Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 3 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 3 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

tự nhiên & xã hội:

Bệnh lao phổi

I/ Mục tiêu:

 Sau bài học, HS biết:

- Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.

- Nêu được những việc nên và không nên làm để đề phòng bệnh lao phổi.

- Nói với bố, mẹ khi bản thân có những dấu hiệu bị mắc bệnh về đường hô hấp để được đi khám và chữa bệnh kịp thời.

- Tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ khi bị bệnh.

II/ Đồ dùng dạy học:

- GV: Phấn màu,các hình trong SGK trang 12,13.

- HS: Vở bài tập.

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1070Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 3 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự nhiên & xã hội:
Bệnh lao phổi
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết:
- Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
- Nêu được những việc nên và không nên làm để đề phòng bệnh lao phổi.
- Nói với bố, mẹ khi bản thân có những dấu hiệu bị mắc bệnh về đường hô hấp để được đi khám và chữa bệnh kịp thời.
- Tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ khi bị bệnh.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Phấn màu,các hình trong SGK trang 12,13.
- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách phòng bệnh đường hô hấp.
B/ Bài mới:
1/Giới thiệu bài: 
2/Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm mình quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 12 SGK và trả lời câu hỏi
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
*Mục tiêu: Nêu được những việc nên làm và không nên làm để phòng bệnh lao phổi.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Thảo luận theo nhóm
-HS quan sát các hình ở trang 13 SGK; kết hợp với liên hệ thực tế để trả lời
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Bước 3: Liên hệ thực tế
Em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi?
C. Củng cố, dặn dò: VN học bài
-HS trả lời.Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV đánh giá.
Thảo luận nhóm.
-GV hướng dẫn các nhóm cách thảo luận.
-Làm việc theo nhóm,
nhóm trưởng điều khiển.
- GV theo dõi,giúp đỡ.
- Từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận(mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi).
tự nhiên & xã hội:
Máu và cơ quan tuần hoàn
I/ Mục tiêu: HS có khả năng:
- Trình bày sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu.
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
- Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Phấn màu,các hình trong SGK trang 14,15;phiếu thảo luận hoạt động 1.
- HS: Vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi? 
B. Bài mới:
1/Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: - Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ.
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Quan sát hình 1,2,3 trang 14 SGK.
- Thảo luận các câu hỏi(phiếu).
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
* Kết luận: Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm hai thành phần là huyết tương (phần nước vàng ở trên) và huyết cầu (còn gọi là các tế bào máu – phần màu đỏ lắng xuống dưới)......
- Cơ quan vận chuyện máu đi khắp cơ thể được gọi là cơ quan tuần hoàn.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp 
- Quan sát hình 4 trang 15 và trả lời câu hỏi.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Trình bày kết quả thảo luận.
C/Củng cố, dặn dò.
- Máu gồm những thành phần nào?
- HS trả lời.Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV đánh giá.
-GVhướng dẫn các nhóm cách thảo luận.
- Làm việc theo nhóm,
nhóm trưởng điều khiển.
- GV theo dõi,giúp đỡ.
- Từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận(mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi).
- Sau mỗi câu trả lời,các nhóm khác bổ sung, góp ý.GV kết luận.
- HS trả lời,GV nhận xét.
- HS nêu lại nd bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctnxh3_tuan3.doc