Giáo án Tự nhiên xã hội 3 - Bài: Cá - Lê Nguyễn Quỳnh Như

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 - Bài: Cá - Lê Nguyễn Quỳnh Như

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người.

- Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.

- Tích hợp: Kĩ năng sống, bảo vệ tài nguyên môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình SGK trang 100, 101.

- Cá thật.

 

docx 4 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 367Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 - Bài: Cá - Lê Nguyễn Quỳnh Như", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI: CÁ
MỤC TIÊU:
Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người.
Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
Tích hợp: Kĩ năng sống, bảo vệ tài nguyên môi trường.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình SGK trang 100, 101.
Cá thật.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Ổn định:
Bài mới: 
Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu của bài.
GV nêu tựa bài: Cá.
Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Thảo luận lớp.
GV cho HS kể tên những loài cá mà các em biết bằng trò chơi “Truyền điện”.
Các loài cá sống ở đâu?
Hoạt động 2: Sử dụng PP Bàn tay nặn bột.
Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề.
Các em đã biết các loài cá đều sống ở dưới nước, vậy cơ thể bên ngoài của cá có những bộ phận nào? Các loài cá có những điểm gì giống và khác nhau?
Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS
Yêu cầu HS viết những hiểu biết ban đầu của mình về các bộ phận thường có của một con cá vào Phiếu Khoa học.
GV cho HS thảo luận nhóm 6 để thống nhất ý kiến ghi vào bảng nhóm.
Yêu cầu HS đưa ra các ý kiến thắc mắc.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi (dự đoán/ giả thuyết) và phương án tìm tòi.
GV hướng dẫn HS so sánh, chọn những ý tưởng khác biệt để đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
GV nêu câu hỏi định hướng: Cơ thể bên ngoài của cá gồm những bộ phận nào?
Với các thắc mắc của bạn, theo các em làm thế nào để giải đáp?
Bước 4: Thực hiện phương pháp tìm tòi.
GV nhận xét chung và quyết định tiến hành phương án quan sát cá thật.
GV phát cá thật cho mỗi nhóm để quan sát. 
Cơ thể bên ngoài của cá gồm có những bộ phận nào?
Các loài cá có điểm gì giống và khác nhau?
Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi tiến hành.
Bước 5: Kết luận kiến thức.
GV yêu cầu HS báo cáo kết quả sau khi quan sát cá thật (rút ra kiến thức của bài học).
GV chốt: “Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy, có vây.”
Cho HS lại biểu tượng ban đầu để khắc sâu kiến thức.
GV hỏi: “Em thấy kết luận về cá có khác gì với nhận biết ban đầu của em không?”
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
Mục tiêu: Nêu lợi ích của cá.
Tiến hành:
GV cho HS chơi trò chơi: Cá sống ở nước ngọt và cá sống ở nước mặn.
GV chốt.
GV cho HS nêu lợi ích của cá, hỏi:
Cá dùng để làm gì?
Để có cá làm thức ăn, người ta phải làm gì?
GV chốt.
Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá đem lại nguồn thức ăn bổ dưỡng, chứa nhiều chất đạm cho cơ thể con người.
Nước ta có nhiều sông, hồ và biển. Đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng, đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta. 
Củng cố - Dặn dò:
GV cho HS xem đoạn phim ngắn.
GV cho HS nêu cảm nghĩ sau khi xem đoạn phim.
GV chốt, giáo dục HS không xả rác, không đánh bắt cá bừa bãi, không dùng các biện pháp đánh bắt không hợp lý làm tận diệt các loài cá.
GV cho HS nhắc lại kiến thức bài học.
GV nhận xét lớp học.
Hát
HS nghe
HS nhắc lại
HS truyền điện, nối tiếp nhau kể tên những con cá mình biết.
BVMT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các loài cá.
HS trả lời.
HS làm việc cá nhân, viết vào Phiếu khoa học.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận, ghi vào bảng nhóm. Đại diện các nhóm trình bày.
HS đưa ra các ý kiến thắc mắc.
VD:
Cá có xương sống không?
Cá bơi bằng gì?
Cá sử dụng vây để làm gì?
Cá thở bằng gì?
vv
HS trình bày để rút ra câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
HS trả lời: Dựa vào SGK, xem trên tivi, xem trên báo, trên mạng Internet, quan sát cá thật.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát và ghi kết quả vào bảng nhóm.
KNS: Biết quan sát để tìm được đặc điểm của các loài cá. Hợp tác nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
KNS: Biết được đặc điểm của loài cá.
HS tự so sánh để điều chỉnh kết luận đúng vào Phiếu Khoa học.
HS trả lời.
HS tham gia trò chơi.
HS trả lời.
BVMT: Biết được lợi ích của cá đối với con người.
TNMT BĐ: Biết được một số loài cá biển (Cá chim, cá ngừ, cá đuối, cá mập,) có giá trị lớn đối với đất nước ta. Chúng rất quan trọng. Phải biết khai thác hợp lý, không sử dụng hóa chất hay thuốc nổ, xung điện, tận diệt các con cá con.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_3_bai_ca_le_nguyen_quynh_nhu.docx