Giáo án Tổng hợp môn Lớp 3 Tuần 22

Giáo án Tổng hợp môn Lớp 3 Tuần 22

Tập đọc – Kể chuyện

 NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ

 (Trang 31)

 “Trích Tập đọc lớp 3 - 1995”

I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

▪ Rèn kĩ năng đọc :

- Đọc đúng các từ ngữ : Ê-đi-xơn, lóe lên, móm mém ; biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ : nhà bác học, cười móm mém.

- Nắm được ý nghĩa của chuyện : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.

▪ Rèn kĩ năng nói :

- Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.

▪ Rèn kĩ năng nghe :

- HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 779Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn Lớp 3 Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc – Kể chuyện
 NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ 	
 (Trang 31)
	“Trích Tập đọc lớp 3 - 1995”
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng đọc :
- Đọc đúng các từ ngữ : Ê-đi-xơn, lóe lên, móm mém ; biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ : nhà bác học, cười móm mém. 
- Nắm được ý nghĩa của chuyện : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
▪ Rèn kĩ năng nói :
- Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.
▪ Rèn kĩ năng nghe :
- HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa câu chuyện như SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn 3.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
3-4’
1’
31-32’
10-11’
6-7’
19-20’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc bài “Bàn tay cô giáo” và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø Luyện đọc.
v GV đọc mẫu toàn bài
v Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Gọi HS đọc nối tiếp câu.
- GV hướng dẫn HS đọc từ khó :
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài.
- HS đọc phần chú giải và giải nghĩa từ mới 
- Yêu cầu HS tập đặt câu với từ : cười móm mém
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn còn lại.
Tìm hiểu bài :
v Chuyển ý.
? Nói những điều em biết về ông Ê-đi-xơn ?
- GV theo dõi, nhận xét và bổ sung
? Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ?
v Chuyển ý.
? Bà cụ mong muốn điều gì ?
? Vì sao cụ mong muốn có xe không cần ngựa kéo ?
? Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì ?
v Chuyển ý.
? Nhờ đâu mong ước của bà được thực hiện ?
? Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
4/ Luyện đọc lại :
- GV đọc mẫu đoạn 3.
Hướng dẫn HS đọc đoạn 3.
- Gọi vài em thi đọc đoạn 3.
- Gọi 3 HS đọc bài theo vai.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
Kể chuyện :
Þ Các em không nhìn SGK, kể lại câu chuyện theo cách phân vai.
Þ Các em nói lời nhân vật theo trí nhớ của mình. Lưu ý kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ. . . 
- Gọi HS lần lượt từng tốp 3 HS kể chuyện. Cả lớp theo dõi để nhận xét, đánh giá.
5/ Củng cố – dặn dò :
? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
Þ Ê-đi-xơn là nhà khoa học vĩ đại. Sáng chế của ông cũng như của nhiều nhà khoa học góp phần cải tạo thế giới, đem lại những điều tốt đẹp cho con người.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát .
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi ở SGK.
- Từng em lần lượt đọc bài.
- 4 HS đọc bài và giải nghĩa từ.
- HS đặt câu : Ông nhìn em cười móm mém : Cháu thật đáng yêu.
- HS đọc bài theo nhóm. Nhóm trưởng theo dõi, sửa sai cho các bạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh, 3 HS đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc đoạn 1.
- HS trả lời.
- Câu chuyện xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ là một trong số những người đó.
- HS đọc thầm đoạn 2 và 3.
- Bà mong ông Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà vẫn lại rất êm.
- Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy, cụ sẽ bị ốm.
- Ê-đi-xơn nảy ra ý định chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện.
- 1 HS đọc đoạn 4.
- Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa.
- Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.
- HS theo dõi ở SGK.
- HS thi đọc.
- 3 HS đọc bài.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- Lần lượt 3 HS kể chuyện theo vai.
- Ê-đi-xơn rất quan tâm giúp đỡ người già. / Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, lao động cần mẫn. / Ê-đi-xơn là nhà khoa học vĩ đại.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán 
 THÁNG NĂM (TT) 	
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
- Củng cố kĩ năng xem lịch. (tờ lịch tháng, năm)
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tờ lịch tháng 1, 2 và 3 năm 2004.
- Tờ lịch năm 2007.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
1’
8-9’
7-8’
7-8’
5-6’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS trả lời :
? Một năm có bao nhiêu tháng ? Tháng hai có bao nhiêu ngày ? 
? Kể tên các tháng có 31 ngày.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.
- GV treo tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2008.
- Yêu cầu HS quan sát tờ lịch ở bảng, làm bài tập 1 vào vở.
? Ngày 3 tháng 2 là thứ mấy ? 
? Ngày 8 tháng 3 là thứ mấy ? 
? Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ mấy ?
? Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy ?
. . . . . . . . 
Bài 2 : Xem lịch 2009. 
- Cho HS quan sát tờ lịch 2009.
? Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ mấy 
? Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 là thứ mấy ?
? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là thứ mấy ?
? Ngày cuối cùng của năm 2009 là thứ mấy ?
? Sinh nhật em là ngày nào ? Tháng nào ? Hôm đó là thứ mấy ?
Bài 3 : Trả lời câu hỏi. 
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời.
- Trong một năm :
 ? Những tháng nào có 30 ngày ?
? Những tháng nào có 31 ngày ?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
Bài 4 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc kĩ bài tập và ghi câu trả lời đúng ra bảng con.
3/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- HS nêu yêu cầu: Xem lịch năm 2008.
- HS quan sát tờ lịch :
- Ngày 3 tháng 2 là thứ ba. 
- Ngày 8 tháng 3 là thứ hai. 
- Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ hai.
- Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ bảy.
- HS quan sát lịch 2009
- Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ sáu.
- Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 là chủ nhật.
- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là thứ ba.
- Ngày cuối cùng của năm 2009 là thứ hai.
- HS tự nêu. . . . 
- Những tháng có 30 ngày là: 4, 6,9, 11.
- Những tháng có 31 ngày là : 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu yêu cầu: Tìm câu trả lời đúng.
- Đáp án đúng là : C.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán 
 HÌNH TRÒN, TÂM, BÁN KÍNH, ĐƯỜNG KÍNH 	
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
- Bước đầu biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số mô hình hình tròn, mặt đồng hồ, chiếc đĩa hình. . .
- Compa.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
3-4’
1’
9-10’
18-20’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
 Kiểm tra sĩ số, bắt bài hát.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở bài tập của HS tổ 1.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø Giới thiệu hình tròn.
Þ GV giới thiệu HS quan sát : mặt đồng hồ.
Þ Mặt đồng hồ có dạng hình tròn.
- GV dùng compa 
vẽ hình tròn lên bảng.
Þ Đây là hình tròn có tâm là O ; 
OB là bán kính của hình tròn
AB là đường kính của hình tròn.
- Gọi vài HS nhắc lại.
Nhận xét : Trong một hình tròn :
* Tâm O là trung điểm của đường kính AB.
* Độ dài đường kính gấp đôi độ dài bán kính.
Giới thiệu cái compa và cách vẽ hình tròn.
- Giới thiệu cho HS biết compa.
- Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2 cm.
- Xác định khẩu độ compa bằng 2 cm trên thước.
- Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn.
3/ Luyện tập :
Bài 1 : Nêu tên các đường kính, bán kính có trong hình tròn.
- GV vẽ hình ở bảng, gọi HS nêu :
Bài 2 : Vẽ hình tròn.
- Yêu cầu HS vẽ hình tròn vào vở.
- GV nhận xét.
Bài 3 : Vẽ bán kính, đường kính trong hình tròn.
- Gọi vài HS vẽ ở bảng.
b) GV nêu, HS trả lời :
? Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng OD
? Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn thẳng OM.
? Độ dài đoạn thẳng OC bằng một phần hai độ dài đoạn thẳng CD.
4/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm bài tập ở vở và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số, bắt bài hát.
- HS trình vở để GV kiểm tra.
- HS quan sát.
- Hình tròn có : O là tâm ; OB là bán kính ; AB là đường kính.
- HS theo dõi ở bảng.
- HS quan sát compa.
- Hình a :
Đường kính : MN ; PQ.
Bán kính : OM ; ON ; OP ; OQ.
- Hình b :
Đường kính : AB
Bán kính : OA ; OB.
- HS vẽ hình tròn vào vở.
- Sai
- Sai
- Ñuùng.
- HS laéng nghe vaø thöïc hieän.
Chính tả : (Nghe - viết)
 Ê – ĐI – XƠN 	
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe và viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn Ê - đi - xơn.
- Làm đúng bài tập điền dấu thanh dễ lẫn : hỏi / ngã và giải đố.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
1’
7-8’
12-13’
2-3’
7-8’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- GV đọc cho HS viết bảng con : kĩ sư, trí tuệ, trí thức, bác sĩ.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø Hướng dẫn HS viết chính tả.
v Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc mẫu toàn bài viết.
- Gọi 2 HS đọc lại bài.
? Những chữ nào trong bài được viết hoa ? 
? Tên riêng Ê-đi-xơn được viết thế nào ?
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và tập viết các từ dễ viết sai ra nháp.
 v HS viết bài :
- GV đọc bài cho HS viết vào vở
v Chấm chữa bài :
- Yêu cầu HS nhìn SGK chấm bài và ghi lỗi ra lề vở.
- GV chấm lại 5 -7 bài để nhận xét.
3/ Bài tập :
Bài 2 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Tổ chức cho 2 tổ, mỗi tổ 4 em thi làm bài ở bảng.
Điền dấu thanh hỏi hay ngã vào chữ in đậm.
- Tổ chức cho HS thi làm bài ở bảng.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Gọi 2 HS đọc lại kết quả đúng.
4/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS hoàn thiện bài tập ở vở và chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS viết bảng con.
- HS theo dõi ở SGK.
- 2 HS đọc lại bài viết.
- Những chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng Ê-đi-xơn được viết hoa.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch nối giữa các tiếng.
- HS đọc thầm bài viết và tập viết từ khó ra nháp.
- HS viết bài vào vở.
- HS nhìn SGK và tự chấm bài.
- 5 – 7 HS nộp bài.
- HS nêu yêu cầu: Điền vào chỗ trống ch hay tr.
- 2 tổ thi làm bài ở bảng :
 Mặt tròn mặt lại đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao
 Suốt ngày lơ lửng trên cao
Đêm về đi ngủ chui ... bây giờ vẫn chưa làm ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến.
Truyện gây cười ở chỗ câu trả lời của anh : Không có điện thì sẽ không có vô tuyến.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thủ công 
 ĐAN NONG MỐT 	
I / MỤC TIÊU :
- HS đan được tấm đan nong mốt bằng giấy thủ công.
- HS yêu thích sản phẩm đan nan.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tấm đan nong mốt đã hoàn chỉnh.
- Các nan đan bằng bìa ; giấy, kéo, hồ dán.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
1’
28-30’
1’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø Vào bài.
▪ Hoạt động 1 : Thực hành đan nan. 
+ Mt : HS đan được tấm đan nong mốt bằng giấy thủ công đúng quy trình kĩ thuật.
+ Th :
- Gọi vài HS nhắc lại :
? Các bước đan nong mốt.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu cả lớp thực hành đan nong mốt.
- GV theo dõi, giúp đỡ cho HS còn lúng túng để các em làm được sản phẩm của mình.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của từng HS, từng nhóm.
- Tuyên dương các sản phẩm đúng kĩ thuật, đẹp.
3/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
- HS để đồ dùng lên bàn cho GV kiểm tra.
- HS nhắc lại :
- Các bước đan nong mốt :
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan.
Bước 2 : Đan nan.
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- HS thực hành đan nan nong mốt.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- HS lắng nghe và thực hiện.
TOAÙN	
 LUYỆN TẬP 	
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Rèn luyện kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ 1 lần)
- Củng cố ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, kĩ năng giải toán có hai phép tính.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở bài tập 2.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2
3-4’
1’
5-6’
7-8’
8-9’
7-8’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
 Kiểm tra sĩ số, bắt bài hát.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS giải bài tập 2 ở SGK.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Viết thành phép nhân và ghi kết quả.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV gọi HS thực hiện.
- Các em khác làm vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa chữa.
ð Củng cố tính giá trị biểu thức.
Bài 2 : 
- Bài toán yêu cầu làm gì ?
- Yêu cầu HS theo dõi ở bảng phụ.
- Gọi lần lượt từng HS làm ở bảng, các em khác làm vào bảng con.
? Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào ?
ð Củng cố tìm thành phần chưa biết.
Bài 3 : 
- Gọi HS đọc bài toán.
Tóm tắt :
Có hai thùng, mỗi thùng 1025 l dầu
Lấy ra từ 2 thùng đó 1350 l dầu
Còn . . . l dầu ?
? Bài toán hỏi gì ?
? Bài toán cho biết gì ?
? Muốn biết số dầu còn lại ta phải biết gì ?
? Muốn biết có bao nhiêu lít dầu em làm thế nào ?
? Muốn biết số dầu còn lại em làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng.
- GV nhận xét, sửa chữa.
ð Củng cố giải toán có lời văn
Bài 4 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV kẻ bảng như SGK.
? Thêm vào số đã cho 6 đơn vị nghĩa là làm thế nào ?
? Gấp số đã cho lên 6 lần , ta làm thế nào ?
- Gọi 1 HS làm ở bảng, các em khác làm vào vở.
3/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số, bắt bài hát.
- 2 HS làm bài ở bảng.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài :
4129 + 4129
= 4129 x 2 = 8258
1052 + 1052 + 1052 
= 1052 x 3 = 3156
2007 + 2007 + 2007 + 2007
= 2007 x 4 = 8028
- Bài toán yêu cầu: Số ?
- HS lần lượt làm bài ở bảng phụ :
Số bị chia
423
423
9604
5355
Số chia
3
3
4
5
Thương
141
141
2401
1071
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- HS theo dõi ở bảng.
- Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu ?
- Có 2 thùng dầu , mỗi thùng có 1025 l dầu. Đã lấy ra 1350 l dầu.
- Phải biết có bao nhiêu lít dầu và đã lấy ra bao nhiêu lít dầu ?
- Lấy : 1025 x 2 = 2050 (l)
- Lấy : 2050 – 1350 = 700 (l)
Giải :
Số dầu cả 2 thùng có là :
1025 x 2 = 2050 (l)
Số dầu còn lại là :
2050 – 1350 = 700 (l)
Đáp số : 700 l dầu.
- HS nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS theo dõi ở bảng.
- Tức là cộng vào số đã cho đơn vị.
- Lấy số đã cho nhân với 6.
- HS làm bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tập làm văn 
NÓI , VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I / MỤC TIÊU :
Rèn kĩ năng nói :
- Kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết (tên, nghề nghiệp, công việc hằng ngày, cách làm việc của người đó)
Rèn kĩ năng viết :
- Viết lại được những điều em vừa kể thành một doạn văn (từ 5 – 7 câu), diễn đạt rõ ràng, đúng ý.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp viết gợi ý kể về một người lao động trí óc.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
1’
14-15’
16-17’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS kể chuyện : Nâng niu từng hạt giống.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1 : Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
- Gọi HS nêu nội dung bài tập.
? Hãy kể tên một số người lao động trí óc.
Þ Các em có thể kể một người lao động trí óc : có thể là người thân của em : anh, chị, cha, mẹ, ông, bà. . . hoặc một người hàng xóm của em ; cũng có thể là một người em biết qua đọc truyện, sách, báo. . . 
- Gọi 1 HS khá kể mẫu.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS để HS hoàn thành bài nói.
- Gọi HS lần lượt tập kể.
- Gọi 4 – 5 HS thi kể.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
Bài 2 : Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu)
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
Þ Viết những điều mình vừa kể hoặc là viết dựa theo câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu để các em làm được bài.
4/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài viết của mình. Em nào chưa viết xong, về nhà tiếp tục viết ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2 HS kể chuyện.
- 1 HS nêu nội dung bài tập
- Những người lao động trí óc : bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu, nhà hải dương học. . . 
- HS kể mẫu :
Bố em làm nghề giáo viên. Hằng ngày, bố dạy học ở trường. Tối đến bố làm việc miệt mài với bao nhiêu là sách vở : soạn bài để ngày mai lên lớp ; chấm bài cho học sinh. . . Bố rất yêu nghề của mình. Vì thế, dù ngày nào cũng vất vả với bao nhiêu là việc nhưng khuôn mặt bố lúc nào cũng rạng ngời, vui tươi. . . 
- HS tập kể theo nhóm.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài :
Ông em là một người lao động trí óc. Ông làm bác sĩ ở bệnh viện đa khoa huyện. Từ mờ sớm, ông đã dậy. Tập thể dục, ăn sáng xong là ông đi làm ngay. Ở đó, ông rất tận tình cứu chữa người bệnh. Vì thế, ông nổi tiếng là một bác sĩ giàu lòng nhân ái và được mọi người yêu mến . . . 
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Đạo đức 
TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (TT)
I / MỤC TIÊU :
- HS hiểu vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài.
- HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ khách nước ngoài.
- HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vở bài tập đạo đức.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
1’
9
10
9-10
9-10
1’
1) Kiểm tra bài cũ :
- Gọi vài HS trả lời :
? Em cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2) Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø Vào bài.
▪ Hoạt động 1 : Liên hệ thực tế.
+ Mt : HS tìm hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài.
+ Th :
- Yêu cầu từng nhóm trao đổi : 
? Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết (qua chứng kiến, qua ti vi, đài báo. . .)
? Em có nhận xét gì về những hành vi đó ?
- Gọi một số cặp trong nhóm trao đổi trước lớp, các HS khác bổ sung ý kiến.
ÄKL : Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta nên học tập.
▪ Hoạt động 2 : Đánh giá hành vi.
+ Mt : HS biết nhận xét các hành vi ứng xử với khách nước ngoài.
+ Th :
- Yêu cầu HS thảo luận các tình huống sau :
a) Bạn Vi xấu hổ, lúng túng, không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện.
b) Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài mời đánh giày, mua đồ lưu niệm mặc dù họ đã lắc đầu từ chối.
c) Bạn Kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm.
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
ÄKL : Bạn Vi không nên ngượng ngùng, xấu hổ mà cần phải tự tin khi khách nước ngoài hỏi chuyện. Cần vui vẻ tiếp chuyện với họ . . .
Nếu khách nước ngoài đã từ chối, không mua đồ, ta không nên bám theo họ, làm họ cảm thấy khó chịu.
Giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp với khả năng là tỏ lòng mến khách.
▪ Hoạt động 3 : Xử lí tình huống và đóng vai.
+ Mt : HS biết cách ứng xử trong các tình huống cụ thể.
+ Th :
- Yêu cầu 2 tổ thảo luận và xử lí 2 tình huống sau :
a) Có vị khách nước ngoài đến thăm trường em và hỏi em về tình hình học tập.
b) Em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài vừa xem vừa chỉ trỏ.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả, cả lớp cùng nhận xét, đánh giá.
ÄKL : Cần chào đón khách niềm nở. Cần nhắc nhở bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy. Đó là việc làm không đẹp.
Þ Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp họ hiểu và quý trọng đất nước, con người Việt Nam.
3/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS trả lời.
- HS trao đổi theo nhóm :
- Câu chuyện về em bé bản Lau đã giúp cô chú Liên Xô xách mớ măng và mấy trái bưởi khi cô chú ấy đi chợ. . .
- Đó là những hành vi thể hiện thái độ lịch sự, mến khách của người Việt Nam ta đối với khách nước ngoài.
- HS trao đổi trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm :
- Không nên xấu hổ mà phải tự tin, vui vẻ khi tiếp chuyện với họ. . . 
- Không nên bám theo họ, gây phiền phức cho họ khi họ đã từ chối, không mua. . . 
- Ta nên học tập bạn Kiên, việc làm đó thể hiện thái độ lịch sự với khách nước ngoài. . . 
- HS lắng nghe GV chốt lại ý cần nắm.
- HS thảo luận theo tổ :
- Em cần chào đón khách niềm nở và trả lời lễ phép các câu hỏi của khách.
- Em nhắc nhở các bạn : đó là hành vi không tốt và yêu cầu các bạn không nên làm như thế.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 Tuan 22 DVKhoa.doc