Giáo án tổng hợp Tuần 1 Lớp 3 năm học 2007

Giáo án tổng hợp Tuần 1 Lớp 3 năm học 2007

I.Mục tiêu:

-Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng: hạ lệnh, vùng nọ, nộp, lo sợ,

-Ngắt nghỉ hơi đúng

-Hiểu nghĩa từ: Kinh đô, om sòm, trọng thưởng.

-Hiểu nội dung truyện: Câu chuyện ca ngợi trí thông minh của em bé.

Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn

-Theo dõi bạn kể và nhận xét, đánh giá bạn.

II. Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh họa truyện

-Bảng phụ

 

doc 45 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần 1 Lớp 3 năm học 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai, ngày 27 tháng 8 năm 2007
Tập đọc- Kể chuyện
CẬU BÉ THÔNG MINH
I.Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng: hạ lệnh, vùng nọ, nộp, lo sợ,
-Ngắt nghỉ hơi đúng
-Hiểu nghĩa từ: Kinh đô, om sòm, trọng thưởng.
-Hiểu nội dung truyện: Câu chuyện ca ngợi trí thông minh của em bé.
Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn 
-Theo dõi bạn kể và nhận xét, đánh giá bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa truyện 
-Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
A/ Mở đầu
GV giới thiệu chung 8 chủ điểm của sách giáo khoa Tiéng Việt
B/ Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng: hạ lệnh, vùng nọ, nộp, lo sợ. Ngắt nghỉ hơi đúng.Hiểu nghĩa từ: Kinh đô, om sòm, trọng thưởng.
* Cách tiến hành:
1.GV đọc toàn bài
2. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
a.Đọc từng câu:
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- GVsửa phát âm: hạ lệnh, làng, vùng nọ, nộp, lo sợ
b.Đọc từng đoạn trước lớp: 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
- GV giải nghĩa từ: Kinh đô, om sòm, trọng thưởng.
-Đọc từng đoạn trong nhóm
-1 HS đọc đoạn 1.
-1HS đọc đoạn 2.
-Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 1
Thứ hai, ngày 27 tháng 8 năm 2007
Tập đọc- Kể chuyện
CẬU BÉ THÔNG MINH
I.Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng: hạ lệnh, vùng nọ, nộp, lo sợ,
-Ngắt nghỉ hơi đúng
-Hiểu nghĩa từ: Kinh đô, om sòm, trọng thưởng.
-Hiểu nội dung truyện: Câu chuyện ca ngợi trí thông minh của em bé.
Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn 
-Theo dõi bạn kể và nhận xét, đánh giá bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa truyện 
-Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Mục tiêu: Hiểu nội dung truyện: Câu chuyện ca ngợi trí thông minh của em bé.
Cách tiến hành:
-HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: Nhà vua nghĩ ra kế gì để chọn người tài?
(mỗi người trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng)
+Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của vua?
(vì gà trống không biết đẻ trứng)
-HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi
+Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý?
-HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi
+Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?(mài chiếc kim thành một con dao
+Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?
(chiếc kim bé như vậy thì không thể mài thành một con dao được)
-HS đọc thầm cả bài, trả lời câu hỏi:
Câu chuyện này nói lên điều gì ? (ca ngợi tài trí của em bé)
Hoạt động 3:Luyện đọc lại
-GV đọc mẫu đoạn 1, hướng dẫn cách đọc
-HS chia nhóm, phân vai đọc lại truyện
-2 nhóm thi đua đọc theo vai. Cả lớp bình chọn nhóm đọc đúng và hay
Hoạt động 4: Kể chuyện
Mục tiêu: Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn. Theo dõi bạn kể và nhận xét, đánh giá bạn.
Cách tiến hành:
1 GV nêu nhiệm vụ
2 Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện
a) HS quan sát 3 tranh, nhẩm kể chuyện
b) GV mời 3 HS tiếp nối nhau, quan sát tranh kể lại 3 đoạn của câu chuyện.
c) GV và HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
-Em thích nhân vật nào, vì sao? Về nhà tập kể lại câu chuyện.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 1
Thứ hai, ngày 27 tháng 8 năm 2007
Toán
ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I.Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố cách đọc ,viết , so sánh các số có ba chữ số.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ôn tập , củng cố cách đọc , viết số.
Mục tiêu: Ôn tập , củng cố cách đọc , viết số. 
Cách tiến hành:
Bài 1: HS tự ghi chữ hoặc viết số thích hợp vào chỗ trống
-HS đọc kết quả , cả lớp nhận xét.
Bài 2:
-HS nhận xét dãy số.HS tự điền số vào ô trống
a.Các số tăng liên tiếp từ 310 đến 319
310, 311, 312, 313, 314, 315, 316, 317, 318, 319
b.Các số giảm liên tiếp từ 400 đến 391
400, 399, 398, 397, 396, 395, 394, 393,392, 391
Hoạt động 2: Ôn tập về so sánh số.
Mục tiêu: Ôn tập về so sánh số.
Cách tiến hành:
Bài 3: Bảng con 
-HS tự điền dấu vào chỗ trống.
 303 < 330 30 +100 < 131
615 > 516 410 – 10 < 400 +1
199 > 200 243 = 200 +40 +3
Bài 4: Bảng con
-HS chọn số lớn nhất và số bé nhất viết vào bảng con 
375, 421, 573, 241, 735, 142
375, 421, 573, 241, 735, 142
Bài 5: Vở 
-HS tự xếp dãy số : 537, 162, 830, 241, 519, 425.
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn.
162, 241, 425, 519, 537, 830
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé.
830, 537, 519, 425, 241, 162
-GV chấm một số bài, nhận xét , sửa chữa.
*Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét tiết học.Làm bài 3 vào vở.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 1
Thứ hai, ngày 27 tháng 8 năm 2007
Đạo đức
KÍNH YÊU BÁC HỒ
I.Mục tiêu:
Điều chỉnh mục tiêu 2: HS hiểu thành HS ghi nhớ
-Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, đối với dân tộc.
-Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ
-Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
-HS ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy 
II.Tài liệu và phương tiện
-Vở bài tập đạo đức 
-Các bài thơ bài thơ, bài hát về Bác Hồ với thiếu nhi.
III.Các hoạt động dạy học
Khởi động: HS hát bài : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng .
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
Mục tiêu : HS biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại .Tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
Cách tiến hành:
-GV chia nhóm, giao nhiệm vụ: Quan sát các bức ảnh, tìm hiểu nội dung , đặt tên cho ảnh.
-Các nhóm thảo luận .Đại diện các nhóm trình bày thảo luận. Thảo luận lớp.
-Bác sinh ngày, tháng, năm nào?Quê Bác ở đâu? Bác còn có tên gọi nào khác?
-GV kết luận: (GV nêu tóm tắt tiểu sử của Bác Hồ)
Hoạt động 2: Kể chuyện: “ Các cháu vào đây với Bác”
Mục tiêu: HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác.
Cách tiến hành:
1.GV kể chuyện: Các cháu vào đây với Bác.
2.Thảo luận:
-Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác Hồ với các cháu thiéu nhi thế nào?
-Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
3. GV kết luận:Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ rất yêu quý , quan tâm đến các cháu thiếu nhi.Thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
Mục tiêu:
Cách tiến hành:
1.GV yêu cầu mỗi HS đọc một điều Bác Hồ dạy: GV ghi bảng
Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác Hồ dạy.
2.Các nhóm thảo luận
3.Đại diện các nhóm trình bày.
4.GV củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy. 
*Hướng dẫn thực hành
-Ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
-Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác.
-Sưu tầm các tấm gương : Cháu ngoan Bác Hồ.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 1
Thứ, ba ngày 28 tháng 8 năm 2007
Thể dục
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH- TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI”
I.Mục tiêu:
-Phổ biến một số quy định khi tập luyện , yêu cầu HS hiểu và thực hiện đúng .
-giới thiệu chương trình môn học.
-Chơi trò chơi “ nhanh lên bạn ơi”.
II.Địa điểm , phương tiện.
-Địa điểm: Sân trường vệ sinh, an toàn.
-Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1)Phần mở đầu.
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-Giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát.
-Tập bài phát triển chung của lớp 2.
2)Phần cơ bản.
-Phân công tổ nhóm tập, chọn cán sự.
-Nhắc lại nội quy tập luyện tậpvà phổ biến nội dung yêu cầu môn học.
-Chỉnh đốn trang phục, vệ sinh luyện tập.
-Chơi trò chơi “nhanh lên bạn ơi”.
-Ôn lại một số động tác đội hình đội ngũ ở lớp 1,2.
-Tập hợp hàng dọc, dóng háng, điểm số, quay phải, đứng nghiêm (nghỉ) , dàn hàng , dồn hàng.
3)Phần kết thúc
-Đi thường theo nhịp1-2, 1-2và hát.
-GV cùng HS hệ thống bài.
-GV nhận xét giờ học.
-GV hô :giải tán! HS hô :khỏe!
8 phút
2 phút
1-2 phút
2 lần
20 phút
2 phút
6-7 phút
2 phút
5-7 phút
6-7 phút
6 phút
2 phút
1phút
1phút
1phút
Nhận lớp 
====
====
====
====
5GV
==========
==========
==========
==========
5GV
====
====
====
====
 5GV
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 1
Thứ, ba ngày 28 tháng 8 năm 2007
Toán
CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I.Mục tiêu:
-Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
-Củng cố giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
Mục tiêu: Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
Cách tiến hành:
Bài 1: 
-Yêu cầu HS tính nhẩm, ghi kết quả vào bảng con.
a.400 +300 = 700 b. 500 +40 = 540 c. 100 +20 +4 = 124
 700 – 300 = 400 540 – 40 = 500 300 + 60 +7 = 367
 700 – 400 = 300 540 – 500 = 40 800 +10 +5 = 815
Bài 2: Bảng con 
-Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính .
 352 732 418 395
 +416 - 511 +201 - 44 
 768 221 619 351
Hoạt động 2: Củng cố giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
Mục tiêu: Củng cố giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
Cách tiến hành:
Bài 3: Yêu cầu HS ôn lại cách giải bài toán về “ít hơn”.
 Số HS khối lớp Hai là:
 245- 32 = 213(HS )
 Đáp số:213 HS 
Bài 4: Ôn cách giải bài toán về nhiều hơn 
-HS làm vở
 Giá tiền một tem thư là:
 200 + 600 = 800 ( đồng )
 Đáp số: 800 đồng
Bài 5: 
-Bảng con + bảng phụ. HS yếu chỉ yêu cầu thực hiện được 2 phép tính
-Yêu cầu HS lập được 4 phép tính đúng.
315 + 40 =355	355 – 40 = 315
40 +315 = 355	355 – 315 = 40
*Củng cố dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học .
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 1
Thứ, ba ngày 28 tháng 8 năm 2007
Chính tả
CẬU BÉ THÔNG MINH
I.Mục tiêu : 
-Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài : “Cậu bé thông minh”.
-Củng cố cách trình bày một đoạn văn.
-Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm , vần dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương.
-Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng.
-Thuộc lòng tên 10chữ đầu trong bảng.
II.Đồ dùng dạy học 
-Viết sẵn đoạn chép.
-Bảng phụ kẻ bảng chữ.
-Vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy học 
*Giới thiệu bài: “ Cậu bé thông minh”
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép
Mục tiêu: Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài : “Cậu bé thông minh”.
Củng cố cách trình bày một đoạn văn.
Cách tiến hành:
1. Hướng dẫn HS chuẩn bị
-GV đọc đoạn chép trên bảng , 2 HS đọc lại.
 .Đoạn này chép từ bài nào? ( Cậu bé thông minh )
.Tên bài viết ở vị trí nào? ( Viết giữa trang vở )
 .Đoạn chép có mấy câu? (3 câu)
2 HS chép vào vở, GV theo dõi
3. ... iết Bảng con :nhánh trâm bầu, ríu rít,
2. GV đọc cho HS viết.
3. GV chấm , chữa bài.
-GV chấm một số bài.Nhận xét, sửa lỗi sai.
Hoạt động3 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Mục tiêu: Biết phân biệt s/x (ăn/ăng).
Cách tiến hành:
Bài 2: 
-1HS đọc yêu cầu của bài.1HS làm mẫu trên bảng.
-Cả lớp làm bài.GV chữa bài , chốt lời giải đúng.
a) xét: xét xử, xem xét, xét duyệt, xét hỏi.
Sét : sấm sét, lưỡi tầm sét, đất sét.
-xào : xào rau, xào xáo sào : sào phơi áo, sào đất
-xinh: xinh đẹp, xinh tươi sinh: ngày sinh, sinh sôi
b) gắn: gắn bó, hàn gắn, gắn kết, 
- gắng: gắng sức, cố gắng
*Củng cố dặn dò :
-GV nhận xét tiết học .Dặn HS xem lại bài, sửa lỗi sai.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 2
Thứ năm, ngày 13 tháng 9 năm 2007
Âm nhạc
HỌC HÁT BÀI : QUỐC CA VIỆT NAM (lời 2)
I.Mục tiêu :
-HS hát đúng Quốc ca Việt Nam (lời 2).
-Giáo dục ý thức nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam.
II.Đồ dùng dạy học :
-Băng nhạc, máy nghe.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Học hát Quốc ca Việt Nam (lời 2)
Mục tiêu: HS hát đúng Quốc ca Việt Nam (lời 2).
Cách tiến hành:
-Cho HS nghe băng bài hát Quốc ca Việt Nam 
-Ôn lại lời 1.
-Hướng dẫn học hát lời 2.
-Đọc đồng thanh lời 2.
Gv: Trong lời ca thứ hai
 Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than
 Đứng đều lên gông xích ta đập tan
 Từ bao lâu ta nuốt căm hờn.
Sở dĩ nói đến lần than, gông xích, căm hờn là do hoàn cảnh xã hội đen tối của nhữngg ngày trước Cách mạng tháng Tám. Lúc đó nhân dân ta sống đau khổ dưới ách thống trị của chế độ phong kiến, của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Tình cảnh đó đã đẩy toàn ta đến con đường duy nhất là đứng lên đánh Pháp, đuổi Nhật giành lại độc lập tự đo cho Tổ quốc.
- Hát Quốc ca với tính chất hùng mạnh không hẳn là hát to, mà quan trọng là hát có lực, nhấn từng phách thể hiện khí thế của đoàn quân đang tiến bước.
-Tập từng câu hát như lời 1.
-Chia lớp thành các nhóm lần lượt ôn luyện lời 2.
Hoạt động 2: HS đứng hát Quốc ca Việt Nam với tư thế nghiêm trang như khi chào cờ.
Củng cố dặn dò :
-GV nhận xét tiết học .Tập hát đúng và rèn tư thế nghiêm khi chào cờ.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
 TUẦN 2
Thứ sáu, ngày 14 tháng 9 năm 2007
Mĩ thuật
VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM
I.Mục tiêu :
-HS tìm hiểu cách trang trí đường diềm đơn giản.
-Vẽ tiếp được họa tiết và vẽ màu vào đường diềm.
-HS thấy được vẻ đẹp của các đồ vật được trang trí đường diềm.
II.Đồ dùng dạy học :
Đồ vật có trang trí đường diềm.
Bài mẫu đường diềm chưa hoàn chỉnh và đã hoàn chỉnh.
Hình gợi ý cách vẽ .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
Mục tiêu: Quan sát, nhận xét.
Cách tiến hành:
-GV giới thiệu đường diềm và tác dụng của chúng. ( Những hoạ tiết hình hoa, lá cách điệu được sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, lặp đi lặp lại nối tiếp, kéo dài thành đường diềm. Đường diềm trang trí để đồ vật đẹp hơn .)
-Cho HS xem hai mẫu đường diềm : đã hoàn thành và chưa hoàn thành.
.Em có nhận xét gì về hai đường diềm này?
.Có những họa tiết nào ở đường diềm?
.Các họa tiết được sắp xếp như thế nào?
.Những màu nào được vẹ trên đường diềm?
Hoạt động 2: Cách vẽ họa tiết.
Mục tiêu: HS tìm hiểu cách trang trí đường diềm đơn giản.
Cách tiến hành:
-GV hướng dẫn trên bảng cho HS quan sát.
-Hướng dẫn cách vẽ màu vào đường diềm.
Hoạt động 3: Thực hành.
Mục tiêu: Vẽ tiếp được họa tiết và vẽ màu vào đường diềm.HS thấy được vẻ đẹp của các đồ vật được trang trí đường diềm.
Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS :
+Vẽ tiếp họa tiết vào đường diềm phần thực hành ở vở.
+Vẽ họa tiết đều, cân đối .
+Chọn màu thích hợp , họa tiết giống nhau vẽ cùng một màu.
-HS thực hành GV quan sát.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
-GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài vẽ.
-Nhận xét chung tiết học.Khen ngợi động viên những HS có bài vẽ đẹp.
*Củng cố dặn dò:
-Quan sát hình dáng, màu sắc một số loại quả chuẩn bị cho tiết sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 2
Thứ sáu, ngày 14 tháng 9 năm 2007
Tập làm văn
VIẾT ĐƠN
I. Mục tiêu :
-Dựa theo mẫu đơn viết được một lá đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
II.Đồ dùng dạy học :
Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ 
- 4 HS đọc lá đơn xin cấp thẻ đọc sách.
-Nói những điều em biết về Đội TNTP HCM.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết đơn xin vào Đội.
Mục tiêu: Dựa theo mẫu đơn viết được một lá đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Cách tiến hành:
-1HS đọc yêu cầu của bài.
-GV hướng dẫn HS nhận xét cách trình bày và nội dung của lá đơn :
+Lá đơn phải trình bày theo mẫu
. Mở đầu lá đơn phải viết tên đôi.
. Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
.Họ tên và ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn, người viết là HS của lớp nào?
.Trình bày lí do viết đơn.
.Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng.
.Chữ kí và họ tên của người viết đơn.
+Trong các nội dung trên thì phần lí do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần viết khuôn mẫu. Vì mỗi người có một lí do, nguyện vọng và lời hứa riêng.
VD: 
 Từ lâu em đã mơ ước được đứng trong hàng ngũ Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, được đeo trên vai khăn quàng đỏ đội viên. Thòi gian qua, em đã đọc rất kĩ bản Di6èu lệ của Đội và càng hiểu Đội là một tổ chức tốt giúp em trở thành người có ích cho Tổ quốc. Vì vậy em viết đơn này đề nghị Ban chỉ huy Liên đội xét cho em được vào Đội, được thực hiện ước mơ từ lâu của mình.
 Được đứng trong hàng ngũ của Đội, em xin hứa sẽ thực hiện tốt điều lệ Đội, sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng là đội viên gương mẫu, là con ngoan, trò giỏi
-HS viết đơn vào vở bài tập.
-Một số HS đọc đơn, cả lớp nhận xét. GV nhận xét, đánh giá.
*Củng cố dặn dò :
-GV nhận xét tiết học.GV nhấn mạnh : Ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn.
-Yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 2
Thứ sáu, ngày 14 tháng 9 năm 2007
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu :
Điều chỉnh : Bài 4 chuyển thành trò chơi.
-Củng cố cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân , nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị, giải toán có lời văn .
-Rèn kĩ năng xếp ghép hình đơn giản.
II.Đồ dùng dạy học :
-Bộ đồ dùng học toán của GV & HS.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Thực hành
Mục tiêu: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân , nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị, giải toán có lời văn .Rèn kĩ năng xếp ghép hình đơn giản..
Cách tiến hành:
*Củng cố cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân
Bài 1: 
-Yêu cầu HS tính được giá trị của biểu thức và trình bày theo hai bước .
-HS làm Bảng con .
a. 5 x 3 +132 = 15 +132 b. 32: 4 +106 = 8 +106 c. 20 x 3 : 2 = 60 : 2
 = 147 = 124 = 30
*Nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị.
Bài 2: HS trả lời miệng.
Hình ở câu a đã khoanh vào ¼ số con vịt.
 *Giải toán có lời văn.
Bài 3: 
-HS giải vào vở. 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm bài vào vở.
	Số HS ở 4 bàn là
	2 x 4 = 8 ( học sinh)
	Đáp số : 8 học sinh.
*Rèn kĩ năng xếp ghép hình.
Bài 4 : Chuyển thành trò chơi : 
-HS dùng bộ đồ dùng học toán chơi trò chơi ghép hình , từ những hình tam giác xếp thành “ cái mũ”.
Củng cố dặn dò : 
-Nhận xét tiết học .Ôn lại các bảng nhân.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 2
Thứ sáu, ngày 14 tháng 9 năm 2007
Tự nhiên và Xã hội
PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
I.Mục tiêu :
-Kể được tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp.
-Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh đường hô hấp.
-Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
II.Đồ dùng dạy học :
Tranh ảnh trong sách giáo khoa .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Động não.
Mục tiêu : Kể tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp.
Cách tiến hành : 
-Yêu cầu HS nhắc lại các bộ phận của cơ quan hô hấp.
-Mỗi em kể tên một bệnh đường hô hấp.
GV : Những bệnh đường hô hấp thường gặp là : viêm mũi, viêm họng , viêm phế quản và viêm phổi.
Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa .
Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp.Có ý thức phòng bệnh.
Cách tiến hành:
Bước 1: làm việc theo cặp
-HS quan sát và trao đổi nội dung của các hình 2,3,4,5,6 trang 10 và 11.
Bước 2: làm việc cả lớp.
-Đại diện một số cặp trình bày phần thảo luận của mình.
GV : Người bị viêm phổi hoặc viêm phế quản thường bị ho , sốt. Đặc biệt ở trẻ em nếu không chữa trị kịp thời, để quá nặng có thể chết do không thở được.
-Để phòng bệnh đường hô hấp cần mặc đủ ấm, không để lạnh cổ , ngực, hai bàn chân, ăn đủ chất và không uống đồ quá lạnh.
Liên hệ với HS.
Kết luận:
-Nguyên nhân gây bệnh(sách giáo khoa )
-Cách đề phòng ( sách giáo khoa )
Hoạt động 3: Trò chơi bác sĩ.
Mục tiêu :Củng cố những kiến thức đã học về phòng bệnh đường hô hấp.
Cách tiến hành :
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.
-1em đóng bác sĩ , 1 em đóng bệnh nhân, bệnh nhân kể biểu hiện của bệnh, bác sĩ nêu được tên bệnh.
Bước 2: Tổ chức choHS chơi.
*Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học .Thực hiện tốt cách đề phòng bệnh đường hô hấp.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 2
Thứ sáu ngày 30 tháng 8 năm 2007
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I.Kiểm điểm công việc tuần 2
-Tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ tuần qua:
Tổ 1
*Về nề nếp:	
- Nghỉ học:	
- Đồng phục: 	
- Vệ sinh trường lớp: 	
- Xếp hàng ra vào lớp: 	
- Trật tự trong giờ học:	
 *Về học tập: 
- Không làm bài tập về nhà: 	
* Làm theo 5 điều Bác hồ dạy: 	
Tổ 2
*Về nề nếp:	
- Nghỉ học:	
- Đồng phục: 	
- Vệ sinh trường lớp: 	
- Xếp hàng ra vào lớp: 	
- Trật tự trong giờ học:	
 *Về học tập: 
- Không làm bài tập về nhà: 	
* Làm theo 5 điều Bác hồ dạy: 	
	Tổ 3
*Về nề nếp:	
- Nghỉ học:	
- Đồng phục: 	
- Vệ sinh trường lớp: 	
- Xếp hàng ra vào lớp: 	
- Trật tự trong giờ học:	
 *Về học tập: 
- Không làm bài tập về nhà: 	
* Làm theo 5 điều Bác hồ dạy: 	
GV nhận xét nêu ra biện pháp :Tuyên dương những HS thực hiện tốt nội quy do trường lớp đề ra. Phê bình nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt.
II.Công việc tuần 3
- Tiếp tục củng cố nề nếp lớp, xếp hàng ra về vào lớp.
- Thực hiện tốt chương trình học của tuần 3
- Nhắc HS đi học đều và đúng giờ. Tham gia phong trào cho trường và Đội đề ra.
- Thực hiện đúng nội quy nhà trường đề ra.Học bài ở nhà, thuộc bài khi đến lớp.
- Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy.
III.Sinh hoạt tập thể: Tổ chức trò chơi:Đèn giao thông. Hát múa các bài hát đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL3 tuan 12.doc