Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 15: Vệ sinh thần kinh - Năm học 2020-2021

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 15: Vệ sinh thần kinh - Năm học 2020-2021

2. Bài cũ

Câu 1: Cơ quan nào điều khiển mọi hoạt động của cơ thể?

Câu 2: Kể tên các bộ phận của cơ quan thần kinh?

Câu 3: Não có vai trò gì trong cơ thể?

- HS nhận xét

GV nhận xét, tuyên dương

- GV nhận xét chung

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: chúng ta đã tìm hiểu và biết được các bộ phận của cơ quan thần kinh cũng như vai trò của chúng . Vậy cần làm gì để bảo vệ cơ quan thần kinh? Và những thức ăn, nước uống nào sẽ gây hại đến cơ quan thần kinh? Để trả lời cho các câu hỏi trên cô và trò chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay Bài: VỆ SINH THẦN KINH

* Hoạt động 1: Nêu một số việc nên làm và không nên làm để vệ sinh cơ quan thần kinh.

Quan sát và thảo luận hoàn thành phiếu học tập trong vòng 5phút

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ: mỗi nhóm 4 HS.

- Nêu nhiệm vụ và phát phiếu học tập cho các nhóm.

 

doc 8 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 15: Vệ sinh thần kinh - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Ngày soạn: 26/ 9 /2020
Ngày dạy: Thứ ba: 27/ 10/ 2020 (Dạy lớp 32 Tiết 1- buổi chiều)
Môn: Tự nhiên và xã hội
VỆ SINH THẦN KINH
I/ MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được một số việc nên làm hoặc không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh
- Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh
- Kể tên được một số thức ăn, đồ uống,.... nếu đưa vào cơ thể sẽ có hại đối với cơ quan thần kinh
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu học tập, tranh ảnh.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
2’
12’
9’
10’
5’
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
Câu 1: Cơ quan nào điều khiển mọi hoạt động của cơ thể?
Câu 2: Kể tên các bộ phận của cơ quan thần kinh?
Câu 3: Não có vai trò gì trong cơ thể?
- HS nhận xét
GV nhận xét, tuyên dương
- GV nhận xét chung
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: chúng ta đã tìm hiểu và biết được các bộ phận của cơ quan thần kinh cũng như vai trò của chúng . Vậy cần làm gì để bảo vệ cơ quan thần kinh? Và những thức ăn, nước uống nào sẽ gây hại đến cơ quan thần kinh? Để trả lời cho các câu hỏi trên cô và trò chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay Bài: VỆ SINH THẦN KINH
* Hoạt động 1: Nêu một số việc nên làm và không nên làm để vệ sinh cơ quan thần kinh.
Quan sát và thảo luận hoàn thành phiếu học tập trong vòng 5phút
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ: mỗi nhóm 4 HS.
- Nêu nhiệm vụ và phát phiếu học tập cho các nhóm.
Đánh dấu X vào ô thích hợp
Hình
Việc làm
Việc làm có lợi cho cơ quan thần kinh
Việc làm có hại cho cơ quan thần kinh
1
Một bạn đang ngủ
Khi ngủ cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi.
2
Các bạn đang chơi trên bãi biển
Cơ thể được nghỉ ngơi, thầ
 kinh được thư giãn.
Nếu phơi nắng quá lâu dễ bị ốm.
3
Một bạn thức đến 11h để đọc sách
Thức quá khuya để đọc sách làm thần kinh bị mệt.
4
Chơi trò chơi điện tử
Nếu chỉ chơi trong chốc lát thì có tác dụng giải trí
Nếu chơi quá lâu, mắt sẽ bị mỏi, thần kinh căng thẳng.
5
Xem biểu diễn văn nghệ
Giúp giải trí, thần kinh thư giãn.
6
Bố mẹ chăm sóc bạn nhỏ trước khi đi học
Khi được chăm sóc, trẻ em luôn cảm thấy mình được an toàn trong sự che chở, thương yêu của gia đình, điều đó có lợi cho thần kinh.
7
Một bạn nhỏ đang bị bố hoặc người lớn đánh
Khi bị đánh mắng, trẻ em bị căng thẳng, sợ hãi hoặc thù hằn. Điều đó không có lợi cho thần kinh.
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả và giải thích vì sao chọn ý kiến đó.
- HS nhóm khác nhận xét
- GV Nhận xét, đánh giá
Chúng ta làm việc nhưng cũng phải thư giãn, nghỉ ngơi, tránh làm việc mệt mỏi quá sức.
- Khi chúng ta vui vẻ, hạnh phúc, được yêu thương sẽ rất tôt cho cơ quan thần kinh. Ngược lại nếu buồn bã, sợ hãi hay bị đau đớn sẽ có hại tới cơ quan thần kinh.
* Hoạt động 2: Những trạng thái tâm lý có lợi, có hại đối với cơ quan thần kinh.
Đóng vai
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao 4 phiếu, mỗi phiếu ghi một trạng thái tâm lý: 
 + Tức giận
 + Vui vẻ
 + Lo lắng 
 + Sợ hãi
- Gọi các nhóm lên trình diễn
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Rút ra điều gì qua phần này?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV kết luận: Chúng ta cần phải sống vui vẻ, thoải mái và không nên ở trong trạng thái tức giận, lo lắng, sợ hãi vì nó có hại cho cơ quan thần kinh.
thần kinh
* Hoạt động 3: Kể tên những thức ăn đồ uống có hại cho CQTK
- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi
- Quan sát hình 9, chỉ và nói tên:
+ Thức ăn, nước uống nào có lợi cho CQTK?
+ Thức ăn, nước uống nào có hại cho CQTK?
+ Thức ăn, nước uống nào rất nguy hiểm cho CQTK?
- Yêu cầu đại diện trình bày trước lớp
- GV nhận xét
- Tại sao cà phê, rượu, thuốc lá lại có hại cho cơ quan thần kinh?
- GV nhận xét
- Ma túy vô cùng nguy hiểm vậy chúng ta cần phải làm gì?
- Gọi nhóm khác nhận xét
- GV giới thiệu một số hình ảnh về tác hại của ma túy
- GV nhận xét
- GV kết luận: Chúng ta cần phải sống vui vẻ, ăn uống đủ chất, điều độ để bảo vệ cơ quan thần kinh. Cần tránh xa ma túy để bảo vệ sức khỏe và cơ quan thần 
4. Củng cố
Trò chơi “ AI NHANH AI ĐÚNG”
GV giới thiệu cách chơi: Có 3 hộp quà tương ứng với 3 câu hỏi. Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi phía sau các hộp quà. Học sinh nào có đáp án đúng và nhanh nhất sẽ được khen thưởng.( Thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 10s)
Câu 1:Trạng thái nào dưới đây có lợi đối với cơ quan thần kinh?
Tức giận
Sợ hãi
Vui vẻ, thư giãn
Câu 2: Những chất nào dưới đây nếu đưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ quan thần kinh, gây mất ngủ?
Nước chè đặc, cà phê
Nước cam
Nước dừa, nước mía
Câu 3: Trong số các chất gây hại cho cơ quan thần kinh dưới đây chất nào gây nguy hiểm nhất?
Cà phê
Ma túy
Rượu
5. Dặn dò
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học, tuyên dương động viên HS.
- Hát
Câu 1: Cơ quan thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
Câu 2: Các bộ phận của cơ quan thần kinh gồm; não, tủy sống và các dây thần kinh.
Câu 3: Não kiểm soát mọi suy nghĩ và hoạt động của cơ thể. 
HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài
 - Thư kí ghi lại kết quả thảo luận vào phiếu học tập
- Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm chỉ nói về một hình, HS khác bổ sung
- Các việc nên làm: 1, 2, 5, 6
- Các việc không nên làm: 3, 4, 7
HS lắng nghe
HS nhắc lại
- Thảo luận theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn theo yêu cầu: Tập diễn đạt vẻ mặt của mỗi người theo trạng thái tâm lí được ghi trong phiếu
- Mỗi nhóm cử 1 bạn lên trình diễn vẻ mặt của người đang ở trạng thái tâm lý trong phiếu
- Các nhóm khác nhận xét
- Một người luôn ở trong trạng thái vui vẻ thoải mái thì có lợi cho thần kinh. Một người luôn ở trong trạng thái tức giận, lo lắng, sợ hãi thì có hại cho cơ quan thần kinh.
- HS nhắc lại
- 2 HS quay mặt vào nhau, quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Thức ăn, nước uống có lợi: mứt sen, nước cam..
+ Thức ăn, nước uống gây hại cho CQTK: cà phê, rượu, thuốc lá..
+ Thức ăn, nước uống rất nguy hiểm cho CQTK: ma tuý,...
- Các nhóm đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung
- Vì chúng gây nghiện, dễ làm cơ quan thần kinh mệt mỏi.
- HS lắng nghe
- Ma tuý là loại có hại nhất cho sức khoẻ và gây hại cho thần kinh nên chúng ta cần phải tránh xa và không dùng thử dù chỉ một lần.
- HS quan sát, chú ý
-HS lắng nghe
Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi phía sau hộp quà
Câu 1: Đáp án
C .Vui vẻ, thư giãn
Câu 2: Đáp án
Nước chè đặc, cà phê
Câu 3: Đáp án
 B. Ma túy
Học sinh lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_bai_15_ve_sinh_than_kinh_nam_h.doc