Giáo án Tự nhiên xã hội + Đạo đức + Thủ công 3 Tuần 31

Giáo án Tự nhiên xã hội + Đạo đức + Thủ công 3 Tuần 31

Tự nhiên xã hội.

Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời.

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời.

b) Kỹ năng:

- Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

c) Thái độ:

- Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Hình trong SGK trang 116 - 117 .

 * HS: SGK, vở.

III/ Các hoạt động:

Khởi động: Hát.

Bài cũ: Sự chuyển động của trái đất.

 - Gv 2 Hs :

 + Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều với kim đồng hồ?

 

doc 13 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội + Đạo đức + Thủ công 3 Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội.
Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời.
Kỹ năng: 
Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Thái độ: 
- Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 116 - 117 . 
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Sự chuyển động của trái đất.
 - Gv 2 Hs :
 + Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều với kim đồng hồ?
 + Trái đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm.
- Mục tiêu: Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời. Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn sạch và đẹp.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- Gv giảng cho Hs biết: Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 98 – 99 và trả lời câu hỏi
+ Trong Mặt Trời có mấy hành tinh?
+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
+ Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số Hs lên trình bày kết quả làm việc theo nhóm.
- Gv nhận xét, chốt lại:
=> Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Mục tiêu: Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
. Cách tiến hành
Bước 1: Gv cho Hs thảo luận cả lớp.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm. Cho các em thảo luận
- Câu hỏi:
+ Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống?
+ Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp?
Bước 2
- Gv yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=>Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vức rác, đổ rác đúng nơi quy định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh .
PP: Quan sát, thảo luận, thực hành.
Hs thảo luận các hình trong SGK.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs thảo luận.
Đại diện bốn nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp bổ sung thêm.
Hs cả lớp nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Mặt trăng là hành tinh của Trái Đất.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội.
Bài 62 : Mặt Trăng là hành tinh của Trái Đất.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
Trình bày mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
Kỹ năng: 
Biết Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất.
Thái độ: 
- vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 118 - 119 . 
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời.
 - Gv 2 Hs :
 + Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời?
 + Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp?
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 100, 101 và trả lời câu hỏi:
+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất?
+ Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất?
+ Nhận xét độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện các nhómlên trình bày kết quả làm việc theo nhóm.
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt lại: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
* Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
- Mục tiêu: Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
. Cách tiến hành
Bước 1: Thảo luận cả lớp.
- Gv giảng cho Hs biết: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh. 
- Gv hỏi: Tại sao Mặt Trăng đựơc gọi là vệ tinh của Trái Đất?
-Gv mở rộng cho Hs biết: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu các Hs ve õsơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 SGK trang 119 vào vở rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
=> Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó đựơc gọi là vệ tinh của Trái Đất.
* Hoạt động 3: Trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.
- Mục tiêu: Củng cố cho Hs kiến thức về chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Tạo hứng thú học tập.
. Cách tiến hành
Bước 1: Thảo luận cả lớp.
- Gv chia nhóm và xác định vị trí làm việc cho từng nhóm. 
- Gv hướng dẫn nhóm trưởng cách điều khiển nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu thực hành trò chơi theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển cho nhóm mình chơi sao cho từng Hs trong nhóm đều được đóng vai Mặt Trăng và đi vòng quanh quả địa cầu theo chiều mũi tên sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu .
- Gv nhận xét, chốt lại: 
 Bước 3:.
- Gv gọi một Hs lên biểu diễn trước vài lớp. 
- Gv mở rộng cho Hs biết: Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống. Đó là một nơi tĩnh lặng.
PP: Quan sát, thảo luận, thực hành.
Hs thảo luận các hình trong SGK.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
Vài Hs đứng lên trả lời.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs lắng nghe.
Hs trả lời.
Hs cả lớp thực hành vẽ sơ đồ vào vở.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs chia nhóm.
Hs chơi trò chơi.
Một vài Hs lên biểu diễn trước vài lớp.
Hs khác nhận xét bạn biểu diễn.
5.Tổng kết – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Ngày và đêm trên Trái Đất.
Nhận xét bài học.
Bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức 
Tiết 31
Bài: Bảo vệ môi trường (tiết 1).
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
Giúp Hs hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân trong việc bảo vệ môi trường sống quanh ta.
Thấy lợi ích của môi trường sống trong lành.
Kỹ năng: 
Biết bảo vệ môi trường sống qua việc thực hiện hành vi.
Thái độ: 
Có ý thức bảo vệ môi trường, nhắc nhở và động viên những người xunh quanh.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Một số tranh ảnh về môi trường.
	* HS: Thu thập tài liệu.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hs hát bài hát nói về môi trường xung quanh chúng ta.
Bài cũ: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
 - Gọi2 Hs làm bài tập 7 VBT.
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 Giới thiệu bài: Môi trường sống trong lành góp phần rất lớn trong việc nâng cao sức khỏe của con người. Sống trong một môi trường trong lành là niềm mơ ước của mọi người. Bảo vệ môi trường trong lành là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Hôm nay cô và các m sẽ tìm hiểu bài “ Bảo vệ môi trường”. 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát và trả lời.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận một bức tranh.
( Tranh về công viên, về quang cảnh trường học , dòng sông .)
+ Bức tranh vẽ gì? Quang cảnh ở đây như thế nào?
+ Không khí có trong lành không? Vì sao?
+ Sống ở những nơi như thế này em cảm thấy như thế nào?
- Gv chốt lại:
=> Kết luận: Môi trường trong lành làm không khí mát mẻ, dễ chịu. Chúng ta ai cũng có quyền được sống trong bầu không khí trong lành.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường trong lành.
- Gv treo các tranh có môi trường bị ô nhiễm.
( Đường phố dơ, xả rác bừa bãi, phân chó mèo đầy đường).
- Gv yêu  ...  Hs nhắc lại những việc làm cần để bảo vệ môi trường
Chuẩn bị bài sau: Bảo vệ môi trường (tiết 2).
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mĩ thuật
Tiết 31
Bài 31: Vẽ tranh.
Đề tài các con vật.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Hs nhận biết được hình dạng, đặc điểm của các con vật quen thuộc.
Kỹ năng: 
Biết cách vẽ các con vật theo ý thích.
Thái độ: 
 - Có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Một số con vật, tranh vẽ .
 Bài vẽ các năm trước. 
	* HS: Bút chì , giấy màu.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Vẽ cái ấm pha trà.
- Gv gọi 2 Hs vẽ cái ấm pha trà.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu quan sát hình con vật.
- Gv giới thiệu tranh một số con vật đã chuẩn bị và hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét. 
+ Tên con vật.
+ Hình dáng, màu sắc.
+ Các bộ phận chính của con vật như đầu, mình, chân
- Gv yêu cầu Hs kể tên một vài con vật quen thuộc và tả lại hình dạng của chúng.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
-Mục tiêu: Giúp Hs biết vẽ tranh con vật.
- Vẽ hình dán con vật
- Vẽ cảnh vật phù hợp với nội dung cho tranh sinh động hơn.
- Vẽ màu:
+ Vẽ màu con vật và cảnh xung quanh.
+ Màu nền của bức tranh.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Mục tiêu: Hs tự nặn, vẽ xé dán hình con vật.
- Hs thực hành .
- Gv quan sát và gợi ý cho từng nhóm.
- Hướng dẫn Hs :
+ Chọn con vật theo ý thích để vẽ
+ Làm bài theo cách hướng dẫn.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Mục tiêu: Củng cố lại cách vẽ hình con vật.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét:
- Các con vật đựơc vẽ như thế nào?
- Màu sắc của các con vật và cảnh ở tranh.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm :
- Sau đó Gv cho Hs vẽ con vật.
- Gv nhận xét.
PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp.
Hs quan sát.
Hs trả lời các câu hỏi trên.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs quan sát.
Hs tập vẽ các con vật.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs thực hành .
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs nhận xét các tranh vẽ.
Hai nhóm thi với nhau.
 Hs nhận xét.
5.Tổng kết – dặn dò.
Về tập vẽ lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thủ công 
Tiết 31.
Bài 17: Thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí (tiết 3).
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
- Hs biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
Kỹ năng: 
- Làm được đồng hồ đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ: 
- Yêu thích sản phẩm mình làm.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Mặt đồng hồ làm bằng giấy thủ công.
 Tranh quy trình làm đồng hổ để bàn. 
 Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
	* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Làm đồng hồ để bàn (tiết 2).
- Gv gọi 2 hs nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- Gv nhận xét bài kiểm tra của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
 - Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 3: Hs thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí .
-Mục tiêu: Giúp biết làm đồng hồ để bàn và trang trí .
- Gv yêu cầu một số Hs nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn và trang trí .
- Gv nhận xét và hệ thống hóa lại các bước làm đồng hồ để bàn và trang trí .
+ Bước 1: Cắt giấy.
+ Bước 2: làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ).
+ Bước 3: Làm thành đồng hồ.
- Gv nhắc hs khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.
- Sau đó Gv tổ chức cho Hs thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí .
- Gv theo dõi, giúp đỡ các em.
- Sau khi Hs thực hành xong, Gv tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Gv tuyên dương làm đồng hồ để bàn và trang trí đẹp nhất.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn và trang trí .
Hs thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí .
Hs trình bày các sản phẩm của mình.
5.Tổng kết – dặn dò.
 - Về tập làm lại bài.
 - Chuẩn bị bài sau: Làm quạt giấy tròn.
 - Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hát nhạc.
Tiết 31
Ôn tập bài hát : Chị Ong Nâu và Em bé, Tiếng hát bạn bè mình. Oân tập các nốt nhạc.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
 Hs biết hát 2 bài đúng giai điệu , thuộc lời 2 của bài hát.
 Hát kết hợp với động tác phụ họa.
 Nhìn trên khuông nhạc, biết gôi tên các nốt nhạc.
Kỹ năng: 
Hát đúng điệu và đúng lới ca, biết lấy hơi ở đầu câu hát và hát liền mạch trong mỗi câu.
Thái độ: 
- Cảm nhận vẽ đẹp của bài hát.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Thuộc bài hát.
 Bảng phụ, băng nhạc, máy nghe. Tranh minh họa.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Chị Ong Nâu và Em bé.
- Gv gọi 2 Hs lên hát lại bài hát.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Ôn hát bài “ Chị Ong Nâu và Em bé” .
- Mục tiêu: Giúp Hs ôn lại bài hát.
- Gv cho Hs hát 1 – 2 lần.
- Gv giúp Hs hát đúng những tiếng có luyến trong bài.
- Gv chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm hát 2 câu. Cả lớp hát phần còn lại của bài hát. .
- Gv dạy lời 2.
- Oân lại lời 1 và lời 2.
- Gv cho Hs hát kết hợp với vận động.
* Hoạt động 2: Oân bài hát “ Tiếng hát bạn bè mình”.
- Mục tiêu: Giúp Hs vừa hát vừa kết hợp với động tác múa minh họa.
- Cả lớp luyện tập thuộc lời ca, hát đếu và đúng nhạc.
- Từng nhóm biểu diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa. 
* Hoạt động 3: Oân tập các nốt nhạc.
- Gv dùng “Khuông nhạc bàn tay” cho Hs luyện tập ghi nhớ tên và vị trí các nốt nhạc.
- Tập gọi tên các nốt nhạc cùng với hình nốt.
- Gv cho Hs chơi trò chơi âm nhạc.
- Gv nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs hát lại bài hát.
Các nhóm hát lần lượt hai câu.
Hs hát cả hai lời.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs luyện tập lại.
Hát kết hợp với phụ họa.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs nhớ và gọi tên các nốt nhạc.
Hs chơi trò chơi.
5.Tổng kết – dặn dò.
Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Học hát : Bài do địa phương tự chọn. Trò chơi âm nhạc.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3(85).doc