TỰ NHiÊN XÃ HỘI: TIẾT SỐ 31
HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP- THƯƠNG MẠI.
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, hoạt động thương mại mà em biết
- Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại.
* Kể được một hoạt động công nghiệp hoặc thương mại.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động công nghiệp, thương mại nơi mình đang sống.
- Sưu tầm, tổng hợp các thông tin liên qua đến hoạt động hoạt động công nghiệp, thương mại nơi mình đang sống.
Tự nhiên xã hội: Tiết số 31 hoạt động công nghiệp- thương mại. I. Mục tiêu: Giúp HS: - Kể tên một số hoạt động công nghiệp, hoạt động thương mại mà em biết - Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại. * Kể được một hoạt động công nghiệp hoặc thương mại. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động công nghiệp, thương mại nơi mình đang sống. Sưu tầm, tổng hợp các thông tin liên qua đến hoạt động hoạt động công nghiệp, thương mại nơi mình đang sống. III. Các phương pháp/Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dung Hoạt động nhóm. Trò chơi. IV. Đồ dùng dạy- học: - Một số vật phẩm mua bán(đồ dùng HS, hoa quả). - Phiếu thảo luận nhóm, giấy khổ to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ: ? Em hãy kể tên các hoạt động nông nghiệp mà em biết? Những hoạt động đó đem lại lợi ích gì? - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Giảng bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động công nghiệp. - GV chia HS thành các nhóm, phát thêm cho các nhóm tranh ảnh về sản xuất công nghiệp. Yêu cầu các nhóm kết hợp quan sát 3 bức ảnh trong SGK để nêu: ? Những hoạt động được giới thiệu trong tranh là gì? ? Hoạt động đó sản xuất ra những sản phẩm gì? ích lợi những sản phẩm đó? - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét. - GV kết luận: Các hoạt động như khai thác (than, dầu khí, luyện thép ... được gọi là hoạt động công nghiệp. Những hoạt động đó cung cấp đồ dùng phục vụ đời sống con người và để phục vụ những ngành sản xuất khác. Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động công nghiệp quanh em. - GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to kẻ bảng sẵn, yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành ND trong đó. - Sau 5, 7 phút GV tổ chức cho HS báo cáo và nhận xét. - GV củng cố : ở địa phương ta có một số hoạt động công nghiệp. Sản phẩm của các hoạt động công nghiệp đó không chỉ phục vụ nhu cầu của con người mà còn phục vụ các ngành khác như nông nghiệp. * GV chốt ý: Hoạt động công nghiệp thường rất vất vả, vì vậy chúng ta phải tôn trọng và giữ gìn sản phẩm. Hoạt động 3: Tìm hiểu thế nào là hoạt động thương mại. Chơi trò chơi “ Đi mua sắm” - GV chia HS thành các đội chơi, cung cấp cho người bán hàng các hàng hoá cần bán và cho học sinh mua các sản nông nghiệp, công nghiệp. - Tổ chức cho HS nhận xét. ? Hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá gọi là gì ? - GV mở rộng: Trong hoạt động thương mại khi bán sản phẩm từ nước mình sang các nước khác gọi là gì? ? Khi nước ta mua các sản phẩm hàng hoá của các nước khác thì được gọi là gì? Hoạt động 4: Tìm hiểu các hoạt động trong hoạt động thương mại. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Phát cho các nhóm giấy bút, phiếu thảo luận nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong đó. - Sau thời gian 5 phút, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo, nhận xét kết quả. - GV KL: Tất cả các sản phẩm đều có thể được trao đổi buôn bán nếu phù hợp trừ ma tuý, hê-rô-in. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - 1 HS lên bảng trả lời. - HS nghe - HS chia thành các nhóm, thảo luận theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nghe, ghi nhớ. - HS thảo luận, hoàn thành BT ( Ghi trong phiếu) - Các nhóm dán bài của nhóm mình lên bảng, cử đai diện thuyết trình về ND trong đó. - HS nghe. - HS nghe và nhắc lại. - HS chia thành các đội chơi. Các đội cử người tham gia trò chơi theo hd của GV. - HS nhận xét. - 1, 2 HS trả lời: Hoạt động thương mại. - 1 HS nhắc lại. - HS trả lời: Hoạt động xuất khẩu. - HS trả lời: Hoạt động nhập khẩu. - HS chia nhóm,nhận giấy bút và phiếu thảo luận. Cả nhóm thảo hoàn thành phiếu . - Các nhóm dán kết quả lên bảng, 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Tự nhiên xã hội: Tiết số 32 làng quê và đô thị I. Mục tiêu: Giúp HS : - Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị. * Kể tên được một số phong cảnh, công việc, đặc trưng ở làng quê và đô thị nơi em đang sống. GD HS biết yêu thương, gắn bó với quê hương, học tập tốt, tham gia lao động sản xuất với công việc vừa sứccủa mình, bảo vệ môi trường... để góp phần làm cho quê hương thêm giàu đẹp. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị. Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị. III. Các phương pháp/Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dung Thảo luận nhóm. Vẽ tranh. IV. Đồ dùng dạy- học: - Các miếng ghép ghi tên các nghề cho trò chơi Xem ai xếp đúng. - Giấy khổ to, phiếu thảo luận, giấy cho HS vẽ. V. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ: ? Hoạt động công nghiệp bao gồm những hoạt động gì? Sản phẩm của hoạt động công nghiệp có ích lợi chung là gì? ? Hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá là gì? - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Giảng bài: Hoạt động 1: Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị. ? Em đang sống ở đâu? Hãy miêu tả cuộc sống xung quanh em bằng 3, 4 câu. - GV nhận xét câu TL của HS và KL : Hầu hết lớp mình đều đang sống thị xã, tuy nhiên cũng có những bạn bằng tuổi các em lại đang sống ở làng quê. - GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận theo CH ? Hãy nêu sự khác biệt nổi bật giữa làng quê và đô thị về: + Phong cảnh, nhà cửa đường sá và hoạt động giao thông. + Hoạt động chủ yếu của người dân( có kể tên một số ngành nghề) - Gọi các nhóm trình bày kết quả sau đó nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK trang 63. Hoạt động 2: Các hoạt động chính ở làng quê( đô thị) nơi em đang sinh sống. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo yêu cầu: ? Dựa vào hiểu biết của em, hãy kể tên những việc thường gặp ở vùng quê nơi em đang sinh sống? - GV gọi các nhóm trình bày kết quả sau đó tổng hợp ý kiến của HS. - Tổ chức cho HS chơi trò Xem ai xếp đúng. - GV chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy cử ra 4 em để tạo thành một đội chơi. - GV phổ biến luật chơi và tổ chức cho HS chơi mẫu. - Tổ chức cho các đội chơi. - GV nhận xét, biểu dương đội thắng. Hoạt động 3: Vẽ tranh. - Yêu cầu HS vẽ tranh giới thiệu bất kì một phong cảnh nào nơi em đang sinh sống và nghề nghiệp đặc trưng ở làng quê mình. - Yêu cầu HS trình bày bài vẽ của mình trước lớp và nhận xét cho HS. ? Để quê hương và nơi sinh sống của em ngày càng đẹp, em cần phải làm gì? - GV kết luận: Dù sống ở làng quê hay đô thị, các em cũng đều phải biết yêu thương, gắn bó với quê hương, học tập tốt, tham gia lao động sản xuất với công việc vừa sứccủa mình, bảo vệ môi trường... để góp phần làm cho quê hương thêm giàu đẹp. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng trả lời. - HS nghe. - 4, 5 HS trình bày trước lớp. - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS thảo luận theo cặp: quan sát hình trang 62, 63 SGK, hỏi và TLCH với bạn. - HS chia nhóm, nhận phiếu tiến hành thảo luận và ghi kết quả ra phiếu( mỗi ND do 2 nhóm đảm nhiệm). - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS tiến hành thảo luận nhóm, ghi kết quả ra giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS chia đội theo HD của GV. - HS lắng nghe, ghi nhớ luật chơi. Chơi thử. - Nhận xét kết quả các đội chơi. - HS tiến hành vẽ theo yêu cầu. - Những HS vẽ nhanh nhất sẽ lên dán tranh lên bảng và giới thiệu trước lớp về tranh vẽ của mình. - HS dưới lớp quan sát, nhận xét. - Mỗi HS nêu 1 ý kiến của mình cho GV ghi bảng. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS đọc mục bạn cần biết.
Tài liệu đính kèm: