TUẦN 7 Tự nhiên xã hội ( Tiết 14 )
Đề bài: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH ( TT ).
I. Mục tiêu:
-Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
-Khuyến khích HS có khả năng nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
-Các hình trong SGK trang 30, 31.
III. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 7 Tự nhiên xã hội ( Tiết 14 ) Đề bài: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH ( TT ). Ngày dạy: 1/ 10/ 2009. I. Mục tiêu: -Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người. -Khuyến khích HS có khả năng nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể. II. Đồ dùng dạy học: -Các hình trong SGK trang 30, 31. III. Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS A.Bài cũ ( 4 phút) B.Bài mới GT bài (1’) Khởiđộng với trò chơi Ba má tôi ( 4 phút) HĐ 1: Làm việc với SGK (10 phút) HĐ 2: Thảo luận ( 10 phút) HĐ 3: Trò chơi: Thử trí nhớ ( 5 phút) Nhận xét- dặn dò: (2 phút) -Nêu câu hỏi: +Phản xạ là gì? Nêu 1 ví dụ về 1 phản xạ mà em thường gặp? +Tuỷ sống có chức năng gì? -Nhận xét. -GT bài, ghi đề bài. -Hướng dẫn cách chơi. -Yêu cầu 1 hs điều khiển trò chơi. -Người điều khiển sẽ hô và thực hiện động tác hô: “ Ba” : 2 tay đặt lên đầu, “ Má” : 2 tay đặt vào má, “ tôi” :2 tay đặt vào ngực. -Người điều khiển sẽ hô nhanh dần, đảo lộn trật tự để người chơi thực hiện. -Cho Hs thực hiện trò chơi. -Nhận xét: những bạn làm sai là do chưa phối hợp nhịp nhàng giữa tai nghe, mắt nhìn và tay làm. -Hỏi qua trò chơi các em cho biết: +Cơ quan nào điều khiển mọi hoạt động của cơ thể? +Bộ phận nào của cơ quan thần kinh là quan trọng nhất? -Nhận xét, chốt ý. -Mục tiêu: Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người. -Tiến hành: -Bước 1: Làm việc theo nhóm. -Cho hs chia 4 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh hình 1- t 30, thảo luận 5’, với nội dung: +Bất ngờ bị giẫm vào đinh, Nam có phản ứng như thế nào? +Cơ quan nào điều khiển phản ứng đó? +Sau đó, Nam đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng như thế nào? +Cơ quan nào điều khiển hành động đó? -Bước 2: Yêu cầu các nhóm báo cáo. -Nhận xét các nhóm. -Hỏi: Não có vai trò gì trong cơ thể? -Kết luận: Tuỷ sống điều khiển các phản xạ của chúng ta còn não thì điều khiển toàn bộ mọi hoạt động, suy nghĩ của chúng ta. -Ví dụ : Giẫm phải đinh, Nam vứt đinh vào thùng rác để người khác không giẫm nữa. Thấy đói, chúng ta ăn, muốn điểm cao, chúng ta chăm học. Những suy nghĩ và hành động đó do não điều khiển chúng ta. -Mục tiêu: Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể. -Tiến hành: -Bước 1: Làm việc cá nhân. -Yêu cầu hs đọc ví dụ và hoạt động viết chính tả ở hình 2, t 31. -Hỏi: +Để viết đúng chính tả, cần phối hợp các hoạt động của các cơ quan nào? +Khi đó, cơ quan nào trong cơ thể điều khiển, phối hợp hoạt động của các cơ quan đó. -Viết các ý kiến của hs lên bảng, tổng kết, rút ra kết luận. -Kết luận: Khi ta thực hiện 1 hoạt động, rất nhiều cơ quan cùng tham gia.Não đã phối hợp, điều khiển các cơ quan đó một cách nhịp nhàng. -Bước 2: -Yêu cầu HS khá, giỏi suy nghĩ để tìm những ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể. -Gọi hs trình bày những ví dụ. -Hỏi: Theo em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học tập và ghi nhớ? -Kết luận: Bộ não rất quan trọng, nó phối hợp, điều khiển mọi hoạt động của các giác quan, giúp ta học và ghi nhớ. -Mục tiêu: kiểm tra trí nhớ hs. -Tiến hành: -Bước 1: -Hướng dẫn cách chơi: -Chuẩn bị 1 cái khay để một số đồ dùng học tập như: bút, thước, tẩy, com-pa, bảng con và một số đồ chơi khác. -Cho 2 nhóm quan sát khay trong một thời gian ngắn, sau đó che lại. -Yêu cầu hs viết lại tên những thứ mà các em đã được nhìn thấy trong khay, trong thời gian 3 phút, nhóm nào viết đúng nhiều tên đồ vật nhất, nhóm đó thắng cuộc. -Bước 2: Hs tham gia chơi. -Theo dõi, nhận xét. -Hỏi hs nhóm thắng cuộc: Làm thế nào em nhớ được nhiều tên đồ vật như thế? -Kết luận: Chúng ta phối hợp nhiều giác quan trong khi hoạt động. Nhờ có não điều khiển mà giác quan này hỗ trợ, phối hợp được với các giác quan kia.. Chúng ta phải giữ gìn não và các giác quan để cơ thể khoẻ mạnh và học tập, ghi nhớ tốt. -Nhận xét tiết học. -Dặn học sinh thực hành tốt những điều đã học. -Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh thần kinh. -2 hs trả lời. -Nhận xét. -1 hs nêu lại. -Lớp trưởng điều khiển. -Hs tham gia chơi. -Nghe. -Trả lời cá nhân. -Thảo luận nhóm theo yc. -Đại diện các nhóm trình bày. Lớp nx. -Trả lời cá nhân, lớp nx. -Nghe. -2 hs đọc. -Trả lời cá nhân, lớp nx bổ sung. -Nghe. -1 số hs khá, giỏi trình bày. Lớp nghe. -Trả lời cá nhân. -Nghe. -Nghe HD. -Hs tham gia chơi. -Cả lớp theo dõi, nhận xét. -Trả lời cá nhân. -Nghe.
Tài liệu đính kèm: