Giáo án Tự nhiên- Xã hội 3 bài 15: Vệ sinh thần kinh

Giáo án Tự nhiên- Xã hội 3 bài 15: Vệ sinh thần kinh

Tuần dạy:

Ngày dạy:

Tiết dạy: Tự Nhiên- Xã hội

Bài 15: VỆ SINH THẦN KINH

(SGK lớp 3, trang 32 và 33)

1. Mục tiêu

Sau bài học, học sinh có khả năng:

1.1 Về kiến thức: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh

1.2 Về kỹ năng:

 +Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh

 + Kể tên được một số thức ăn, đồ uống, nếu bị đưa vào cơ the73 sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh

1.3 Về thái độ: Học sinh có thái độ tích cực, nghiêm túc trong giờ học

 

docx 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên- Xã hội 3 bài 15: Vệ sinh thần kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy:
Ngày dạy:
Tiết dạy:
 Tự Nhiên- Xã hội 
Bài 15: VỆ SINH THẦN KINH
(SGK lớp 3, trang 32 và 33)
Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có khả năng:
Về kiến thức: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh
 Về kỹ năng: 
 +Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh
 + Kể tên được một số thức ăn, đồ uống,nếu bị đưa vào cơ the73 sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh
Về thái độ: Học sinh có thái độ tích cực, nghiêm túc trong giờ học
Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK trang 32, 33
Phiếu học tập
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
 1.Ổn định lớp: 
Điểm danh sỉ số
Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp
4
phút
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 2 HS nhắc lại tựa bài và nội dung bài học của tiết trước
- HS phát biểu
- Bạn khác nhận xét
 - GV nhận xét, chấm điểm và tuyên dương 
- Cả lớp vỗ tay
 3.Dạy bài mới:
 3.1 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
 * Mục tiêu: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh
 * Cách tiến hành : 
 + GV chia lớp thành 6 nhóm
 + Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm cùng quan sát hình trong SGK trang 32, đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình( Nhân vật trong hình đang làm gì?Việc đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?)
HS thực hiện
 + GV giao phiếu học tập cho các nhóm
Thư kí ghi kết quả thảo luận
+ GV gọi một số HS trình bày trước lớp ( Mỗi HS nói về một hình)
Bạn khác góp ý, bổ sung
+ GV đưa ra phương án đúng
HS lắng nghe và ghi vào vở
+ Tuyên dương lớp
*3.2 Hoạt động 2: Đóng vai
* Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh
* Cách tiến hành:
+ GV tổ chức chia lớp thành 4 nhóm
+ Gv phát cho mỗi nhóm một phiếu(Mỗi phiếu ghi một trạng thái tâm lý: Tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi)
+ Yêu cầu HS tập diễn đạt vẻ mặt như đã ghi trong phiếu
HS thảo luận và tập diễn
+ Trình diễn: Mỗi nhóm cử một bạn lên trình diễn 
Các nhóm khác quan sát và đón xem bạn đang thể hiện trạng thái tâm lý nào
HS nhận xét
+ Hỏi HS: Trạng thái tâm lý đó là có hại hay có lợi đối với cơ quan thần kinh? Các em rút ra được bài học gì qua hoạt động này?
HS trả lời
+ GV nhận xét, chốt lại và tuyên dương HS
3.3 Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
* Mục tiêu: HS kể được tên một số thức ăn đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh
* Cách tiến hành:
 - Làm việc theo cặp
+ Yêu cầu hai HS quay mặt vào nhau cùng quan sát hình 9 trang 33 SGK, chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống,nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại
 Hai HS trao đổi với nhau
- Làm việc cả lớp
+ Gọi một số HS trình bày
HS trình bày
+ Hỏi HS: Trong các thứ gây hại đó những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa? Kể thêm những tác hại do ma túy gây ra cho con người?
HS trả lời
Bạn khác nhận xét, bổ sung
+ Gv nhận xét, chốt lại vấn đề và tuyên dương HS
Cả lớp lắng nghe
4.Củng cố, dặn dò:
 4.1 Củng cố: 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học
Hai HS nhắc lại
- GV tổng kết lại
HS ghi nhớ
 4.2 Dặn dò: HS về nhà xem trước chuẩn bị tiết sau học bài “ Vệ sinh thần kinh (tiếp theo)”
HS chuẩn bị

Tài liệu đính kèm:

  • docxTNXH LOP 3.docx