu HS đọc các dãy số trên. 
Bài 4:
-GV yêu cầu HS tự xếp hình, sau đó chữa bài, tuyên dương những HS xếp hình nhanh.
4. Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Dặn HS về nhà làm bài tập ở VBT in và chuẩn bị cho bài tiết sau.
-Đọc số và viết số.
-HS viết số với trường hợp cho cách đọc và đọc số với trường hợp cho cách viết.
24678 : hai mươi tư nghìn sáu trăn bảy tám.
-HS cả lớp đọc thầm.
-Số đứng liền trước số 18 302 là 18 301; Số 18302 bằng số đứng liền trước nó thêm 1 đ/vị.
-HS nghe giảng.
-Là số 18 303.
-HS viết tiếp các số 18 304; 18 305; 18 306; 18 307.
+Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000.
+Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó thêm 100.
+Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó thêm 10.
-3 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
-Một số HS đọc trước lớp: VD: 42 000; 34200; 12 340;
-HS tự xếp.
 Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2011
 Tiết 1: Tập viết
KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG(Tiết 4). 
I. Mục tiêu:
-Kiểm tra đọc ( mức độ yêu cầu kĩ năng như tiết 1 ).
-Nghe – viết đúng bài thơ Khói chiều. 
- Biết trình bày sạch sẽ đúng bài thơ lục bát. 
*KNS: Nghe tích cực ,kĩ năng nói, kĩ năng tư duy. 
II. Đồ dùng dạy – học:
-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc đã học và câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: 
2/ Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: 1’
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi bảng tên bài.
b.HĐ1: Kiểm tra tập đọc: 11’
- Tiến hành tương tự tiết 1. Các HS chưa hoàn thành ở các tiết trước.
c.HĐ2: Hướng dẫn HS viết chính tả:18’
-Gv đọc một lần bài thơ Khói chiều.
-Hỏi: Tìm những câu thơ tả cảnh Khói chiều.
-Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói?
-YC nêu cách trình bày một bài thơ lục bát.
-Những chữ nào trong bài được viết hoa?
-Cho các em viết từ khó dễ sai.
*GV đọc cho HS viết.
-GV đọc chậm, rõ ràng từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết.
*Chầm bài cho HS
-GV chấm nhanh 5 - 7 bài.
-Cuối giờ thu vở chấm bài của cả lớp.
3. Củng cố, dặn dò: 2’
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học thuộc những bài thơ có yêu cầu học thuộc lòng để tiết tới kiểm tra.
-Lắng nghe.
-Lắng nghe, sau đó 2 HS đọc lại bài thơ.-
 Chiều chiều từ mái rạ vàng
Xanh rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên.
- Khói ơi bay nhẹ lên mây
Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà!
-Dòng 6 tiếng viết lùi vào 2 ô li. Dòng 8 tiếng viết lùi vào 1 ô li.
-Những chự đầu dòng thơ.
-HS viết các từ vào bảng con: xanh rờn, chăn trâu, ngoài bãi, thơm ngậy, quẩn.
-HS viết bài vào vở.
-HS tự chữa bài bằng viết chì.
-Lắng nghe và ghi nhận.
 Tiết 2: Chính tả
KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG(Tiết 5). 
I. Mục tiêu:
-Kiểm tra học thuộc lòng (lấy điểm) mức độ yêu cầu về kĩ năng như tiết 1.
- Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3 , dựa theo mẫu sách giáo khoa , viết báo cáo về 1 trong 3 nội dung : về học tập hoặc về lao động hay công tác khác.
*KNS: Nghe tích cực ,kĩ năng nói, kĩ năng tư duy. 
II. Đồ dùng dạy- học:
-Phiếu ghi sẵn tên, đoạn văn có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
-Phô tô đủ mẫu báo cáo cho từng HS.
III. Các hoạt động dạy- học học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC: 
2/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’
- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bài lên bảng.
b.HĐ1: Kiểm tra học thuộc lòng:10’
- Gọi HS nêu lại tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng.
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS trả lời 1 câu hỏi về bài.
- Cho điểm trực tiếp HS.
c.HĐ2: Ôn luyện về viết báo cáo:19’
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS đọc lại mẫu báo cáo.
-GV nhắc lại yêu cầu bài tập: Bài tập cho trước một mẫu báo cáo. Nhiệm vụ của các em là: dựa vào bài tập làm văn miệng ở tiết 3 các viết một báo cáo gửi cô (thầy) tổng phụ trách để báo cáo vể tình hình học tập, lao động và về công tác khác.
-Yêu cầu HS tự làm.
-Yêu cầu HS trình bày.
-GV nhận xét, bình chọn báo cáo viết tốt nhất.
3. Củng cố – dặn dò: 2’
-Nhận xét tiết học.
-Lắng nghe.
-HS nêu: Bộ đội về làng, Chú ở bên Bác Hồ, Bàn tay cô giáo, Cái cầu, Em vẽ Bác Hồ, Ngày hội rừng xanh.
- HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
-Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK. Lớp theo dõi.
-2 HS đọc lại mẫu đơn SGK.
-Lắng nghe GV nói.
-Nhận phiếu và tự làm.
-5 đến 7 HS đọc báo cáo của mình.
-Lớp nhận xét.
 Tiết 3: TOÁN 
 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Biết cách đọc viết các số có năm chữ số ( trong trường hợp 5 chữ số đó có chữ số 0 )
Biết thứ tự các số có năm chữ số. 
Làm tính với cc số trịn nghìn , trịn trăm . ( bi tập cần lm : 1,2,3,4 )
II/ Chuẩn bị:
 Bảng viết nội dung bài tập 3, 4.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ: 2’
-YC đọc các số: 45829; 23567; 56789
- GV nhận xét-ghi điểm.
2. Bài mới: 30’
a.Giới thiệu bài: 1’
b. Hướng dẫn luyện tập: 29’
Bài 1: -Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Bài tập YC chúng ta làm gì?
- YC làm bài vào bảng con.
-GV nhận xét.
Bài 2: -Yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS quan sát tia số trong bài và hỏi: Vạch đầu tiên trên tia số là vạch nào? Vạch này tương ứng với số nào?
-Vạch thứ hai trên tia số là vạch nào? 
-Vậy hai vật liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
-Yêu cầu HS tiếp tục làm bài
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: -Bài tập YC chúng ta làm gì?
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài, 
+Em nhẩm như thế nào với 300 + 2000 x 2?
+Hỏi tương tự các phép tính khác.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – Dặn dò: 2’
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. 
-YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
-4 HS lên bảng đọc, lớp nhận xét.
-Nghe giới thiệu.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-YC viết số, đọc số.
- HS lần lượt đọc và viết số vào bảng con.
+ 23456: hai ba nghìn bốn trăn lăn sáu.
+ 42106: bốn hai nghìn một trăm linh sáu.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-Vạch đầu tiên trên tia số là vạch A tương ứng với số 10 000.
-Vạch đầu tiên trên tia số là vạch B tương ứng với số 11 000.
-Hai vật liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu 1000 đơn vị.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
-Bài tập YC chúng ta tính nhẩm.
-HS làm bài vào vở.
+Nhẩm: 2000 nhân 2 bằng 4000, 300 cộng 4000 bằng 4300.
-HS nêu các phép tính khác tượng tự.
 ..
 Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2011.
 Nghỉ kê thay đ/c Huấn dạy
 .
 Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docG A 3 TUAN 27 CKTKNKNS.doc