Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần số 1 năm 2011

Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần số 1 năm 2011

A/ Mục tiêu :

-Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

-Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.

-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

* Giáo dục KNS : - Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề.

B/ Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học

Cá nhân , nhóm

C/ Phuong tiện dạy học:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc: " Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp. chịu tội”.

 

doc 51 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần số 1 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai, ngày 22 tháng 8 năm 2011
TIẾT 1: Chào cờ
TIẾT 2: Tập đọc - Kể chuyện Tiết 1-2
CẬU BÉ THÔNG MINH
A/ Mục tiêu : 
-Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.
-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
* Giáo dục KNS : - Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề.
B/ Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Cá nhân , nhóm
C/ Phuong tiện dạy học: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc: " Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp... chịu tội”.
D/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
3. Tiến trình giờ dạy 
 a) Phần mở đầu :
- Giáo viên giới thiệu tám chủ điểm của sách giáo khoa Tiếng Việt 3
 b) Phần giới thiệu :
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa minh họa chủ điểm “Măng non“ (trang 3) 
- Tranh minh họa “Cậu bé thông minh“ 
* Giáo viên giới thiệu.
 c) Luyện dọc: 
- Giáo viên đọc toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
*Đọc tiếp nối câu
*Đọc từng đoạn trước lớp
Kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong từng đoạn (Ví dụ : Kinh đô, om sòm, trọng thưởng) 
* Đọc tùng đoạn trong nhóm
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
d) Hướng dẫn tìm hiểu bài: (KNS : Giải quyết vấn đề)
 - Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời nội dung bài 
- Nhà vua nghĩ ra kể gì để tìm người tài ?
- Vì sao dân chúng lại lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
* Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 
- Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua nghĩ lệnh của mình là vô lí ?
* Yêu cầu đọc thầm đoạn 3
- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé đã yêu cầu điều gì ?
- Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ? 
* Yêu cầu cả lớp cùng đọc thầm và trả lời nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
 d) Luyện đọc lại: (KNS : Tư duy sáng tạo)
- Giáo viên chọn để đọc mẫu một đoạn trong bài 
* Giáo viên chia ra mỗi nhóm 3 em.
- Tổ chức thi hai nhóm đọc theo vai 
- Giáo viên và học sinh bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
­) Kể chuyện : 
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ 
2 . Hường dẫn kể từng đoạn theo tranh 
- Giáo viên theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng.
 h) Kết thúc bài: 
- Trong câu chuyện em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài “Hai bàn tay em “ 
-Hát
- Học sinh trình dụng cụ học tập.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nêu nội dung cụ thể từng bức tranh vẽ vừa quan sát .
- HS lắng nghe.
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài thể hiện đúng lời của từng nhân vật (chú ý phát âm đúng các từ ngữ : bình tĩnh. xin sữa. bật cười. mâm cỗ )
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài (một hoặc hai lượt ) 
- Học sinh dựa vào chú giải sách giáo khoa để giải nghĩa từ.
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm, từng cặp học sinh tập đọc. 
* Hai học sinh mỗi em đọc một đoạn của bài tập đọc .
* Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. 
- HS đọc thầm, thảo luận và TLCH.
- HS trả lời
- HS trả lời
- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu
- Các nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện , cậu bé, vua)
- Học sinh đọc cá nhân và đọc theo nhóm
 - Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay 
- Học sinh lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học.
- Học sinh quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện 
- Ba học sinh nối tiếp nhau quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện 
- Lớp và giáo viên nhận xét lời kể của bạn
- HS trả lời.
TIẾT 4:
Toán Tiết 1
 ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
A/ Mục tiêu 
 - Biết cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.
- Bài tập cần làm 1,2,3,4
B/ Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Cá 
C/ Phương tiện dạy học:
 - Bảng phụ, SGK, VBT
D/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Ổn dịnh tổ chức
2. Bài cũ:
3 Tiến trình giờ dạy: 
Giới thiệu bài: 
 b) Luyện tập:
-Bài 1: - Giáo viên ghi sẵn bài tập lên bảng như sách giáo khoa.
- Yêu cầu 1 em lên bảng điền và đọc kết quả 
- Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài.
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 : Giáo viên nêu phép tính và ghi bảng
- Yêu cầu cả lớp cùng t .
- Gọi học sinh khác nhận xét
+ Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3: - Ghi sẵn bài tập lên bảng như sách giáo khoa .
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng điền dấu thích hợp và giải thích cách làm . 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào phiếu học tập .
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4 :
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài 
-Yêu cầu học sinh nêu miệng chỉ ra số lớn nhất có trong các số và giải thích vì sao lại biết số đó là lớn nhất ?
- Gọi học sinh khác nhận xét
+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
 c) Kết thúc bài:
-Nêu cách đọc ,cách viết và so sánh các có 3 chữ số ?
*Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và làm bài tập 5
- HS lắng nghe.
-Vài học sinh nhắc lại đầu bài
- Mở sách giáo khoa và vở bài tập để luyện tập
- 1em lên bảng điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm . 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở đồng thời theo dõi bạn làm và tự chữa bài trong tập của mình 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
- Hai học sinh lên bảng thực hiện 
a/ Điền số thích hợp vào chỗ chấm sẽ được dãy số thích hợp :
310, 311, 312, 313 ,314, 315, 316, 
317,318 , 319 .( Các số tăng liên tiếp từ 310 đến 319)
b/ 400,399, 398, 397, 396 , 395 , 394 , 393 , 392 , 391 .(Các số giảm liên tiếp từ 400 xuống 319 )
- Hai học sinh nhận xét bài bạn .
- Một học sinh lên bảng thực hiện điền dấu thích hợp vào chỗ chấm :
303 = 330 ; 30 +100 < 131
 615 > 516 ; 410 – 10 < 400 + 1
199 < 200 ; 243 = 200 + 40 + 3
- Học sinh làm xong giải thích miệng cách làm của mình .
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Một học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa.
-
- Một em nêu miệng kết quả bài làm :375, 421, 573, 241, 735 ,142 
- Vậy số lớn nhất là số: 735 vì Chữ số hàng trăm của số đó lớn nhất trong các chữ số hàng trăm của các số đã cho.
-Số bé nhất là : 142 vì chữ số hàng trăm của số đó bé nhất trong các chữ số hàng trăm của các số đã cho.
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
TIẾT 5 :Đạo đức
KÍNH YÊU BÁC HỒ (tiết 1)
 A/ Mục tiêu :
- Học sinh biết: Công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. 
. Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. 
- GDHS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 B/ Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học : 
Cá nhân , nhóm
C/Phương tiện dạy học
 - Các bài thơ, bài hát, truyện tranh về Bác Hồ. 
 D/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I/ MỞ ĐẦU:
1.Ôn định tổ chức:
2. Bài cũ:
II/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
a) Khởi động :
Cho HS hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Các em vừa hát một bài hát về Bác Hồ Chí Minh .Vậy Bác Hồ là ai ? Vì sao thiếu niên , nhi đồng laị yêu quý Bác như vậy ? Bài đạo đức hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều dó.
ªHoạt động 1 :
*/ Quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện , nhẩm kể chuyện 
-Giáo viên chia chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ : 
- Quan sát từng bức tranh ? Nêu nội dung và đặt tên cho từng bức tranh ?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận .
- Hết thời gian gọi đại diện từng nhóm lần lượt lên giới thiệu . 
Cả lớp trao đổi 
- Bác sinh ngày tháng nào ? 
- Quê Bác ở đâu ? Bác còn có những tên gọi nào khác ?
ªHoạt động 2 :
- Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác “
- Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi như thế nào ? Thiếu nhi phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
* Kết luận: SGV
ªHoạt động 3 : - Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng :
- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh đọc một điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng 
- Giáo viên treo bảng phụ có ghi sẵn 5 điều Bác Hồ dạy .
* Giáo viên chia nhóm yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác dạy ? 
 b) Hướng dẫn thực hành :
* Củng cố nội dung 5 điều bác dạy
- Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
* Rút ra ghi nhớ và ghi lên bảng . sách giáo khoa 
III/ KẾT THÚC BÀI:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Quan sát tranh
- Cả lớp chia thành các nhóm theo yêu cầu giáo viên .
- Lớp lắng nghe giáo viên và trả lời câu hỏi .
- Tranh 1: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập
 - Tranh 2: chụp về các cháu thiếu nhi đến thăm phủ chủ tịch . 
- Tranh 3: Bác Hồ vui múa với thiếu nhi. 
- Tranh 4: Bác Hồ ôm hôn em bé. 
- Tranh 5: Bác đang chia quà cho thiếu nhi.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo lớp trao đổi nhận xét .
- Bác Hồ sinh ngày 19 – 5 – 1890 
- Quê bác ở Làng Sen, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Bác còn có tên khác như : Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh hồi còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung.
- Bác Hồ là người rất yêu thương và quý mến các cháu thiếu nhi .
- Thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy .
- Lần lượt từng học sinh đứng lên đọc một điều trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng .
- Lớp tiến hành chia nhóm thảo luận về nội dung của từng điều trong 5 điều Bác Hồ dạy .
- Hết thời gian thảo luận đại diện từng nhóm đứng lên báo cáo .
- Các nhóm khác nhận xét đánh giá và bổ sung ý kiến 
Thứ ba, ngày 23 tháng 8 năm 2011
TIẾT 1 : THỂ DỤC 
Bài 1: GIỚI THIỆU CHUONG TRÌNH –
TRÒ CHƠI “ NHANH LÊN BẠN ƠI”
I/ Mục tiêu:
-Biết được những điểm cơ bản của chươn trình và một số nôi quy tập luyện trong giờ học thể dục lớp 3.
- Biết cách tập hợp hàng dọc, quay phải , quay trái , đứng nghỉ , đứng nghiêm, biết cách dàn hàng , cáh chào báo cáo ,xin phép ra vào lớp . 
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia được các trò chơi.
II/ Địa điểm phương tiện.
VS sân tập
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp
1 .Phần mở đầu:
- Tập hợp hàng dọc
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
2-3’
 ********
 **** ...  thứ tự 10 tên chữ đã học 
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
 2.Bài mới
 a) Giới thiệu bài: ghi bảng
 b) Hướng dẫn nghe viết :
1/ Hướng dẫn chuẩn bị :
- Giáo viên đọc mẫu bài lần 1 bài thơ 
- Yêu cầu một học sinh đọc lại 
- Yêu cầu đọc thầm và nêu nội dung của từng khổ thơ ?
- Mỗi dòng có mấy chữ ? Chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Những câu thơ nào trong bài đặt trong ngoặc 
kép ? Vì sao ?
- Ta nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài thơ
- Yêu cầu viết vào bảng con các tiếng khó 
- Yêu cầu học sinh khác nhận xét bảng 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết vào vở 
- Giáo viên đọc lại để học sinh tự bắt lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề tập
- Giáo viên thu vở HS chấm điểm và nhận xét.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập .
- Treo 2 bảng phụ đã chép sẵn bài tập lên .
- Yêu cầu hai học sinh đại diện hai nhóm lên điền vần nhanh .
- Cả lớp cùng thực hiện vào bảng con .
- Gọi hai học sinh nhận xét chéo nhóm 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
*Bài 3b 
- Gọi một học sinh đọc yêu cầu bài 3b .
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào bảng con 
- Sau đó cho cả lớp đưa bảng .
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới .
- 3 em lên bảng viết các từ : Dân làng, làn gió, tiếng đàn, đàng hoàng.
- Cả lớp viết vào bảng con.
- 2 em đọc thuộc tên theo thứ tự 10 chữ cái.
- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài 
- Cả lớp theo dõi GV đọc bài.
- 1 HS đọc lại bài thơ.
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài 
- Mỗi dòng thơ có 3 chữ. Chữ cái đầu câu viết hoa .
- Các câu đặt trong ngoặc kép là (Chuyền đôi) vì đó là những câu các bạn nói khi chơi trò chơi này .
- Ta bắt đầu viết từ ô thứ 3 từ lề sang.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con .
- Cả lớp nghe và viết bài thơ vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- HS nêu YC.
- Lớp chia thành hai dãy .
- Hai em đại diện thi đua điền nhanh vần thích hợp .
-Cả lớp thực hiện điền vào bảng con 
-Hai học sinh nhận xét chéo bài bạn trên bảng 
- Lớp thực hiện làm vào vở bài tập .
- Một học sinh đọc đề bài .
- Cả lớp làm vào bảng con .
- Khi có lệnh cả lớp đưa bảng .
- Từ cần điền là :ngang, ,hạn, đàn, 
- HS nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
Rút kinh nghiệm :
........................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn Tiết 1
NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG.
ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẴN
A/ Mục tiêu :
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức đội TNTP HCM (BT1).
- Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2).
- GDHS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
B/ Chuẩn bị :- Mẫu đơn phô tô. 
C/ Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh 
 2.Bài mới: - GT bài:
 3) Hướng dẫn làm bài tập :
 *Bài 1 : - Gọi 2 học sinh đọc bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tổ chức của đội TNTPHCM như sách giáo viên.
- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi .
- Gọi đại diện từng nhóm nói về tổ chức của đội TNTP HCM .
- Theo dõi và bình chọn học sinh am hiểu nhất về tổ chức đội .
- Đội thành lập ngày tháng năm nào? Ở đâu?
- Những đội viên đầu tiên của đội là ai?
- Đội được mang tên Bác khi nào ?
GVKL.
*Bài 2 : 
- Gọi 1 học sinh đọc bài tập .
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 
- Hướng dẫn học sinh về đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm các phần như sách giáo viên 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở hoặc vào mẫu đơn đã chuẩn bị trước .
- Gọi 2 học sinh nhắc lại bài viết .
- Giáo viên lắng nghe và nhận xét 
 4) Củng cố - Dặn dò:
- GDHS noi gương Bác Hồ “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào”.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên .
- HS lắng nghe.
- Hai học sinh đọc lại đề bài tập làm văn .
- Học sinh lắng nghe giáo viên để tìm hiểu thêm về tổ chức đội .
- Học sinh trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi .
- Đại diện nhóm thi nói về tổ chức đội .
- HS trả lời.
- Một học sinh đọc bài .
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm .
Thực hành điền vào mẫu đơn in sẵn .
- Ba học sinh đọc lại đơn .
- Lớp theo dõi đánh giá bài bạn theo sự gợi ý của giáo viên 
- Hai đến ba học sinh nhắc lại nội dung bài học và nêu lại ghi nhớ về 
Tập làm văn viết đơn . 
Rút kinh nghiệm :
........................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................
Toán Tiết 5
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu : - Biết thực hiện phép cộng, các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm) .
B/ Chuẩn bị : - SGK, VBT 
C/ Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
-Gọi hai học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà .
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: ghi bảng
 b) Luyện tập:
*Bài 1: - Nêu bài tập trong sách giáo khoa 
- Yêu cầu học sinh tự tính kết quả 
- Yêu cầu lớp thực hiên vào vở và đổi chéo để tự chữa bài .
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
*Bài 2 : Giáo viên yêu cầu học sinh nêu yêu cầu và giáo viên ghi bảng
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện .
- Gọi hai em đại diện hai nhóm lên bảng làm mỗi em làm một cột .
- Gọi 2 HS khác nhận xét
+ Giáo viên nhận xét chung về bài làm của HS. 
*Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc bài trong sách giáo khoa .
- Yêu cầu học sinh nhìn vào tóm tắt để nêu thành lời đề bài toán . 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vào vở 
- Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
*Bài 4 :
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề 
- Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi và tìm cách tính nhẩm .
-Yêu cầu học sinh nêu miệng kết quả nhẩm.
- Cả lớp cùng thực hiện nhẩm và đổi chéo vở chấm chữa bài 
- Gọi học sinh khác nhận xét
+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách đặt tính về các phép tính cộng , trừ 
*Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập 5.
Hai học sinh lên bảng sửa bài .
- Hai học sinh khác nhận xét .
- HS lắng nghe.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 3 em lên bảng thực hiện mỗi em một cột 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài cho bạn .
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
- 2 HS lên bảng thực hiện . 
 - 2 HS nhận xét bài bạn .
- Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau .
- 1 em nêu bài toán trong SGK
- HS nhìn sơ đồ tóm tắt nêu đề toán .
- Cả lớp làm vào vở bài tập . 
- 1HS lên bảng giải bài 
- HS khác nhận xét bài bạn .
- Cả lớp cùng thực hiện tính nhẩm .
- 1 HS nêu miệng kết quả nhẩm .
- HS khác nhận xét bài bạn .
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học 
Rút kinh nghiệm :
........................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................
Mĩ thuật Tiết 1
THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT XEM TRANH THIẾU NHI
A/ Mục tiêu:
 - HS tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ.
- Hiểu ND, cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài môi trường. 
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
B/ Chuẩn bị: - Sưu tầm tranh thiếu nhi (hoạ sĩ) về bảo vệ môi trường.
 -Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
C/Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- KT đồ dùng học tập của HS.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài:
b. HĐ1: Xem tranh
- Cho HS quan sát và trả lời các câu hỏi về nội dung tranh:
+ Tranh vẽ hoạt động gì?
+ Nêu những hình ảnh chính và h/ảnh phụ ở trong tranh?
+ Hình dáng, động tác của hình ảnh chính ntn? Ở đâu ?
+ Những màu sắc nào có nhiều trong tranh?
c.Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá
GDHS có ý thức BVMT xung quanh trường lớp, nơi ở, ...
 - GV nhận xét chung tiết học.
 - Tuyên dương những HS và nhóm học tốt.
 - dặn dò: về nhà tìm và xem những đồ vật có trang trí đường diềm.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các bạn trong tổ mình.
- Lớp theo dõi GV giới thiệu bài.
- Cả lớp quan sát tranh và đưa ra nhận xét.
- HS trả lời.
+ HS qsát từng bức tranh từ đó đưa ra những nhận xét khác nhau.
+ Đứng hơi nghiêng, tưới nước, xới đất/ Lưng hơi khom để quét rác...
+ Màu xanh (cây cối,trời),màu nâu (màu của đất)...
- Lớp nhận xét bình chọn bạn hoặc nhóm có những ý kiến hay.
- Quan sát về những hình vẽ và màu sắc của một số đồ vật có trang trí đường diềm.
Rút kinh nghiệm :
........................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng viet lop 3 tuan 1.doc