Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 tuần 8 đến 18

Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 tuần 8 đến 18

Tự nhiên và xã hội

Bài 8 : Ăn uống sạch sẽ

I Mục tiêu

 - HS hiểu được phải làm gì để thực hện ăn, uống sạch sẽ

 - Ăn, uống sạch sẽ đề phòng được nhiều bệnh nhất là bệnh đường ruột

II Đồ dùng

 GV : Hình vẽ trong SGK

 HS : SGK

III Các hoạt động dạy chủ yếu

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 tuần 8 đến 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Tự nhiên và xã hội
Bài 8 : Ăn uống sạch sẽ
I Mục tiêu
	- HS hiểu được phải làm gì để thực hện ăn, uống sạch sẽ
	- Ăn, uống sạch sẽ đề phòng được nhiều bệnh nhất là bệnh đường ruột
II Đồ dùng
	GV : Hình vẽ trong SGK
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Hằng ngày qm ăn mấy bữa ?
- Ngoài ra em ăn uống gì thêm ?
- GV nhận xét
2 Bài mới
* Khởi động 
- GV giới thiệu bài học
a HĐ 1 : Làm việc với SGK và thảo luận : phải làm gì để ăn sạch
* Mục tiêu : biết được những việc cần làm để bảo đảm ăn sạch
+ Bước1 : động não
- Ai có thể nói được để ăn uống sạch sẽ, chúng ta cần phải làm những việc gì ?
+ Bước 2 : Làm việc với SGK theo nhóm
- GV gợi ý cho HS đặt câu hỏi và trả lời :
- Rửa tay như thế nào là sạch và hợp vệ sinh ?
- Rửa quả như thế nào là đúng ?
- Bạn gái trong hình đang làm gì ?
- Tại sao thức ăn phải để trong bát sạch, mâm đậy lồng bàn ?
- Bát, đũa, thìa trước và sau khi ăn phải làm gì ? 
+ Bước 3 : Làm việc cả lớp
- Để ăn sạch bạn phải làm gì ?
GVKL : Để ăn sạch chúng ta phải :
- Rửa sạch tay trước khi ăn
- Rửa sạch rau quả và gọt vỏ trước khi ăn
- Thức ăn phải đậy cẩn thận
- Bát đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ
b HĐ 2 : Làm việc với SGK và thảo luận " phải làm gì để uống sạch
* Mục tiêu : Biết được những việc cần làm để đảm bảo uống sạch
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm
+ Bước 2 : làm việc cả lớp
+ Bước 3 : Làm việc với SGK
- Bạn nào uống hợp vệ sinh và giải thích ?
c HĐ 3 : Thảo luận về lợi ích của việc ăn uống sạch sẽ
* Mục tiêu : HS giải thích được tại sao phải ăn uống sạch sẽ
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
GVKL : Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được nhiều bệnh đường ruột như đau bụng, ỉa chảy, giun sán...
- HS trả lời
- Cả lớp hát bài : thật đáng chê
+ HS trả lời
+ HS quan sát hình vẽ trong SGK trang 18
- 2 em 1 nhóm, tập đặt câu hỏi và trả lời
- Rửa bằng nước sạch và xà phòng
- Rửa dưới vòi nước chảy hoặc nước sạch
- HS kể và trả lời
+ Đại diện một số nhóm lên trình bày
- HS trả lời
+ Từng nhóm trao đổi nêu những đồ uống mà mình thường uống trong ngày hoặc mình ưa thích
+ Đại diện nhóm phát biểu ý kiến
+ HS quan sát hình 6, 7 trang 19
- HS trả lời
+ 2 em một nhóm thảo luận câu hỏi cuối bài trong SGK
+ Đại diện nhóm phát biểu ý kiến
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung giờ học
	- Về nhà thực hiện đúng ăn, uống sạch sẽ
Tuần 9
Tự nhiên và xã hội
Bài 9 : Đề phòng bệnh giun
I Mục tiêu
	- HS hiểu được : Giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể. Giun gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ
	- Người ta thường bị nhiễm giun qua đường thức ăn, nước uống
	- Để đề phòng bệnh giun cần thực hiện 3 điều vệ sinh : ăn sạch, uống sạch, ở sạch
II Đồ dùng
	GV : Hình vẽ trong SGK trang 21, 22
	HS : VBT TN & XH
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Rửa quả như thế nào là đúng ?
- Tại sao thức ăn phải được để trong bát sạch, mâm đậy lồng bàn
2 Bài mới
* Khởi động : Cả lớp hát bài : " Bàn tay sạch "
a HĐ1 : Thảo luận cả lớp về bệnh giun
* Mục tiêu : - Nhận ra triệu trứng của người bị nhiễm giun
- HS biết nơi giun thường sống trong cơ thể người
- Nêu được tác hại của bệnh giun
* Cách tiến hành
- Các em đã bao giờ bị đau bụng hay ỉa chảy, ỉa ra giun, buồn nôn và chóng mặt chưa ?
- Giun thường sống ở đâu trong cơ thể ?
- Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người ?
- Nêu tác hại do giun gâu ra ?
- HS trả lời
+ HS hát
+ HS trả lời
- HS thảo luận theo câu hỏi của GV
* GV giúp HS hiểu :
- Giun và ấu trùng của giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể như : ruột, dạ giày, gan, phổi, mạch máu nhưng chủ yếu là ở ruột 
- Giun hút các chất bổ dưỡng có trong cơ thể người để sống
- Người bị nhiễm giun thường gầy, xanh xao, mệt mỏi. Nếu giun quá nhiều có thể gây tắc ruột, tắc ống mật
b HĐ2 : Thảo luận nhóm về nguyên nhân lây nhiễm giun
* Mục tiêu : HS phát hiện ra nguyên nhân và các cáchtrứng giun xâm nhập vào cơ thể
* Cách tiến hành :
+ B1: Làm việc theo nhóm nhỏ
- Trứng giun và giun từ trong ruột người bị bệnh giun ra bên ngoài bằng cách nào ?
- Từ trong phân người bị bệnh giun, trứng giun có thể vào trong cơ thể người lành khác bằng những con đường nào ?
+ B2 : Làm việc cả lớp
- GV treo tranh vẽ 
+ HS quan sát hình 1 trong SGK
- Thảo luận trong nhóm
- Vừa thảo luận vừa chỉ vào từng hình trong sơ đồ trang 20 SGK
+ Đại diện 1 vài nhóm lên chỉ và nói các đường đi của trứng giun vào cơ thể theo từng mũi tên
* GV tóm tắt ý chính :
+ Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu ỉa bậy hoặc hố xí không hợp vệ sinh, trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất hoặc theo ruồi nhặng đi khắp nơi
+ Hình vẽ thể hiện trướng giun có thể vào cơ thể bằng các cách sau :
	- Không rửa tay sau khi đại tiện, tay bẩn cầm vào thức ăn, đồ uống
	- Nguồn nước bị nhiễm phân từ hố xí, dùng nước không sạch để ăn uống
	- Đất trồng rau bị ô nhiễm do các hố xí không hợp vệ sinh hoăch dùng phân tươi để bón rau. Người ăn rau rửa chưa sạch, trứng giun sẽ theo rau vào cơ thể
	- Ruồi đậu vào phân rồi bay đi khắp nơi và đậu vào thức ăn nước uống của người lành, làm họ bị nhiễm giun
c HĐ3 : Thảo luận cả lớp : Làm thế nào để đề phòng bệnh giun ?
* Mục tiêu : Kể ra được các biện pháp phòng tránh giun
- Có ý thức rửa tay trước khi ăn...
* Cách tiến hành :
- Nêu các cách để ngăn chặn trứng giun xâm nhập vào cơ thể ?
- HS phát biểu ý kiến
- 1 vài HS nhắc lại ý chính
* GV tóm tắt ý chính :
- Không cho trứng giun xâm nhập vào cơ thể, cần giữ vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống nước đã đun sôi, không để ruồi đậu vào thức ăn, giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, thường xuyên cắt móng tay
- Không cho phân rơi vãi hoặc ngấm vào đất hay nguồn nước, cần làm hố xí đúng quy cách, hợp vệ sinh, hố xí luôn sạch, không để ruồi muỗi đậu và sinh sôi nảy nở ở hố xí
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung giờ học
	- Dặn HS nên 6 tháng tẩy giun 1 lần
	- Về nhà kể cho gia đình nghe nguyên nhân và cách đề phòng bệnh giun
Tuần 10
Tự nhiên và xã hội
Bài 10 : Ôn tập : Con người và sức khoẻ
I Mục tiêu
	- HS nhớ lại và khắc sâu một số kiến thức về vệ sinh ăn uống đã được học để hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch, ở sạch
	- Nhớ lại và khắc sâu các hoạt động của cơ quan vận động và tiêu hoá
	- Củng cố các hành vi vệ sinh cá nhân
II Đồ dùng
	GV : Các hình vẽ trong SGK, hình vẽ cơ quan tiêu hoá
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Trứng giun có thể vào cơ thể người bằng những con đường nào ?
2 Bài mới
* Khởi động : Trò chơi xem ai nói nhanh, đúng tên các bài đã học về chủ đề con người và sức khoẻ
a HĐ1 : Trò chơi " xem cử động, nói tên các cơ, xương và khớp xương
* Cách tiến hành
- B1 : Hoạt động theo nhóm
- B2 : Hoạt động cả lớp
- Nhóm nào viết nhanh và đúng nhóm đó sẽ thắng cuộc
b HĐ2 : Trò chơi : Thi hùng biện
* Cách tiến hành
- B1 : GV chuẩn bị sẵn câu hỏi
- B2 : Thi hùng biện 
- GV sẽ làm trọng tài để đưa ra nhận xét cuối cùng
- Nhóm nào có nhiều lần thắng cuộc sẽ được khen thưởng
+ GV có thể gợi ý một số câu hỏi :
- Chúng ta cần ăn uống và vận động như thế nào để khoẻ mạnh và chóng lớn ?
- Tại sao phải ăn uống sạch sẽ ?
- Làm thế nào để phòng bệnh giun sán ?
- HS trả lời
- Nhận xét
+ HS thực hiện một số động tác
- Nói với nhau xem khi làm động tác đó thì vùng cơ nào, xương nào và khớp nào cử động 
+ Cử đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác quan sát viết nhanh các nhóm cơ, xương, khớp xương lên bảng
+ Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm cùng một lúc
- Về nhóm cùng chuẩn bị câu hỏi
- Cử đại diện nhóm lên trình bày 
+ Các HS được cử lên ngồi trước lớp
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện làm ban giám khảo, chấm
-HS thực hiện theo yêu cầu 
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung giờ học
	- Về nhà ôn lại bài
Tuần 11
Tự nhiên và xã hội
Bài 11 : Gia đình
I Mục tiêu
	- HS biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình
	- Có ý thức giúp đỡ bố, mẹ làm việc nhà tuỳ theo sức của mình
	- Yêu quý và kính tọng những người thân trong gia đình
II Đồ dùng dạy học
	GV : Hình vẽ trong SGK
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Tại sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ ?
- Làm thế nào để đề phòng bệnh giun ?
2 Bài mới
* Khởi động : Cả lớp hát bài : Ba ngọn nến
- HS trả lời
- HS hát
a Hoạt động 1 : Làm việc với SGK theo nhóm nhỏ
* Mục tiêu : Nhận biết những người trong gia đình bạn Mai và việc làm của từng người
* Cách tiến hành 
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm nhỏ
- GV HD HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 trong SGK trang 24, 25 tập đặt câu hỏi VD
- Đố bạn, gia đình của Mai có những ai ?
- Ông bạn Mai đang làm gì ?
- Ai đang đi đón em bé ở trường mầm non?
- Bố của Mai đang làm gì ?
- Mẹ của Mai đang làm gì, Mai giúp mẹ làm gì ?
- Hình nào mô tả cảnh nghỉ ngơi trong gia đình Mai ?
- GV đi tới từng nhóm, giúp đỡ các em
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- HS quan sát
- HS làm việc theo nhóm
+ Đại diện một số nhóm lên trình bày
GVKL : - Gia đình Mai gồm : ông, bà, bố, mẹ và em trai của Mai
	 - Bức tranh cho thấy mọi người trong gia đình Mai ai cũng tham gia làm việc nhà tuỳ theo sức và khả năng của mình
	 - Mọi người trong gia đình đều phải yêu thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và phải làm tốt công việc của mình
b Hoạt động 2 : Nói về công việc thường ngày của những người trong gia đình mình
* Mục tiêu : Chia sẻ với các bạn trong lớp về người thân và việc làm của từng người trong gia đình của mình
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : 
+ Bước 2 : Trao đổi trong nhóm nhỏ
+ Bước 3 : Trao đổi với cả lớp
- GV ghi các công việc HS kể lên bảng
- Điều gì sẽ xảy ra nếu bố, mẹ hoặc những người khác trong gia đình không làm tròn trách nhiệm của mình ?
- Vào những lúc nhàn rỗi, em và các thành viên trong gia đình thường có những hoạt động giải trí gì ?
- Vào những ngày nghỉ, ngày lễ em thường được bố, mẹ đưa đi chơi những đâu ?
- HS tự nhớ lại những việc làm của mình trong gia đình
- Từng HS kể với bạn về công việc ở nhà mình và ai thường làm công việc đó
- Gọi một số em kể trước lớp
- HS trả lời
GVKL : - Mỗi ... 
- Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc ?
- GV nhận xét
2. Bài mới
a HĐ 1 : Quan sát trường học
- Phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ cần dùng trong gia đình, thuốc men cần để đúng nơi quy định, xa tầm tay trẻ em ...
* Mục tiêu : Biết quan sát và mô tả một cách đơn giản cảnh quan của trường mình
* Cách tiến hành
Bước 1 : GV tổ chức cho HS đi tham quan trường học, khai thác các nội dung sau
- Tên trường và ý nghĩa của tên trường
- Các lớp học
- Các phòng khác
- Sân trường và vườn trường
Bước 2 ( trong lớp )
- GV tổ chức tổng kết buổi tham quan giúp HS nhớ lại cảnh quan của trường
Bước 3
- HS thực hiện
+ HS nói với nhau theo cặp về cảnh quan của trường mình
- 1, 2 HS nói trước lớp về cảnh quan của trường mình
GVKL : Trường học thường có sân, vườn và nhiều phòng như : phòng làm việc của BGH, phòng hội đồng, phòng truyền thống, phòng thư viện, ... và các phòng học
b. HĐ 2 : Làm việc với SGK
* Mục tiêu : Biết một số hoạt động thường diễn ra ở lớp học, thư viện, phòng truyền thống, phòng y tế
* Cách tiến hành 
Bước 1 : Làm việc theo cặp
- Ngoài các phòng học, trường của bạn còn có những phòng nào ?
- Nói về hoạt động diễn ra ở lớp học, thư viện, phòng truyền thống và phòng y tế trong các hình
- Bạn thích phòng nào ? Tại sao ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
+ HS quan sát hình vẽ 3, 4, 5, 6 ở trang 33 SGK, trả lời các câu hỏi với bạn
+ HS trả lời các câu hỏi trước lớp
GVKL : ở trường, HS học tập trong lớp học, hay ngoài sân trường, vườn trường, ngoài ra các em có thể đến thư viện để đọc và mượn sách, đến phòng y tế để khám bệnh khi cần thiết, ....
c. HĐ 3 : Trò chơi " Hướng dẫn viên du lịch "
* Mục tiêu : Biết sử dụng vốn từ riêng để giới thiệu trường học của mình
* Cách tiến hành :
Bước 1
- GV phân vai cho HS nhập vai
Bước 2 : Làm việc cả lớp
+ 1 HS đóng vai HD viên du lịch ( giới thiệu trường học của mình )
- 1 HS đóng vai nhân viên thư viện ( giới thiệu hoạt động diễn ra ở thư viện
- 1 HS đóng vai bác sĩ ở phòng y tế ( giới thiệu hoạt động diễn ra ở phòng y tế )
- 1 HS đóng vai nhân viên phụ tách phòng truyền thống ( giới thiệu hoạt động diễn ra ở phòng truyền thống )
- 1 HS đóng vai là khách tham quan nhà trường ( hỏi một số câu hỏi )
+ HS diễn trước lớp
- HS khác nhận xét
 IV Củng cố, dặn dò
	- GV cho cả lớp hát bài : Em yêu trường em
	- GV nhận xét tiết học
Tuần 16
Tự nhiên và xã hội
Các thành viên trong nhà trường
I Mục tiêu
- HS biết các thành viên trong nhà trường : Hiệu trưởng, hiệu phó, phó hiệu trửng, GV, các nhân viên khác và HS
- Công việc của từng thành viên trong nhà trường và vai trò của họ đối với trường học
- Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường
II Đồ dùng
	GV : Tranh vẽ SGK trang 34, 35. Các tấm bìa ghi tên các thành viên trong nhà trường ( Hiệu trưởng, cô giáo, thư viện, .... )
	HS : SGK	
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Em học trường nào ?
- Mô tả đơn giản cảnh quan trường em ?
- GV nhận xét
2. Bài mới
a HĐ 1 : Làm việc với SGK
* Mục tiêu : Biết các thành viên và công việc của họ trong nhà trường
* Cách tiến hành :
Bước 1 :Làm việc theo nhóm 
Bước 2 : làm việc cả lớp
- HS trả lời và mô tả trường mình học
- Nhận xét
- 5, 6 em làm thành một nhóm
- Quan sát các hình
- HS gắn tấm bìa vào từng hình cho phù hợp
- Nói về công việc từng thành viên trong hình và vai trò của họ đối với trường học 
+ Đại diện một số nhóm lên trình bày
GVKL : Trong trường tiểu học gốm có các thành viên : thầy ( cô ) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các thấy, cô giáo, các cán bộ nhân viên khác. Thầy cô hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là những người lãnh đạo, quản lí nhà trường, thầy cô giáo dạy học sinh, bác bảo vệ trông coi, giữ gìn trường lớp, bác lao công quét dọn trường và chăm sóc cây cối, ....
b HĐ 2 : Thảo luận về các thành viên và công việc của họ trong trường của mình
* Mục tiêu : Biết giới thiệu các thành viên trong trường mình và biết yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường
* Cách tiến hành
Bước 1 : HS làm việc theo nhóm
Bước 2
- GV bổ xung thêm những thành viên trong nhà trường mà HS chưa biết
+ Tự hỏi nhau và trả lời
- Trong trường bạn biết những thành viên nào ? Họ làm những việc gì ?
- Nó về tình cảm và thái độ của bạn đối với các thành viên đó
- Để thể hiện tấm lòng yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường bạn sẽ làm gì ?
+ 2, 3 HS lên trình bày trước lớp
GVKL : HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường
c HĐ 3 : Trò chơi : " Đó là ai ? "
* Mục tiêu : Củng cố bài
* Cách tiến hành
- GV HD HS cách chơi
- HS chơi trò chơi
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà học bài
Tuần 17
Tự nhiên và xã hội
Phòng tránh ngã khi ở trường
I. Mục tiêu
	- Sau bài học HS biết : Kể tên các hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường
	- Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường
II. Đồ dùng
	GV : Tranh vẽ SGK trang 36, 37
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên các thành viên trong trường ?
- Họ làm những công việc gì ?
- GV nhận xét
2. Bài mới
* Khởi động : Trò chơi " Bịt mắt bắt dê "
- Các em chơi có vui không ?
- Trong khi chơi các em có bị ngã không ?
- GV liên hệ vào bài mới
- Hiệu trưởng ( hiệu phó ), thầy ( cô ) giáo, bác bảo vệ, cô thư viện, .....
- Hiệu trưởng ( phó hiệu trưởng là người lãnh đạo, quản lí nhà trường, thầy ( cô ) giáo dạy HS, bác bảo vệ trông coi, .......
+ HS chơi trò chơi
- HS trả lời
a HĐ 1 : Làm việc với SGK để nhận biết được các hoạt động nguy hiểm cần tránh
* Mục tiêu : Kể tên những hoạt động hay trò chơi dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường
* Cách tiến hành
Bước 1 : Động não
- hãy kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường
- GV ghi các ý kiến trên bảng
Bước 2 : Làm việc theo cặp
- Chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng hình ?
- Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm ?
Bước 3 : Làm việc cả lớp
- Mỗi HS trả lời một câu
+ HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 trong SGK
+ Một số HS lên trình bày
GVKL : Những hoạt động : Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành cây qua cửa sổ trên lầu ... là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà đôi khi gây nguy hiểm cho người khác
b HĐ 2 : Thảo luận : lựa chọn trò chơi bổ ích
* Mục tiêu : HS có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường
* Cách tiến hành
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- Mõi nhóm tự chọn một trò chơi
Bước 2 : làm việc cả lớp
- Nhóm em chơi trò chơi gì ?
- Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này 
- Theo em trò chơi này có gây ra tai nạn cho bản thân và các bạn khi chơi không ?
- Em cẩn lưu ý điều gì trong khi chơi trò chơi này để khỏi gây ra tai nạn ?
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu bài tập
- GV nhận xét bài làm của các nhóm
- HS tổ chức chơi theo nhóm
- HS trả lời
- các nhóm thi đua trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều ý trong phiếu bài tập là nhóm đó thắng
+ Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường ?
Hoạt động nên tham gia
...............................
...............................
...............................
Hoạt động không nên tham gia
................................
................................
................................
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung giờ học
	- GV dặn HS khi chơi trò chơi ở trường phải chọn và chơi những trò chơi phòng tránh ngã
Tuần 18
Tự nhiên và xã hội
Thực hành : Giữ trường học sạch, đẹp
I Mục tiêu
	- HS nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp
	- Biết tác dụng của việc giữ cho trường học sạch, đẹp đối với sức khoẻ và học tập
	- Làm một số công việc đơn giản để giữ trường học sạch, đẹp như : quét lớp, quét sân trường, tưới và chăm sóc cây xanh ở trường, ...
	- Có ý thức giữ trường lớp sạch, đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường học sạch, đẹp.
II Đồ dùng
	GV : Hình vẽ trong SGK, khẩu trang, chổi có cán, xẻng hót rác, gáo múc nước
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ
- Kể tên những hoạt động hay trò chơi dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân ?
- GV nhận xét
2 Bài mới
a HĐ 1 : Quan sát theo cặp
- HS kể
- Nhận xét
* Mục tiêu : Biết nhận xét thế nào là trường học sạch, đẹp và biết giữ trường học sạch, đẹp
* Cách tiến hành : 
Bước 1 : Làm việc theo cặp
- Các bạn trong từng hình đang làm gì ?
- Các bạn đã sử dụng những dụng cụ gì ?
- Việc làm đó có tác dụng gì ?
Bước 2 : làm việc cả lớp
- Trên sân trường và xung quanh trường, xung quanh các phòng học sạch hay bẩn ?
- Xung quanh trường hoặc trên sân trường có nhiều cây xanh không ? 
- Cây có tốt không ?
- Khu vệ sinh đặt ở đâu ? Có sạch không ?
- Trường học của em đã sạch, đẹp chưa ?
- Theo em, làm thế nào để giữ trường học sạch, đẹp ?
- Em đã làm gì để góp phần giữ trường học sạch, đẹp ?
- HS quan sát các hình ở trang 38, 39 trong SGK và trả lời câu hỏi
- Một số HS trả lời câu hỏi
GVKL : Để trường học sạch, đẹp mỗi HS phải luôn có ý thức giữ gìn trường như : không viết, vẽ bẩn lên tường, không vứt rác hay khạc nhổ bừa bãi, đại tiện và tiểu tiện đúng nơi quy định, không trèo cây, bẻ cành hoặc ngắt hoa, ... tham gia tích cực vào các hoạt động như làm vệ sinh trường lớp, tưới và chăm sóc cây cối ...
b HĐ 2 : Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học
* Mục tiêu : Biết sử dụng một số dụng cụ làm vệ sinh trường, lớp học
* Cách tiến hành
Bước 1 : Làm vệ sinh theo nhóm
- GV phân công công việc cho mỗi nhóm
Bước 2 : Các nhóm thực hiện
Bước 3 : 
- Mỗi nhóm nhận một số dụng cụ phù hợp với từng công việc
+ Nhóm 1 : Làm vệ sinh lớp
- Nhóm 2 : Nhặt rác và quét sân trường
- Nhóm 3 : tưới cây xanh ở sân trường
- Nhóm 4 : nhổ cỏ, tưới hoa trong vườn trường
+ Cả lớp đi xem thành quả làm việc của nhau, nhận xét và tự đánh giá công việc của nhóm mình và nhóm bạn
IV Củng cố, dặn dò
	- GV tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt
	- Trường lớp học sạch đẹp sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và học tập tốt hơn

Tài liệu đính kèm:

  • doctuÇn 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18.doc