Giáo án Tự nhiên – xã hội khối 3 tuần 27: Chim

Giáo án Tự nhiên – xã hội khối 3 tuần 27: Chim

TỰ NHIÊN – XÃ HỘI

CHIM

I. Mục tiêu:

II. Đồ dùng dạy học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- Các hình trong SGK trang 98, 99. Sưu tầm các tranh ảnh về các loài chim.

Sau bài học, HS có khả năng:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.

- Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim.

 

doc 2 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1899Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên – xã hội khối 3 tuần 27: Chim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự nhiên – xã hội
chim
I. Mục tiêu:
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học:
- Các hình trong SGK trang 98, 99. Sưu tầm các tranh ảnh về các loài chim.
Sau bài học, HS có khả năng:
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.
- Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim.
Nội dung dạy học
Phương pháp 
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm cấu tạo chung của cá.
*Kiểm tra, đánh giá
b/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: như mục I
*Trực tiếp.
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.
* Cách tiến hành:
*Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của những con chim có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay, loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh?.
+ Bên ngoài cơ thể của chim thưòng có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
+ Mỏ chim có đặc điểm gì chung? Chúng dùng mỏ để làm gì?.
- GV yêu cầu HS quan sát hình các con chim trong SGK trang 102, 103 và tranh ảnh các con chim sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận. 
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Kết quả thảo luận của HS cần nêu bật:
+ Cũng như các động vật khác, mỗi con chim đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển.
+ Toàn thân chúng được bao phủ bởi một lớp lông vũ.
+ Mỗi con chim đều có hai cánh, hai chân. Tuy nhiên, không phải loài chim nào cũng biết bay. Đà điểu không biết bay nhưng chạy rất nhanh.
*Kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV yêu cầu cả lớp rút ra đặc điểm chung của các loài chim.
Hoạt động 2: Làm việc với các tranh sưu tầm được.
* Mục tiêu: Giải thích được tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động nhóm
Bước 1: Làm theo nhóm.
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài chim sưu tầm được theo các tiêu chí do nhóm tự đặt ra. Ví dụ: Nhóm biết bay, nhóm biết bơi, nhóm có giọng hót hay,
- Sau đó cùng nhau thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta không nên săn bắt hoặp phá tổ chim?
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài chim sưu tầm được theo các tiêu chí do nhóm tự đặt ra. 
Bước 2: Làm việc cả lớp.
*Lưu ý:
+ GV có thể kể cho HS câu chuyện “Diệt chim sẻ”: Chim sẻ thường hay ăn thóc khi bắt đầu chín ở ngoài đồng nên người ta đã đánh bẫy và tìm mọi cách để tiêu diệt những đàn chim sẻ. Nhưng đến mùa sau, cánh đồng lúa địa phương đó đã không được thu hoạch vì bị sâu phá hoại. Từ đấy, người ta không tiêu diệt các đàn chim sẻ nữa Qua câu chuyện này, GV giúp HS nhận thấy sự cần thiết phải bảo vệ các loài chim để giữ được sự cân bằng trong tự nhiên.
+ GV cũng có thể gợi ý HS tìm hiểu thêm những thông tin về các hoạt động bảo vệ những loài chim quý hiếm, bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương
- Kết thúc tiết học, GV cho HS chơi trò chơi “Bắt chước tiếng chim hót”. Cách chơi:
GV yêu cầu: “Bắt chước tiếng chim hoạ mi”, đại diện các nhóm lần lượt thực hiện. Các bạn còn lại làm giám khảo chấm xem ai bắt chước giống nhất, hoặc các nhóm hội ý cử một bạn bắt chước tiếng hót của một loài chim nào đó. Cả lớp nghe và đoán xem đó là tiếng hót của loài chim nào?
Lưu ý: GV có thể gợi ý cho HS bắt chước tiếng hót của một số loài chim như: gà, vịt, sáo, sơn ca, bìm bịp, tu hú, tìm vịt, bắt cô trói cột,
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm thi “diễn thuyết” về đề tài “Bảo vệ các loài chim trong tự nhiên”.
- Tổ chức trò chơi.
C/Củng cố – dặn dò:
- HS luyện tập trong vở bài tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS làm bài.
- GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docT_tnxh_b53.doc