I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên.
II. Đồ dùng dạy – học
- Các hình minh hoạ trang 24, 25 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
Tự nhiên và Xã hội Tiết 11 Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. Mục tiêu Giúp HS : Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu. Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu. Nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên. Đồ dùng dạy – học Các hình minh hoạ trang 24, 25 SGK. Các hoạt động dạy - học Giáo viên Học sinh Kiểm tra bài cũ : Hoạt động bài tiết nước tiểu. Kiểm tra 3 HS. Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Dạy bài mới Giới thiệu bài : Phòng bệnh tim mạch Hoạt động. Hoạt động 1: thảo luận cả lớp Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi : + Tác dụng của một bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. + Nếu bộ phận đó bị hỏng hoặc nhiễm trùng sẽ dẫn đến điều gì ? Giáo viên phân công các nhóm cụ thể : + Nhóm 1 : Thảo luận tác dụng của thận + Nhóm 2 : Thảo luận về tác dụng của bàng quang. + Nhóm 3 : Thảo luận về tác dụng của ống dẫn nước tiểu. + Nhóm 4 : Thảo luận về tác dụng ống đái Giáo viên treo sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận Giáo viên : Thận có thể bị sỏi thận hoặc bị yếu khiến chúng ta phải đi giải nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe. 2.2 Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận Bước 1 : làm việc theo Cá nhân Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình trang 25 SGK. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi sau : + Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? + Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu ? Bước 3 : Làm việc cả lớp Giáo viên cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Giáo viên yêu cầu các nhóm khác theo dõi và nhận xét. Giáo viên chốt ý : Tranh 2 : Bạn nhỏ đang tắm. Tắm sạch thường xuyên giúp các bộ phận bài tiết nước tiểu và cơ thể được sạch sẽ. Tranh 3 : bạn nhỏ đang thay quần áo. Thay quần áo hằng ngày là giữ sạch cơ thể và các bộ phận bài tiết nước tiểu Tranh 4 : Bạn nhỏ đang uống nước. Uống nước sạch và đầy đủ giúp cho thận làm việc tốt hơn. Tranh 5 : Bạn nhỏ đang đi vệ sinh. Đi vệ sinh khi cần thiết, không nhịn đi vệ sinh là biện pháp tốt giúp cơ quan bài tiết nước tiểu hoạt động và phòng tránh mắc bệnh đường bài tiết nước tiểu. Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận và trả lời câu hỏi : + Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu? + Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước ? Giáo viên nhận xét. Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ xem các em có thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo đặc biệt quần áo lót, có uống đủ nước và không nhịn đi tiểu hay không. Củng cố : Thực hiện tốt điều vừa học. GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài 12 : Cơ quan thần kinh 3 HS nêu tác dụng của các bộ phận trong cơ quan bài tiết nước tiểu. Học sinh chia nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi . Thận có tác dụng lọc chất độc từ máu. Nếu thận bị hỏng chất độc sẽ còn trong máu làm hại cơ thể. Bàng quang chứa nước tiểu thải ra từ thận. Nếu bị hỏng sẽ không chứa được nước tiểu ( hoặc chứa ít ) Ống dẫn nước tiểu dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Nếu bị hỏng sẽ không dẫn được nước tiểu. Ống đái dẫn nước tiểu trong cơ thể ra ngoài. Nếu bị hỏng sẽ không thải được nước tiểu ra ngoài. Học sinh quan sát Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét Học sinh quan sát. Học sinh thảo luận nhóm Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, góp ý. Để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu chúng ta phải tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo, hằng ngày thay quần áo, đặc biệt là quần áo lót. Hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước để bù nước cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra hằng ngày, để tránh bệnh sỏi thận. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét. Học sinh liên hệ.
Tài liệu đính kèm: